Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 4 potx

54 354 3
Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 4 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 4 163 4.3.6 Khí từ đá biến chất và đá magma 1- Khí từ đá biến chất Khí của đá biến chất thường đa dạng là do kết quả biến chất của các đá từ độ sâu lớn giải phóng các khí. Có khi từ lớp dưới của vỏ hay từ manti, do granit hóa mạnh các đá hay biến chất trao đổi di cư đi lên. Biến chất của đá trầm tích ở độ sâu lớn. Đá amphibol biến đổi ở áp suất lớn hơn 1000MPa và T>700 o C, đôi khi ở điều kiện P = 400 ÷ 600MPa và nhiệt độ khoảng 550 ÷ 600 o C, giải phóng ra các khí trong đó có CH 4 , một ít C 2 H 6 chúng chiếm tới 83%. Còn đôi khi gặp O 2 tự do. Có thể các mảnh amphibol lẫn trong đá trầm tích và do đó các khí hydrocacbon có nguồn gốc hữu cơ. Song theo tỷ số đồng vò của He ( 3 He/ 4 He = 3,20×10 -8 %o) phản ánh nguồn gốc từ dưới sâu của lớp vỏ. Tuy nhiên, cũng có thể giải thích khác là khí hydrocacbon sinh ra từ trầm tích di cư vào các đá trước khi biến chất và kết tinh do đó chúng cầm tù các khí này trong các bao thể. Nếu xây dựng tương quan giữa khí hydrocacbon và CO 2 của đá biến chất với hàm lượng C org vẫn thấy mối quan hệ thuận. Điều đó chứng tỏ VLHC vẫn là nguồn sinh ra khí hydrocacbon và CO 2 khi đá trầm tích rơi vào điều kiện biến chất và bò giam giữ trong các bao thể sau khi kết tinh (lỗ hổng kín). 2- Khí của đá magma Sau khi nghiền các đá magma ở điều kiện chân không nhận được lượng nhỏ khí. Thành phần khí chủ yếu là H 2 , hàm lượng nhỏ, CH 4 , C 2 H 6 với lượng 0,0002-0.0005 cm 3 / kg đá, ngoài ra còn gặp cả CO 2 và N 2 . Lượng khí tăng cao trong đá được hình thành ở nhiệt độ cao và giảm đáng kể ở đá được kết tinh ở nhiệt độ thấp. Điều đó chứng tỏ quá trình giải phóng khí khi kết tinh, đặc biệt mất nhiều khí H 2 . Trong thành phần khí còn gặp He. Trong các đá kiềm cũng gặp CH 4 , H 2 . Trong các khí phổ biến vẫn là CH 4 và H 2 . Trong các đá trung tính phát hiện tăng cường hàm lượng khí H 2 . Tóm lại, khí trong đá biến chất và đá magma có thể có ba nguồn: manti, lớp vỏ và lớp không khí. Đương nhiên hàm lượng của chúng rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với khí từ lớp trầm tích. Điều đó chứng tỏ có thể lớp trầm tích ở độ sâu nhỏ của vỏ đã chuyển ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 164 sang biến chất và giải phóng các khí này, sau đó bò giữ lại ở các hang ổ trong quá trình kết tinh. 4.4 Đặc điểm đòa hóa bitum 4.4.1 Điều kiện thành tạo bitum - Bitum tự nhiên là một dạng vật liệu hữu cơ di cư được của các sản phẩm biến đổi có nguồn gốc lipide. - Có thể phân chia bitum thành ba nhóm: 1- Naftid, sản phẩm đầu tiên của nó là dầu chiết được bằng clorofoorm trong bộ sohlet 2- Naftoide là sản phẩm rộng dài hơn vi dầu tức là các sản phẩm của vật liệu hữu cơ chuyển trực tiếp thành các sản phẩm có khả năng di cư. Do đó, naftoide là sản phẩm trung gian giữa vật liệu hữu cơ và dầu. Chúng được sinh ra do các ứng suất kiến tạo, nhiệt độ tăng cao tạo khả năng hóa lỏng các cấu tử của vật liệu hữu cơ. Sản phẩm trung gian này còn gọi là malta chiết được bằng cồn benzen (C 2 H 5 OH-C 6 H 6 )(1:1) trong bộ sohlet. Vậy nếu naftid là sản phẩm dầu tách ra khỏi đá mẹ di cư vào đá chứa thì naftoid vẫn là sản phẩm có độ nhớt cao đang di chuyển theo các khe nứt và vi lỗ hổng. 3- Nếu hai loại trên chiết được bằng dung môi hữu cơ thì loại 3 không triết được đó là kerogen. Loại này chỉ chuyển hóa sang hai loại trên do tác động của nhiệt độ. 4.4.2 Phân loại bitum Bitum được phân thành hai nhóm: - Một nhóm phân loại theo thành phần, tính chất vật lý và hóa học. - Một nhóm khác phân loại theo nguồn gốc tức là theo điều kiện thành tạo. 1- Phân loại bitum theo thành phần và tính chất - Loại bitum clorofooc chứa nhiều thành phần gần dầu, nhiều parafin nhẹ và trung bình, chứa nhiều hydrogen. Tỷ trọng của nó dao động từ 0,9÷1,15, chuyển thành chất lỏng khi nhiệt độ tăng tới CHƯƠNG 4 165 100-200 ° C. Chất bốc chiếm tới 80÷90%, H = 7,5÷10%. - Loại bitum tan trong cồn benzen thường chứa nhiều hydrocacbon dạng parafin rắn, nhiều nhựa và asfalten. Tỷ trọng thường từ 1,15 đến 2. Lượng chất bốc ở nhiệt độ cao đạt 40-60%, C - 90%, H - 7,5 ÷ 8,0%, lượng O + N + S - 2÷4%. - Loại kerogen không chiết được bằng dung môi hữu cơ. Nếu nhiệt độ tăng cao kerogen chuyển hóa cho ra các sản phẩm trung gian (bitum cồn benzen) sau đó bitum cồn benzen lại chuyển hóa tiếp cho loại bitum clorofooc. Loại này có tỷ trọng lớn (1,5-3), lượng chất bốc rất thấp và C - 65 ÷ 68%, H - 3 ÷ 6%, O+ N+ S đạt 20 ÷ 30%, chứa nhiều các dò nguyên tố. Ngoài ra còn phát hiện có cả các nguyên tố phóng xạ uran, thory và các nguyên tố khác. 2- Phân loại bitum theo nguồn gốc - Loại bitum do oxy hóa dầu và các sản phẩm của dầu. Loại này sẽ nặng dần do tác động oxy hóa trong môi trường có oxygen, do tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí, bởi tác động của nước ngầm v.v., do lưu huỳnh hóa, đặc biệt trong các đá chứa là cacbonat. Lưu huỳnh hóa hay kèm theo tăng lượng porfirin chứa Vanadi hay còn gọi là porfirin-Vanadi. Trong quá trình này sẽ giảm lượng C và H 2 , tăng S. Trong thành phần sẽ tăng lượng nhựa cồn benzen và benzen. - Loại bitum hóa thứ hai liên quan tới oxy hóa bởi vi khuẩn. Chúng là sản phẩm biến đổi tiếp trong môi trường ưa khí và vi khuẩn ưa khí. Dưới tác động trực tiếp của oxygen và vi khuẩn ưa khí. Quá trình này tạo điều kiện hoạt động mạnh mẽ hơn cho sinh thành chất bốc và giải phóng chúng. Phần còn lại sẽ chứa nhiều các nguyên tố O, N, S. - Loại bitum nhiệt, đó là loại bitum chuyển hóa do gia nhiệt - biến chất và là nguồn sinh ra dầu. Loại bitum này liên quan tới sự lún chìm của bể vào đới có nhiệt độ và áp suất tăng cao. Càng ở độ sâu lớn càng sinh ra dầu tỷ trọng nhỏ, càng nhiều thành phần parafin rắn, càng ít các loại nhựa, asfalten. Nếu đưa nhiệt độ lên 550 ° C có thể tách ra được hydrocacbon tới 80-90%. Trong đó thành phần bao gồm: metanic 80-90%, naftenic 1-15% aromatic 5-10%. Quá trình này dẫn đến đứt dần các mạch nhánh, làm nhỏ dần các cấu ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 166 trúc phức tạp của các mạch chuỗi dài, đối với các cấu trúc alifatic cũng như aromatic. Yếu tố nhiệt độ của bể trầm tích được cải thiện do chế độ lún chìm liên tục, ngoài ra còn do nguồn magma và nhiệt dòch thúc đẩy quá trình chuyển hóa của vật liệu hữu cơ. Cần lưu ý là yếu tố độ dài thời gian trong môi trường nhiệt cao càng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mạnh mẽ hơn và hòan chỉnh hơn đối với vật liệu hữu cơ sapropel cho sinh ra các hydrocacbon dẫy dầu. Đối với loại vật liệu hữu cơ humic quá trình trưởng thành nhiệt thúc đẩy sẽ sinh trưởng hydrocacbon dẫy không bão hòa nhiều hơn (aromatic) và khí. - Loại bitum sinh vi dầu (bitum di cư) Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất bitum này sinh ra các vi dầu. Sau khi sinh ra vi dầu bò các cấu tử có hoạt tính bề mặt nặng hơn hấp phụ. Ví dụ, các hạt sét, các bitum cồn benzen chứa nhiều nhựa, asfalten. Do tác động tiếp tục của nhiệt độ và áp suất lượng vi dầu được sinh ra làm tăng thể tích. áp suất được tăng cao tạo chênh áp giữa các ổ vi dầu và các lỗ hổng xung quanh. Các vi dầu bò đẩy ra khỏi đá mẹ vào đá chứa. Lúc đầu các vi dầu phân tán, dần dần hội tụ thành đám lớn, thành dòng và di cư mang tính chọn lọc: các vi dầu nhẹ bò đẩy đi trước và tiếp đến là các vi dầu trung bình. Nếu áp lực tiếp tục tăng tạo điều kiện cho các vi dầu nặng di cư khỏi đá mẹ, hòa vào với dòng dầu di chuyển vào bẫy chứa. Sự vận động như vậy bao giờ cũng có các thành phần khí và nước bò nén ép từ đá sét di cư cùng. Nếu quá trình di cư mất áp suất cũng sẽ xẩy ra tách khí và các hydrocacbon lỏng. Từ kết quả này các hydrocacbon nặng sẽ bò giữ lại và tích đọng. 4.4.3 Quy luật phân bố bitum liên quan tới phân dò di cư trong hoạt động kiến tạo Quy luật phân bố bitum lệ thuộc vào lượng vật liệu hữu cơ: vào chiều hướng quá trình thành tạo bitum, điều kiện đòa chất v.v. Lượng lớn bitum thường tích lũy ở các rìa các bể Mezozoi-Cenozoi nơi có các vát nhọn đòa tầng, các thấu kính chứa, bề mặt bất chỉnh hợp và các đới vỡ vụn vò nhầu bò giới hạn bởi các đứt gãy. Cụ thể các yếu tố đòa chất thuận lợi cho tích lũy bitum và các sản phẩm của nó là: CHƯƠNG 4 167 - Có đơn nghiêng ở ven rìa bên cạnh các vùng sụt lún và các đập chắn khi di cư dầu từ các đới bên trong. - Có các đới thấm rộng ở vùng delta cổ và delta ở ven rìa. - Có lớp chắn khu vực, phủ lên các đới chứa nêu trên - Có vùng phân bố rộng rãi nước ngọt, nước thẩm thấu có độ khóang thấp, vùng cung cấp áp lực Do các điều kiện nêu trên ưu thế của các n-alkan so với izoprenoide trên đường di cư được thấy rõ và càng thấy rõ hơn ở ven rìa. Trên đường di cư nếu có tác động của oxy hóa, của vi sinh thì n- alkan mất dần và tiến tới vắng mặt, sau đó đến lượt izoprenoide. Nếu xảy ra sự hòa tan bởi nước cũng làm giảm hydrocacbon nhẹ, hoặc do oxy hóa thuần tuý không có vi khuẩn. Đối với các vỉa dầu phân bố gần bề mặt hay bò nâng lên lộ trên mặt cũng tạo thành lớp bitum bò oxy hóa phủ lên trên như là nút chiếm giữ phần trên. Quá trình này xảy ra do hoạt động kiến tạo nâng, cũng có các cấu tạo có lớp phủ không tốt các hydrocacbon nhẹ bay đi, tạo lớp bitum có độ nhớt cao ở trên mặt tạo thành lớp chắn. - Hiện tượng này thường liên quan tới các đới nâng cổ bò bào mòn, ở nơi chuyển tiếp giữa các hố sụt và vùng nâng lên trong bể trầm tích. Ngoài ra, còn có mối liên quan giữa các lớp bitum với các bẫy chứa giới hạn thạch học, lòng sông, đập chắn, ám tiêu san hô, thấu kính và dạng ổ. Do vỉa dầu lộ trên mặt và dầu tiếp tục vận động vào các hố trũng tạo thành các hồ bitum hay hồ asfalten, ví dụ, hồ Labrea ở bang Trinidad, Mỹ. Hồ Guanoco ở Venezuela, có tới hàng triệu tấn. Các hồ bitum tương tự gặp ở Gruzia, Azerbaizan, bán đảo Apsheron, Gorab, Imen- Meshad Các khe nứt kiến tạo là đường dẫn các hydrocacbon lên trên mặt. Dầu bò oxy hóa và bò tấn công bởi vi khuẩn. Do đó trong dầu nhiều nhựa, asfalten và paraffin rắn. Khi dầu lộ lên trên mặt bò phá vỡ cân bằng ở hệ thống lỏng chuyển động tạo thành nút chắn ở phần trên và phần lỏng vẫn ở phía dưới. Các nguyên nhân của hiện tượng này là: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 168 - Lạnh nguội nhanh hỗn hợp dầu đi vào khe nứt do mất khí và hydrocacbon nhẹ tạo điều kiện lắng đọng các cấu tử nhựa và asfalten. - Tăng độ nhớt của dầu do mất khí và hydrocacbon nhẹ tạo cơ hội lắng đọng các hydrocacbon cao phân tử, nhựa asfalten - Các đứt gãy xuyên qua vỉa dầu làm mất đi các thành phần khí condensat của dầu tạo điều kiện tăng hiệu quả giải tỏa ngược của condensat. - Các vỉa dầu nằm gần các trung tâm xâm nhập trẻ tạo nên sự biến chất mạnh mẽ và chuyển sang bitum hóa (ở gần hay bò xuyên cắt bởi các xâm nhập magma). 4.4.4 Phân bố kim loại trong bitum dạng dầu, bitum Trong dầu và bitum phát hiện 72 nguyên tố kim loại song phong phú hơn cả là các nguyên tố V, Ni, Zn, Mo, Se, Sb, As, Au, Cd và các nguyên tố hiếm khác. Cho tới nay chỉ phát hiện một số nguyên tố đồng sinh với dầu tiếp xúc với đá, nước vỉa cũng như các quá trình sinh hóa khác. Các nguyên tố nguyên sinh là các nguyên tố có mặt trong vật liệu hữu cơ ban đầu như V, Ni, Mo, nguyên tố hiếm, Zn, Cu, Pb. Còn các nguyên tố khác có hàm lượng rất nhỏ, khó phát hiện. Có thể đối chiếu hàm lượng các nguyên tố này với các giá trò clark nêu ở chương 1. Trong dầu nặng và bitum tỷ lệ V/Ni đạt 4,5- 10,0, thông thường trong vỉa dầu Ni có giá trò thấp hơn nhiều so với V. Vanadi và niken có trong hỗn hợp porfirin nhựa và asfalten. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ cao porfirin sẽ bò phân hủy và gián tiếp làm cho nghèo dần và dẫn tới mất hòan toàn các nguyên tố V, Ni, Mo do đó dầu nghèo các tổ hợp sau: Se-Ni-V-Mo; Ni-Mo; Se-Ni-V; Pb- Zn. Trong vật liệu hữu cơ sapropel hay gặp các nguyên tố: Re, Mo, Se, U, Cd, Bi, Ti, V, Sb, As, Au, Ag, Zn, Ni v.v. với các giá trò vượt giá trò clark, đôi khi gấp trăm lần. Các loại sét - silic, silic và silic - cacbonat phong phú các kim loại, đặc biệt sét - silic. Nếu nhiệt độ tạo dầu lớn hơn 100 ° C đã trở lên nghèo các nguyên tố V, Ni, Mo Còn ở các giai đoạn biến chất thấp sẽ phong phú các kim loại V, Ni, Mo Mức độ biến chất càng cao càng giảm hỗn hợp nhựa - asfalten CHƯƠNG 4 169 và làm giảm hàm lượng các nguyên tố V, Ni, Mo, Co, Cr, Sb và lại phong phú các nguyên tố Pb, Zn, Cu, As Trong các vỉa GK và khí cũng nghèo hay vắng mặt các vi nguyên tố, đặc biệt các nguyên tố V, Ni, Mo Vì vậy, có mặt các nguyên tố trong dầu lệ thuộc vào điều kiện và mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ, khả năng làm giầu thứ sinh, trong quá trình di cư, tích lũy hay phá hủy các vỉa dầu. Loại vật liệu hữu cơ humic nghèo các vi nguyên tố V, Ni, Mo, Re Tuy nhiên porfirin chứa Ni thường chiếm ưu thế ở trầm tích đầm hồ, vùng nước lợ. - Dầu nguyên sinh phong phú các nguyên tố V, Ni, Mo và Re (nguyên tố hiếm) - Trong quá trình tiếp xúc với nước ngầm có độ khóang thấp cũng có thể làm giàu U, Ge, Re và V, Ni, Mo do sự hấp phụ của nhựa và asfalten đối với các nguyên tố này. Các loại đá bazơ hay siêu bazic phong phú các nguyên tố V, Ni, Cr, còn các vỉa chứa than lại phong phú Ge, U Cũng có quá trình làm giàu V, Ni, và Re khi di cư dầu và đưa đến từ các nguồn nội sinh dưới tác dụng của xâm nhập magma, nhiệt dòch ở các vùng uốn nếp và một số dòng khí dưới sâu đưa lên theo đứt gãy sâu như Hg, Sb, Cd. Quy luật phân bố và tương quan giữa một số kim loại đã được nêu trong mục 4.1.1 4.5 Đặc điểm đòa hóa đồng vò của vật liệu hữu cơ, dầu và khí 4.5.1 Đồng vò ổn đònh của vật liệu hữu cơ dầu và khí 1- Phân bố đồng vò ổn đònh trong đá Đồng vò của C, S, H 2 , N 2 trong đá trầm tích thay đổi trong giới hạn rộng. Như vậy cacbon là nguyên tố quan trọng trong dầu và chiếm tới 85% trọng lượng của nó. Cacbon có đồng vò C 10 , C 11 , C 12 , C 13 và C 14 . Trong đó đồng vò C 10 , C 11 tồn tại trong thời gian ngắn; đồng vò C 14 chỉ tồn tại 1/2 chu kỳ của nó khoảng 6400- 7200 năm (Louis, 1967) vì vậy hay dùng C 14 để xác đònh tuổi trong ngành khảo cổ học. Còn ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 170 đồng vò C 12 và C 13 ổn đònh nhất và được nghiên cứu đối với vật liệu hữu cơ và dầu khí. Colombo U (1962) nghiên cứu đồng vò cacbon của khí hydrocacbon ở Italia để đưa ra sơ đồ phân tích đồng vò (Hình 4.4). Thành phần đồng vò tính bằng công thức sau: / (). / mẫu chuẫn CC C CC δ= − 13 12 13 13 12 1100 0 Từ đó tính được đồng vò Cδ 13 của CO 2 như sau: - Từ không khí Cδ 13 = - 18,8 ÷ -28,0 ‰ - Từ đại dương Cδ 13 = - 7,0 ÷ -7,1 ‰ - Từ rừng cây Cδ 13 = - 11,0 ‰ - Từ lớp thổ nhưỡng 13C = - 23,4 ÷ -26,5 ‰ - Từ đầm lầy Cδ 13 = - 100,0 ‰ - Từ nước ngầm Cδ 13 = - 18 ÷ - 32 ‰ - Từ nguồn sinh hóa tích lũy trong vỉa ở dưới sâu Cδ 13 = - 8,0 ‰ - Từ nguồn nước khóang nóng Cδ 13 = - 3 ÷ - 9,1 ‰ + Đồng vò cacbon Cδ 13 từ khí metan như sau: - Từ đầm lầy Cδ 13 = - 5 ÷ - 90,0 ‰ - Từ vỉa chứa dầu Cδ 13 = - 29,2 ÷ - 34,0 ‰ - Từ vỉa không chứa dầu Cδ 13 = - 40,9 ÷ - 50,2 ‰ - Từ nguồn nước khóang nóng Cδ 13 = - 26 ÷ - 27,3 ‰ CHÖÔNG 4 171 Hình 4.4: Sô ñoà phaân tích cuûa Colombo U ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 172 Sơ đồ phân bố đồng vò cacbon của các vật liệu khác nhau thể hiện như sau (H.4.5). Hình 4.5: Giản đồ phân bố đồng vò carbon của các vật liệu khác [...]... chứa và các đặc tính chứa + Xem xét khả năng bảo tồn các bẫy dầu khí + Cuối cùng là đánh giá trữ lượng đòa chất và trạng thái pha của các tích lũy dầu khí Dự đóan hệ số thu hồi và trữ lượng khai thác của mỏ Hiện nay tồn tại hai cách đánh giá triển vọng dầu khí: + Đánh giá theo điều kiện đòa chất QUAN HỆ KIẾN TẠO VỚI CÁC BỂ TRẦM TÍCH CHỨA DẦU KHÍ 1 84 + Đánh giá theo thể tích nguồn gốc Đánh giá theo. .. ÷ +3,5 +9,7 ÷ +23,7 +7,9 ÷ +29 ,4 -20,0 ÷ + 24, 0 4. 6 Đòa hóa của các tích lũy dầu khí, sự biến chất và phá hủy Đòa hóa của các tích lũy dầu khí Để có các tích lũy dầu khí trước hết phải có đá chứa (bẫy chứa) được hình thành trước khi sinh dầu và di cư, có yếu tố thủy đòa chất thuận lợi, các hoạt động kiến tạo thuận lợi (lún chìm liên tục) cung cấp nhiệt từ dưới sâu lên theo các đứt gãy Đá chứa được thể... -1,3.10-8 ‰, đá cacbonat và muối -0 ,4 ÷ 0,6.10-8 ‰ trong lát cắt chứa muối không có khí từ manti Đối với khí He từ manti có 3 He/ 4He = 1,2 ± 0,3.10-5 ‰, 4He/ 40 Ar rất thấp còn 40 Ar/ 36Ar = 10 -4 ‰ + Khí nitơ nhẹ ( δ15 N = -10,0‰) gặp trong vật liệu hữu cơ có thể cả muối ammonia trong quá trình thành tạo ammoniac Còn khí nitơ nặng ( δ15 N = 14, 0‰ xuất hiện từ sự phân hủy nitrat và vài hợp chất khác Loại nhẹ... hơn là cellulôzơ Chất lipide tìm thấy trong trầm tích cổ, trẻ và trong dầu 5- Thành phần đồng vò của cacbon phản ánh mức độ trưởng thành của vật liệu hữu cơ chuyển hóa sang dầu 6- Từ số liệu đồng vò có thể sử dụng phục vụ tìm kiếm dầu khí Ví dụ, từ vỉa chứa dầu nguồn gốc biển có δ13C ‰ = -21 ÷ -30, còn dầu nguồn gốc không biển có δ13C ‰ = -29,2 ÷ - 34, 0, từ các vỉa chứa CHƯƠNG 4 177 khí có δ13C ‰ ≥ -50,2,... TRẦM TÍCH CHỨA DẦU KHÍ 5.1 Thành hệ, tướng đá và chu kỳ tích lũy trầm tích thuận lợi cho quá trình sinh thành và tích lũy dầu khí Nghiên cứu các thành hệ tướng đá của các nhòp trầm tích rất quan trọng phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò có hiệu quả Tướng đá cho phép xác đònh điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh và tích lũy dầu khí thông qua việc tái lập lòch sử cổ đòa lý, cổ kiến tạo, cổ khí hậu của lát... kiện đòa chất là đánh giá theo phức hệ đòa chất phù hợp với các thành hệ Trên cơ sở thành phần thạch học, cấu trúc đòa chất bao gồm bản chất đá chứa là gì, điều kiện thủy động học ra sao,….từ đó phân chia các thành hệ nào có liên quan đến triển vọng dầu khí mang tính khu vực, thành hệ ít triển vọng và liên quan đến đòa phương + Đánh giá theo phương pháp thể tích nguồn gốc của thành hệ (lượng và loại... sinh dầu khí (kerogen loại I) và trong điều kiện nhiệt độ thấp cũng là tầng chắn, đặc biệt loại hóa học và sinh học 5.1.2 Tướng Để nhận rõ mức độ triển vọng dầu khí phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí có hiệu quả cao, ta cần phân tích và phân chia các tướng trầm tích Trong một thành hệ có nhiều tướng trầm tích Trong quá trình xác đònh tướng trầm tích cần lưu ý các chỉ tiêu sau : – Loại và thành... cho quá trình sinh dầu (kerogen I, II và giàu vật liệu hữu cơ) Trong các thành hệ này, đá chứa thường có tính thấm chứa tốt và phân bố trên diện rộng hàng trăm km Đây là nơi chứa các mỏ dầu khí lớn 2) Thành hệ sét–cát đa màu chứa than dạng nền bằng và rìa uốn nếp (rìa lục đòa hay rìa mảng) Trong các biệt ở lát cắt thuận lợi sinh tán VLHC và thành hệ này có cả các mỏ dầu khí lớn và nhỏ Đặc chứa nhiều... lưu huỳnh 34 δ 34 S =( 34 S = ( 34 S / 32S mãu − 1).1000 S / 32S Chn Đồng vò lưu huỳnh giao động trong diện rộng và phụ thuộc vào ion sulfat của nước biển hay nước ngọt Đồng vò của S tương đối ổn đònh không lệ thuộc vào độ sâu δ34S‰ của đại dương = +20,1 ÷ 0,8 Đồng vò S từ sulfat của biển cổ, đại dương và biến đổi từ 9,8 ‰ đến 34 Đồng vò S của pyrit trong trầm tích đạt -20‰ đến -40 ‰ − ( SO4 2 ↔ H2... ĐIỂM ĐỊA HÓA CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI CỦA VẬT LIỆU HỮU CƠ 178 Trong các tích lũy chứa dầu thường khí nặng tăng cao (C2-C4) Càng gần các tích lũy dầu càng tăng lượng hydrocacbon cao phân tử Từ trên xuống dưới theo quy luật chung tỷ trọng dầu càng nhẹ dần, càng nhiều thành phần bão hòa, tăng thành phần hydrocacbon nhẹ và khí Nếu xảy ra di cư ngược lại thấy quy luật ngược lại: tức là các thành phần nhẹ và khí . ÷ +23,7 Than +7,9 ÷ +29 ,4 Dầu -20,0 ÷ + 24, 0 4. 6 Đòa hóa của các tích lũy dầu khí, sự biến chất và phá hủy Đòa hóa của các tích lũy dầu khí Để có các tích lũy dầu khí trước hết phải có đá. CHƯƠNG 4 163 4. 3.6 Khí từ đá biến chất và đá magma 1- Khí từ đá biến chất Khí của đá biến chất thường đa dạng là do kết quả biến chất của các đá từ độ sâu lớn giải phóng các khí. Có khi. phân bố và tương quan giữa một số kim loại đã được nêu trong mục 4. 1.1 4. 5 Đặc điểm đòa hóa đồng vò của vật liệu hữu cơ, dầu và khí 4. 5.1 Đồng vò ổn đònh của vật liệu hữu cơ dầu và khí 1-

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan