Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx

125 1.6K 8
Bài giảng: RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng RĂNG VÀ BỘ RĂNG 1 MỤC TIÊU: 1-Trình bày được các khái niệm về hệ thống nhai và cơ quan răng. 2-Vẽ và chú thích được các thành phần của cơ quan răng. 3-Mô tả được các cấu trúc sinh học cơ bản của mô răng và nha chu. 4-Trình bày được cách viết ký hiệu thông dụng để chỉ các răng trên cung răng. BÀI GIẢNG : 1. Các khái niệm cơ bản : 1.1. Hệ thống nhai : Bao gồm răng, nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ nhai, các dây thần kinh, mạch máu, hệ thống tuyến nước miếng, hệ thống môi - má - lưỡi. 1.2. Cơ quan răng : là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha chu: - Răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn. - Nha chu là bộ phận nâng đỡ và giữ răng tại chỗ, trực tiếp chịu ảnh hưởng của lực nhai. 1.3. Bộ răng là sự sắp xếp có tổ chức của các cơ quan răng. 2. Cấu trúc sinh học mô răng : Mô răng bao gồm mô cứng (men, ngà) và mô mềm (tủy). 2.1. Men răng : - Là một mô calci hóa cao độ. Thành phần gồm (tính theo khối lượng) : 95% vô cơ (Calci, Phospho, Magnésium, CO3, Na, F, Ca-P). 1% hữu cơ (Protein và Lipid). 4% nước. - Men răng được hình thành và định hình từ trước khi răng mọc. - Sau khi răng mọc (trong khoảng từ 2 đến 3 năm ) trong đời sống men răng diễn ra quá trình trưởng thành, chủ yếu là quá trình hình thành các phức chất do trao đổi chất với môi trường nước miếng làm cho các tinh thể (Hydroxyapatit và Fluoroapatit) là những đơn vị cấu tạo nên các trụ men, có sự thay đổi so với men răng hình thành khi chưa mọc hay mọc. - Phản ứng của men răng trong đời sống của răng mang đậm những đặc trưng của một vật liệu calci hóa cao độ. 2.2. Ngà răng : - Cũng là một mô calci hóa cao độ nhưng ít hơn men răng. - Thành phần gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% là nước. - Trong ngà có nhiều ống nhỏ chứa các đuôi nguyên sinh chất của các tạo ngà bào, ống ngà có đường kính khoảng 5-10 ?m ( 1?m = 10 -6 m, 1nm = 10 -9 m) 2 - Trên 1 mm 2 cắt ngang qua ngà răng có khoảng từ 20.000 đến 50.000 ống ngà, ngà răng như vậy là một mô tương đối xốp và đàn hồi. 2.3. Tủy răng : - Là một mô liên kết đặc biệt giàu mạch máu và thần kinh. - Có một loại tế bào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát vách tủy. - Các tạo ngà bào liên tục tạo ra ngà (ngà thứ phát) làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại. - Tủy có 2 nhiệm vụ : tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sát vách tủy hoặc chui vào các ống ngà. Cảm giác của răng qua hệ thống tủy là rất đặc biệt vì : - Không đặc hiệu về vị trí. - Không đặc hiệu về nguyên nhân gây ra cảm giác. - Do ở trong buồng kín và do cấu trúc của hệ mạch máu, tủy răng vừa dễ bị viêm vừa dễ bị hoại tử vì phản ứng viêm đó. - Khi viêm gây đau nhức dữ dội. 3. Cấu trúc sinh học mô nha chu. Mô nha chu bao gồm xê măng, dây chằng nha chu, nướu răng và xương ổ răng 3.1 Xê măng chân răng : - Là một mô dạng xương đặc biệt (có 61% là chất vô cơ, 27% chất hữu cơ rất giàu các sợi collagen, còn 12% là nước) bám chặt vào ngà chân răng và thường bị lấy ra cùng với răng khi nhổ. - Xê măng được tạo ra trong suốt cuộc đời (nhờ sự hoạt động thường xuyên của nguyên bào tạo xê măng- cementoblast) đặc biệt là ở phía chóp răng làm cho các răng liên tục mọc lên để bù đắp cho sự mòn ở mặt nhai . 3.2. Dây chằng nha chu: - Là một mô liên kết giàu nguyên bào và tế baò sợi với nhiều mạch máu và thần kinh - Là những sợi liên kết đặc biệt nối từ cément đến xương ổ răng. - Dây chằng có độ dầy khoảng ¼ mm - Chức năng : - Giảm chấn động (R bình thường có độ lung lay nhất định). - Truyền lực nhai xuống xương ổ răng. - Nuôi lớp xê măng và xương ổ răng. - Tạo cảm giác định vị và xúc giác. 3.3. Nướu răng : 3 - Niêm mạc nướu liên tục với niêm mạc miệng - Gồm nướu dính (là nướu bám vào mặt ngoài của xương ổ răng) và nướu rời. - Ơ mặt thân răng của nướu rời có một vùng biểu mô đặc biệt gọi là biểu mô bám dính, đó là nơi biểu mô nướu bám dính vào men răng. - Biểu mô nướu được kératin hóa ở mặt ngoài, không keratin hóa ở mặt trong. 3.4. Xương ổ răng: - Là một phần của xương hàm trên hoặc dưới, làm chỗ tựa cho răng. - Là một mô xương xốp liên tục với xương hàm và tạo thành những huyệt giống với hình thể và số lượng của các chân răng. - Có một vách xương mỏng và cứng bao xung quanh chân răng và là nơi để các dây chằng nha chu bám vào (phiến cứng-lamina dura). - Nếu răng bị nhổ xương ổ răng sẽ bị tiêu dần. Trong đời sống thì răng cần cho thì đầu tiên để cắt và nghiền cơ học thức ăn, nhưng răng miệng và hệ thống nhai ở người nói chung không góp phần quyết định cho sự sống còn nhưng vẫn là bộ phận trước tiên tiên của cơ thể tiếp xúc, giao tiếp với thế giới bên ngoài, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với với những người khác trong cộng đồng (chức năng xã hội). Giữ gìn sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai là mục tiêu của người thầy thuốc cũng đồng thời là đòi hỏi của mỗi cá nhân và của cộng đồng. SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN Mục tiêu : 1. Viết được công thức răng. 2. Phát biểu được định nghĩa về sự mọc răng. 3. Trình bày được thứ tự và thời gian mọc răng. 4. Trình bày được các chú ý lâm sàng và các rối loạn có thể có trong quá trình phát triển của bộ răng. 1. Nha thức hay công thức răng Dùng để biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở một bên hàm (nửa hàm trên và nửa hàm dưới ). + Răng sữa : Cửa Nanh Cối sữa = 10 + Răng vĩnh viễn : Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16 4 + Nhóm răng : - Nhóm răng trước: Gồm nhóm răng Cửa + Nhóm răng Nanh. - Nhóm răng sau: Gồm tất cả các nhóm răng Cối. 2. Các giai đoạn phát triển của răng : 2.1. Giai đoạn tăng trưởng (growth): Hình thành mầm răng, xuất hiện các tạo men bào (ameloblasts) và tạo ngà bào (odontoblasts), lắng đọng các chất căn bản của men và ngà. 2.2. Giai đoạn vôi hóa (calcification): Trầm hiện các muối calcium làm cho các chất căn bản trở nên cứng hơn. 2.3. Giai đoạn mọc răng (eruption): Chính là sự di chuyển của răng vào trong hốc miệng. 2.4. Giai đoạn mòn răng (attrition): Do ăn nhai. 2.5. Giai đoạn tiêu ngót (resorption) chân răng (đối với răng sữa ) hay giai đoạn bồi đắp xê măng chân răng (đối với răng vĩnh viễn ) để bù cho sự mòn men. Xáo trộn một trong các giai đoạn trên sẽ đưa đến các bất thường hoặc các trường hợp bệnh lý như : thừa hoặc thiếu răng, nang răng hay bướu răng thiểu sản men, răng mọc ngầm 3. Sự mọc răng : 3.1. Định nghĩa : Mọc răng là một quá trình trong đó một răng đang phát triển di chuyển từ vị trí ban đầu của nó trong xương hàm đến một vị trí chức năng trong miệng và tiếp tục sự dịch chuyển chức năng trong suốt thời gian tồn tại của răng . Quá trình mọc răng gồm có 3 pha : 1. Pha dịch chuyển trước khi mọc. 2. Pha dịch chuyển tiền chức năng (giai đoạn mọc lâm sàng). 3. Pha dịch chuyển sau khi mọc hay pha chức năng. 3.2. Nhận xét : - Răng mọc dần dần và xen kẻ có những kỳ gián đoạn,vận động mọc diễn ra chủ yếu về đêm, ban ngày thì chậm hay dừng lại. - Răng hàm trên được bắt đầu tạo trước răng hàm dưới nhưng thường răng hàm dưới mọc trước răng hàm trên. - Nữ mọc sớm hơn nam, trẻ gầy mọc sớm hơn trẻ mập. - Mọc sớm, chậm vài tháng được xem là bình thường. - Mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên trẻ có thể bị sốt nhẹ, ngủ không yên, chảy nước miếng, và không có liên quan gì đến sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng. - Tốc độ mọc răng tùy thuộc vào loại răng, trung bình là 1mm/tháng, (ở tình trạng chen chúc có thể là 1mm/6 tháng). Thời gian mọc trung bình là từ 4 đến 7 tháng. 5 - Khi một răng chuẩn bị mọc, lớp xương phủ bên trên sẽ bị tiêu hủy và mô mềm trên đó cũng có những thay đổi để chuẩn bị cho việc mọc răng. - Ở răng vĩnh viễn, chân răng sữa phải bị tiêu đi để có chỗ cho mầm răng vĩnh viễn (RVV) mọc. - Răng sữa chậm rụng : rối loạn sự hình thành RVV hay RVV mọc sai vị trí 4. Bộ răng sữa : - Xuất hiện lúc 6 tháng tuổi, và kết thúc ở khoảng từ 2 đến 2 tuổi rưỡi, theo thứ tự sau : Răng trên: I II IV III V Răng dưới: I II IV III V - Răng cối sữa 1 mọc trước răng nanh có lẽ liên quan đến việc thiết lập cắn khớp giữa cung răng trên và dưới. - Chân răng sữa hình thành đầy đủ sau khi mọc khoảng từ 1 đến 1 năm rưỡi. - Sự hình thành 1 răng sữa mất khoảng từ 2 đến 4 năm từ khi xuất hiện mầm răng cho đến khi chân răng hoàn thành. 5. Bộ răng vĩnh viễn: - Trong khi các răng sữa mọc và hoạt động chức năng, thì các răng vĩnh viễn đã bắt đầu Calci hóa và thành lập thân răng ( R6 -lúc sanh; R7-cuối năm thứ ba; R8-lúc 9 tuổi). - Trung bình quá trình hình thành của một răng vĩnh viễn chiếm khoảng 12 năm. - Chân của các răng vĩnh viễn được hoàn thành sau khi răng mọc được 2-3 năm. 6. Quá trình thay răng (Bộ răng hỗn hợp) : - Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng cối lớn I, tiếp theo là răng cửa giữa dưới (có khi ngược lại), từ đây bắt đầu quá trình kéo dài cung răng . - Sau đó cứ trung bình một năm thì có một răng mọc cho đến khi xuất hiện răng cối lớn II (khoảng 12 tuổi) , thì 6 năm sau ( hoặc lâu hơn nữa ) răng cối lớn III sẽ mọc - sự kéo dài cung răng kết thúc, bộ răng vĩnh viễn hoàn thành (18-25 tuổi). -Thời gian mọc và thay răng (đơn giản hoá): Tuổi 7 8 11 9 10 6 12 18 Răng trên 1 2 3 4 5 6 7 8 Răng dưới 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuổi 7 8 9 10 11 6 12 18 - Thời gian mọc răng ở các răng nanh, răng cối nhỏ II và nhất là răng cối lớn III bị biến đổi nhiều nhất. 6 - Các răng cối lớn I tác dụng như những viên đá đỉnh vòm (yếu tố quyết định) của bộ răng vĩnh viễn, thiết lập và duy trì sự đúng đắn về vị trí của chúng trong quá trình thay răng của các răng phía trước nó. - Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị RVV. - Các mầm răng có thể bị tổn thương : - Từ trong bào thai. - Khi sanh. - Sau khi sanh cho đến 12 - 16 tuổi. - Có sự thay đổi cấu trúc của răng theo tuổi : - Men răng mới mọc còn xốp: dễ sâu nhưng cũng dễ ngấm Fluor, càng về sau chất hữu cơ càng giảm, làm răng trở nên giòn và sẫm màu hơn. - Ngà : thành lập dần ngà thứ cấp làm buồng tuỷ hẹp lại. - Xê măng mới bồi đắp liên tục (bù trừ sự mòn răng) 7. Các rối loạn trong quá trình phát triển của bộ răng 7.1. Bất thường về số lượng: - Thiếu răng toàn bộ (rất hiếm) hay thiếu một phần (R2, R5, R8). - Thừa răng (Mesiodens, cận R6) 7.2. Bất thường về cấu trúc: men ngà bất toàn, thiểu sản men… - Do chấn thương (sai khớp cắn răng sữa làm ngăn cản sự tạo men RVV). - Do viêm nhiễm virus (bệnh toàn thân), thuốc (Tetra…), hoá chất (Fluor…). - Do di truyền (thường bị ở cả hai hàm và ở cả hai bộ răng) + Thời điểm tác động sẽ quyết định vị trí loạn sản, ngược lại từ vị trí loạn sản sẽ suy đoán được thời điểm tác động. 7.3. Bất thường về kích thước (hình dáng vẫn bình thường). - Microdontia hay Macrodontia. 7.4. Bất thường về hình thái : - Dị dạng, chân răng gấp khúc, sinh đôi, dính nhau, nhiều chân… 7.5. Bất thường về thời gian và trình tự mọc. 8. Nhận dạng về pháp lý - xác định tuổi : - Có thể đoán định tuổi chính xác đến ½ năm cho những người hoặc di cốt nếu dưới 20 tuổi. - Xác định qua mức độ xơ hoá (hay độ trong) của ngà chân răng (đơn giản, nhanh chóng và chính xác). - Gần đây nhất là có thể xác định tuổi từ 5 cho đến 70 tuổi bằng phản ứng hoá học xác định mức độ chuyển hoá Acid Aspartic trong men răng (tốn kém nhưng đáng tin cậy). - Qua cấu trúc răng có thể xác định các răng riêng lẻ có của cùng một người hay không. 7 CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1- Nha thức là công thức biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở cả 2 bên hàm ( Đ - S ) 2- Răng vĩnh viễn có 3 nhóm răng là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh và nhóm răng hàm. ( Đ - S ). 3- Giai đoạn mọc răng lâm sàng chính là pha dịch chuyển sau khi răng mọc hay pha chức năng ( Đ - S ). 4- Răng hàm dưới được bắt đầu tạo trước răng hàm trên nên thường mọc ra trước răng hàm trên. ( Đ - S ). 5- Mọc răng ở trẻ luôn có liên quan đến tình trạng sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng. ( Đ - S ). 6- Tốc độ mọc răng trung bình là 1mm/ tháng. ( Đ - S ). 7- Thường thì răng nanh hàm trên mọc sau răng cửa bên và cối nhỏ thứ nhất. ( Đ - S ). 8- Răng 6 tuổi chính là răng số 1. ( Đ - S ). 9- Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị răng vĩnh viễn. ( Đ - S ). 10- Các mầm răng chỉ có thể bị tổn thương từ trước khi sanh mà thôi. ( Đ - S ). TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG Ở VIỆT NAM & PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐẾN NĂM 2010 ThS-BS Nguyễn Hữu Nhân Mục tiêu 1. Hiểu được các định nghĩa cơ bản về sức khoẻ và dịch tể học răng miệng . 2. Mô tả được tình hình bệnh răng miệng ở VN 3. Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh răng miệng ở VN. 4. Nắm được các chính sách chủ yếu của nhà nước về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân. 5. Biết được định hướng công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh đến năm 2010. 1- CÁC ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN 1.1- Sức khoẻ răng miệng (oral health): "là tình trạng không có bất cứ sự dị thường về hình thái hoặc chức năng của răng và nha chu cũng như các phần lân cận hốc miệng và của những cơ cấu khác có vai trò trong sự nhai và có liên quan với phức hợp hàm mặt". 1.2- Dịch tể học răng miệng (oral epidemiology): "là khoa học nghiên cứu về sự phân bố sức khoẻ và bệnh răng miệng của con người, lý giải sự phân bố đó nhằm giúp cho các cơ sở y tế răng miệng thiết lập các kế hoạch, chương trình can thiệp phù hợp và có hiệu quả nhằm khống chế các bệnh răng miệng đang lưu hành". Có 3 vấn đề cần nghiên cứu : - Tần suất bệnh răng miệng. - Sự phân bố bệnh răng miệng và lý giải sự phân bố đó. 8 - Các chương trình can thiệp và hiệu quả của nó. 2- TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG TẠI VIỆT NAM 2.1- TÌNH HÌNH BỆNH SÂU RĂNG 2.1.1- Tần suất Bảng 1 : Tỷ lệ sâu răng và số trung bình SMT răng. Tuổi Tỷ lệ (%) SMT Chung Nam Nữ Chung Nam Nữ 12 56.6 48.8 64.3 1,88 1.48 2.27 15 67.7 67.8 67.6 2.16 2.12 2.20 35-44 88.9 89.7 88.5 4.70 3.83 5.50 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 2000-Viện RHM Hà Nội 2.1.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng ở VN - Theo tuổi. - Theo giới. - Theo vùng địa dư: thành thị, nông thôn,đồng bằng, miền núi… - Theo nhóm dân tộc. - Theo trình độ văn hoá. - Theo yếu tố kinh tế xã hội. - Theo các yếu tố khác… Bảng 2 : Tình hình sâu răng ở 2 miền Nam - Bắc VN năm 1991 Nhóm tuổi % sâu răng SMT + ĐLC Miền Bắc Miền Nam Miền Bắc Miền Nam 12 43,33 76,33 1,15+ 0,17 2,93 + 0,22 15 47,33 82,99 1,38 + 0,26 3,59 + 0,34 35-44 59,33 86,33 3,02 +1,80 8,16 + 0,65 Nguồn : Điều tra SKRM VN năm 1991-Viện RHM Hà Nội và TP HCM 2.2- TÌNH HÌNH BỆNH NHA CHU 2.2.1- Tần suất bệnh: 9 Bảng 3 : Tỷ lệ % người có bệnh nha chu Nhóm tuổi % người Chảy máu nướu Vôi răng Túi nông Túi nông 6-8 42,7 25,5 x x 12-14 71,4 78,4 x x 35-44 97.4 61.0 29,7 6.7 >44 94.0 45.9 35.7 10.5 Nguồn : Điều tra SKRMVN - Viện RHM Hà Nội 2000 Bảng 4 : Số trung bình sextants có bệnh nha chu (năm 2000) Nhóm tuổi Số trung bình sextants Chảy máu nướu Vôi răng Túi nông Túi sâu 6-8 1,2 0,7 x x 12-14 2,3 2,9 x x 35-44 4.4 3.5 0.8 0.1 > 44 3.9 2.9 0.8 0.2 Nguồn : Điều tra SKRMVN -Viện RHM Ha Nội 2000 2.2.2- Sự phân bố bệnh và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nha chu ở Việt Nam - Theo tuổi. - Theo giới. - Theo vùng địa dư (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi) - Theo yếu tố dân tộc. - Theo yếu tố kinh tế - xã hội. - Theo yếu tố khác (vi khuẩn, cắn khớp, nội tiết, miễn dịch…). Bảng 5 : Tình trạng chảy máu nướu và vôi răng theo giới. 10 [...]... biệt để có thể bám vào mặt răng và nó cũng tạo một khung (matrix) dính để giúp cho chúng bám vào với nhau Sự bám vào răng và bám vào nhau giúp cho vi khuẩn tụ lại trên mặt răng Khi các vi khuẩn đầu tiên đó đã bám dính được vào răng, chúng sinh sôi nảy nở và lan tỏa ra theo chiều ngang để tạo ra một màng bọc trên mặt răng Vi khuẩn tiếp tục phát triển và lan ra theo chiều dọc của mặt răng Khi mảng streptococcus... gốc từ tủy- Tập bài giảng lưu hành nội bộ- Bộ môn chữa răng- Khoa RHM - ĐH Y Dược-TP HCM(2003) 2 Phạm Thị Tuyết Nga-Bệnh viêm tủy răng- Viêm quanh cuống răng -Bài giảng răng hàm mặt- Bộ môn Răng hàm mặt trường ĐH Y Hà nội- Nhà xuất bản Y học (2001) BỆNH NHA CHU ThS BS Nguyễn Hữu Nhân Mục tiêu : 1 Kể và mô tả được cấu trúc mô nha chu bình thường 2 Liệt kê và mô tả được các loại viêm nướu và viêm nha chu... ngoài răng 16, 26 ; mặt trong răng 36, 46 - Mặt ngoài hai răng cửa : 11 và 31 - Gồm hai thành phần : chỉ số mảng bám và chỉ số vôi răng - 0 điểm : không có mảng bám (hay không có vôi răng trên nướu) - 1 điểm : mảng bám (hay vôi răng trên nướu) bám ít hơn 1/3 mặt răng - 2 điểm : mảng bám (hay vôi răng trên nướu) bám hơn 1/3 nhưng chưa đến 2/3 mặt răng - 3 điểm : mảng bám bám hơn 2/3 mặt răng (hay vôi răng. .. sinh răng miệng đơn giản là chỉ số khảo sát tình trạng mảng bám và vết dính có trên 6 răng chỉ số (Đ -S) 20) Khi chỉ số CPITN=1 (chảy máu nướu ) thì không cần điều trị gì chỉ cần hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho đúng cách là đủ (Đ -S) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Nguyễn Cẩn - Bài giảng Nha chu học thực hành - Bộ môn Nha chu / Khoa Răng Hàm Mặt / Đại học Y Dược - 1996 2) Bài giảng Răng Hàm Mặt - Bộ môn Răng. .. Đình Hưng-Bệnh sâu răng -Bài giảng răng hàm mặt -Bộ môn RHM trường ĐH Y Hà NộiNhà xuất bản Y Học(2001) 3 Đào Thị Hồng Quân-Đại cương về sâu răng học- Bài giảng lưu hành nội bộ- Bộ môn chữa răngKhoa RHM- ĐH Y Dược- TP HCM(2000) 4 Richard S Schwartz, James B.Summitt, J William Robbins- Fundamentals of Operative Dentistry- A Contemporary Approach- Quintessence books (1996) 25 BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP... cơ bản 2 Vẽ và phân tích được những yếu tố bệnh căn trong sơ đồ Keys cải tiến 3 Hiểu được diễn tiến bệnh sâu răng 4 Biết được hướng điều trị hiện nay 1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Sâu răng : là một bệnh nhiễm khuẩn của răng, nó đưa đến sự hòa tan tại chỗ và phá hủy những mô Calci của răng Chữa răng: phục hồi lại những mất chất của răng( do sâu hay do nguyên nhân khác) Nội nha: điều trị tủy các răng bị bệnh... xương bao bọc hết gốc răng, chỉ trừ một lỗ gọi là lỗ chóp để cho mạch máu và dây thần kinh chui vào tuỷ răng - Khoáng hoá nhiều hơn xương (61% vô cơ - 27% hưũ cơ - 12% nước) - Dây chằng nha chu bám chặt vào lớp xê măng này - Hơn 90% trường hợp xêmăng có tiếp xúc với men răng 1.4- Dây chằng nha chu: - Là một hệ thống sợi, chủ yếu là những sợi collagen, nối liền răng vào xương ổ răng Chia thành nhiều... tật răng miệng tại Việt Nam - Nghiên cứu về xã hội học y tế răng miệng Việt Nam - Nghiên cứu về tổ chức, quản lý y tế răng miệng 17 Nghiên cứu kỹ thuật điều trị hiện đại và thích hợp để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng phổ biến cho nhân dân 4 Tăng cường đầu tư và quản lý tốt các nguồn nhân lực 5 Xã hội hoá công tác bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho nhân dân 6 Đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình mục tiêu... giáo và tiểu học 3.3.2- Nội dung chương trình - Ở nhà trẻ : -Vệ sinh răng miệng -Khám định kỳ và điều trị sớm -Giảm đau và chăm sóc khẩn cấp - Ở mẫu giáo: -Giáo dục SKRM (chuyện kể- trò chơi) 18 -Chải răng với kem có Fluor -Khám định kỳ và điều trị sớm - Ở tiểu học: -Giáo dục SKRM -Sử dụng Fluor phòng ngừa sâu răng -Khám và điều trị sớm -Trám bít hố rãnh -Chỉnh nha phòng ngừa -Phòng ngừa sâu răng ở... xảy ra trên một răng tủy đã hoại tử.(Đ-S) 8 Viêm quanh chóp mãn và viêm quanh chóp mãn có mủ phân biệt trên lâm sàng nhờ vào lỗ dò (Đ-S) 9 Triệu chứng của abces quanh chóp cấp và abces tái phát giống nhau, phân biệt nhờ vào film Xquang.(Đ-S) 10 Viêm quanh chóp mãn và viêm quanh chóp mãn có mủ có hình ảnh X-quanh giống nhau.(Đ-S) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dương Tú Hạnh - Bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng . lưỡi. 1.2. Cơ quan răng : là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha chu: - Răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn. - Nha chu là bộ phận nâng đỡ và giữ răng tại chỗ,. Bài giảng RĂNG VÀ BỘ RĂNG 1 MỤC TIÊU: 1-Trình bày được các khái niệm về hệ thống nhai và cơ quan răng. 2-Vẽ và chú thích được các thành phần của cơ quan răng. 3-Mô tả được. lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai là mục tiêu của người thầy thuốc cũng đồng thời là đòi hỏi của mỗi cá nhân và của cộng đồng. SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN Mục tiêu : 1.

Ngày đăng: 01/08/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan