[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 9 phần 1 ppsx

39 333 0
[Triết Học] Triết Học Lenin - Học Thuyết Marx tập 9 phần 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

V« s¶n tÊt c¶ c¸c n− íc, ®oµn kÕt l¹i! V.I.Lª-nin Toµn tËp 9 V.I.Lª-nin Toµn tËp 9 Th¸ng B¶y 1904 - th¸ng Ba 1905 Nhµ xuÊt b¶n ChÝnh trÞ quèc gia Hµ Néi - 2005 Những tác phẩm của V. I. Lê-nin trong tập này in theo bản dịch của Nhà xuất bản Sự thật, Hà-nội âNhà xuất bản Tiến bộ, 1979 10102 096 ________________ 899 79 0101020000 014 (01) 79 Lời nhà xuất bản Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và t tởng Hồ Chí Minh là nền tảng t tởng và kim chỉ nam hành động là vấn đề có tính nguyên tắc đối với cách mạng Việt Nam; là bớc phát triển về nhận thức và t duy lý luận của Đảng ta trong công cuộc đổi mới, quyết tâm xây dựng đất nớc theo con đờng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu mọi mặt do công cuộc đổi mới đất nớc mang lại trong những năm qua thật đáng trân trọng và khích lệ, đồng thời đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu có hệ thống và vận dụng sáng tạo những t tởng, những tinh hoa của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với chúng ta hiện nay. Đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu lý luận của đông đảo bạn đọc, đặc biệt là của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên các trờng đại học, nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Vla- đi-mia I-lích Lê-nin (22-4-1870 22-4-2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản Bộ sách quý V.I.Lê-nin - Toàn tập gồm 55 tập và 2 tập Tra cứu. Bộ sách V.I.Lê-nin - Toàn tập ra mắt bạn đọc lần này đợc xuất bản theo đúng nguyên bản của bộ V.I.Lê-nin - Toàn tập, VI tiếng Việt, do Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, hợp tác với Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, xuất bản vào những năm 70 - 80 thế kỷ XX. * * * Tập 9 của Bộ sách V.I.Lê-nin - Toàn tập gồm những tác phẩm đợc Lê-nin viết trong thời gian từ tháng Bảy 1904 đến tháng Ba 1905. Những tác phẩm in trong tập này đã phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhợng của phái bôn-sê-vích, đứng đầu là V.I. Lê-nin, với phái men-sê-vích nhằm củng cố đảng mác-xít cách mạng của giai cấp công nhân, đồng thời nói lên vai trò tiên phong của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga và ảnh hởng của nó đối với tiến trình của cuộc cách mạng ở Nga. Nội dung những tác phẩm chính trong tập này đợc phân tích khá toàn diện trong phần Lời tựa in ở đầu sách, do Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin (Liên Xô), viết cho lần xuất bản bằng tiếng Việt. Phần Phụ lục và các Bản chỉ dẫn (với những số trang tơng ứng của phần nội dung trong tập) ở cuối sách đợc trình bày hết sức khoa học và chuẩn xác; đây là phần tra cứu rất bổ ích, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong nội dung tác phẩm, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn t tởng của V.I.Lê-nin. Chú thích cuối trang bằng dấu (*) là của V.I.Lê-nin; Chú thích bằng chữ số A-rập ( 1) ) là của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin trực thuộc Ban Chấp hành Trung ơng Đảng cộng sản Liên Xô (trớc đây). Hy vọng Bộ sách sẽ là tài liệu nghiên cứu và tham khảo bổ ích cho bạn đọc. Tháng 3 năm 2005 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia VII lời tựa Tập 9 trong V. I. Lê-nin toàn tập gồm những tác phẩm viết vào tháng Bảy 1904 tháng Ba 1905. Đó là thời kỳ chín muồi và mở đầu cuộc Cách mạng dân chủ - t sản Nga lần thứ nhất mà trong cuộc cách mạng ấy, giai cấp công nhân Nga một giai cấp do toàn bộ quá trình phát triển xã hội đã trở thành đội tiên phong của phong trào công nhân quốc tế là lực lợng quyết định trong cuộc cách mạng, là ngời nắm bá quyền lãnh đạo cuộc cách mạng ấy. Đồng thời đây cũng là thời kỳ có cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ đảng, giữa phái bôn-sê-vích và phái men- sê-vích, cuộc đấu tranh của những ngời bôn-sê-vích nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong đảng một cuộc khủng hoảng do hoạt động phá hoại tổ chức của bọn men-sê-vích gây ra và nhằm triệu tập Đại hội III của đảng. Những tác phẩm in trong tập này đã dựng lại bức tranh về cuộc đấu tranh anh dũng của phái bôn-sê-vích, đứng đầu là V. I. Lê-nin, nhằm củng cố đảng mác-xít cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm thực hiện chiến lợc và sách lợc cách mạng của chủ nghĩa bôn-sê-vích, và cũng nói lên vai trò của đảng và ảnh hởng của nó đối với tiến trình của cuộc cách mạng ở Nga. * * * Lời tựa VIII Hồi đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa t bản đã bớc vào giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. ở Nga, chủ nghĩa t bản độc quyền đã quện chặt với những tàn d hết sức mạnh mẽ của chế độ nông nô, trong số những tàn d ấy thì những tàn d chủ yếu là chế độ chuyên chế Nga hoàng và chế độ địa chủ chiếm hữu ruộng đất. Sự lệ thuộc của nớc Nga vào t bản nớc ngoài ngày càng tăng, mà t bản nớc ngoài thì lại chiếm đợc những vị trí then chốt trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất. Giai cấp vô sản Nga bị chủ nghĩa t bản bóc lột vô cùng tàn bạo. Bị bọn địa chủ và bọn cu-lắc thống trị, giai cấp nông dân thờng xuyên rơi vào cảnh túng bấn, đói khổ và bị phá sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào những năm 1900 - 1903 và cuộc chiến tranh Nga - Nhật nổ ra hồi tháng Giêng 1904 lại càng làm cho tình cảnh của quần chúng lao động bị cơ cực hơn nữa. Đến thời kỳ ấy đất nớc đã trở thành điểm nút tập trung tất cả các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc, và trong nớc đã có những điều kiện kinh tế và chính trị chứng tỏ một cách rõ ràng rằng cuộc bùng nổ cách mạng đã tới gần. Vào đầu thế kỷ XX trong nớc đã diễn ra một làn sóng bãi công và biểu tình hết sức to lớn. Năm 1900 cuộc biểu tình ngày 1 tháng Năm ở Khác-cốp đã thu hút đến 10 nghìn công nhân tham gia. Năm 1901 cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ô-bu-khốp đã biến thành một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Tháng Ba 1902 đã xảy ra những cuộc bãi công lớn và những cuộc biểu tình lớn của công nhân Ba-tum, đến tháng Mời một thì xảy ra cuộc bãi công nổi tiếng ở Rô-xtốp. Mùa hè 1903 cuộc tổng bãi công ở miền Nam nớc Nga đã lan đến Cáp-ca-dơ, U-cra-i-na và Crm. Từ tháng Mời một 1904 những cuộc biểu tình chống chiến tranh đã nổ ra. Những cuộc biểu tình nh thế đã đợc tổ chức ở Ba-tum, Xa-ra-tốp, Ki-ép, Ri-ga và ở các thành phố khác. Tháng Chạp 1904 đã nổ ra một cuộc bãi công rất lớn của công Lời tựa IX nhân Ba-cu, có hơn 50 nghìn ngời tham gia và cuộc bãi công này đã kết thúc bằng thắng lợi của công nhân. Những cuộc bãi công và biểu tình này cho thấy sự trởng thành về ý thức chính trị của giai cấp công nhân, ý thức tổ chức và sự đoàn kết của giai cấp ấy. Nhận định về các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, Lê-nin đã viết: "Lần đầu tiên giai cấp vô sản tự đối lập mình, với t cách là một giai cấp, với tất cả các giai cấp khác và với chính phủ Nga hoàng" (tập này, tr. 311). Do ảnh hởng những cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, ở một số tỉnh đã nổ ra những cuộc đấu tranh có tính chất quần chúng của nông dân. Hầu nh ở tất cả các nơi trong nớc Nga các viên tỉnh trởng đều báo tin về Cục cảnh sát rằng nông dân đang "cớp phá hết thảy" các dinh thự của địa chủ, cũng nh đốt phá rừng và các trang trại. Những cuộc nổi dậy của nông dân đã diễn ra ở các tỉnh Cuốc-xcơ, Ô-ri-ôn, Tséc-ni-gốp, Xa-ra-tốp và ở những tỉnh khác, còn ở Cáp-ca-dơ, ở Ba-lan và ở các nơi thuộc vùng Pri-ban-tích thì những cuộc nổi dậy ấy đã mang tính chất đặc biệt quần chúng. Các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh chống chính phủ Nga hoàng, chống ách áp bức phong kiến, ách thống trị giai cấp và thống trị dân tộc. Những cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nông dân, sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc ở các vùng ngoại vi nớc Nga chứng tỏ rằng cuộc khủng hoảng cách mạng sâu sắc trong nớc đang chín muồi. V. I. Lê-nin viết: "Có cảm giác là chúng ta đang ở vào đêm trớc của một cuộc chiến đấu trên các chiến lũy " (tr. 311). Cao trào đang lớn mạnh của cuộc cách mạng nhân dân đòi hỏi đảng vô sản phải thực hiện một sự lãnh đạo chính trị đúng đắn và kiên quyết đối với cuộc đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân lao động. Muốn cho cách mạng thu đợc thắng lợi thì nhân tố có ý nghĩa quyết định là sự Lời tựa X củng cố đảng, sự đoàn kết và sự nhất trí trong hàng ngũ đảng, là sách lợc cách mạng triệt để của đảng. Sau Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, đảng đã trải qua một cuộc khủng hoảng sâu sắc mà nguyên nhân của nó nh Lê-nin đã chỉ rõ là việc "phái thiểu số tại Đại hội II ngoan cố không chịu phục tùng phái đa số của đại hội" (Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t. 10, tr. 239). Những ngời bôn-sê-vích đã phấn đấu làm cho các tổ chức đảng hoạt động trên cơ sở cơng lĩnh mác-xít cách mạng đã đợc Đại hội II phê chuẩn, và triệt để thực hiện các nghị quyết của đại hội. Còn phái men-sê-vích thì phá hoại các nghị quyết của Đại hội II, kéo đảng trở lại chỗ tái diễn tình trạng tản mạn về mặt tổ chức, tình trạng hoạt động kiểu nhóm tổ và thủ công, phá hoại kỷ luật đảng. Sau khi thâu tóm vào tay mình các cơ quan trung ơng của đảng (Cơ quan ngôn luận trung ơng, Ban chấp hành trung ơng và Hội đồng đảng) nhờ sự giúp đỡ của những phần tử điều hòa là uỷ viên trong Ban chấp hành trung ơng: Nô-xcốp, Cra-xin và Gan- pê-rin, bọn men-sê-vích đã tớc của Lê-nin quyền làm đại diện của Ban chấp hành trung ơng ở nớc ngoài, cấm in những tác phẩm của Lê-nin, cũng nh cấm truyền bá các tài liệu do Lê-nin viết nếu cha đợc sự đồng ý của hội đồng Ban chấp hành trung ơng. Chúng đã vu cáo Lê- nin và những ngời bôn-sê-vích, bài xích những nghị quyết Đại hội II của đảng, chúng giấu kín những nghị quyết phản kháng của các tổ chức đảng địa phơng chống lại những hành động của bọn men-sê-vích, chúng đã giải tán những tổ chức đảng nào tán thành triệu tập Đại hội III của đảng và ủng hộ phái bôn-sê-vích. Tất cả những việc làm đó cho thấy rằng trong các vấn đề tổ chức phái men-sê-vích đã quay về phía chủ nghĩa cơ hội, đã phá hoại hoạt động của đảng và sự thống nhất trong hàng ngũ đảng. Do những hành động chống đảng của bọn men-sê-vích Lời tựa XI nên đảng bị phân liệt thành hai phái. Lê-nin viết: "Nh vậy, thực tế là có hai Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga. Một đảng với cơ quan ngôn luận là báo "Tia lửa", báo này "chính thức" đợc gọi là Cơ quan ngôn luận trung ơng của đảng, với Ban chấp hành trung ơng và bốn ban chấp hành đảng bộ ở Nga trong số hai mơi ban chấp hành Còn một đảng khác thì có cơ quan ngôn luận là báo "Tiến lên", có "Thờng vụ các ban chấp hành của phái đa số ở trong nớc", có mời bốn ban chấp hành đảng bộ ở trong nớc " (tập này, tr. 291 - 292). Trong cuộc đấu tranh của mình chống những ngời bôn-sê-vích, bọn men-sê-vích đã dựa vào sự ủng hộ của các thủ lĩnh Quốc tế II, những ngời đã câu kết với nhau để chống lại Lê-nin và chống lại những nguyên tắc tổ chức của chủ nghĩa bôn-sê-vích, vì rằng cuộc đấu tranh của Lê- nin chống chủ nghĩa cơ hội của bọn men-sê-vích cũng đồng thời là cuộc đấu tranh chống những nguyên tắc tổ chức của các đảng thuộc Quốc tế II. Thậm chí bà Rô-da Lúc- xăm-bua, ngời thuộc cánh tả trong Quốc tế II, cũng không hiểu nổi ý nghĩa của cuộc đấu tranh do V. I. Lê-nin tiến hành đối với một đảng vô sản, để bảo vệ những nguyên tắc tổ chức cứng rắn và bảo vệ kỷ luật đảng, cho nên bà đã viết một bài chống Lê-nin, đăng trên tạp chí "Die Neue Zeit" của Đảng dân chủ - xã hội Đức. Bài này đã đợc bọn men-sê-vích dịch ra tiếng Nga dới nhan đề "Những vấn đề tổ chức của Đảng dân chủ - xã hội Nga" và đã đợc đăng trên tờ "Tia lửa", số 69. Lê-nin đã trả lời bài này trong tác phẩm "Một bớc tiến, hai bớc lùi. N. Lê-nin trả lời Rô-da Lúc-xăm-bua". Tác phẩm này đã đợc gửi cho Cau-xky, nhng Cau-xky đã từ chối việc đăng bài này trên tờ "Die Neue Zeit". Trong thời kỳ khó khăn ấy của đảng, V. I. Lê-nin tuy ở nớc ngoài, nhng vẫn tiếp tục lãnh đạo các ban chấp hành bôn-sê-vích địa phơng ở trong nớc. Hàng tháng có Lời tựa XII đến 300 bức th do đích thân Lê-nin gửi cho các tổ chức đảng và cho những ngời bôn-sê-vích bàn đến những vấn đề hết sức khác nhau về cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, về việc tổ chức công tác đảng, về cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đã kéo dài của đảng. Trong những bức th phúc đáp, Lê-nin nhận đợc những tài liệu về tình hình trong đảng và có thêm đợc nguồn sức mạnh để tiếp tục đấu tranh. Những th từ trao đổi của Lê-nin với cán bộ đảng ở trong nớc đều quán triệt tinh thần đấu tranh không khoan nhợng chống bọn cơ hội chủ nghĩa, nhằm bảo vệ đảng, bảo vệ sự nhất trí của đảng trên cơ sở nguyên tắc. Chiếm vị trí trung tâm trong tập này là những tác phẩm và những văn kiện do Lê-nin viết nhằm chống lại những hành động chia rẽ, phá hoại tổ chức của bọn men-sê-vích. Trong những tác phẩm nh "Chúng ta muốn đạt đợc cái gì?", "Gửi toàn đảng", "Th gửi Glê-bốp (V. A. Nô-xcốp)", "Th gửi các đồng chí (Về việc xuất bản tờ báo của phái đa số trong đảng)", "Bản tuyên bố và những văn kiện về việc cơ quan trung ơng đoạn tuyệt với đảng", "Đã đến lúc kết thúc", "Tóm tắt vài nét về sự phân liệt trong Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga", "Dự thảo các nghị quyết của đại hội", "Bớc đầu", "Những sự xảo trá của bọn Bô-na-pác-tơ", "Bớc thứ hai" và trong các tác phẩm khác, ta thấy rõ cuộc đấu tranh không khoan nhợng của Lê-nin chống bọn men-sê-vích, nhằm triệu tập Đại hội III của đảng, coi đó là lối thoát duy nhất khỏi cuộc khủng hoảng trong đảng. Trong các tác phẩm này Lê-nin đã vạch rõ những nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng trong đảng, vạch trần những hành động phá hoại tổ chức của bọn men-sê-vích và bọn điều hòa chủ nghĩa, và Ngời kêu gọi đảng đấu tranh cho tính đảng thắng chủ nghĩa nhóm tổ. Trong bài "Đã đến lúc kết thúc", khi nói đến lịch sử cuộc khủng hoảng trong đảng, Lê-nin đã nêu ra bốn giai đoạn Lời tựa XIII phát triển của cuộc khủng hoảng đó. Các tác phẩm in trong tập này phản ánh giai đoạn ba và giai đoạn bốn trong quá trình phát triển của cuộc khủng hoảng trong đảng. Nhận định về thời kỳ này trong lịch sử đảng ta, Lê-nin viết: " sự khủng hoảng của đảng ở Nga đã phát triển đến mức độ hầu nh toàn bộ công tác của đảng đã bị ngừng lại. Tình hình trong các ban chấp hành bị rối ren đến mức tột cùng. Hầu nh không có một vấn đề nào về sách lợc hay về tổ chức mà lại không gây ra những sự bất đồng hết sức gay gắt giữa các phái ở địa phơng Cả Hội đồng đảng, cả Cơ quan ngôn luận trung ơng lẫn Ban chấp hành trung ơng đều không có uy tín cần thiết đối với đa số cán bộ đảng; đâu đâu cũng nảy sinh ra những tổ chức song song, làm cản trở công tác của nhau và làm mất uy tín của đảng đối với giai cấp vô sản" (Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.10, tr. 86). Đây là giai đoạn ba của cuộc khủng hoảng, giai đoạn nghiêm trọng nhất trong đời sống của đảng. Giai đoạn bốn của quá trình phát triển cuộc khủng hoảng trong đảng diễn ra hồi mùa thu 1904, khi mà cán bộ đảng ở nớc Nga đã đoàn kết lại để chống trả bọn phá hoại tổ chức, khi mà những ngời ủng hộ phái đa số và các ban chấp hành phái đa số bắt đầu triệu tập các hội nghị của mình. Nửa đầu tháng Tám 1904 theo sáng kiến và dới sự lãnh đạo của Lê-nin, ở Thụy-sĩ đã có hội nghị của 22 đảng viên bôn-sê-vích. Hội nghị này đã thảo luận vấn đề nguyên nhân của cuộc khủng hoảng trong đảng với những biện pháp thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó. Hội nghị này đã thông qua lời kêu gọi "Gửi toàn đảng", do Lê-nin viết, trong đó kêu gọi các tổ chức đảng đấu tranh nhằm triệu tập ngay Đại hội III của đảng, coi đó là lối thoát duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Lời kêu gọi của Lê-nin chứa đựng một niềm tin hết sức sâu sắc vào sức mạnh của đảng và của giai cấp công Lời tựa XIV nhân. Trong lời kêu gọi đó, Lê-nin viết nh sau: "Đảng chúng ta đang ra đời! chúng ta tuyên bố nh thế, vì chúng ta thấy rằng những công nhân tiên tiến đang ngày càng giác ngộ chính trị hơn, vì chúng ta thấy các ban chấp hành đang tích cực tham gia vào sinh hoạt của toàn đảng. Đảng chúng ta đang ra đời, những lực lợng trẻ của chúng ta đang tăng lên gấp bội, họ có khả năng thay thế và hồi sinh cho những nhóm tác gia cũ đã mất lòng tin của đảng; ở nớc ta ngày càng có nhiều ngời cách mạng quý trọng phơng châm kiên định của sinh hoạt đảng hơn bất cứ nhóm lãnh tụ nào trớc đây. Đảng chúng ta đang ra đời, và không một mánh khóe và không một sự trì hoãn nào lại ngăn cản đợc lời phán xét kiên quyết và cuối cùng của nó. Chúng ta rút từ trong những lực lợng đó của đảng ta lòng tin vào sự tất thắng" (tập này, tr. 26). Lời kêu gọi này đã trở thành cơng lĩnh chiến đấu của những ngời bôn- sê-vích trong cuộc đấu tranh cho sự nhất trí trong đảng. Đợc vũ trang bằng cơng lĩnh hành động lê-nin-nít, các ban chấp hành địa phơng đã triển khai cuộc đấu tranh tích cực nhằm triệu tập đại hội. Vào khoảng thời gian tháng Chín tháng Chạp 1904 đã có ba cuộc hội nghị tỉnh của các ban chấp hành thuộc phái đa số. Những hội nghị này tán thành triệu tập Đại hội III của đảng: Hội nghị miền Nam, Cáp-ca-dơ và miền Bắc. Các hội nghị này đã tán thành lời kêu gọi của 22 đảng viên bôn-sê-vích và đã bầu ra Thờng vụ các ban chấp hành của phái đa số, đây thực chất là Ban chấp hành trung ơng của đảng bôn-sê-vích, cơ quan này đảm nhiệm công việc tổ chức Đại hội III của đảng. Trong dự thảo thông báo về việc thành lập Thờng vụ các ban chấp hành của phái đa số, Lê-nin đã tuyên bố: "Khẩu hiệu của chúng tôi là đấu tranh cho tính đảng, chống lại tình trạng tổ nhóm, đấu tranh cho phơng châm cách mạng kiên định, chống lại đờng lối quanh co, tình trạng mơ hồ và xu hớng quay về với nhóm "Sự nghiệp công nhân", đấu Lời tựa XV tranh cho tổ chức và kỷ luật của giai cấp vô sản, chống lại những phần tử phá hoại tổ chức" (tr. 86). Để giành thắng lợi cho cuộc đấu tranh nhằm triệu tập đại hội và để phục vụ việc chuẩn bị cho đại hội trên lĩnh vực t tởng, những ngời bôn-sê-vích cần có một cơ quan ấn loát của mình. Dới sự lãnh đạo của V.I. Lê-nin, tờ "Tiến lên" đã đợc thành lập. Số đầu tiên của tờ báo này ra ngày 4 tháng Giêng 1905 (lịch mới). Ban biên tập của tờ báo này gồm có V.I. Lê-nin, V. V. Vô-rốp-xki, A. V. Lu-na- tsác-xki và M. X. Ôn-min-xki. Trong các bài viết và các tiểu luận đăng trên báo "Tiến lên" (có hơn 60 bài nh vậy) Lê-nin đã vạch ra đờng lối sách lợc của những ngời bôn-sê-vích: về vấn đề khởi nghĩa vũ trang, về chính phủ cách mạng lâm thời và về chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân, về thái độ của Đảng dân chủ - xã hội đối với phong trào nông dân, đối với giai cấp t sản tự do chủ nghĩa, và đối với cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Đờng lối sách lợc của báo "Tiến lên" đã trở thành đờng lối sách lợc của Đại hội III của đảng. Cơ sở các nghị quyết của đại hội này là các quan điểm đã đợc Lê-nin trình bày và luận chứng trên các trang báo này. Trong một nghị quyết riêng, Đại hội III của đảng đã nêu lên vai trò xuất sắc của báo "Tiến lên" trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa men-sê-vích, nhằm khôi phục tính đảng trong cách đặt và giải thích những vấn đề sách lợc do phong trào cách mạng đề ra, và đại hội đã tuyên dơng ban biên tập tờ báo này. Theo đề nghị của Lê-nin, các uỷ viên trong Thờng vụ các ban chấp hành của phái đa số bắt đầu thờng xuyên đi xuống các ban chấp hành và các nhóm ở địa phơng, và tiến hành đấu tranh kiên quyết chống bọn men-sê-vích và bọn điều hòa, nhằm triệu tập Đại hội III của đảng. Tuyệt đại bộ phận các ban chấp hành địa phơng đều tán thành Thờng vụ các ban chấp hành của phái đa số. Tháng Ba Lời tựa XVI 1905, trong số 28 ban chấp hành thì có 21 ban chấp hành đã tán thành triệu tập đại hội đảng. Các khu công nghiệp lớn và các trung tâm chủ chốt: Pê-téc-bua, Mát-xcơ-va, Ri-ga, Ba-cu, Ê-ca-tê-ri-nô-xláp, Ô-đét-xa, vùng mỏ Đô-ne-xtơ, Khu công nghiệp trung tâm, U-ran đã ủng hộ những ngời bôn-sê-vích. Các cán bộ chủ chốt trong hàng ngũ các nhà cách mạng chuyên nghiệp đã hoàn toàn ủng hộ Lê-nin. Đảng đã đoàn kết xung quanh Lê-nin, vị lãnh tụ của mình. Đến nửa cuối năm 1904, do hoảng sợ trớc tình thế cách mạng trong nớc, chính phủ Nga hoàng đã tìm cách dùng những nhợng bộ nhỏ để lôi kéo về phía mình giai cấp t sản tự do chủ nghĩa. Những nhợng bộ này làm cho hoạt động của các nhân vật hội đồng địa phơng sôi nổi. Trong các tiệc tùng và đại hội, bọn này đã đọc những bài diễn văn về sự cần thiết phải xích gần các đại biểu của giai cấp t sản với chính quyền, về sự cần thiết của các quyền tự do chính trị và của hiến pháp, và họ trông chờ những điều đó "ở ngai vàng ban xuống". Do chịu ảnh hởng của phong trào này bọn men-sê-vích đã đa ra kế hoạch ủng hộ "chiến dịch vận động của hội đồng địa phơng" do bọn theo chủ nghĩa tự do phát động. Trong bức th riêng gửi các tổ chức đảng, họ đề nghị không đa ra những yêu sách của mình cho chính phủ mà thúc giai cấp t sản thay mặt nhân dân đa ra những yêu sách dân chủ. Lê-nin và những ngời bôn-sê-vích đã triển khai cuộc đấu tranh không khoan nhợng chống lại sách lợc cơ hội chủ nghĩa và theo đuôi của bọn men-sê-vích. Trong cuốn "Cuộc vận động của phái hội đồng địa phơng và kế hoạch của báo "Tia lửa"", Lê-nin đã vạch trần sách lợc thỏa hiệp của phái men-sê-vích và vạch rõ rằng trong cuộc đấu tranh chống chính phủ Nga hoàng mà đặt hy vọng vào giai cấp t sản tự do chủ nghĩa thì có nghĩa là chạy theo đuôi phong trào của giai cấp t sản. Lê-nin vạch rõ rằng giai cấp vô sản phải lãnh đạo phong trào và chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vũ Lời tựa XVII trang. "Nhiệm vụ của giai cấp công nhân là mở rộng và củng cố tổ chức của mình, tăng cờng gấp bội công tác cổ động trong quần chúng, đồng thời lợi dụng một sự dao động của chính phủ, tuyên truyền chủ trơng khởi nghĩa, giải thích sự cần thiết phải khởi nghĩa " (tr. 120). Những ngời bôn-sê-vích kêu gọi công nhân không phải đến dự những buổi tiệc tùng của phái tự do chủ nghĩa, mà là xuống đờng, tham gia các cuộc biểu tình chống chế độ chuyên chế, lãnh đạo tất cả các lực lợng cách mạng đang đấu tranh. Các bài "Chế độ chuyên chế và giai cấp vô sản", "Hải cảng Lữ-thuận thất thủ", "T bản châu Âu và chế độ chuyên chế", in trong tập này, đã phân tích sâu sắc sự phá sản về quân sự và cuộc khủng hoảng chính trị của chế độ chuyên chế, nhấn mạnh tính tất yếu của cuộc cách mạng đang đến gần ở Nga. Khi mở cuộc chiến tranh, chính phủ chuyên chế hy vọng sẽ giành thắng lợi dễ dàng đối với Nhật, vì cho rằng thắng lợi này sẽ mở ra những thị trờng tiêu thụ mới và nâng cao uy tín của chính phủ chuyên chế Nga hoàng, giúp nó đè bẹp phong trào cách mạng ở trong nớc. Song những tính toán của chính phủ Nga hoàng đã không thực hiện đợc. Sự thất bại của quân đội Nga hoàng làm gay gắt thêm tất cả những mâu thuẫn trong đời sống xã hội ở Nga và đã đẩy nhanh cách mạng lên. Đối với cuộc chiến tranh ấy, trong tất cả các chính đảng chỉ có đảng bôn-sê-vích đã giữ một đờng lối cách mạng đúng đắn, phản ánh những lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản và của tất cả nhân dân lao động. Những ngời bôn-sê-vích đã vạch trần tính chất phản dân, đế quốc chủ nghĩa của cuộc chiến tranh và đề ra khẩu hiệu chủ trơng làm cho chính phủ Nga hoàng thất bại. Trong khi bọn men-sê-vích đa ra khẩu hiệu "hòa bình bất kỳ thế nào", không gắn khẩu hiệu này với cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên chế, thì những ngời bôn-sê-vích kêu gọi đấu tranh chống chiến tranh và chống chính phủ Nga hoàng, và họ đã chứng minh rằng sự thất Lời tựa XVIII bại của chính phủ Nga hoàng trong chiến tranh sẽ làm cho các lực lợng cách mạng trong nớc có điều kiện phát triển, sẽ đẩy nhanh quá trình lật đổ chế độ chuyên chế và mở đờng đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp tự do của nớc Nga và của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nga (và của toàn thế giới) để giành chủ nghĩa xã hội, lại tùy thuộc rất nhiều vào những thất bại quân sự của chế độ chuyên chế Không phải nhân dân Nga, mà là chính phủ chuyên chế Nga hoàng đã mở cuộc chiến tranh thực dân ấy, một cuộc chiến tranh đã biến thành cuộc chiến tranh giữa thế giới t sản cũ và thế giới t sản mới. Không phải nhân dân Nga, mà là chính phủ chuyên chế đã đi đến thất bại nhục nhã ấy. Nhân dân Nga đã đợc lợi trong việc chính phủ chuyên chế bị thất bại. Việc hải cảng Lữ-thuận đầu hàng là sự mở đầu của việc chính phủ Nga hoàng đầu hàng" đó là những lời Lê-nin viết trong bài "Hải cảng Lữ-thuận thất thủ" (tr. 194, 194 - 195). Lê-nin coi thất bại quyết định của chính phủ chuyên chế trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật nh một dấu hiệu nói lên sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống chính trị của chính phủ Nga hoàng. Chiến tranh đã phơi bày tất cả sự thối nát của chế độ chuyên chế, cho thấy rõ tính chất không thể tơng dung của nó với những nhu cầu phát triển xã hội tiến bộ, với những lợi ích của nhân dân. Sự tiên đoán khoa học của Lê-nin về một cuộc cách mạng đang đến gần, đã trở thành sự thật. Ngày 9 tháng Giêng 1905 ở Pê-téc-bua đã diễn ra các sự kiện đẫm máu. Việc bắn giết những công nhân không vũ trang tuần hành đến Cung điện mùa Đông để đa bản thỉnh cầu lên nhà vua, đã làm sôi sục quần chúng lao động toàn nớc Nga. Những sự kiện ngày 9 tháng Giêng đã đợc Lê-nin đánh giá nh sự mở đầu của cách mạng, nh một bớc ngoặt trong lịch sử nớc Nga, nh bớc chuyển sang nội chiến công khai, trực tiếp khởi nghĩa chống chính phủ Nga hoàng. Chính Lời tựa XIX phủ Nga hoàng hy vọng dùng biện pháp khủng bố đẫm máu để dọa dẫm quần chúng công nông và chặn đứng đà phát triển của phong trào cách mạng trong nớc. Nhng thực ra chính phủ Nga hoàng chỉ giết chết ở nhân dân niềm tin tởng ngây thơ vào nhà vua và thức tỉnh thậm chí những tầng lớp công nhân lạc hậu nhất đấu tranh cách mạng. Lê-nin viết: "Trong có một ngày mà công tác giáo dục cách mạng cho giai cấp vô sản đã tiến một bớc dài mà trong những năm tháng của cuộc sống u ám, tẻ ngắt và tăm tối không thể nào có đợc" (tr. 251). Giai cấp công nhân đã lấy những cuộc bãi công chính trị để trả lời những hành động khủng bố của chính phủ Nga hoàng. Trong khi ở Pê-téc-bua vẫn xẩy ra những vụ xung đột vũ trang giữa công nhân và quân đội, thì ở Mát-xcơ-va, giai cấp vô sản đã mở cuộc tổng bãi công. Ngày 13 tháng Giêng 1905 công nhân Ri-ga đã tiến hành bãi công và xuống đờng biểu tình chính trị. Ngày 14 tháng Giêng đã nổ ra cuộc tổng bãi công ở Vác-sa-va, đến ngày 18 tháng Giêng đã nổ ra cuộc tổng bãi công ở Ti-phlít, mở ra thời kỳ những cuộc bãi công chính trị các thành phố ở Da-cáp-ca-dơ. Trong tháng Giêng tháng Ba 1905 đã có đến 810 nghìn công nhân, chỉ tính riêng của ngành công nghiệp, tham gia bãi công, nghĩa là hai lần nhiều hơn cả suốt chục năm trớc đó. Trong bài "Bớc đầu của cuộc cách mạng ở Nga", Lê-nin viết: "Giai cấp vô sản toàn thế giới hiện nay đang nóng lòng sốt ruột nhìn vào giai cấp vô sản toàn nớc Nga. Việc lật đổ chế độ Nga hoàng ở Nga mà giai cấp công nhân của chúng ta đã mở đầu một cách anh dũng, sẽ là bớc ngoặt trong lịch sử của tất cả các nớc, nó sẽ làm dễ dàng cho sự nghiệp của toàn thể công nhân của tất cả các dân tộc, ở tất cả các quốc gia, ở khắp góc bể chân trời trên quả đất (tr. 254). Cuộc cách mạng vừa bắt đầu đã lay động tất cả các giai cấp trong xã hội. Chính đảng nào cũng vạch ra một sách [...]... (theo lịch mới) 19 0 4 In thành tờ riêng vào tháng Tám 19 0 4 Theo đúng bản in trong cuốn sách nhỏ "Gửi toàn đảng", Giơ-ne-vơ, 19 0 4 Gửi năm ủy viên ban chấp hành trung ơng Gửi về nga Ngày 18 tháng Tám 19 0 4 Gửi các uỷ viên Ban chấp hành trung ơng Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga: Glê-bốp, Cô-ni-a-ghin, Tơ-ra-vin-xki, Lô-sát và Ô-xi-pốp 10 Hôm nay, qua đại diện của Ban chấp hành trung ơng ở Béc-lanh tôi đợc... hoạch tác chiến ở Pê-téc-bua"" đợc gộp luôn vào chính bài báo "Kế hoạch tác chiến ở Pê-téc-bua" Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành trung ơng Đảng cộng sản Liên-xô chúng ta muốn đạt đợc cái gì? 1 (Gửi toàn Đảng) Viết vào cuối tháng Bảy 19 0 4 In lần đầu năm 19 2 3 trong N Lê-nin (V U-li-a-nốp) Toàn tập, t V Theo đúng bản thảo 2 3 Mới đây có một cuộc họp riêng của 19 đảng viên Đảng... _ 1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t 8, tr 11 0 - 11 8 2) Nh trên, tr 13 0 - 13 3 39 * Điều này trớc hết có liên quan đến đồng chí Ô-xi-pốp Sau nữa cố nhiên có liên quan đến tôi, vì đề nghị tham gia vào ban biên tập của Cơ quan ngôn luận trung ơng thì cũng chẳng khác gì đề nghị ra khỏi Ban chấp hành trung ơng V.I Lê-nin Th gửi Glê-bốp (V A Nô-xcốp) lửa" mới... đó trong 4 văn kiện kèm theo sau đây: 1) bản giao ớc ngày 26 tháng Năm 19 0 4 giữa ba uỷ viên Ban chấp hành trung ơng là Glê-bốp, Dơ-vê-rép và Lê-nin 1 ) ; 2) bức th của tôi gửi cũng trong _ 1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.8, tr 508 - 510 31 ngày hôm đó cho các uỷ viên Ban chấp hành trung ơng 1) ; 3) bản quyết nghị mà ngời ta xem... là đồng chí Ô-xi-pốp Những tin đồn rằng đồng chí ấy từ chức là không đúng: bản thân đồng chí Ô-xi-pốp vẫn coi mình là một ủy viên của Ban chấp hành trung ơng Đấy cũng chính là ý kiến của Va-xi-li-ép (Va-xi-li-ép đã viết về việc này cho tôi), của Dơ-vê-rép, và của tôi Vô luận thế nào, một khi bốn uỷ viên của Ban chấp hành trung ơng đã không phân tích đợc vấn đề từ chức tởng tợng ra của Ô-xi-pốp thì họ... gửi A A Bô-gđa-nốp và X I Gu-xép, Lê-nin viết: "Chúng tôi có "nghe thấy" một số ngời ngoài nói đến một sự liên minh gì đó của Ban chấp hành đảng bộ Xanh Pê-téc-bua thuộc phái đa số với nhóm men-sê-vích, nhng cha nghe thấy một ngời nào của chúng ta nói về sự việc này Chúng tôi không dám tin rằng những ngời bôn-sê-vích lại có thể làm một việc tự sát và ngu ngốc nh vậy Chắc là những ngời bôn-sê-vích ấy... _ 1) Xem Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t.8, tr 508 - 510 2) Nh trên, tr 503 - 507 29 Uỷ viên Ban chấp hành trung ơng N.Lê-nin In lần đầu năm 19 3 0 trong Văn tập Lê-nin, t XV Theo đúng bản thảo Th gửi các đại diện của Ban chấp hành trung ơng 30 Th gửi các đại diện của ban chấp hành trung ơng và các uỷ viên các Ban Chấp hành của đảng công nhân dân chủ - xã hội nga... Lê-nin viết: "Trong phong trào hiện nay, tất cả chúng ta đều dựa vào kinh nghiệm của Công xã" (tr 414 ) * * * Tập này lần đầu tiên in "Dự thảo nghị quyết của nhóm Giơ-ne-vơ thuộc phái đa số", trong đó Lê-nin đã vạch trần chính sách kiểu Bô-na-pác-tơ của bọn men-sê-vích và kêu gọi toàn thể đảng viên tích cực vận động triệu tập Đại hội III Trong phần "Các tài liệu chuẩn bị" có in 12 tài liệu của Lê-nin,... Ban chấp hành trung ơng ở Nga 11 Tôi không thể thừa nhận rằng các bản nghị quyết đó đã đợc thông qua một cách hợp lệ, vì những lý do sau đây: 1) Phần đầu bản nghị quyết đó tuyên bố rằng tất cả mọi uỷ viên Ban chấp hành trung ơng đều có mặt tại hội nghị, trừ một ngời (tức là tôi), nói nh thế là không đúng sự thật Sau khi Va-xi-li-ép và Dơ-vê-rép bị bắt, sau khi Mi-tơ-rô-pha-nốp từ chức, trong Ban chấp... Hiện nay tôi thấy có lẽ cha cần thiết phải công bố bức th này Uỷ viên Ban chấp hành trung ơng Lê-nin Viết ngày 5 (18 ) tháng Tám 19 0 4 In lần đầu năm 19 3 0 trong Văn tập Lê-nin, t XV Theo đúng bản thảo Dự thảo nghị quyết của nhóm giơ-ne-vơ thuộc phái đa số Hội nghị hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố Ri-ga13, coi đó là một sự thể hiện có tính nguyên tắc và hoàn toàn đúng đắn những quan điểm và chính sách . Lê-nin trong tập này in theo bản dịch của Nhà xuất bản Sự thật, Hà-nội âNhà xuất bản Tiến bộ, 19 7 9 10 102 096 ________________ 899 79 010 1020000 014 ( 01) . đại học, nhân dịp kỷ niệm 13 5 năm ngày sinh của Vla- đi-mia I-lích Lê-nin (2 2-4 -1 8 70 2 2-4 -2 005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản Bộ sách quý V.I.Lê-nin - Toàn tập gồm 55 tập và. lan đến Cáp-ca-dơ, U-cra-i-na và Crm. Từ tháng Mời một 19 0 4 những cuộc biểu tình chống chiến tranh đã nổ ra. Những cuộc biểu tình nh thế đã đợc tổ chức ở Ba-tum, Xa-ra-tốp, Ki-ép, Ri-ga và ở

Ngày đăng: 01/08/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan