Quá trình hình thành hen phế quản trong ONS part1 ppt

5 266 0
Quá trình hình thành hen phế quản trong ONS part1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HEN PHẾ QUẢN Bs. Nguyễn Thanh Hải 1. ĐỊNH NGHĨA Hen phế quản (HPQ) là rối loạn mãn tính do viêm ở đường hô hấp với sự tham gia của các tế bào và nhiều loại tế bào như: bạch cầu ái toan, dưỡng bào, lympho – T, đại thực bào và tế bào biểu mô. Những người có cơ địa mẫn cảm, tình trạng viêm gây nên những đợt khó thở, khò khè, nặng ngực và ho, các triệu chứng này hay xãy ra về đêm hoặc gần sáng. Các đợt khó thở này liên quan đến tình trạng tắc nghẽn lan tỏa đường hô hấp và tắc nghẻn có thể phục hồi được một cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng điều trị của thuốc. Tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp còn gây nên hiện tượng tăng đáp ứng phế quản với nhiều yếu tố kích thích khác nhau. 2. YẾU TỐ NGUY CƠ Là những yếu tố hoặc tình trạng nào dẩn đến tăng đáp ứng phế quản gây cơn hen phế quản cấp hoặc làm kéo dài tình trạng tắc nghẻn phế quản đều là yếu tố nguy cơ của HPQ. 2.1. Yếu tố chủ thể - Yếu tố di truyền: hiện nay đã xác định được nhiều gen có vai trò khác nhau trong các giai đoạn bệnh sinh hen phế quản. - Cơ địa dị ứng: là khả năng cơ thể có thể tổng hợp một lượng lớn bất thường kháng thể IgE, khi tiếp xúc các dị nguyên trong môi trường và biểu hiện bằng tăng nồng độ IgE trong huyết tương, kể cả nồng độ IgE đặc hiệu. - Tăng đáp ứng đường thở: có hai loại, cơ địa và mắc phải. Các yếu tố làm tổn thương đường thở gây viêm và tăng IgE đều có thể gây tăng đáp ứng đường thở. - Giới: ở trẻ em, trẻ trai có nguy co mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái. Người lớn sau 20 tuổi, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn. - Chủng tộc: những người có nguồn gốc ở Anh hoặc Australia, cho dù không sống trong nước đó, tỉ lệ mắc hen vẩn cao hơn ở nhóm người khác. 2.2. Yếu tố môi trường - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển HPQ ở những người có tố bẫm HPQ: con mạc nhà, dị nguyên súc vật, con gián, nấm móc, phấn hoa, khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường , nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm ký sinh trùng, tình trạng kinh tế gia đình, gia đình đông đúc, nhà ở chật chội, chế độ ăn, thuốc, béo phì. - Những yếu tố khởi phát cơn hen cấp và kéo dài triệu chứng của bệnh nhân HPQ: ngoài những yếu tố nguy cơ được mô tả trên, còn có những yếu tố khác như: gắng sức và tăng thông tkhí, thay đổi thời tiết, sulfur dioxide (SO 2 ), xúc cảm quá mức, sơn, hoá chất dùng dạng xịt. 3. LÂM SÀNG 3.1. Cơn hen phế quản đặc hiệu Các biểu hiện lâm sàng của cơn HPQ là tắc nghẽn đường dẩn khí đưa đến rối loạn thông khí. 3.1.1. Giai đoạn khởi phát - Triệu chứng báo trước: hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng, chảy nước mắt, đổ mồ hôi, ho. - Khó thở: chủ yếu thì thở ra, khó thở nhẹ, có tiếng khò khè, có thể nghe được bằng tai hay bằng ống nghe.Nhịp thở tăng ít. - Khó thở tăng dần, bệnh nhi ngồi chồm về phía trước để thở. - Nghe phổi nhiều rale ngáy và rale rít do giai đoạn này co thắt phế quản là chủ yếu. - Cơn khó thở sẽ giảm nhanh nếu được điều trị thích hợp. 3.1.2. Giai đoạn toàn phát - Khó thở nhiều hơn do hiện tượng phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết làm tắc lòng phế quản.Khó thở cả hai thì. - Trẻ lo lắng, nói ngắt quãng, trẻ nhỏ khóc yếu, bú yếu. - Vận dụng các cơ hô hấp phụ . - Nếu nặng trẻ có thể tím tái lan rộng, rối loạn tri giác. - Khám: nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh. Lồng ngực căng phồng do ứ khí, có thể tràn khí dưới da. Phế âm giảm do tắc khí đạo. Nghe phổi rale ngáy rale rít ít, có thể không nghe được rale ẩm. 3.2. Hen phế quản ở trẻ nhũ nhi 3.2.1. Định nghĩa HPQ ở trẻ nhũ nhi được xác định khi trẻ có ít nhất 3 đợt khò khè kèm theo khó thở trước 24 tháng tuổi, cho dù có hoặc không có yếu tố khởi phát cơn hen hoặc cơ địa dị ứng và có thể khởi phát bất kỳ tháng tuổi nào. 3.2.2. Lâm sàng - Thường khởi phát với bệnh cảnh nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. - Vài ngày sau trẻ ho khan từng cơn kèm theo khò khè. Tình trạng bệnh xấu đi vào ban đêm hoặc gần sáng với biểu hiện khó thở. - Khó thở, thở nhanh nông, co kéo liên sườn, cánh mũi phập phồng. - Nghe phổi: nhiều rale ẩm to hạt, vừa hạt hơn rale rít. - Tổng trạng của trẻ tốt, sốt thường không hằng định. - Đợt bệnh có khuynh hướng kéo dài và dễ bị bội nhiễm. - Một số cas khởi phát bệnh HPQ với bệnh cảnh viêm tiểu phế quản cấp. Một số khác lại biểu hiện cơn hen điển hình giống như ở trẻ lớn hoặc người lớn. - Đôi khi cơn hen phế quản ở trẻ nhũ nhi diển tiến nặng đưa đến suy hô hấp cấp. 4. CẬN LÂM SÀNG 4.1. Các xét nghiệm xác định tắc nghẽn phế quản Các XN này chỉ có thể thực hiện ở trẻ > 5 tuổi nên rất giới hạn chỉ định trong nhi khoa. - Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu tiên: FEV 1 (Forced Expiratory Volume in 1 second) giảm > 15% so với chuẩn . - Lưu lượng đỉnh: PEFR (Peak Expirator Flow Rate) giảm 20% so với chuẩn. Đo FEV 1 và PEFR trước và sau phun thuốc dãn phế quản 15 phút, nếu chỉ số tăng > 15% so với trước phun thuốc, xác định HPQ. - Test đo độ nhạy cảm phế quản với Metacholine. Đây là test xác định “tăng đáp ứng phế quản “. - Dung tích sống: VC (Vital capacity) không thay đổi nếu không có tổn thương phế nang. - Hệ số Tiffneau = FEV 1 / VC < 75%: có tắc nghẽn phế quản. 4.2. Các xét nghiệm hổ trợ chẩn đoán và điều trị - Xét nghiệm đàm: tìm tế bào viêm (Eosinophile ), bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tinh thể Charcot Leyden và vòng xoắn Cushman. - Huyết đồ: Eosinophile tăng > 5%, giá trị tuyệt đối > 400/mm 3 . Bạch cầu đa nhân trung tính tăng nếu có bội nhiễm. - X quang phổi: nếu có ứ khí sẽ có hình ảnh: lồng ngực căng phồng, khoang gian sườn dãn rộng, vòm hoành hạ thấp, phẳng, . tượng tăng đáp ứng phế quản với nhiều yếu tố kích thích khác nhau. 2. YẾU TỐ NGUY CƠ Là những yếu tố hoặc tình trạng nào dẩn đến tăng đáp ứng phế quản gây cơn hen phế quản cấp hoặc làm kéo. phát bệnh HPQ với bệnh cảnh viêm tiểu phế quản cấp. Một số khác lại biểu hiện cơn hen điển hình giống như ở trẻ lớn hoặc người lớn. - Đôi khi cơn hen phế quản ở trẻ nhũ nhi diển tiến nặng đưa. nghẻn phế quản đều là yếu tố nguy cơ của HPQ. 2.1. Yếu tố chủ thể - Yếu tố di truyền: hiện nay đã xác định được nhiều gen có vai trò khác nhau trong các giai đoạn bệnh sinh hen phế quản. -

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan