Tiểu luận môn pháp luật xây dựng

24 2.2K 5
Tiểu luận môn pháp luật xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kế, thẩm định thiết kế, thi công, giám sát thi công và nghiệm thu công trình sẽ có rất nhiều các điều luật không chỉ của luật xây dựng mà còn nhiều điều của các luật khác ảnh hưởng đến nó. Vì vậy việc đi tìm hiểu về những điều luật của các luật khác ảnh hưởng như thế nào đến công việc của một kĩ sư xây dựng là rất quan trọng. Điều đó giúp cho người kĩ sư có thể tiến hành xây dựng công trình mà không vi phạm đến các điều khoản đã quy định của pháp luật, giúp cho công việc tiến hành một cách thuận lợi. Sau đây là một số những điều khoản trong các luật: Luật bảo vệ môi trường, luật đầu tư, luật phòng cháy chữa cháy, luật kinh doanh, luật nhà ở, có những điều khoản trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiến hanh một dự án xây dựng. Tìm hiểu những điều khoản của các luật: Luật bảo vệ môi trường. Luật đầu tư. Luật phòng cháy chữa cháy. Luật Kinh doanh bất động sản. Luật nhà ở.

Tiểu luận môn pháp luật xây dựng Bµi tiÓu luËn *&* Tìm hiểu những điều khoản của các luật: - Luật bảo vệ môi trường. - Luật đầu tư. - Luật phòng cháy chữa cháy. - Luật Kinh doanh bất động sản. - Luật nhà ở. Trong suốt quá trình tiến hành một dự án xây dựng từ khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công, giám sát thi công và nghiệm thu công trình sẽ có rất nhiều các điều luật không chỉ của luật xây dựng mà còn nhiều điều của các luật khác ảnh hưởng đến nó. Vì vậy việc đi tìm hiểu về những điều luật của các luật khác ảnh hưởng như thế nào đến công việc của một kĩ sư xây dựng là rất quan trọng. Điều đó giúp cho người kĩ sư có thể tiến hành xây dựng công trình mà không vi phạm đến các điều khoản đã quy định của pháp luật, giúp cho công việc tiến hành một cách thuận lợi. Sau đây là một số những điều khoản trong các luật: Luật bảo vệ môi trường, luật đầu tư, luật phòng cháy chữa cháy, luật kinh doanh, luật nhà ở, có những điều khoản trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tiến hanh một dự án xây dựng. I. Luật bảo vệ môi trường: (Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10) Luật bảo vệ môi trường quy định các dự án xây dựng trước khi tiến hành cần phải điều tra và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể là những loại công trình quy định trong điều 18-luật bảo vệ môi trường sẽ phải có báo cao tác động môi trường: “Điều 18. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: a) Dự án công trình quan trọng quốc gia; b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 1 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường. 2. Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.” Những quy định về báo cáo tác động môi trường của công trình xây dựng đựơc ghi trong điều 19: “Điều 19: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. 3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. 5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết”. Nội dung báo cáo tác động môi trường cần đảm bảo theo những quy định trong điều 20: “Điều 20: Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. 2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường. 3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra. 4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình. 6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án. 7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án. 8. ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.” Sau khi dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án có trách nhiệm được quy định trong điều 23: “Điều 23. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án có trách nhiệm sau đây: a) Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 2 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng b) Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát; c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; d) Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đ) Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này.” Khi bắt đầu tiên hành xây dựng, thì trong suốt quá trình hoạt động xây dựng cần phải tuân thủ theo những quy định ghi trong điều 40: “Điều 40. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng 1. Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường. 2. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau đây: a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn cho phép; b) Việc vận chuyển vật liệu xây dựng phải được thực hiện bằng các phương tiện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; c) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Uỷ ban nhân dân các cấp, đơn vị quản lý trật tự công cộng được áp dụng biện pháp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.” Việc xây dựng các công trình trong khu dân cư,khu đô thị, hoặc xây dựng một khu đô thị mới cần tuân thủ, cân nhắc và xem xét dựa theo quy định ở điều 50 về quy hoạch bảo vệ môi trường và khoản 1,2 điều 51 về yêu cầu bảo vệ môi trường trong khu dân cư, đô thị: “Điều 50. Quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư 1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư; c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường. 2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư; b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường. 3. Chủ đầu tư xây dựng mới khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều này thì mới được bàn giao đưa vào sử dụng. Điều 51. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung 1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư; c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường. SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 3 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường của khu dân cư; b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.” Các loại chất thải do hoạt động xây dựng khi thải ra môi trường sông, và khi phát triển các khu dân cư trên lưu vực sông thì dự án này cần chú ý đến những biện pháp bảo vệ môi trường tuân theo khoản 2,3 điều 60 về kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông: “Điều 60. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông 2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông. 3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.” Với các nguồn nước khác như ao, hồ, kênh, rạch, mương có khả năng bị ảnh hưởng do phát triển đô thị, khu dân cư gần đó thì chủ đầu tư cần có những biện pháp tuân thủ theo khoản 2,3 điều 63 về bảo vệ môi trường nước hồ, ao, kênh, mường, rạch: “Điều 63. Bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch 2. Hồ, ao, kênh, mương, rạch trong đô thị, khu dân cư phải được quy hoạch cải tạo, bảo vệ; tổ chức, cá nhân không được lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở trên mặt nước hoặc trên bờ tiếp giáp mặt nước hồ, ao, kênh, mương, rạch đã được quy hoạch; hạn chế tối đa việc san lấp hồ, ao trong đô thị, khu dân cư. Chủ dự án ngăn dòng chảy kênh, mương; dự án san lấp hồ, ao, kênh, mương, rạch phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật. 3. Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của hồ, ao, kênh, mương, rạch.” Với hoạt động xây dựng trong xây dựng công trình thuỷ điện cần tuân thủ theo khoản 1,2 điều 64 về bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện: “Điều 64. Bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện 1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường. 2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ.” Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựngácanf phải được phân loại ngay từ nguồn theo khoản 2 điều 77 về phân loại chất thải rắn thông thường, được tận dụng để tái chế một cách triệt để theo khoản 3 điều 78, trong quá chuyên chở đến nơi tái chế phải đảm bảo theo khoản 1,2 điều 78 về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường: “Điều 77. Phân loại chất thải rắn thông thường 1. Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính sau đây: a) Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; b) Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải. Điều 78. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường 1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn. 2. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định.” Nước thải sinh ra trong quá trình hoạt động xây dựng như nước bơm từ hố móng, nước lẫn bùn từ khoan cọc nhồi, nước lẫn xi măng khi đổ bêtông cần phải được tập trung và xử lý như khoản 2,3 điều 81 về thu gom, xử lý nước thải và khoản 2 điều 82 về hệ thống xử lý nước thải: “Điều 81. Thu gom, xử lý nước thải 2. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Điều 82. Hệ thống xử lý nước thải 2. Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; b) Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; c) Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; d) Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; đ) Vận hành thường xuyên.” Các công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải, độ rung và tiếng ồn lớn khi tiên hành thi công cần tuân theo khoản 3 điều 83 và khoản 3 điều 85: “Điều 83. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải 3. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường Điều 85. Hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ 3. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.” Ngoài ra, các công ty xây dựng phải đóng góp phí bảo vệ môi trường và thuế bảo vệ môi trường theo khoản 1 điều 112 và khoản 1,2 điều 113: “Điều 112. Thuế môi trường 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường. Điều 113. Phí bảo vệ môi trường 1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường. 2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau đây: a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường; b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường; c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.” SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 5 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng II- Luật đầu tư: ( Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Trần Ðức Lương đã ký Lệnh số 32/2005/L/CTN công bố Luật Ðầu tư đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2006. Quê hương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10) Luật này quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, quyền và nghia vụ của nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích hợp pháp, khuyến khích ưu đãi đầu tư và quản lý nhà nước về đầu tư trong và ngoài nước cho nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư vào ngành xây dựng cần tuân thủ theo một số điều khoản được ghi trong luật đẩu tư. Về chính sách đầu tư đựơc ghi trong điều 4- luật đầu tư: “Ðiều 4. Chính sách về đầu tư 1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. 3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. 4. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.” Về vốn hợp pháp của nhà đầu tư xây dựng được nhà nước bảo đảm trong quá trình đầu tư và quy định rõ trong điều 6: “Ðiều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản 1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. 2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. 3. Ðối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Ðiều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài. 4. Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật. ” Với các nhà đầu tư nước ngoài thì khi đầu tư vào các dự án xây dựng của Việt Nam sinh lợi nhuận mà muốn chuyển lợi nhuận này hoặc vốn hợp pháp của mình về nước thì được đảm bảo và quy định trong điều 9: “Ðiều 9. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 6 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 1. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây: a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ; c) Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài; d) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư. 2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. 3. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn. 4. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.” Nhà đầu tư được đảm bảo đầu tư trong trường hợp nhà nước có thay đổi chính sách và chính sách đó có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư hay không cũng sẽ được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, được quy định trong điều 11: “Ðiều 11. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách 1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. 2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây: a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; b) Ðược trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; c) Ðược điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; d) Ðược xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. 3. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.” Ngoài các ưu đãi và đảm bảo trong đầu tư nhà đầu tư còn có các quyền lợi sau: Quyền tiếp cận và sử dụng nguồn lực đầu tư quy định ở điều 14- luật đầu tư: “Ðiều 14 . Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư 1. Bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ; sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật. 2. Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. 3. Thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.” Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoÆc dự án đầu tư quy định ở điều 17: “Ðiều 17 . Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 7 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế. 2. Chính phủ quy định về điều kiện chuyển nhượng, điều chỉnh vốn, dự án đầu tư trong những trường hợp phải quy định có điều kiện.” Quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định ở điều 18: “Ðiều 18. Thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.” Và các quyền khác quy định trong điều 19: “Ðiều 19 . Các quyền khác của nhà đầu tư 1. Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. 3. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư. 4. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.” Bên cạch đó các nhà đầu tư vào các dự án xây dựng cần phải có các nghĩa vụ và được quy định trong điều 20: “Ðiều 20. Nghĩa vụ của nhà đầu tư 1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận. 2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê. 4. Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động. 5. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 6. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 7. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Ngành xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án quy mô lớn nằm trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư được ghi trong khoản 5 điều 27. Còn kinh doanh bất động sản nằm trong mục đầu tư có điều kiện ghi trong mục e khoản 1 điều 29: “Ðiều 27 . Lĩnh vực ưu đãi đầu tư 5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn. Ðiều 29 . Lĩnh vực đầu tư có điều kiện e) Kinh doanh bất động sản.” Trong luật đã nêu rõ ở điều 45,và khoản 1,2 điều 46 về thủ tục đăng kí đầu tư đối với vốn đầu tư trong nước hoặc nước ngoài để các dự án đầu tư về xây dựng theo đó trình tự tiến hành: “Ðiều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 8 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 1. Ðối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. 2. Ðối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 3. Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm: a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư; b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có). 4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư. Ðiều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài 1. Ðối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Ðiều 45 của Luật này; b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Ðiều lệ doanh nghiệp (nếu có).” Khi chủ đầu tư có những điều chỉnh trong dự án đầu tư hoặc hoãn, đình chỉ, huỷ bỏ dự án đầu tư thì cần tuân thủ theo những quy định ghi trong điều 51 và 72: “Ðiều 51. Ðiều chỉnh dự án đầu tư 1. Khi có nhu cầu điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn dự án thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục sau đây: a) Ðối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tự quyết định và đăng ký nội dung điều chỉnh cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày quyết định điều chỉnh; b) Ðối với dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư theo thẩm quyền để xem xét điều chỉnh. Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư bao gồm các nội dung về tình hình thực hiện dự án, lý do điều chỉnh, những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra. 2. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư thông báo cho nhà đầu tư việc điều chỉnh chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3. Việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện dưới hình thức điều chỉnh, bổ sung nội dung vào Giấy chứng nhận đầu tư. Ðiều 72. Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư 1. Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải trình rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án. 2. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định. 3. Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ trong các trường hợp sau đây: a) Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản. SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 9 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.” Về vấn đề triển khai thực hiện dự án đầu tư , trong đó có thuê, giao nhận đất thực hiện dự án, chuẩn bị mặt bằng xây dựng cần tuân thủ theo các điều 55,56,58-luật đầu tư: “Ðiều 55. Thuê, giao nhận đất thực hiện dự án 1. Ðối với dự án đầu tư có yêu cầu sử dụng đất, nhà đầu tư liên hệ với cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền nơi thực hiện dự án để thực hiện thủ tục giao đất hoặc thuê đất. Trình tự, thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Trong trường hợp nhà đầu tư đã được bàn giao đất mà không tiến hành triển khai dự án trong thời hạn quy định hoặc sử dụng đất sai mục đích thì bị thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai và bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Ðiều 56. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng 1. Ðối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi giao đất hoặc cho nhà đầu tư thuê đất. Việc thu hồi đất và bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Ðối với trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trường hợp nhà đầu tư đã có thỏa thuận với người sử dụng đất về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng mà người sử dụng đất không thực hiện các nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có dự án đầu tư có trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. 3. Ðối với dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất Ðiều 58. Thực hiện dự án đầu tư có xây dựng 1. Ðối với dự án đầu tư có xây dựng thì việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình và bảo vệ môi trường.” Ngoài ra nếu các nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư ra nước thì cần xem xét công trình mình đầu tư cần phải đẩm bảo không vi phạm vào điều 75 về những lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài. Và nhà đầu tư có đủ điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo điều 76 về điều kiện đầu tư ra nước ngoài không. Sau đó tiến hành các thủ tục theo điều 79 quy định về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó các nhà đầu tư cũng cần chú ý đến các nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi đầu tư ra nước ngoài được quy định trong điều 77,78 - luật đầu tư. “Ðiều 75 . Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài 1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. 2. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Ðiều 76 . Ðiều kiện đầu tư ra nước ngoài 1. Ðể được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây: SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 10 [...]... thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật 6 Các quyền khác theo quy định của pháp luật Điều 27 Nghĩa vụ của bên mua nhà, công trình xây dựng SVTH: Nguyễn Hoàng 18 Lớp: 04X4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 1 Thanh toán tiền cho bên bán nhà, công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng 2 Nhận nhà, công trình xây dựng kèm theo hồ sơ theo đúng chất lượng, thời... đầu tư xây SVTH: Nguyễn Hoàng 16 Lớp: 04X4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng dựng nhà, công trình xây dựng theo quy hoạch và nội dung của dự án đã được phê duyệt 3 Bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt; trường hợp huy động tiền ứng trước của khách hàng phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này 4 Quản lý việc xây dựng nhà, công trình xây dựng. .. pháp luật 6 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Điều 26 Quyền của bên mua nhà, công trình xây dựng 1 Được nhận nhà, công trình xây dựng kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và hồ sơ, giấy tờ có liên quan 2 Yêu cầu bên bán nhà, công trình xây dựng hoàn thành các thủ tục mua bán nhà, công trình xây dựng; chuyển giao quyền sở hữu nhà, công trình xây. .. 04X4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng Điều 32 Nghĩa vụ của bên thuê nhà, công trình xây dựng 1 Bảo quản, sử dụng nhà, công trình xây dựng theo công năng, thiết kế và thỏa thuận trong hợp đồng 2 Trả tiền thuê và thực hiện các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng 3 Trả nhà, công trình xây dựng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng 4 Sửa chữa những hư hỏng của nhà, công trình xây dựng. .. thuê mua SVTH: Nguyễn Hoàng 20 Lớp: 04X4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 4 Yêu cầu bên cho thuê mua cung cấp tài liệu, hướng dẫn sử dụng và bảo đảm chất lượng nhà, công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thỏa thuận của các bên trong hợp đồng 5 Yêu cầu bên cho thuê mua chuyển giao quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất và hồ sơ... theo quy định của pháp luật về xây dựng; e) Có hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật đối với nhà, công trình xây dựng đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với nhà, công trình đang xây dựng; thiết kế bản vẽ... công trình xây dựng trong thời gian thuê mua theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thỏa thuận của các bên trong hợp đồng 5 Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra 6 Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật 7 Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Điều 36 Quyền của bên thuê mua nhà, công trình xây dựng 1 Nhận nhà, công trình xây dựng theo đúng... hồ sơ về nhà, công trình xây dựng; hồ sơ về nhà, công trình xây dựng bao gồm các loại giấy tờ về việc tạo lập, về quyền sở hữu, quá trình thay đổi và tình trạng pháp lý của nhà, công trình xây dựng 5 Việc mua bán nhà, công trình xây dựng phải được lập thành hợp đồng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp bán nhà, công trình xây dựng được hình thành trong... giấy phép xây dựng, trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng 3 Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị Điều 47 Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội 1 Nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có... nhà ở, công trình xây dựng khác thì việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai Trường hợp bán căn hộ chung cư hoặc một phần nhà chung cư thì phải gắn với quyền sử dụng đất, các phần sử dụng chung và các trang bị, thiết bị trong nhà thuộc sở hữu chung SVTH: Nguyễn Hoàng 17 Lớp: 04X4 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 4 Bán nhà, công trình xây dựng phải kèm theo . Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 17 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng 4. Bán nhà, công trình xây dựng phải kèm theo hồ sơ về nhà, công trình xây dựng; hồ sơ về nhà, công trình xây dựng bao gồm các loại giấy. định của pháp luật. 7. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. SVTH: Nguyễn Hoàng Lớp: 04X4 19 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng Điều 32. Nghĩa vụ của bên thuê nhà, công trình xây dựng 1 Tiểu luận môn pháp luật xây dựng Bµi tiÓu luËn *&* Tìm hiểu những điều khoản của các luật: - Luật bảo vệ môi trường. - Luật đầu tư. - Luật phòng cháy chữa cháy. - Luật Kinh

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan