skkn sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lý thpy

39 1.2K 5
skkn sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học địa lý thpy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT PHẦN MỞ ĐẦU I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh, thời gian đào tạo thì có hạn Mặt khác thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi, khả năng học tập suốt đời Trước thực trạng đó, giáo dục cần phải đổi mới, cần phải: “xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo” và địa lí cũng như các môn học khác cần phải phát triển và bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và tư duy hành động cần thiết Trong những năm gần đây, dạy học Địa lí ở các trường phổ thông đã có những chuyển biến tích cực Nhiều phương pháp dạy học mới đã được áp dụng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Trong các phương pháp dạy học đó việc sử dụng tranh ảnh được đánh giá là một công cụ quan trọng và có hiệu quả để đổi mới phương pháp dạy học Theo N.N Baranxki, “Một học sinh, một người thợ mỏ hay một người công nhân xí nghiệp đều mơ ước có toàn bộ trái đất ở trong nhà” Và khi những hiểu biết mà bản đồ mang đến chỉ dừng lại ở những đường biên giới, những địa danh và những sự vật địa lí khô khan thì tranh ảnh lại chuyên chở một giá trị đặc biệt của tính trực quan và tính hứng thú Tranh ảnh Địa lí được coi là một trong những nhân tố tác động quan trọng nhất hình thành lên yếu tố động lực và cảm xúc đối với người học, là yếu tố quyết định khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm Vì vậy việc tăng cường sử dụng tranh ảnh còn thúc đẩy những hoạt động độc lập của người học, từ đó tự lực chiếm lĩnh và phản ánh tri thức Là một công cụ dạy học có những giá trị to lớn và mang lại hiệu quả vượt ra ngoài những mục tiêu mà nền giáo dục yêu cầu, tranh biếm họa hoàn toàn có thể trở thành vũ khí nhạy bén để chúng ta tiến hành GDPTBV ở bất cứ một quốc gia nào Ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australia…tranh biếm họa sớm được đưa vào trường học và trở thành một công cụ dạy học quan trong hàng đầu để hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng Ở nước ta, tranh biếm họa còn là một công cụ dạy học đầy mới mẻ trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng Thực tế dạy học Địa lí cho thấy nhiều vấn đề phức tạp của GDPTBV không Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 1 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT được phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc trên bản đồ và tranh ảnh thông thường thì chúng lại được thể hiện rõ nét trong tranh biếm họa vì tranh biếm họa thực sự là tấm gương đầy màu sắc phản chiếu thế giới bên trong lớp học theo các con đường tiếp cận văn hóa khác nhau Với sức mạnh biểu đạt riêng biệt của mình, tranh biếm họa còn có khả năng phản ánh những vấn đề dường như rất rộng lớn, phức tạp trên quy mô toàn cầu, liên lục địa hay đa quốc gia cũng như có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người học ở các địa phương khác nhau đối với những vấn đề mà nó đe dọa tương lai chung của chúng ta Xuất pháp từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề nghiên cứu “Sử dụng tranh biếm họa phục vụ giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí THPT” và đã đạt được một số thành công nhất định Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 2 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1 Mục đích - Vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Một số phương pháp để sử dụng một cách có hiệu quả tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí 2 Nhiệm vụ - Đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Nghiên cứu, điều tra những điều kiện cơ bản để tổ chức giờ học GDVSPTBV có sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả - Đưa ra những phương pháp sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Khoái Châu để kiểm chứng tính khả thi của đề tài III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò và triển vọng của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Địa lí THPT phục vụ GDVSPTBV đồng thời đưa ra những gợi ý về mặt phương pháp nhằm sử dụng tranh biếm họa một cách hiệu quả 2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Khoái Châu IV SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Giữa thế kỉ XIX, những bức tranh biếm họa đầu tiên trên thế giới xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí và nhanh chóng được chào đón với số lượng lớn độc giả Với khả năng phản ánh bản chất của những tình huống đặc biệt dưới dạng hình ảnh một cách ngắn gọn, súc tích và có ảnh hưởng lớn nhất, tranh biếm họa được coi “là một phần bản chất trong kho tài liệu bản xứ về chính trị và lịch sử xã hội của con người” (William Murrell) Với những sức mạnh to lớn đó, tới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tranh biếm họa đã được đưa vào trường học ở các quốc gia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Australia… Tranh biếm họa đã được sử dụng rộng rãi như một công cụ dạy học hiện đại trong các bộ môn khoa học xã hội như văn học, sử học, chính trị…và đặc biệt là môn Địa lý Sự tồn tại của tranh biếm Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 3 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT họa trong sách giáo khoa ở các quốc gia này chứng tỏ tranh biếm họa đã trải qua một quá trình nghiên cứu tương đối đầy đủ, đã thể hiện được vai trò giáo dục tích cực của mình trong hệ thống các công cụ dạy học Có thể nói việc nghiên cứu sử dụng tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của rất nhiều nhà tâm lí giáo dục và khoa học nước ngoài Ở Việt Nam, không nhiều người biết rằng lịch sử tranh biếm họa đã có bề dày hơn 80 năm với những bức tranh biếm họa đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ, và sau này là những bức biếm họa của các tên tuổi nổi danh khác đã tạo nên một dòng chảy không ngừng cho tranh biếm họa Việt Nam Có thể nêu ra đây một ví dụ, họa sĩ tranh biếm họa Chóe (Nguyễn Hải Chí) - người đã từng được tờ New York Time của Mỹ đánh giá là 1 trong 8 họa sỹ biếm họa hàng đầu thế giới thập niên 1970 Tuy nhiên cho đến nay, tranh biếm họa vẫn chưa tìm được một chỗ đứng xứng đáng trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam Tranh biếm họa ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu trên các báo và tạp chí, tập trung phê phán những mặt trái của xã hội đương thời mà ít được dùng để phục vụ mục đích giáo dục trong nhà trường Trong bối cảnh đó, việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng còn là một mảnh đất đầy mới mẻ đòi hỏi các nhà giáo dục, giáo viên Địa lí quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề này V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu hệ thống các loại tranh biếm họa cho học sinh trong dạy học Địa lí THPT nhằm xác định vai trò, chức năng và nội dung thể hiện của chúng - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của việc vận dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí và lựa chọn các phương pháp sử dụng tranh biếm họa  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp tìm hiểu thực tế ở trường phổ thông: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các tài liệu thực tế cần thiết cho đề tài nhằm phân tích và lý giải các vấn đề đặt ra thông qua quan sát, giảng dạy trực tiếp, phỏng vấn tham dò ý kiến của học sinh và giáo viên đối với tranh biếm họa Đặc biệt là việc điều tra bằng phiếu, phỏng vấn học sinh Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 4 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lý thuyết, thu thập thông tin, kiểm tra và phân tích mức độ tin cậy của các giả thuyết và bổ sung thêm những vấn đề mà lý thuyết chưa đề cập tới VI CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của đề tài được cấu trúc thành 3 chương chính sau đây: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí THPT Chương 2: Sử dụng tranh biếm họa phục vụ Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong dạy học Địa lí THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 5 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA PHỤC VỤ GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT I GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THPT 1 Khái niệm về Giáo dục vì sự phát triển bền vững 1.1 Khái niệm phát triển bền vững (PTBV) Thuật ngữ Phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới, được công bố bởi Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” Năm 1987, trong báo cáo "Tương lai của chúng ta", Ủy ban quốc tế về Môi trường và phát triển (WCBP) của Liên Hợp Quốc đã định nghĩa: "PTBV là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai" Báo cáo này khẳng định, phát triển kinh tế và môi trường là không tách rời nhau PTBV ngày càng phổ biến trên qui mô toàn cầu Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển (NCED) được tổ chức tại Rio de Janeino (Brazil - 1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (CH Nam Phi - 2002) đã đưa ra khái niệm: "Phát triển bền vững là một quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai" PTBV đòi hỏi các lĩnh vực sinh thái, kinh tế và xã hội phải kết hợp chặt chẽ và phát triển một cách hài hòa Điều đó có nghĩa là khi đẩy mạnh PTBV cần phải chú ý quan tâm thiết lập sự liên kết gắn bó của các mục tiêu sinh thái (bảo vệ môi trường và tự nhiên), kinh tế (sự phát triển kinh tế) và xã hội (công bằng xã hội) và sự tác động tương hỗ giữa ba lĩnh vực này PTBV không phải là ngừng phát triển để bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên mà phát triển theo những nguyên tắc mới, quy luật mới và những chiến lược mới 1.2 Khái niệm giáo dục vì sự phát triển bền vững Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 6 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Khái niệm GDVSPTBV đã bắt đầu được tìm hiểu và nghiên cứu từ khi Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1987 chính thức thừa nhận khái niệm PTBV Từ năm 1987 đến 1992 khái niệm GDVSPTBV đã dần được định hình và phát triển Từ năm 1992 đến nay, tầm nhìn của cộng đồng thế giới về GDPTBV đã có những bước tiến quan trọng GDVSPTBV có một trọng trách cao cả là mở ra cho tất cả mọi người cơ hội giáo dục, cho phép họ tiếp thu được các tri thức và các giá trị cũng như học được những phương thức hành động và phong cách sống cần thiết cho một tương lai đáng sống và sự thay đổi xã hội một cách tích cực nhằm mục tiêu ‘‘đưa con người vào vị trí mà nó có thể đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra một hiệu quả bền vững về mặt sinh thái, kinh tế và tạo nên một môi trường xã hội công bằng, trong khi vẫn duy trì được…trên phạm vi toàn cầu’’ GDVSPTBV về cơ bản là thúc đẩy các giá trị mà trong đó sự tôn trọng được đặt ở vị trí trung tâm (UNESCO, 2005), cụ thể là : • Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người, cam kết tạo sự công bằng về kinh tế, xã hội cho tất cả mọi người • Tôn trọng các quyền con người của thế hệ mai sau và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ • Tôn trọng và quan tâm tới môi trường sống đa dạng của con người và thiên nhiên trong đó không thế tách rời việc khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái của Trái đất • Tôn trọng tính đa dạng của văn hóa và cam kết xây dựng một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực và khoan dung ngay tại địa phương và trên toàn cầu Như vậy, GDPTBV là một khái niệm mang tính "đột phá", là cách nhìn mới về giáo dục, tìm kiếm sự cân bằng giữa con người và kinh tế với các truyền thống văn hóa, sự tôn trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất Bằng việc ứng dụng các phương pháp giáo dục và sự tiếp cận khác nhau, GDPTBV là một quá trình học tập suốt đời, bồi dưỡng kĩ năng, thái độ, hành động vì một xã hội lành mạnh về môi trường sinh thái, thịnh vượng về kinh tế và tôn trọng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai 2 Nội dung của GDPTBV GDVSPTBV bao trùm tất cả các lĩnh vực văn hóa- xã hội, môi trường và kinh tế, bao gồm 15 nội dung cơ bản thuộc 3 lĩnh vực: - Văn hóa- xã hội: quyền con người, hòa bình và an ninh, quyền bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và giao thoa văn hóa, sức khỏe, HIV/AID, thể chế Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 7 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Môi trường: các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự thay đổi của khí hậu, phát triển nông thôn, đô thị hóa bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai - Kinh tế: xóa đói giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể, kinh tế thị trường và không gian học tập 3 Khả năng sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Nội dung chương trình và sách giáo khoa Địa lí THPT được thiết kế theo quan điểm đổi mới và thể hiện rất rõ Địa lí không chỉ dừng lại là một môn học có “tính môi trường” nhất mà còn có “tính không gian” và “tính thời sự” nhất trong giáo dục phổ thông Với những đặc trưng nổi trội đó, bộ môn Địa lí có một ưu thế đặc biệt trong việc hiện thực hóa những mục tiêu của GDVSPTBV bởi vì chương trình và SGK Địa lí đã mang đến cho người học một cái nhìn chân thực về bối cảnh mà họ đang sống, về những vấn đề kinh tế - xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ ở địa phương, ở các vùng miền trong nước và cả ở các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới, những vấn đề có ảnh hưởng không chỉ với cá nhân người học mà còn là vấn đề sống còn đối với toàn nhân loại Việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDPTBV trong chương trình và SGK Địa lí THPT có thể được tiến hành ở rất nhiều bài học thuộc chương trình của các lớp 10, 11 và 12 Dưới đây là một số bài học có thể sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV Bảng 1: Những bài học có khả năng sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học địa lí THPT Địa Stt 1 Tên bài học lí Bài 22: Dân số và sự lớp 10 gia tăng dân số 2 Bài 24: Phân bố dân Nội dung GDPTBV có thể sử dụng tranh biếm họa - Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử - Hậu quả của tăng dân số đối với phát triển kinh tế - xã 10 cư, các loại hình hội và môi trường Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội quần cư và đô thị 3 hóa Bài 42: Môi trường 10 - Ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó đối với con và sự phát triển bền 4 người vững Bài 1: Sự tương phản - Khai thác tài nguyên ở các nước đang phát triển - Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội 11 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 8 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT về trình độ phát triển của các nhóm nước phát triển và đang phát triển kinh tế - xã hội của - Các tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ các tới sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Cuộc nhóm nước cách mạng khoa học và công 5 nghệ hiện đại Bài 3: Một số vấn đề 11 mang tính toàn cầu - Vấn đề bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển - Một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường - Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ 6 Bài 5: Một số vấn đề 11 chiến tranh - Vấn đề khai thác cạn kiệt tài nguyên và sự cần thiết của châu lục và khu vực - Dân số tăng nhanh, chất lượng cuộc sống còn thấp, Tiết 1: Một số vấn đề bệnh tật, chiến tranh đe dọa, xung đột tôn giáo, sắc của châu Phi tộc… Tiết 3: Một số vấn đề - Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố kéo dài đã của khu vực Tây gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hóa- Nam Á và khu vực 7 phải bảo vệ môi trường ở Châu Phi xã hội và môi trường Trung Á Bài 11: Khu vực 11 Đông Nam Á (ĐNA) - ĐNA là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên và bảo vệ tài nguyên ở ĐNA 8 Bài 14: Sử dụng và 12 - Các nước ĐNA tăng cường liên kết trong ASEAN - Sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 9 đất….và những hậu quả của nó - Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên Bài 15: Bảo vệ môi thiên nhiên - Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trường và 12 phòng Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền - Các giải pháp chống ô nhiễm môi trường và giảm nhẹ 9 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT chống thiên tai thiên tai 10 Bài 16: Đặc điểm 12 dân số và phân bố Hậu quả của tăng nhanh dân số và phân bố dân cư không hợp lí đến phát triển kinh tế - xã hội và tài dân cư 11 Bài 28: Tổ chức lãnh 12 nguyên – môi trường Ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp thổ công nghiệp 12 Bài 30: Vấn đề phát 12 - Những bất cập của ngành giao thông vận tải nước ta triển ngành giao - Tai nạn giao thông thông vận tải và thông tin liên lạc 13 Bài 31: Vấn đề phát 12 triển thương mại và - Ô nhiễm môi trường ở các khu du lịch - Sự suy thoái tài nguyên du lịch du lịch Việc tích hợp, lồng ghép các nội dung của GDVSPTBV vào các bài học Địa lí là con đường ngắn nhất để có thể giúp người học hình thành những kiến thức, kĩ năng, những triển vọng và giá trị hướng về một tương lai bền vững hơn Tuy nhiên, chương trình SGK Địa lí THPT còn nặng nề về mặt kiến thức và đang đứng trước tình trạng quá tải Vì vậy việc tích hợp, lồng ghép các nội dung của GVVSPTBV vào các bài học Địa lí cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: • Nguyên tắc chọn lọc tập trung Không phải bất cứ bài học nào cũng có thể lồng ghép, tích hợp nội dung GDVSPTBV vào bài học Nguyên tắc này yêu cầu những đơn vị kiến thức đã có sẵn trong bài học địa lí thì cần phải khai thác tối đa, đảm bảo truyền tải nội dung học toàn cầu một cách tốt nhất Làm được điều đó, GDVSPTBV sẽ tập trung vào một số điểm nhấn nhất định tác động mạnh mẽ tới người học, tránh lan man, trùng lặp khiến học sinh khó tiếp thu kiến thức trọng tâm • Nguyên tắc đảm bảo tính đặc trưng của môn học Nguyên tắc này đòi hỏi khi tích hợp nội dung GDVSPTBV phải dựa vào nội dung bài học Địa lí Điều đó có nghĩa là các kiến thức GDVSPTBV đưa vào bài học phải kết hợp chặt chẽ với các kiến thức có sẵn trong bài học, phát huy “tính không gian”, “tính thời sự” và “tính môi trường” nhất của bộ môn Địa lí • Nguyên tắc không gây quá tải Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 10 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT -Khái niệm Địa lí có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề trong tranh biếm họa hay không? - Ý nghĩa Địa lí của các vấn đề được nêu ra trong tranh biếm họa? - Bạn có thể phát biểu chủ đề của bức tranh biếm họa đó không? Hoặc là thông tin nào trong tranh biếm họa cần được truyền đạt? Hình 7: Giải mã tranh biếm họa “Cơn ác mộng khí nhà kính” Đối với bức tranh biếm họa trên chúng ta có thể khám phá nội dung và vận dụng trong GDPTBV cho học sinh theo các bước như sau: ● Bước 1: Mô tả các đối tượng và tình huống trong tranh “Cơn ác mộng khí nhà kính” - Quan sát bức tranh và chú ý các chi tiết về hai ngôi nhà: một ngôi nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi, sử dụng nhiều năng lượng và một ngôi nhà nhỏ làm bằng các vật liệu tự nhiên và chỉ có một chiếc xe đạp Bên cạnh ngôi nhà đó là một chiếc cột điện và các ngôi nhà nhỏ khác - Xác định chi tiết khác thường trong bức tranh là hai ngôi nhà với điều kiện sinh hoạt đối lập nhau bị ngăn cách bằng một vết nứt sâu không thể vượt qua - Mô tả tình huống nêu ra trong bức tranh: Tình huống trong bức tranh này hết sức thú vị về cuộc đối thoại giữa hai gia đình- người đàn ông cùng vợ và con đứng trên tòa nhà cao tầng với xuống hỏi gia đình ở ngôi nhà nhỏ rằng bạn có muốn một chiếc tủ lạnh và thêm một chiếc radio không? ● Bước 2: Nhận xét, xác định về nội dung thể hiện - Mối liên hệ trong bức tranh này là sự đối lập về mức sống giữa hai gia đình tượng trương cho hố sâu ngăn cách về điều kiện sống giữa các nước phát triển và đang phát triển Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 25 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Nội dung của bức tranh này thể hiện một hố sâu ngăn cách về mức sống của dân cư và mức độ khai thác sử dụng tài nguyên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển Các nước phát triển có mức sống cao, sử dụng nhiều vật dụng hiện đại tiêu tốn năng lượng và tạo ra một lượng khí thải lớn và việc làm tăng mức sống của cư dân ở các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng lượng khí thải vào môi trường - Vấn đề mà tranh biếm họa này đề cập đến là việc sử dụng những phương tiện thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng trong gia đình làm tăng lượng khí phát thải vào khí quyển- nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ● Bước 3: Chỉ ra những biểu tượng được thể hiện trong tranh - Biểu tượng ngôi nhà cao tầng với đầy đủ tiện nghi tượng trưng cho mức sống cao của người dân các nước phát triển Trong ngôi nhà cao tầng có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt với hai chiếc xe ô tô sử dụng nhiên liệu hóa thạch cùng các tiện nghi khác như tivi, tủ lạnh, điều hòa…đều sử dụng năng lượng - Bên cạnh đó là ngôi nhà nhỏ được xây dựng bằng gỗ, chỉ có một chiếc đài và một chiếc xe đạp tượng trưng cho mức sống thấp của cư dân các nước đang phát triển Các thành viên trong gia đình nhỏ đều tham gia lao động (người vợ giặt quần áo bằng tay…) - Một vết nứt ngăn cách hai ngôi nhà tương trưng cho hố sâu ngăn cách giữa mức sống của người dân ở các nước phát triển và đang phát triển ● Bước 4: Xác định đối tượng và sự kết hợp giữa đối tượng với biểu tượng để hướng tới nội dung cần khắc sâu: - Đối tượng được nhắc đến trong bức tranh là: người dân ở các nước phát triển với mức sống cao và người dân ở các nước đang phát triển với điều kiện sống thấp hơn - Từ những đối tượng kết hợp đó với biểu tượng ở trên thể hiện hố sâu ngăn cách về mức sống giữa các nước phát triển và đang phát triển và việc phát triển mức sống ở các nước đang phát triển sẽ góp phần làm tăng lượng khí phát thải vào khí quyển và gia tăng biến đổi khí hậu ● Bước 5: Mục đích thể hiện của bức tranh - Mục đích thể hiện của bức tranh là nhằm cảnh báo về một cục diện tồi tệ mà nhân loại phải đối mặt, đó chính là cơn ác mộng khí nhà kính Nếu người dân ở các nước phát triển không giảm mức tiêu thụ năng lượng trong sinh hoạt và người dân ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi lối tiêu dùng này sẽ làm gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 26 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Đối tượng và vấn đề bị đưa ra phê phán ở bức tranh này đó chính là lối sống và thói quen tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu vật chất cao hơn mức đủ sống của người dân ở các nước phát triển đang làm trầm trọng hơn vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu ● Bước 6: Đánh giá về quan điểm của tác giả và tác động của bức tranh đối với thái độ của người học - Qua bức tranh này tác giả bộc lộ một tầm nhìn sâu sắc về sự chênh lệch mức sống giữa các nhóm nước và việc nâng mức sống ở các nước đang phát triển bằng việc tăng sử dụng những thiết bị sử dụng năng lượng thực sự sẽ tạo ra “một cơn ác mộng về khí nhà kính”- nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu Mức sống cao và lối sống tiêu dùng theo kiểu phương Tây đã được tác giả khắc họa một cách sinh động, hài hước và có tính phê phán cao - Đánh giá tác động tới học sinh: Bức tranh này có thể tác động một cách trực tiếp đến nhận thức và thái độ của các em học sinh Đối với các em học sinh đang sống ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các em sẽ ý thức được việc sử dụng nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng trong gia đình sẽ làm tăng lượng phát thải khí nhà kính và sẽ làm cho vấn đề biến đổi khí hậu trở nên trầm trọng hơn Từ đó các em có thể lựa chon một phương thức sinh hoạt tiến bộ hơn và hạn chế sử dụng năng lượng 3 Những nguyên tắc nhằm sử dụng có hiệu quả tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Để sử dụng hiệu quả tranh biếm họa cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: - Không nên sử dụng tranh biếm họa có nội dung tiêu cực, không hình thành được thái độ tích cực cho học sinh - Không nên sử dụng tranh biếm họa quá khó đối với trình độ nhận thức của người học nhất là khi trình độ học sinh ở mức độ dưới trung bình - Không nên sử dụng tranh biếm họa trong điều kiện lớp học quá ồn ào, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho dạy học địa lí bằng tranh biếm họa còn hạn chế 4 Thiết kế mẫu bài học sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong môn Địa lí THPT • Lựa chọn bài học: Bài 3: “Một số vấn đề mang tính toàn cầu”- Địa lí 11 Đây là bài học mà các nội dung của GDPTBV trùng hoàn toàn với nội dung bài học vì vậy tranh biếm họa có thể được sử dụng với nhiều mục đích trong tiến trình hoạt động của bài học • Thiết kế giáo án mẫu I MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 27 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong bài học này nhằm hướng tới mục tiêu: 1 Về kiến thức + Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn những tác động của bùng nổ dân số tới sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường + Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu + Sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và an ninh toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, địa phương 2 Về kĩ năng + Kĩ năng khai thác tri thức địa lí từ tranh biếm họa, video clip + Kĩ năng làm việc theo nhóm 3 Về thái độ, hành vi + Tích cực, chủ động tìm hiểu, tiếp thu nội dung bài học + Nhận thức được để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại + Ủng hộ và thực chính sách dân số của Đảng và nhà nước + Lựa chọn phương thức tiêu dùng phù hợp với nhu cầu và hạn chế tác động tới môi trường + Ủng hộ và đấu tranh cho hòa bình, an ninh thế giới II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh biếm họa: Hình 8, 9,13,14, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 24, 26, 27, 31, 32, 33, 37, 38, 40, 41, 45, 49, 50, 52 - Máy chiếu, máy tính - Các bảng số liệu sgk - Video clip về sự suy giảm tầng ozon III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1 Ổn định lớp (1’) 2 Kiểm tra bài cũ (không) 3 Bài mới (41’) *) Khởi động: (2’) Gv đưa ra 3 bức tranh biếm họa, yêu cầu học sinh tìm ra các chủ đề chính của bài học Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 28 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Hình 8: Trái đất nóng lên khiến gấu Bắc Cực phải thay áo lông bằng bikini cho mát Hình 26: Sự gia tăng quá nhanh của dân số đã phá vỡ tính bền vững của tự nhiên Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 29 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Hình 38: Chiến tranh ở Syria -Bóng ma thần chết - Hs quan sát tranh, nêu chủ đề bài học: các vấn đề mang tính toàn cầu: dân số, môi trường, chiến tranh… *) Các hoạt động dạy và học chính Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 30 Trường THPT Khoái Châu TG Hoạt động Thầy - Trò Hoạt động 1: Tìm hiểu về vấn đề dân số Nội dung chính I Dân số Hình Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBVBùng dạydân số lí THPT thức: Nhóm 1 trong nổ học Địa *) Lớp chia làm 4 nhóm: - Dân số thế giới năm 2005 là 6 477 triệu - Nhóm 1,2: xem mục 1 và phân tích bảng người 3.1, tranh biếm họa hình 26, 40, 50 trả lời - Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các câu hỏi kèm theo bảng 3.1 nước đang phát triển (các nước đang phát 10’ - Nhóm 3,4: xem mục 2 và phân tích bảng triển chiếm 80% dân số và 95% số dân 3.2 trả lời câu hỏi kèm theo bảng 3.2 tăng hàng năm của thế giới) *) Đại diện các nhóm trình - Hậu quả: *) Giáo viên củng cố + Kinh tế: kìm hãm sự phát triển kinh tế + Các vấn đề xã hội: khó khăn cho việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống + Tự nhiên: làm suy giảm nhanh chóng các nguồn tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường 2 Già hóa dân số - Dân số thế giới đang già đi: + Tuổi thọ ngày càng tăng + Tỉ lệ nhóm dưới 25 tuổi ngày càng giảm, tỉ lệ người trên 65 tuổi tăng - Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển: - Hậu quả: + Kinh tế: chi phí cho phúc lợi xã hội, chăm sóc người già rất lớn + Xã hội: thiếu lao động, nguy cơ giảm Hoạt động 2: Tìm hiểu về các vấn đề môi trường Hình thức: nhóm 21’ số dân II Môi trường (Phiếu học tập) Nhiệm vụ: *) 4 nhóm nghiên cứu mục II-Sgk và các tranh biếm họa về môi trường thảo luận để trả lời các câu hỏi của Sgk và hoàn thành 31 phiếu học tập sau Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền + Nhóm 1: Khai thác các tranh biếm họa Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT IV ĐÁNH GIÁ (2’) Câu 1: Điền từ, cụm từ, số liệu thích hợp vào chỗ ( ) để được câu trả lời đúng: a) Tình trạng bùng nổ dân số chủ yếu diễn ra ở các nước: b) Tình trạng già hóa dân số chủ yếu diễn ra ở các nước c) Việt Nam được dự báo là một trong năm nước chịu hậu quả nặng nền nhất của làm cho nước biển dâng d) Lỗ thủng tầng ôdôn lớn nhất thế giới ở đặc biệt là vào mùa Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 2: Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu là a Nhiệt độ Trái Đất tăng dần lên b Tầng ô dôn bị suy giảm c Mưa axit ở nhiều nơi d Cả a và c Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tầng ô dôn là: a Sự gia tăng khí CFCs trong khí quyển b Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển c Sự gia tăng khí SO2 trong khí quyển d Tất cả các phương án trên Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là: a Sự gia tăng khí NO2 trong khí quyển b Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển c Sự gia tăng khí SO2 trong khí quyển d Cả a và c Câu 5: Ô nhiễm môi trường Biển và Đại dương chủ yếu là do: a Chất thải công nghiệp và sinh hoạt b Các sự cố đắm tàu và tràn dầu c Mưa axit d Tất cả các phương án trên V HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1’) 1 Sưu tầm các tranh biếm họa về các vấn đề toàn cầu đã được học và giải thích chúng cũng như trao đổi với mọi người về các bức tranh tìm được Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 32 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT 2 Chuẩn bị cho bài thực hành (tiết sau) VI PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP: TÌM HIỂU VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Nhiệm vụ: Các nhóm đọc nội dung mục II – sgk và xem các đoạn video clip về các vấn đề môi trường có liên quan, hoàn thành phiếu học tập sau: Các vấn đề môi trường Biểu hiện Nguyên Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 nhân Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 đại dương Suy giảm đa dạng sinh vật Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 4 Nhóm 4 THÔNG TIN PHẢN HỒI Các vấn Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp đề môi trường Biến đổi - Nhiệt độ TĐ Sự gia tăng các - Gia tăng dịch bệnh Cắt giảm các khí hậu tăng (Hiệu ứng khí: CO2, SO2, - Hạn hán, lũ lụt khí CO2, SO2, (NO)x, …trong - Suy giảm đất (NO)x trong khí quyển (khí trồng, cháy rừng sx và sinh thải nhà máy cn, - Suy giảm đa dạng hoạt (xử lí động cơ, đốt than, sinh vật chất thải, tiết dầu mỏ, chặt phá - Phá hủy các công kiệm điện, sử rừng….) trình kiến trúc dụng năng toàn cầu nhà kính) - Mưa axít lượng sạch, Suy Tầng ô dôn bị Sự gia tăng khí - Gây ung thư da trồng rừng….) - Cắt giảm giảm thủng, lỗ thủng CFCs (sử dụng - Giảm thị lực mắt lượng khí tầng ô ô dôn lớn nhất ở máy lạnh, điều - Giảm khả năng CFCs trong dôn Nam Cực hòa.) sinh trưởng và phát sản xuất và Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 33 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT triển của các loài sinh hoạt - Quy định Ô nhiễm Nguồn nước - Chất thải sinh sv… - Thiếu nước sạch: nguồn ngọt và nhiều hoạt và công 1,3 tỉ người nghiêm ngặt nước vùng biển bị ô nghiệp chưa qua - Các loài sv thủy về xử lí chất ngọt, nhiễm nghiêm xử lí đổ vào môi sinh bị chết hàng thải biển và trọng trường loạt - Đảm bảo an đại - Sự cố đắm tàu, - Tổn thất cho toàn hàng hải dương tràn dầu ngành du lịch - Gây ra nhiều bệnh Suy Nhiều loài sinh - Khai thác thiên hiểm nghèo - Mất đi nhiều loài giảm đa vật bị tuyệt nhiên qúa mức sv, các gen di Và các khu dạng chủng hoặc - Do biến đổi khí truyển, nguồn thực bảo tồn thiên sinh vật đứng trước nguy hậu phẩm, nguồn thuốc nhiên cơ tuyệt chủng Bảo vệ rừng - Săn bắt trái phép chữa bệnh, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 34 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM 1 Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng những giả thuyết về vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT Từ đó chúng ta có thể trả lời câu hỏi có nên hay không sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí Qua kết quả thực nghiệm, chúng ta có thể khẳng định được tính khả thi của đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông .2 Nhiệm vụ của thực nghiệm Trong phạm vi thời gian và khả năng tiến hành thực nghiệm, tôi tập trung nhằm giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT - Áp dụng các phương pháp sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT một cách hiệu quả - Rút ra các kết luận và kiến nghị cần thiết 3 Nguyên tắc thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan của thực nghiệm sư phạm, chúng ta cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: - Các tranh biếm họa được lựa chọn sử dụng trong giảng dạy có nội dung GDVSPTBV phù hợp với nội dung bài học và có tác động tích cực đến người học - Bài thực nghiệm phải có trong chương trình SGK - Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng phải cùng có các điều kiện sau: + Trình độ học sinh tương đương nhau và học sinh có ý thức học tập + Số học sinh tương đương nhau + Không gian và điều kiện học tập tương đương nhau + Cùng do một giáo viên giảng dạy - Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học với các bài kiểm tra kiến thức và phiếu điều tra tâm lí của học sinh II TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 1 Nội dung thực nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 35 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT 1.1 Chọn đối tượng thực nghiệm Quá trình thực nghiệm của tôi được tiến hành tại trường THPT Khoái Châu ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy Tôi đã chọn 4 lớp: 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm để dạy Cả bốn lớp này đều được dạy cùng một bài: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12- cơ bản) theo các phương pháp khác nhau Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Lớp Số học sinh Lớp Số học sinh 12A1 48 12A5 47 12A4 44 12A10 38 Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm - Các lớp thực nghiệm: sử dụng phương pháp tranh biếm họa kết hợp với một số phương pháp dạy học khác - Các lớp đối chứng: không sử dụng tranh biếm họa 1.2 Chọn bài thực nghiệm Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thực nghiệm trên bài học có khả năng tích hợp, lồng ghép những nội dung của GDVSPTBV và lựa chọn được tranh biếm họa thỏa mãn những yêu cầu và nguyên tắc nêu trên: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12- cơ bản) 2 Phương pháp thực nghiệm Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm lớp: lớp đối chứng và lớp thực nghiệm - Các lớp đối chứng tiến hành dạy trước Giáo viên khai thác thông tin trong SGK và các tranh ảnh minh họa thông thường khác - Các lớp thực nghiệm dạy sau Giáo viên lựa chọn và sử dụng các tranh biếm họa có nội dung GDVSPTBV phù hợp với nội dung bài học - Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do một giáo viên giảng dạy và kiểm tra về cùng một nội dung 3 Tổ chức bài học thực nghiệm Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, ngoài việc tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, tôi còn tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra thái độ, quan điểm của giáo viên, học sinh về GDPTBV và việc sử dụng tranh biếm họa trong các bài học Địa lí .3 Kết quả thực nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 36 Trường THPT Khoái Châu Sử dụng tranh biếm họa phục vụ GDVSPTBV trong dạy học Địa lí THPT 3.1 Kết quả kiểm tra kiến thức Sau khi dạy Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Địa lí 12) tôi đã cho học sinh làm một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh (thời gian 10 phút) ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Kết quả như sau: Lớp Thực nghiệm Đối chứng 12A1 12A4 12A5 12A10 Sĩ 0 số 48 0 44 0 47 0 38 0 Bảng 2: Điểm 1 2 3 4 5 6 7 0 0 0 0 0 5 18 0 0 0 0 0 4 20 0 0 0 1 8 10 18 0 0 1 2 10 12 7 Điểm lớp thực nghiệm và đối chứng Lớp hực nghiệm 8 17 14 9 5 9 7 5 1 1 10 1 1 0 0 Lớp đối chứng Xếp loại (12A1, 12A4) (12A5, 12A10) Tổng % Tổng % Giỏi (9-10 điểm) 14 15, 2 2 2, 4 Khá (7-8 điểm) 69 75, 0 39 45,9 Trung bình (5-6 điểm) 9 9, 8 40 47,1 Yếu (

Ngày đăng: 31/07/2014, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan