TBC (93)

21 890 1
TBC (93)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ --------------- BÀI LÝ LUẬN MÔN: CÁC THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN THỂ LOẠI KÝ CHÂN DUNG 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỞ BÀI So với nhiều nước trên thế giới, báo chí nước ta xuất hiện muộn hơn. Năm 1865 với sự ra đời của tờ Gia Định báo, đánh dấu cột mốc đầu tiên của báo chí quốc ngữ Việt Nam. Trải qua năm tháng nền báo chí của nước ta ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khi đất nước đổi mới vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được nổi rõ. Chỉ riêng thói quen đọc báo vào buổi sáng của hàng vạn, hàng triệu con người đã nói lên nhu cầu về một món ăn tinh thần không thể thiếu. Hàng ngày, hàng giờ tác động sâu sắc toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tới mỗi con người trên khắp hành tinh. Không còn nghi ngờ gì nữa khi người ta khẳng định rằng báo chí đã và đang là yếu tố động lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại, trong cuộc đấu tranh xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình vì hạnh phúc của mỗi con người và sự phát triển toàn vẹn của mỗi quốc gia, khu vực và phạm vi trên toàn thế giới. Lẽ dĩ nhiên cùng với nhu cầu ấy, công chúng luôn đòi hỏi nhiều hơn ở báo chí vì thế kéo theo sự ra đời của nhiều thể loại, trong đó có thể loại ký chân dung. Đối tượng mà thể loại này mô tả phản ánh duy nhất chính là con người - thành phần quan trọng nhất cấu thành nên xã hội. Vì vậy ký chân dung thực sự trở thành một thể loại không thể thiếu được trên báo chí. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 THÂN BÀI 1. Khái niệm và đặc điểm của ký chân dung Báo chí là sản phẩm văn hoá tư tưởng được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng phong phú. Ký chân dung nằm trong nhóm thể tài chính luận nghệ thuật trong đó chất liệu làm cơ sở của chính luận và nghệ thuật vẫn là người thật việc thật. Những năm 80 trở về trước, trong lý luận báo chí Việt Nam chưa có khái niệm “ký chân dung” mà chỉ tập trung nghiên cứu dạng bài “người tốt việc tốt” xuất phát từ việc biểu dương những nhân tố mới, con người mới sau khi nước nhà giành được độc lập. Bác Hồ luôn cổ vũ các gương người tốt việc tốt và căn dặn báo chí phải tham gia vào việc biểu dương, cổ vũ các phong trào thi đua người tốt việc tốt ấy. Học tập và vâng lời theo lời dạy của Bác, nhiều phong trào thi đua đã ghi đậm dấu ấn sâu sắc trên báo chí như các phong trào Đại phong, Duyên Hải, Thanh niên ba sẵn sàng, Phụ nữ ba đảm đang và ngày nay là các phong trào 50 triệu trên một héc ta, phong trào xoá đói giảm nghèo, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước… Song các bài viết về gương người tốt việc tốt tuy nở rộ về mặt số lượng trên báo chí Việt Nam những năm trước 60, nhưng đa số mới chỉ dừng lại ở việc mô tả về hành động, việc làm tốt đẹp của nhân vật với một chút thông tin về tên tuổi, địa chỉ. Bởi vậy các bài viết đa phần rất khô khan, chưa tạo được chiều sâu về nội tâm cá tính nhân vật. Trong khoảng chục năm trở lại đây, ký chân dung đã thực sự trở thành một thể loại không thể thiếu được trên báo chí. Ngoài chuyên mục người tốt việc tốt đang xuất hiện trở lại trên nhiều tờ báo, các báo còn xây dựng nhiều chuyên mục, chuyên trang để đăng tải các tác phẩm thuộc thể ký chân dung. Báo Lao động có chuyên 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mục “người lao động giỏi”, báo Tiền phong có chuyên mục “thanh niên tiên tiến”, Báo Hà Nội Mới có một số chuyên mục như: Người thủ đô ta, chân dung nghệ sĩ. Thậm chí có những số báo đăng tới 4 bài ký chân dung. Báo chí có nhiệm vụ phát hiện và phản ảnh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ và cổ vũ những nhân tố mới. Không dừng lại ở những sự kiện đã xảy ra (hoặc mới xảy ra) báo chí còn phải biết phát hiện những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến và khẳng định được các yếu tố tích cực còn đang tiếp diễn. Do phát hiện kịp thời những hạt nhân tiên tiến nêu lên báo, nó còn có ý nghĩa hạn chế được cái lạc hậu chậm tiến. Báo chí có nhiệm vụ đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới làm cho mọi người dân hiểu được thực chất về nội dung thông tin sự kiện đó. Do vậy, báo chí có trách nhiệm sâu sát thực tế về các lĩnh vực được phản định, đồng thời cần đảm bảo thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của thông tin. Báo chí hiện đại có xu hướng đưa vào câu chuyện kể số phận của con người cụ thể để giúp khán giả, thính giả, độc giả tiếp cận thông tin một cách dễ hiểu và gần gũi hơn. Như ông S.Gioóc - một chuyên gia của Unesco giảng về “Cách viết tin” cho cán bộ thông tấn xã Việt Nam đã nói: “Chủ yếu nhân cách hoá sự kiện, đặt nó vào cách diễn đạt của con người và kể câu chuyện từ góc độ con người”. Nhà báo Thụy Điển Fikhtelius còn cho rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của nghề báo là phải làm sáng tỏ những hiện tượng lớn và phức tạp bằng cách ví dụ cụ thể về những con người bình thường. Chính vì vậy chúng ta có thể thấy con người bình thường - nhân vật, xuất hiện ngày càng một nhiều hơn trong hầu hết các thể loại báo chí, ngay cả ở tin, một thể loại vốn thường tập trung phản ánh các sự kiện hiện tượng. Ở những thể loại khác con người cũng xuất hiện nhiều như trong phóng sự 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 có tác tác phẩm: “Tôi đi bán tôi” “chợ lao động” của Huyền Dũng Nhân, “ông già ôm bẩy ki lô gam đơn từ”, “Tạ Định Đề - Huyền thoại và sự thật”… Con người trong tin trường thuật bài phản ánh hay phần lớn các trường hợp phỏng vấn thường là con người nhân chứng, minh hoạ cho thông tin cơ bản mà nhà báo muốn phản ánh là thông tin về sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Trong bình luận những vấn đề nóng hổi của xã hội là sợi chỉ xuyên suốt toàn bài. Phóng sự là một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của cuộc sống được tái hiện với những sự việc, con người sát thực. Tuy có bản sắc hơn, sinh động hơn so với các nhân chứng trong các thể loại báo chí khác như ghi nhanh, bài phản ánh, điều tra… Song vai trò của họ là đóng góp cho tác phẩm những thông tin trong ý kiến phát biểu của mình. Ký chân dung vẫn là một thể loại có nhiều điểm khác biệt so với các thể loại báo chí khác nó nhằm mục đích tái hiện chân dung nhân vật với chiều sâu nội tâm và đặc điểm tính cách của họ. Cũng đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về ký chân dung. GS.TS Arnold Hoffmann cho rằng “Đặc tả là sự phác hoạ sinh động và đầy sức sống về một con người, tập trung vào những đặc điểm và những nét đặc trưng chủ yếu về con người đó và trình bày con người đó trong những hoạt động xã hội liên quan đến họ”. Nhà nghiên cứu Đức Dũng quan niệm ký chân dung là thể loại báo chí duy nhất lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Con người trong tác phẩm ký chân dung phải có địa chỉ sát thực, tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự. Con người phải được đặc tả ở diện mạo, dáng vẻ bề ngoài hoặc thông qua những hành động, những việc làm tiêu biểu. Còn PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra định nghĩa “Ký chân dung là một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm hoặc suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký chân dung có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học”. Tuy nhiên, so với sự phát triển của thực tiễn các bài ký chân dung trên báo chí Việt Nam gần đây thì lý luận về ký chân dung dường như vẫn ở sau một bước. Trong các cuốn sách về nghiệp vụ báo chí mới xuất bản gần đây ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ đề cập đến một dạng kết cấu truyền thống của ký chân dung, mà chưa chỉ ra những biến đổi khác về thể loại này. Trong khi đó trên thực tế ký chân dung đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Những dạng bài viết người tốt việc tốt vốn xuất hiện nhiều trên báo chí những năm 60 - 80 của thế kỷ trước thường có dung lượng 700 - 800 từ với cách mô tả tập trung vào một hành động việc làm tốt của một người nào đó kết hợp với thông tin về tiểu sử của nhân vật đang phải điều chỉnh lại hoặc là rút ngắn còn 150 - 200 từ như một tin sâu (như những tin kèm ảnh trong chuyên mục người tốt việc tốt của báo Lao động). Hoặc phát triển thành một bài ký chân dung trong đó thế giới nội tâm và tính cách nhân vật phải được phác hoạ rõ nét. Bên cạnh đó đối tượng của các bài ký chân dung cũng đang có sự thay đổi và ngày càng trở nên phong phú hơn. Ký chân dung không chỉ tập trung mô tả những người nổi tiếng, có bề dày thành tích mà còn mô tả những con người bình dị trong cuộc sống đời thường với một việc làm ý nghĩa hoặc một thành tích đặc biệt nào đó trong thời điểm hiện tại và cũng đã có những bài ký chân dung chỉ muốn khắc hoạ một con người với tính cách độc đáo của họ. Ví dụ bài ký chân dung “Gia tài vô giá” trên báo Thế giới Phụ nữ, nội dung bài ký nói về một người đàn ông thương binh tên Đỗ Văn Ái, sinh năm 1966, ngụ ấp Vinh - xã Khánh Hậu - Tân An - Long An. Với chiếc sào hút đinh tự chế, tránh gây tai nạn giao thông cho mọi phương 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tiện giao thông trên đường. Dù gặp vất vả cực nhọc và nhiều khó khăn từ phía gia đình, bọn đinh tặc doạ dẫm, phá hoại nhưng anh vẫn làm để “trở thành người tốt, sống hữu ích cho đời”. Người đọc dễ dàng nhận biết đâu là thể ký chân dung dù có biến thể như thế nào cũng không bị lẫn vào với các thể loại khác. Vì đối tượng phản ánh duy nhất của ký chân dung là con người hoặc tập thể người có bản sắc, tính cách và chiều sâu nội tâm. Nhân vật trong ký chân dung phả là con người thật, sát thực có hành động việc làm tiêu biểu (tốt hoặc xấu) trong những hoàn cảnh, tình huống tiêu biểu thời sự đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Con người trong ký chân dung là con người hành động và qua đó thuyết phục độc giả, bộc lộ đặc trưng tính cách của mình. Tuy nhiên khi viết phải luôn tự kiểm tra, làm chủ cảm hứng ca ngợi. Bút pháp chủ yếu của ký chân dung là đặc tả, thể hiện qua cách miêu tả con người và nhấn mạnh sự việc. Nhân vật trong ký chân dung sống được trong lòng độc giả là nhờ những chi tiết điển hình. Ngoài đặc tả trong ký chân dung nhà báo còn có thể sử dụng các bút pháp miêu tả, liên tưởng, hồi tưởng, so sánh… để tạo một mầu sắc hấp dẫn . Ký chân dung giao thoa với nhiều thể loại khác để tận dụng những thế mạnh của các thể loại đó trong việc xây dựng chân dung - tính cách một con người. 2. Kết cấu của ký chân dung Sau một quá trình hình thành và phát triển, kết cấu của một bài ký chân dung được chia làm hai dạng: Kết cấu theo tiểu sử và kết cấu theo vấn đề sự kiện. *Kết cấu theo tiểu sử: Đây là dạng kết cấu truyền thống, bài viết theo lối kết cấu này thường được chia làm 3 phần. Phần mở đầu: Thường là những lời nhận xét khái quát về tên tuổi, hoàn cảnh xuất thân, ngày tháng năm sinh của nhân vật, mở đường cho 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 việc dựng lại cuộc đời của nhân vật. Trong bài “Tạ Quang Bửu - Một trí tuệ quảng bác” nhà báo Hàm Châu đã mở đầu như sau: “Có người cho rằng Tạ Quang Bửu là một bộ óc Lê Quí Đôn thời nay, nhận định ấy cần có thêm thời gian để bình tĩnh kiểm chứng. Tuy nhiên có thể nói ngay đó hoàn toàn không phải không có căn cứ”. Và tác giả đưa ra những sự việc trong cuộc đời của GS Phạm Quang Bửu để minh chứng trí tuệ uyên bác của ông, đặc biệt là khả năng tự học khả năng thông thạo nhiều ngôn ngữ trên thế giới và những công trình khoa học đóng góp cho đời sau. Phần thân bài: Khắc hoạ chân dung nhân vật. Sau phần mở bài sẽ là những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của nhân vật. Ở mỗi thời điểm tiêu biểu, tác giả nêu một bước trưởng thành hay thành quả của nhân vật tạo cho nhân vật có chiều sâu trong tính cách. Xen kẽ là những lời bình luận, nhận xét làm cho bài viết được chặt chẽ, gắn chắc. Trong bài “Anh cả Nguyễn Lương Bằng - Một người liêm chính” của tác giả Hoàng Hải. Trong phần thân bài tác giả đã khắc hoạ chân dung của đồng chí Nguyễn Lương Bằng: “… Ông đã để lại trong lòng đồng chí đồng bào những ký ức tốt đẹp nhất về một tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Tại đại hội Tân Trào tháng 8/1945, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một trong năm người được bầu vào ban thường trực của Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam , là đại diện của Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Nam… thế nhưng, sau khi ta giành được chính quyền và Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam đổi thành chính phủ lâm thời ông đã tự xin rút lui theo tinh thần Đại đoàn kết của Bác Hồ để nhường chỗ cho những nhân sĩ yêu nước ở ngoài Việt Minh. Bác Hồ đã nhận xét : “Đây là một cử chi vô tư tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân”…” Ngoài ra ký chân dung còn có kết cấu theo tiểu sử còn được vận dụng trong việc khắc hoạ những “chân dung đen” có bề dày chiến tích bất hảo, hay sự trượt dốc của một con người. Bài vết “lơừi sám hối cuối cùng 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 của một tử tù” của tác giả Dương Thục Anh là một ví dụ. Như báo người đàn ông khác sinh ra và lớn lên ở dưới chân núi có 99 đỉnh non Hồng của thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Văn Công lớn lên trưởng thành, lấy vợ sinh con đẻ cái với chí thú lằm ăn. Thế nhưng tính cách cục cằn, nóng nảy đến mức dự tợn và hung hãn, Nguyễn Văn Công đã “không bao giờ nghĩ trước nghĩ sau, thích là làm nóng lên là giết, chém”, chính Công đã không bao giờ biết chế ngự phần bản năng thú tính trong người để kết cụ cuộc đời hắn bớt đi sự bi thảm… Tiếp đó, tác giả đã thuật lại quá trình Công lần lượt sát hại những người mà vì “tức không chị nổi thì phải giết cho bõ tức” và lời sám hối cuối cùng trước khi nhận án tử hình. Phần kết luạn: Tác giả đánh giá tổng quát cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật, đưa lời bình ngắn gọn, cô đọng súc tích để làm nổi bật chân dung. Ưu điểm của các bài vết theo dạng kết cấu tiểu sử là dễ viết, dễ đọc nhưng thường chỉ phù hợp với những nhân vật nổi tiếng, có bề dày thành tích hoặc chiến tích bất hảo. Nhưng nếu không biết cách xử lý tư liệu, chắt lọc chi tiết, bài viết sẽ dễ sa đà thành dạng bài báo cáo, liệt kê thành tích hoặc trích ngang lí lịch và trở thành một bài viết khô khan, đơn điệu. *Dạng kết cấu theo vấn đề, sự kiện: Nếu nói dạng kết cấu theo tiểu sử là dạng kết cấu truyền thống thì dạng kết cấu theo vấn đề, sự kiện có thể gọi là dạng kết cấu hiện đại mới xuất hiện nhiều trên báo chí và được độc giả tiếp nhận một cách hứng thú. Với các xây dựng tác phẩm chân dung bằng những sự kiện, tình huốg nổi bật liên quan đến đối tượng phản ánh trong bà. Kiểu kết cấu này không đi tuần tự theo mạch thời gian mà nhân vật thường được khắc hoạ thông qua một hành động, việc làm tiêu biểu của họ trong một bối cảnh, tình huống nổi bật, đáp ứng yêu cầu thời sự của sự hiếu kỳ của người đọc trong thời điểm hiện tại. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phần mở đầu: cách vào đề của các bài viết dạng này rất linh hoạt đa dạng và phương pháp. Đa phần bài viết mở đầu bằng cách đưa bối cảnh, tình huống trong đó nhân vật sẽ xuất hiện và bộc lộ tính cách, phẩm chất qua hành động cụ thể của mình. “Câu chuyện đã phả diễn ra trong không khí gượng nhẹ. Bà- Nghệ sĩ Kiều Tiên, vốn là cô đào hát xưa từng đóng cặp với ông, nhiều năm nay giã từ sân khấu để chăm sóc cho gia đình, ngồi bên nhắc khẽ khàng. Ông bảo từ hơn năm nay ông không dám nhớ lại điều gì vì sợ huyết áp tăng, đau đầu… Từ những chuyện biết về ông, tôi gợi mở dần ông nhớ lại và à lên thú vị bởi có những chuyện lâu rồi không còn đọng trong tâm trí”. Đây là một mở bài ví dụ. Phần thân bài: có thể là vài nét tính cách hay việc làm của nhân vật trong quá khứ. Song cái chủ đích mà tác giả muốn khai thác và khắc hoạ là những chi tiết liên quan đến hành động, việc làm cụ thể của nhân vật trong thời khắc hiện tại. Nghệ sĩ ưu tú Minh Phụng ở tuổi 60, trong cơn bạo bệnh vẫn say sưa nói về nghề “Tuần sau, tôi sẽ đến với chương trình nghệ sĩ U50 để ca một bài tân cổ giao duyên với Lệ Thuỷ. Tôi nhớ sân khấu lắm, mà tôi biết khán giả cũng nhớ tôi…”. Phần kết luận: Tác giả khái quát, lồng vào những suy nghĩ, bình luận của mình để khắc hoạ rõ nét hơn một lần nữa chân dung nhân vật. Cách viết này tạo cho bài viết một hơi thở mơi, không sa vào việc kể lể hay bị khô cứng bởi những thông tin về tiểu sử nhân vật. 3. Phóng sự chân dung và ký chân dung phỏng vấn * Phóng sự chân dung: Là viết để giúp người dọc hình dung ra một con người cụ thể: Kể lại câu chuyện về công việc, đời sống riêng tư, hậu trường của nhân vật công chúng. Người đọc bài phóng sự chân dung giống như xem bức ảnh nghĩa là chân thực và sống động phải thấy được hình dáng bên ngoài và suy nghĩ bên trong của nhân vật. Có thể là một 10 123doc.vn

Ngày đăng: 19/03/2013, 08:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan