Một số thủ thuật nhằm cải thiện kĩ năng nói tiếng anh

3 2.5K 35
Một số thủ thuật nhằm cải thiện kĩ năng nói tiếng anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số thủ thuật nhằm cải thiện kĩ năng nói tiếng anh

MỘT SỐ THỦ THUẬT NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học Cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Báo cáo trình bày một số thủ thuật nhằm nâng cao kỹ năng nói cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh, hoặc đối tượng sinh viên không chuyên ngoại ngữ như sử dụng những câu trả lời đơn giản, những cách nói thông thường trong những tình huống giao tiếp xã hội và sử dụng ngôn ngữ để nói về ngôn ngữ phát huy tối đa khả năng nói và sự tự tin trong giao tiếp cho người học tiếng Anh. Summary: The report presents some techniques to improve the speaking skill for English beginners or non English majors such as using minimal and simple responses, common expressions and exchanges in social communication and using language to talk about language. These techniques help enhance English learners’ speaking ability and their confidence in communication. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ, có thể nói kỹ năng mà người học Việt nam thường gặp nhiều khó khăn nhất là kỹ năng nói do đặc thù của kỹ năng này đòi hỏi người học phải tổng hợp vốn kiến thức ngôn ngữ của mình như từ vựng, ngữ pháp, phát âm để có thể giao tiếp một cách hiệu quả trong mỗi tình huống cụ thể. CNTT- CB Như ta đã biết, mục đích cuối cùng của việc học một ngôn ngữ là khả năng giao tiếp của người học, chính vì vậy dạy kỹ năng nói là rất quan trọng, tuy nhiên cũng rất khó khăn do sự khác biệt quá lớn giữa tiếng Anhtiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Nhận thức được điều này, người dạy tiếng Anh nói chung đã cố gắng áp dụng các phương pháp dạy nói theo đường hướng giao tiếp (Communicative Approach) và đã đạt được một số thành công nhất định. Bài báo này cũng là một phần trong những nỗ lực nhằm nâng cao kỹ năng nói của người học tiếng Anh thông qua việc áp dụng một số thủ thuật trong dạy kỹ năng này. II. NỘI DUNG Mục đích của dạy kỹ năng nói là giúp cho người học có năng lực giao tiếp bằng ngữ đích. Người học phải có thể giao tiếp một cách hiệu quả, tránh được những hiểu lầm do phát âm sai, dùng sai ngữ pháp hay từ vựng, hơn nữa người học phải nhận biết và tuân thủ những nguyên tắc xã hội và văn hoá phù hợp trong từng tình huống giao tiếp. Người học thường nghĩ rằng khả năng nói một ngôn ngữ là sản phẩm của việc học ngôn ngữ đó, nhưng thực chất nói cũng là một phần quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Giáo viên có thể dạy cho người học một số thủ thuật nói như sử dụng những câu trả lời ngắn gọn đơn giản, những kịch bản ngôn ngữ thường dùng trong những tình huống xã hội nhất định, và sử dụng ngôn ngữ để nói về ngôn ngữ, tức là sử dụng kiến thức mà họ đã có để tự mình nâng cao khả năng ngôn ngữ và củng cố sự tự tin trong giao tiếp bằng ngữ đích. 1. Sử dụng những câu trả lời ngắn gọn đơn giản Những người học thiếu tự tin về khả năng nói thường ngồi im lặng trong khi những người khác đang thực hành nói. Một cách để khuyến khích những người đó tham gia vào hoạt động nói là giúp họ nắm vững và sử dụng những câu trả lời ngắn gọn và đơn giản trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Những câu trả lời như vậy đặc biệt có ích cho những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Những câu trả lời ngắn gọn thường dễ đoán và là những diễn đạt có tính thành ngữ mà người tham gia giao tiếp sử dụng để thể hiện sự nhất trí, sự nghi ngờ, hiểu biết và những phản ứng tương tự đối với câu nói của người khác. Nắm được cách trả lời đơn giản sẽ giúp cho người học tập trung vào những điều mà người khác đang nói mà người học không phải mất nhiều công sức loay hoay tìm cách trả lời, điều thường làm gián đoạn hội thoại và dẫn đến thất bại trong giao tiếp. Sau đây là một số ví dụ về những câu trả lời như vậy: Khi đồng ý với điều đang nói, người học có thể nói: Absolutely; Yes, that’s right; Of course…. Khi thể hiện một cách lịch thiệp sự không nhất trí của mình, người học nói: Well, not really; Perhaps not quite that bad; Maybe not… Khi biểu lộ sự nghi ngờ, có thể nói : Really?; Are you sure? . Khi đồng ý hợp tác có thể nói: Yes, of course; Okay; Hoặc không đồng ý hợp tác có thể nói: Sorry, I can’t; I’m afraid not… Biểu lộ ý kiến của mình, ta nói : That’s nice; How lucky!; That’s too bad… Thể hiện sự quan tâm, khuyến khích người đang nói tiếp tục câu chuyện, ta có thể nói: What happened next?; That’s really interesting; What did you do? . CNTT-CB 2. Sử dụng những kịch bản ngôn ngữ thường dùng trong những tình huống xã hội nhất định Một số tình huống giao tiếp thường bao gồm những cách nói thường có thể dự đoán được mà ta có thể tạm gọi là các kịch bản ngôn ngữ như chào hỏi, xin lỗi, khen ngợi, mời mọc, mua bán và các tình huống tương tự bị ảnh hưởng bởi các qui tắc xã hội và văn hoá. Các tình huống như vậy thường theo một kịch bản nhất định. Trong những kịch bản này, mối quan hệ giữa lời nói và trình tự những trao đổi ngôn ngữ thường có thể dự đoán được. Giáo viên có thể giúp người học phát triển khả năng nói bằng cách làm cho họ nhận biết và nắm được kịch bản cho những tình huống giao tiếp khác nhau để họ có thể dự đoán những điều họ sẽ nghe thấy và họ cần nói gì để đáp lại trong những tình huống đó. Thông qua các hoạt động tương tác, giáo viên có thể cho học viên thực hành sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về loại kịch bản giao tiếp như vậy: Kịch bản trao đổi mua bán: A: May I help you? B: I'd like to buy two movie tickets, please. A: Which film? "Attack of the Nightmare Monsters" or "World's Stupidest Love Story"? B: Nightmare Monsters. A: That will be $20. B: Here you go. Thanks. Hay một kịch bản hội thoại giữa hai người bạn: A: Hey! How have you been? I haven't seen you in a long time. B: Yeah, I had the flu, so I was out for a while. A: Oh, that's too bad. I hope you're feeling better. B: Getting there. It takes a long time. 3. Sử dụng ngôn ngữ để nói về ngôn ngữ Người học ngoại ngữ thường bối rối hoặc ngại nói khi họ không hiểu người khác nói gì hoặc khi họ nhận thấy rằng người đang đối thoại không hiểu họ. Giáo viên có thể giúp học viên vượt qua trở ngại này khi nói rằng việc không hiểu nhau và cần phải làm rõ hàm ý của người đối thoại là điều có thể xuất hiện ở bất kỳ loại tương tác nào dù trình độ ngoại ngữ của người học có tốt đến đâu. Giáo viên có thể dạy học viên một số cách nói và cụm từ thường dùng để làm rõ ý người đối thoại. Bằng cách khuyến khích học viên sử dụng các cụm từ như vậy trong lớp khi xảy ra sự không hiểu nhau trong hội thoại, người dạy có thể tạo ra một môi trường thực hành ngôn ngữ tổng hợp trong lớp. Khi bản thân học viên đã nắm được những cách nói làm rõ ý người đối thoại như vậy, học viên sẽ tự tin hơn về khả năng kiểm soát các tình huống giao tiếp khác nhau mà họ gặp bên ngoài lớp học. Sau đây là một số ví dụ về các tình huống như vậy: Khi không chắc chắn về hàm ý của người nói, hãy nhắc lại điều mà bạn nghĩ là người nói đã nói dưới dạng một câu hỏi: Excuse me, did you say that the sun rises in the west? Khi bạn hầu như không hiểu người kia đã nói gì, hãy hỏi họ nhắc lại như sau: Could you say that again, please? hoặc Could you repeat that, please? CNTT- CB Khi bạn không biết một từ nào đó, hãy mô tả và hỏi tên của nó: What do you call the stuff that falls out of the sky, that is rain but frozen? Khi bạn nghĩ người kia đã hiểu sai ý của bạn, hãy nhắc lại điều bạn đã nói và sau đó nói theo một cách khác: I'm sorry, I didn't express myself clearly. I said the plane leaves at three-thirty. Half past three. III. KẾT LUẬN Trên đây chỉ là một số thủ thuật nhỏ trong dạy kỹ năng nói cho người học Việt nam, chủ yếu áp dụng với những người bắt đầu học tiếng Anh, hoặc sinh viên không chuyên ngoại ngữ. Để có thể phát triển được kỹ năng nói, người dạy phải sử dụng rất nhiều các phương pháp cũng như thủ thuật khác nữa, đặc biệt quan trọng là người dạy phải nắm được trình độ của học viên để áp dụng những phương pháp phù hợp phát huy tối đa khả năng nói của người học và giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp bằng ngữ đích. Tài liệu tham khảo [1]. Brown, and G. Yule. (1983). Teaching the spoken language. New York: Cambridge University Press. [2]. Schmidt, R. W., & Frota, S. N. (1986). Developing basic conversational ability in a second language: A case study of an adult learner of Portuguese. In R. R. Day (Ed.), Talking to learn (pp. 237-326). Rowley, MA: Newbury House♦ . MỘT SỐ THỦ THUẬT NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học Cơ. này cũng là một phần trong những nỗ lực nhằm nâng cao kỹ năng nói của người học tiếng Anh thông qua việc áp dụng một số thủ thuật trong dạy kỹ năng này.

Ngày đăng: 19/03/2013, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan