Cuộc Nam chinh mở cõi của Lê Thánh Tông năm 1471 ppsx

6 463 0
Cuộc Nam chinh mở cõi của Lê Thánh Tông năm 1471 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cuộc Nam chinh mở cõi của Lê Thánh Tông năm 1471 tới đâu Qua nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi xin tóm lược diễn biến công cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông như sau: Tháng 8 năm Canh Dần (1470), Chiêm vương Trà Toàn đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùng voi và ngựa chiếm đánh úp Hoá Châu… Nhân cơ hội ấy, vua Lê Thánh Tông huy động trai tráng trong nước từ 15 tuổi trở lên sung quân được 26 vạn, rồi ban sách lược bình Chiêm. Hai tướng Định Liệt và Lê Niệm dẫn 10 vạn quân do vua thân hành chỉ huy đi sau… Ngày 25 tháng chạp Canh Dần (1470) vua cho ba quân ăn Tết. Ngày mồng 3 tháng giêng Tân Mão (1471), vua Lê ra lệnh tiến binh. Ngày mồng 6 tháng giêng Tân Mão (1471), đội quân xung kích của Tiên phong tướng quân Cang Viễn (Cung Viễn), bí mật đột nhập phòng tuyến Cu Đê tại triền nam đèo Hải Vân, đánh tan và bắt sống tướng Chiêm thủ giữ Cu Đê là Bồng Nga Sa… Ngày 27 tháng 2 Tân Mão (1471), hạ thành Thị Nại. Ngày 28 tháng 2 Tân Mão (1471) tiến quân vây kinh thành Chà Bàn (Đồ Bàn); Ngày mồng 1 tháng 3 Tân Mão (1471) hạ được thành Đồ Bàn, bắt sống Chiêm vương Trà Toàn… Nhằm làm suy yếu, vua Lê chia đất còn lại của Chiêm quốc làm 3 nước nhỏ, đó là: Tướng Chiêm là Bồ Trì chạy vào Phiên Lung (còn gọi là Phan Lung tức là Phan Rang), chiếm 1/5 đất đai, dâng biểu xin hàng, nhà vua bèn cho làm vua nước Chiêm Thành. Đồng thời Thân vương Trà Toại, em Chiêm vương Trà Toàn chạy vào núi, cũng dâng biểu xin hàng, vua cho làm vua nước Hoa Anh (rất có thể là vùng đất từ nam Thạch Bi Sơn cho đến Phan Rang). Đến ngày 8 tháng 4 Tân Mão (1471), tiểu vương Trà Toại cố ý làm phản, vua Lê bèn cử tướng Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh bắt đưa Trà Toại cùng đồng bọn về Đông Kinh (Thăng Long). Nước Nam Bàn, nguyên xưa là đất của hai nước Thuỷ Xá và Hoả Xá, bị Chiêm Thành chiếm cứ (thuộc địa phận vùng Tây Nguyên ngày nay), vua Lê cho hàng Tướng Ma Ha Bí Sản vốn dòng dõi Chiêm vương Ma Ha Bí Do (1) làm vua… Ba tiểu quốc này dần dà suy yếu rồi mất hẳn trên bản đồ châu Á. Ngày 22 tháng 4 Tân Mão (1471), làm lễ tấu cáo ở Thái miếu Lam Kinh và ngày mồng 1 tháng 5 Tân Mão tổ chức lễ mừng thắng trận tại Đông Kinh (Thăng Long). Ngày mồng 1 tháng 6 Tân Mão (1471), năm Hồng Đức nhị viên, vua xuống chiếu lấy đất từ Nam Hải Vân (2) đến Thạch Bi Sơn đặt làm thừa tuyên Quảng Nam. Đó là thừa tuyên thứ 13 của nước ta thời bấy giờ. Khi nói về Thạch Bi Sơn, nhiều chính sử chép rằng: Núi này ở phía Đông Nam phủ Tuy Hoà, năm Tân Mão (1771), niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần, núi này bị sét đánh, đá núi đen đều biến thành trắng xoá, xa trông như bia đá sững, sắc như vôi đá, chúa (vua) bèn sai quan cầu đảo. Núi này có nhiều thú dữ nên ít có người dám tới đó. Còn theo sách Thuỷ lục trình chí (ký) của Trần Công Hiến chép: Núi này cao 708 thước, có một chi chạy sát biển, chia ra làm hai, có một hòn đá lớn, quay đầu về hướng Đông giống như hình người vậy. Ngày xưa vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành về ngang qua núi này. Ngài bùi ngùi than rằng: “Trời đất khai tịch, đã chia cảnh thổ phân minh, kẻ kia (chỉ Chiêm Thành), nghịch ý trời nên mắc phải thiên hoạ…”. Nhân đó, ngài cho khắc chữ lên trên phiến đá. Theo sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (3) thì chép: “Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành mở đất đến đây, ngài sai mài vách đá trên đỉnh núi, cho khắc chữ để phân chia địa giới với Chiêm Thành, nên gọi là núi Thạch Bi (Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia). Nay hiện còn những chữ sứt mẻ mờ lạt, không còn nhận rõ được…. Chỉ nghe khẩu truyền chữ bia là: “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong, An Nam quá thử, tướng tru binh chiết”, nghĩa là “Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất, An Nam qua đấy, tướng chết quân tan” (4). Bởi vậy, từ mấy thế kỷ trước, tại Phú Yên có đền thời vua Lê Thánh Tông, tại đền có hai câu đối: Giang sơn khai thác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sự Trở đậu hinh hương thử địa, tinh linh tường ký Thạch Bi cao. Tạm dịch theo nghĩa xuôi: - Non sông được mở mang năm nào, nghe các bậc cha ông truyền lại rằng chính là công của vua Hồng Đức. - Danh thơm tiếng tốt và sự linh thiêng của xứ này, được khắc ghi rõ ràng trên đá bia ở đỉnh núi cao. Sắc vua Lê phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng niên hiệu Hồng Đức nhị niên (bản gốc hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam). Sắc vua Lê phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng niên hiệu Hồng Đức nhị niên (bản gốc hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam). Điều đặc biệt đáng được các nhà nghiên cứu sử quan tâm nữa là, những năm gần đây, chúng tôi có cơ may được Bảo tàng tỉnh Quảng Nam sao tặng 2 bản sắc phong của vua Lê Thánh Tông ban phong cho tướng Phạm Nhữ Tăng vào niên hiệu Hồng Đức nhị niên (1471) và Hồng Đức bát niên (1477), nguyên bản chữ Hán được phiên âm và dịch nghĩa. Nội dung bản Hồng Đức nhị niên nói hạ lệnh cho tướng Phạm Nhữ Tăng lãnh ấn tiên phong, gấp đem 10 đạo tinh binh thuỷ lục sớm quét sạch quân Chiêm Thành, giữ vững 12 thừa tuyên… Nội dung bản Hồng Đức bát niên là sắc phong thần cho Tham tướng Phạm Nhữ Tăng, người từng lãnh mệnh Trung quân Đô thống, đem 10 đạo tinh binh thuỷ bộ, dẹp Chiêm Thành phản loạn, chiếm thành Đồ Bàn, đóng giữ Bình Định, Ninh Hoà, Hàm Thuận (Hàm Thuận bao gồm Hàm Thuận Bắc thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận ngày nay. Còn Hàm Thuận Nam thì tiếp giáp với Biên Hoà tỉnh Đồng Nai ngày nay). Từ 12 thừa tuyên… có thêm thừa tuyên thứ 13… Nhà ngươi có công đức xây dựng giữ vững biên cương. Xem thế, vua Lê Thánh Tông không chỉ mở đất đến Thạch Bi Sơn mà còn tới đến Hàm Thuận, tức bao trùm trọn vẹn cả lãnh thổ Chiêm Thành. Và chúng ta cũng nên tự hỏi, nếu nhà vua chỉ chiếm đến Thạch Bi Sơn thì nhà vua có quyền gì chia phần đất còn lại của Chiêm quốc làm 3 tiểu quốc? Ấy vậy mà các sử sách dưới thời nhà Nguyễn, nhất là biên soạn vào thời Tự Đức, đều chép rằng: Năm Tân Hợi (1611), nhân người Chiêm xâm lấn biên cảnh (thực ra là nổi loạn), chúa Nguyễn Hoàng cho tướng Chủ sự Văn Phong đánh lấy đất Chiêm Thành (thực ra là dẹp yên), chúa bèn lấy hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà lập ra phủ Phú Yên cho lệ thuộc doanh Quảng Nam. Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Đá Bia trên lý thuyết vẫn thuộc lãnh thổ Đại Việt kể từ ngày 1 – 6 Tân Mão (1471) nhưng vùng này hầu như chưa có dân Việt định cư mà đa số là người Chăm, người Man (Ê đê, Jarai). Năm Quý Tỵ (1653), nhân vua Chiêm Thành xâm lấn Phú Yên (thực ra là người Chăm nổi loạn), chúa Nguyễn Phúc Tần sai quân đi đánh rồi lấy đất từ nam núi Thạch Bi đến sông Phan Rang đặt dinh Thái Khang. Cuối năm Tân Mùi (1691), nhân vua Chiêm Thành là Bà Tranh gây biến, chúa Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Kính đánh dẹp yên (1692) lấy đất từ nam Phan Rang trở vào đặt làm trấn Thuận Thành và đến năm Đinh Sửu (1697), cải đặt phủ Bình Thuận, vẫn cho quan cũ của vua Chiêm là Kế Bà tử làm phiên vương… Vì thế, mà bậc thức giả ẩn sĩ đương thời Tự Đức, đã khôn khéo gián tiếp lên án những người sửa văn thơ, sửa lịch bằng 4 câu thơ ngũ ngôn sau đây, được chép tập sách Nam Hải Tham Nguyên, đóng chung với tập sách Giao Châu Giai Lục, mà cố sử gia Phan Khoang đã mượn được của người bạn là cụ cố Nghè Tứ, nhân sĩ Quảng Nam: Trịnh thị ám tu thư Dực Tông (tức vua Tự Đức) manh chiết sử Lưỡng hình tâm nhất dạng Nhân giain thức thực hư. Tạm dịch theo nghĩa xuôi: Họ Trịnh (4) lén sử lại thư tịch Vua Tự Đức manh tâm bóp méo lịch sử Hai kẻ ấy đều có một lòng dạ (bất chánh) giống nhau Mọi người trong nước đều biết rõ thực hư việc làm của những kẻ ấy. Gần đây, có vài nhà nghiên cứu, không nhìn rõ vào giai đoạn lịch sử xa xưa, đã cho rằng Lê Thánh Tông chỉ đánh tới đèo Cù Mông, như thế thì làm sao lại chiếm thành Thị Nại và kinh thành Đồ Bàn và bắt sống Chiêm vương Trà Toàn? Sử chép rằng ngày 1 tháng 3 hạ thành Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn. Ngày 2 tháng 3 vua ban lệnh xa giá về kinh sư, nhưng mãi đến ngày 11 tháng 3 mới lên đường, như thế có phải nhà vua đợi những cánh quân truy kích tàn quân Chiêm và cũng chính vì truy kích đó mà thân vương Trà Toàn trốn vào núi và đại tướng Chiêm Bồ Trì chạy đến Phan Lung (Phan Rang) rồi dâng biểu xin hàng. (1) Bí Do, có sách chép Bí Điền, Quý Do hay Quý Điền – Ma Thuột có lẽ thuộc dòng dõi vua này chăng? Bí Do bị anh Chiêm vương Trà Toàn là Trà Duyệt giết đoạt ngôi. (2) Chính xác hơn là từ bờ nam sông Chợ Củi (tức sông Thu Bồn) trở vào đến Thạch Bi Sơn. Còn phần đất từ bờ bắc sông Chợ Củi cho đến nam Hải Vân bao gồm địa phận các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, đô thị cổ Hội An và thành phố Đà Nẵng ngày nay, mặc dầu trước đó vẫn do người Chiêm chiếm giữ, nhưng vào năm Bính Tuất (1466), vua Lê Thánh Tông đã lập ra huyện Điện Bàn lệ thuộc phủ Triệu Phong của thừa tuyên Thuận Hoá và 138 năm sau (1604), chúa Nguyễn Hoàng cải làm phủ Điện Bàn lệ thuộc dinh Quảng Nam. (3) Lê Quang Định cùng với Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh là 3 nhân vật lớn nổi tiếng thơ văn của đất Gia Định, được gọi là “tam gia thi”. Ông sinh năm 1759 (cách năm 248 năm), mất năm 1813, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Binh. Năm 1803, ông phụng thánh chỉ của vua Gia Long biên soạn bộ sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí. Năm 1806, sách được hoàn thành dâng lên, rất được nhà vua tỏ ý khen ngợi. (4) Về việc Lê Thánh Tông có cho khắc chữ trên núi Đá Bia hay không xin xem Xưa & Nay, số 281, tháng 4 – 2007, tr.23. . Cuộc Nam chinh mở cõi của Lê Thánh Tông năm 1471 tới đâu Qua nhiều nguồn sử liệu khác nhau, chúng tôi xin tóm lược diễn biến công cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông như sau:. Nhân đó, ngài cho khắc chữ lên trên phiến đá. Theo sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định (3) thì chép: “Vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành mở đất đến đây, ngài sai mài. Quảng Nam) . Điều đặc biệt đáng được các nhà nghiên cứu sử quan tâm nữa là, những năm gần đây, chúng tôi có cơ may được Bảo tàng tỉnh Quảng Nam sao tặng 2 bản sắc phong của vua Lê Thánh Tông

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan