Cách viết hoa trong tiếng Việt potx

9 574 6
Cách viết hoa trong tiếng Việt potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

-1- Cách viết hoa trong tiếng Việt QUYẾT ðỊNH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ðào tạo số 07/2003/Qð-BGDðT ngày 13/3/203a về việc ban hành Quy ñịnh tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa. I. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG VIỆT NAM 1. Tên người: Viết hoa chữ cái ñầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: - ðinh Tiên Hoàng, Trần Hưng ðạo. - Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai. - Tố Hữu, Thép Mới. - Vừ A Dính, Bàn Tài ðoàn. * Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử ñược cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng ñược coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người . Ví dụ: - Ông Gióng, Bà Trưng. - ðồ Chiểu, ðề Thám. 2. Tên ñịa lý: Viết hoa chữ cái ñầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: - Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ. - Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu. - Sa Pa, Mù Cáng Chải, Pác Bó. * Chú ý: Tên ñịa lý ñược cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên -gọi cụ thể cũng ñược coi là danh từ riêng chỉ tên ñịa lý và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên ñịa lý. Ví dụ: - Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, ðông Bắc. - Vàm Cỏ ðông, Trường Sơn Tây. - Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thủy, Cửa Việt, ðèo Ngang, Vũng Tàu. 3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái ñầu của tất cả các âm tiết. Ví dụ: Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì. 4. Tên người, tên ñịa lý và tên các ñịa tộc việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ ña âm tiết (các âm tiết ñọc liền nhau): ðối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái ñầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: - Ê-ñê, Ba-na, Xơ-ñăng, Tà-ôi. - Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng. - Y rơ pao, Chư-pa. 5. Tên cơ quan, tổ chức, ñoàn thể: Viết hoa chữ cái ñầu của âm tiết ñầu tiên và các âm tiết ñầu của các bộ phận tạo thành tên riêng. Ví dụ: - Ban Chấp hành Trung ương ðảng Cộng sản Việt Nam. -2- - Ủy ban Thường vụ Quốc hội. - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Bộ Giáo dục và ðào tạo; Bộ Lao ñộng - Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Trung ương ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. - Trường ðại học Sư phạm Hà Nội I; Trường Tiểu học Kim ðồng. - Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I. 6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, ñồ vật, sự vật ñược dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái ñầu của âm tiết tạo thành tên riêng. Ví dụ: - (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu - (bác) Nồi ðồng (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu - (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng. II. CÁCH VIẾT TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI 1. Tên người, tên ñịa lý: 1.1. Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên ñịa lý Việt Nam. Ví dụ: - Mao Trạch ðông, Kim Nhật Thành. - ðức, Nhật Bản, Bồ ðào Nha, Triều Tiên. 1.2. Trường hợp phiên âm không qua âm Hán-Việt (phiên âm trực tiếp, viết sát theo cách ñọc): ðối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái ñầu và có gạch nôi giữa các âm tiết. Ví dụ: - Phơ-ri-ñơ-rich Ăng-ghen, Vơ-la-ñi-mia I-lích Lê-nin. - Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri. 2. Tên cơ quan, tổ chức, ñoàn thể nước ngoài: 2.1. Trường hợp dịch nghĩa: Viết theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức, ñoàn thể Việt Nam. Ví dụ: - Trường ðại học Tổng hợp Quốc gia Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp. - Viện Khoa học Giáo ñục Bắc Kinh. 2.2. Trường.hợp viết tắt: Viết nguyên dạng viết tắt.Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên không viết tắt. Ví dụ: WB (Ngân hàng Thế giới), hoặc WB (World Bank)./. Nguồn: Công báo số 21-22 (1676-1677), ra ngày 10/4/2003 -3- Trích: Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, “Phàm lệ, Trường A-hàm”: Theo thói quen, trong các bản dịch Việt từ Hán văn, những từ phiên âm tiếng Phạn đều được viết hoa, không phân biệt từ riêng hay từ chung. Thí dụ, do trang phục dị biệt, trong Hán văn không từ nào chính xác tương đương với uttarāsaga của tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là uất-đa- la-tăng, và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn viết hoa. Bản dịch Việt Trường A- hàm sẽ cố gắng chuẩn hóa cách viết các từ, phiên âm, cũng như các từ dịch nghĩa, để có thể phân biệt từ riêng và từ chung. - Vì tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi Hán là ngôn ngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từ Hán. Những từ Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhau bằng dấu nối. Thí dụ: Xá-lợi-phất, là phiên âm của một từ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng nếu viết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiên âm, và một từ dịch nghĩa. Sự phân biệt này rất cần thiết để tránh nhầm lẫn đã xảy ra như từ “đàn việt”, được giải thích là bố thí để siêu việt tam giới, do nhận thức rằng từ này ghép một phiên âm Phạn của dāna (bố thí) và một từ nghĩa Hán. Thực tế, nếu “đàn-việt” được viết với dấu nối, nhất định đó là phiên âm của dāna-pati (thí chủ). - Những từ phiên âm, nếu là từ riêng, không phân biệt nhân danh hay địa danh, đều được viết với chữ hoa ở đầu. Các chữ tiếp theo đều viết thường và liên kết với nhau bằng dấu nối. Nếu tên riêng do ghép nhiều từ Phạn, mỗi từ bắt đầu bằng chữ hoa ở phiên âm. Thí dụ: Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử, cách viết cho thấy có ba từ Phạn ghép lại với nhau: Nirgrantha-Jñai-putra. - Những tên riêng được dịch nghĩa, nếu là địa danh, chỉ chữ đầu được viết hoa, và không có dấu nối. Thí dụ: Vương xá thành. Nhưng nếu là tên người, tất cả đều viết hoa, không có dấu nối. Thí dụ: Khánh Hỷ. * -4- Trích: Hội ñồng Quốc gia Chỉ ñạo biên soạn Từ ñiển bách khoa Việt Nam QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ PHIÊN CHUYỂN TIẾNG NƯỚC NGOÀI Phiên chuyển tên riêng nước ngoài (tên người, ñịa danh) sang tiếng Việt nhiều thập kỉ qua ñã gây nhiều tranh luận sôi nổi dai dẳng mà vẫn chưa khi nào ñạt ñến sự nhất trí. Hiện nay vẫn còn là vấn ñề rất thời sự, bức xúc ñược ñề cập thường xuyên trên báo chí. Cùng một tên người, cùng một ñịa danh nhưng có nhiều cách phiên chuyển khác nhau. Mỗi tờ báo, tạp chí, mỗi cuốn sách có cách phiên chuyển khác nhau và thậm chí trong một ấn phẩm, mỗi tác giả có cách phiên chuyển riêng, nhiều lúc rất tuỳ tiện, không tuân theo một quy luật thống nhất nào cả. Quan ñiểm về phương pháp phiên âm tuy rất khác nhau nhưng tựu trung có thể quy về ba hình thức chủ yếu sau: 1. Viết như nguyên ngữ hoặc chuyển tự Latinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ Latinh. 2. Phiên âm theo âm vần của tiếng Việt dựa vào cách ñọc của nguyên ngữ có gạch nối giữa các âm tiết. Vd. Phi-lip-pin, In-ñô-nê-xi-a, Giắc Si-rắc, Pa-ri. 3. Vừa phiên âm, vừa chuyển tự ñể có thể ñảm bảo tên phiên chuyển gần với nguyên ngữ nhất. Vd. Philippin, Sêchxpia, Huygo, Pari. Tuy rằng việc phiên chuyển tên riêng nước ngoài là rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể ñi tới một sự thống nhất nào ñó ñể phục vụ bạn ñọc và tạo ñiều kiện thuận tiện cho những người viết sách, viết báo có chỗ tra cứu, không phải mất thì giờ tự mình tìm ra cách phiên chuyển. ðiều lí tưởng là có thể biên soạn ñược một cuốn cẩm nang có tính pháp quy về tên riêng nước ngoài phiên chuyển sang tiếng Việt. ðó là mục tiêu của mục diễn ñàn “Quy tắc phiên chuyển tên riêng nước ngoài”. Trong quá trình biên soạn bộ “Từ ñiển bách khoa Việt Nam”, Ban biên soạn ñã phải phiên chuyển hàng nghìn tên riêng nước ngoài thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau: Anh, Pháp, Nga, ðức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn ðộ, Arập , những ngôn ngữ thuộc hệ Latinh và phi Latinh. ðược phép của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 1635/VPCP-KG ngày 27.4.2000), trên cơ sở lấy ý kiến của các uỷ viên Hội ñồng Quốc gia chỉ ñạo biên soạn Từ ñiển bách khoa Việt Nam và ñược Ban thường trực Hội ñồng thông qua, chủ tịch Hội ñồng ñã ban hành bản Quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài ñể áp dụng thống nhất trong bộ “Từ ñiển bách khoa Việt Nam” và các công trình khoa học của Hội ñồng. Chúng tôi xin chuyển tải lên mạng toàn văn bản quy tắc này ñể làm cơ sở cho diễn ñàn và rất mong ñược sự hưởng ứng tham gia thảo luận ñóng góp ý kiến của mọi người. Hội ñồng Quốc gia chỉ ñạo biên soạn Từ ñiển bách khoa Việt Nam -5- I. Chính tả tiếng Việt Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông ñã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong sách báo và giữa các nhà xuất bản vẫn chưa có sự thống nhất, nhất là việc phiên chuyển tiếng nước ngoài và chưa có văn bản quy ñịnh của Nhà nước. Trong lúc chờ ñợi quy ñịnh thống nhất của Nhà nước, ñược phép của thủ tướng chính phủ (Công văn số 4: 1635/VPCP-KG ngày 27 tháng 4 năm 2000) và thực hiện nghị quyết của Hội ñồng Quốc gia Chỉ ñạo Biên soạn Từ ñiển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3-4.5.2000, sau khi lấy ý kiến của các uỷ viên Hội ñồng và ñược Ban thường trực thông qua, chủ tịch Hội ñồng ban hành quy tắc chính tả và phiên chuyển tiếng nước ngoài ñể áp dụng thống nhất trong bộ Từ ñiển bách khoa Việt Nam và các công trình khoa học của Hội ñồng. 1. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái xếp theo thứ tự: A, Ă, Â, B, C, D, ð, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. 2. Các từ tiếng Việt viết theo quy tắc chính tả hiện hành (tham khảo các từ ñiển chính tả), chú ý phân biệt: c/k: ca, co, cô, cơ; ke, kê, ki. d/gi: da, dô, dơ; gia, gio, giơ, giô. g/gh: ga, go, gô, gơ; ghe, ghê, ghi. Viết rời các âm tiết, không dùng dấu gạch nối. 3. Dùng i thay cho y ở cuối âm tiết mở. Ví dụ: hi sinh, hi vọng, biệt li. Trừ trong các âm tiết uy và các trường hợp sau qu hoặc y ñứng một mình hoặc ñứng ñầu âm tiết. Ví dụ: ý nghĩa, ý chí, yêu mến. Một số từ có i làm thành tố thì vẫn viết theo thói quen: ỉ eo, ầm ĩ; hoặc i ñứng ñầu một số âm tiết: in, im, inh, ít ỏi, ụt ịt, ỉu xìu. Ngoại lệ: trong cách viết tên riêng (tên người, tên ñất), tên các triều ñại ñã quen dùng y thì vẫn viết theo truyền thống. Ví dụ: triều Lý, Lý Bôn, Lý Thường Kiệt, xã Lý Nhân, Nguyễn Thị Lý, vv. 4. Viết hoa. 4.1. Viết hoa tên người: - Tên người Việt Nam, Trung Quốc (ñọc theo âm Hán – Việt) bao gồm tên thật, tên tự, tên hiệu, ñều viết hoa tất cả các chữ ñầu của âm tiết và không dùng gạch nối. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn; Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. - Một số tên gọi vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến ñược cấu tạo theo kiểu danh từ chung (ñế vương, hoàng hậu, tông, tổ, hầu, tử, phu tử, vv.) kết hợp với danh từ riêng thì viết hoa tất cả các chữ ñầu của âm tiết, ví dụ: Mai Hắc ðế, ðinh Tiên Hoàng, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố Cái ðại Vương, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Phù ðổng Thiên Vương, Khổng Tử, La Sơn Phu Tử, vv. -6- - Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp một danh từ chung (ví dụ: ông, bà, thánh, cả hoặc từ chỉ học vị, chức tước, vv.) với một danh từ riêng dùng ñể gọi, làm biệt hiệu, thì danh từ chung ñó cũng viết hoa. Ví dụ: Bà Trưng, Ông Gióng, Cả Trọng, ðề Thám, Lãnh Cồ, Cử Trị, Nghè Tân, Trạng Lường, ðồ Chiểu, Tú Xương, ðội Cấn, vv. - Tên người trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ ñầu của âm tiết và không dùng gạch nối, Ví dụ: Lò Văn Bường, Giàng A Páo, Y Niêm, A Ma Pui, vv. 4.2. Viết hoa tên ñịa lí: - Tên ñịa lí Việt Nam và tên ñịa lí ñọc theo âm Hán - Việt viết hoa các chữ ñầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Nội, Trung Quốc, Trường Giang, vv. - Tên ñịa lí thế giới phiên gián tiếp qua tiếng Hán và ñọc theo âm Hán - Việt cũng viết hoa tất cả các chữ cái ñầu của âm tiết và không dùng gạch nối, ví dụ: Hà Lan, Phần Lan, Na Uy, Thuỵ ðiển, ðan Mạch, Ai Cập, Bồ ðào Nha, Tây Ban Nha, vv. - Từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng hoặc một từ chung ñơn tiết nào ñó dùng ñể chỉ một vùng, một miền, một khu vực nhất ñịnh thì viết hoa tất cả các thành phần của nó, ví dụ: Tây Bắc Kỳ, ðông Nam Kỳ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Nam Hà, ðàng Trong, ðàng Ngoài, ðông Nam Bộ, Trường Sơn Tây, Bắc Bán Cầu, Nam Bán Cầu, Bắc Cực, Trung Phi, Cận ðông, khu ðông Bắc, vùng Tây Nam, quan hệ ðông - Tây, ñối thoại Bắc - Nam, các nước phương ðông, văn học phương Tây, vv. - ðịa danh Việt Nam cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ chung (biển, cửa, bến, vũng, lạch, vàm, buôn, bản, vv.) với danh từ riêng (thường chỉ có một âm tiết thì viết hoa tất cả các chữ ñầu tạo nên ñịa danh ñó, ví dụ: Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Keo, Sóc Trăng, vv. 4.3. Tên các tổ chức: - Tên các tổ chức ñược viết hoa chữ ñầu của thành tố ñầu và các từ, cụm từ cấu tạo ñặc trưng (nét khu biệt) của tổ chức và tên riêng nếu có. Ví dụ: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ðảng Cộng sản Việt Nam, Trường ðại học Tổng hợp Hà Nội, Nhà Xuất bản Từ ñiển bách khoa, ðài Truyền hình Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương, nước Cộng hoà Hồi giáo Pakixtan, vv. 4.4. Viết hoa các trường hợp khác: - Tên các năm âm lịch: viết hoa cả hai âm tiết. Ví dụ: năm Kỉ Tị, Cách mạng Tân Hợi, Cuộc chính biến Mậu Tuất, Tết Mậu Thân, vv. - Tên các ngày tiết và ngày tết: viết hoa âm tiết thứ nhất. Ví dụ: tiết Lập xuân, tiết ðại hàn, tết ðoan ngọ, tết Trung thu, tết Nguyên ñán. - Từ chỉ số trong những ñơn vị là tên gọi các sự kiện lịch sử: không viết bằng con số mà viết bằng chữ hoa. Ví dụ: Cách mạng tháng Tám, Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười. - Tên gọi một số thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng: viết hoa âm tiết ñầu. Ví dụ: thời kì Phục hưng, Chiến tranh thế giới I, phong trào Cần vương. - Viết hoa tên các ngành, lớp, bộ, họ, giống (chi) trong phân loại sinh vật. Ví dụ: họ Kim giao; bộ Mười chân, lớp Thân mềm; chi Tôm he; lớp Nhện; cây họ ðậu; họ Dâu tằm, vv. -7- - Tên các niên ñại ñịa chất: viết hoa chữ ñầu của âm tiết thứ nhất, ví dụ: ñại Cổ sinh, kỉ Cacbon, loài người xuất hiện từ ñầu kỉ ðệ tứ - Tên gọi các huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự, viết như sau: huân chương ðộc lập, Sao vàng, Cờ ñỏ, Lênin, Hồ Chí Minh; huân chương Quân công, Chiến công, Kháng chiến, Chiến sĩ vẻ vang; Kỉ niệm chương; Tổ quốc ghi công; Bảng vàng danh dự; giải thưởng Nhà nước; danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao ñộng, vv. - Tên gọi các tôn giáo, giáo phái viết bằng tiếng Việt hoặc Hán - Việt: viết hoa tất cả các chữ ñầu của âm tiết, ví dụ: Tin Lành, Cơ ðốc, Thiên Chúa, Hoà Hảo, Cao ðài, Bà La Môn, Tiểu Thừa, ðại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông, vv. Chú ý: Nho giáo, Thiên Chúa giáo, ñạo Hồi, Hồi giáo. - Tên các tác phẩm, sách báo, văn kiện, ñể trong ngoặc kép và viết hoa như sau: * Nếu tên người, tên ñịa lí, tên triều ñại, dùng làm tên tác phẩm thì viết hoa tên người, tên ñịa lí, tên triều ñại ñó, ví dụ: “Thạch Sanh”, “Hồ Chí Minh toàn tập”, “Nghệ An” , “Lĩnh Nam chích quái”, “Việt sử lược”, “Hậu Hán thư”, “Tam Quốc chí”, vv. * Ngoài các trường hợp trên, chỉ viết hoa âm tiết thứ nhất, ví dụ: “Làm gì”, báo, “Nhân dân”, tạp chí “Khảo cổ học”, “Dư ñịa chí”, “Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Luật tổ chức Quốc hội và Hội ñồng Nhà nước”. - Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa, ví dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, ñại sứ, thái thú, tổng ñốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ, trừ một số trường hợp ñặc biệt. 5. Trật tự các dấu thanh ñiệu: không dấu, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. ðánh dấu các dấu thanh ñiệu trên âm chính: hoà, thuý, quả, khoẻ, ngoằn ngoèo. II- Phiên chuyển tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài Cho ñến năm 1990, trên thế giới có gần 5.000 ngôn ngữ, trong ñó có khoảng 1/10 ngôn ngữ có chữ viết. Song không có một ngôn ngữ nào ngay từ ñầu ñã có ñủ vốn từ ngữ mà ñều phải nhập một số từ ngữ mới từ tiếng nước ngoài. Hình thức phổ biến của việc nhập từ ngữ mới là phiên âm, nghĩa là ghi ñúng hoặc gần ñúng âm của từ nước ngoài bằng các âm, vần của bản ngữ. Ngoài ra còn có cách chuyển tự từ tiếng nước ngoài này sang bản ngữ hoặc viết nguyên dạng chữ nước ngoài. Chúng ta sử dụng biện pháp vừa phiên âm vừa chuyển tự và gọi chung là phiên chuyển tiếng nước ngoài. 1. Nguyên tắc chung: phiên chuyển tên riêng nước ngoài bằng các âm, vần và chữ Việt dựa vào cách ñọc trực tiếp của nguyên ngữ có thể biết ñược. Trường hợp chưa ñọc ñược nguyên ngữ thì phiên chuyển gián tiếp qua ngôn ngữ khác. 1.1.ðối với các ngôn ngữ có chữ viết dùng hệ thống chữ cái Latinh (Anh, Pháp, ðức, Tây Ban Nha, Italia, vv.): phiên âm theo cách ñọc trực tiếp các ngôn ngữ ñó kèm theo chú thích nguyên dạng tên gốc ñặt giữa hai ngoặc ñơn (hoặc có bảng ñối chiếu kèm theo sách). Ví dụ: Camaguây (Tây Ban Nha: Camaguey), thành phố ở Cuba Aizơnac (ðức: Eisenach), thành phố ở ðức. Oelinhtơn (Anh: Wellington), thủ ñô của Niu Zilân. -8- Vacsava (Ba Lan: Warszawa), thủ ñô của Ba Lan. Oasinhtơn (Anh: Washington), thủ ñô của Hoa Kì. Clintơn Jâuzip ðâyvixơn (Anh: Clinton Joseph Davisson), nhà vật lí học Hoa Kì. 1.2. ðối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái Latinh như các ngôn ngữ Arập, Triều Tiên, Lào: nếu chưa phiên âm ñược theo cách ñọc trực tiếp thì phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ ñó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng khác) kèm theo chú thích ngôn ngữ trung gian giữa hai ngoặc ñơn, ví dụ Niu ðêli (Anh: New Delhi), thủ ñô của ấn ðộ; hoặc phiên qua dạng Latinh của ngôn ngữ ñó (nếu có), ví dụ Maxcat (Masqat), thủ ñô của Ôman (so sánh tiếng Pháp: Mascate). 1.3. ðối với tiếng Nga: phiên âm trực tiếp từ tiếng Nga, không nhược hoá lược bỏ trọng âm. Ví dụ: Lômônôxôp M.V. (ломоносов M.B.) Tatiana (татяна) 1.4. ðối với tiếng Hán: phiên âm theo âm Hán - Việt (có chú thích âm dạng Latinh của chữ Hán). Ví dụ: ðỗ Phủ (Du Fu), Bắc Kinh (Beijing). Một số trường hợp không ñọc theo âm Hán - Việt thì phiên theo âm dạng Latinh của tiếng Hán. Ví dụ: Alasan (Alashan), sa mạc ở phía Bắc Trung Quốc. 1.5. ðối với tên riêng nước ngoài ñã quen dùng (nhất là phiên theo âm Hán - Việt) thì giữ nguyên. Ví dụ: Pháp, Anh, Mĩ, Thuỵ Sĩ, Kim Nhật Thành. Tuy nhiên nếu có những thay ñổi mới về tên riêng theo hướng phiên âm gần với nguyên ngữ (hoặc nước ñó ñã thay ñổi tên gọi) thì sẽ phiên âm tên riêng nước ngoài theo cách mới, có chú thích nguyên ngữ và tên gọi cũ ñặt trong ngoặc ñơn. Ví dụ: Ôxtrâylia (cũ: Úc); Italia (cũ: Ý); Myanma (cũ: Miến ðiện); ðôn Kihôtê (cũ: ðông Kisôt). 2. Quy ñịnh cách viết tên riêng nước ngoài bằng chữ Việt như sau: viết liền các âm tiết theo ñơn vị từ, trừ một số trường hợp ñặc biệt viết rời dùng dấu gạch nối giữa các âm tiết (ví dụ: Lu-i = Louis), không ñánh dấu thanh ñiệu của tiếng Việt. Ví dụ: Gôxen Xanvaño Alienñê (Tây Ban Nha: Gossen Salvador Allende); Hainơrich Bruyninh (ðức: Heinrich Bruning). 3. Bổ sung một số âm và tổ hợp phụ âm ñầu từ, ñầu âm tiết ñể phiên chuyển. 3.1. Cấu tạo tổ hợp phụ âm ñầu âm tiết gồm 2 phụ âm: br, khr, xc, ñr, vv. Ví dụ: ðruyông (Pháp: Druon); Xcaclati (Italia: Scarlatti). 3.2. Các phụ âm cuối vần, cuối từ vẫn giữ nguyên các phụ âm cuối tiếng Việt: n, m, p, l, c, ch, ng, nh, t. Ví dụ: Mañrit (Tây Ban Nha: Madrid); Aptaliông (Pháp: Aftalion). 3.3. Sử dụng bốn chữ cái F, J, W, Z (f, j, w, z) ñể: - Viết các ñơn vị ño lường, các kí hiệu quốc tế trong hoá học và khoa học tự nhiên, tên viết tắc các tổ chức quốc tế. Ví dụ: W = Oat, J = Jun, Fe = Sắt, WTO = Tổ chức Thương mại Thế giới. - Phiên âm tên riêng (tên người, tên ñịa lí) nước ngoài. Ví dụ: Frăngxoa Busê (Pháp: François Bouchet), Jêm Biucanơn (Anh: James Buchanan). 4. Các cặp chữ cái i và y; ph và f; j và gi ñều ñược dùng ñể phiên âm căn cứ vào nguyên ngữ: nguyên ngữ dùng chữ cái nào thì chuyển sang tiếng Việt dùng chữ cái tương ứng. -9- 5. Một số trường hợp thêm ơ, ví dụ: Marơ (Marr), Tơroa (Troie). 6. Tên người và tên ñịa lí của các dân tộc thiểu số Việt Nam viết theo tiếng Việt và ghi chú tên dân tộc trong ngoặc ñơn như trong Từ ñiển bách khoa Việt Nam; ví dụ: ðắc Lắc (ðăk Lăk), Bắc Cạn (Bắc Kạn). 7. Thuật ngữ gốc tiếng nước ngoài cũng ñược phiên chuyển theo các nguyên tắc trên. Sử dụng thuật ngữ ñã dùng thống nhất trong từng chuyên ngành và liên ngành. Thuật ngữ hoá học tạm thời dùng theo quy ñịnh do Ban biên soạn hoá học ñề nghị. Ví dụ: dùng i thay cho y (oxi, hiñro) trừ các kí hiệu nguyên tố, các kí hiệu chỉ chức và gốc hoá học al, ol, yl (etanol, metyl); ví dụ: dùng ozơ trong hệ thống hiñrat cacbon (glucozơ), aza trong hệ thống các enzim (lipaza). 8. Tên thuốc không phiên âm sang tiếng Việt mà sử dụng nguyên dạng theo tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Biệt dược cũng ñược dùng theo nguyên dạng viết trên nhãn mác của loại thuốc ñó. * . bách khoa Việt Nam -5- I. Chính tả tiếng Việt Hiện nay, trong các trường học và trong sách giáo khoa phổ thông ñã thống nhất cách viết tiếng Việt theo chính tả truyền thống. Tuy nhiên, trong. -1- Cách viết hoa trong tiếng Việt QUYẾT ðỊNH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ðào tạo số 07/2003/Qð-BGDðT ngày 13/3/203a về việc ban hành Quy ñịnh tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách. uttarāsaga của tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là uất-đa- la-tăng, và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn viết hoa. Bản dịch Việt Trường A- hàm sẽ cố gắng chuẩn hóa cách viết các

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan