Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx

28 417 0
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 part 9 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 227 Trong giai đoạn 2005 - 2009, số dự án ODA lâm nghiệp được huy động và ký kết tăng cao năm 2006 (17 dự án), nhưng sau đó giảm dần (Biểu đồ 53), thể hiện quan điểm giảm dần hỗ trợ ODA cho Việt Nam của các nhà tài trợ quốc tế khi Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế và thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Các dự án được ký kết trong những năm gần đây chủ yếu là dự án không hoàn lại và liên quan tới các lĩnh vực phòng hộ, môi trường, cơ chế phát triển sạch (CDM), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vv… Trong cả giai đoạn chỉ có 04 dự án vay được cam kết, cụ thể là: Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (WB3), Dự án Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La, Hoà Bình (KfW7), Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (ADB2) và Dự án Quản lý đất lâm nghiệp bền vững (IDA). Biểu đồ 53: Số dự án và vốn ODA giai đoạn 2005 - 2010 Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010). Tổng số vốn ODA huy động được trong giai đoạn 2005 - 2010 là 220,7 triệu USD, trong đó vốn không hoàn lại là 107,5 triệu USD (48%), vốn vay là 94 triệu USD (43%) và đối ứng 19,3 triệu USD (9%). Tuy dự án vay có số lượng ít (4/51 dự án) nhưng tổng giá trị vốn vay đạt 94,0 triệu USD (43%), gần bằng tổng vốn các dự án không hoàn lại là 107,5 triệu USD, tương đương 48% (Biểu đồ 54). Vốn ODA huy động trong giai đoạn 2005 - 2010 có xu hướng giảm dần, phù hợp với cam kết của các nhà tài trợ khi Việt Nam đang thoát khỏi nhóm các nước nghèo có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1.000 USD/ năm. Chỉ tiêu 4.1.2 Số dự án ODA trong LN được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 228 Biểu đồ 54: Vốn ODA giai đoạn 2005 – 2010 theo các hình thức khác nhau Nguồn: Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT (2010). Trong giai đoạn 2006 – 2010, vốn ODA lâm nghiệp được phân bổ theo 5 chương trình của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 theo mức độ không đồng đều (Biểu đồ 55). Vốn ODA phân bổ cho Chương trình quản lý rừng bền vững chiếm tỷ trọng cao nhất (60%), tiếp đến là Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường chiếm 15%. Điều này thể hiện xu hướng quan tâm nhiều hơn của các nhà tài trợ đến quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy các giá trị môi trường của rừng. Vốn ODA phân bổ cho Chương trình chế biến gỗ và thương mại lâm sản chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (4%). Tuy nhiên, vốn ODA nới trên cũng phát huy tác động tích cực, góp phần vào tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam (giá trị xuất khẩu lâm sản bình quân khoảng 3 tỷ USD/ năm) trong những năm gần đây. Vốn ODA phân bổ cho Chương trình nghiên cứu giáo dục, đào tạo và khuyến lâm và Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành chỉ chiếm 6% và 2% tương ứng trong tổng số vốn ODA. Tỷ trọng vốn ODA cho 2 chương trình này thấp có thể lý giải là do đây là những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm và bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước. Vốn ODA lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 cũng được phân bổ không đều theo các vùng lâm nghiệp. Biểu đồ 56 cho thấy có 34% vốn ODA được phân bổ cho vùng Tây Biểu đồ 55: Phân bổ vố ODA Lâm nghiệp theo 5 chương trình Nguồn: FSSP CO, MARD (2010). Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 229 Nguyên, 21% cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 11% cho vùng Bắc Trung Bộ, 9% cho mỗi vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, 5% cho vùng Tây Bắc và chỉ có 2% cho vùng Đồng bằng Sông Hồng. Biểu đồ 56: Phân bổ vố ODA Lâm nghiệp theo vùng Nguồn: Văn phòng Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010). Cơ cấu phân bổ vốn ODA theo vùng nói trên cho thấy sự quan tâm nhiều hơn của các nhà tài trợ đối với các khu vực như Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung… đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm tài nguyên rừng cũng như chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực và thường xuyên của điều kiện khí hậu, thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cũng như cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Tại các khu vực này, nhiều dự án vay ODA lớn được triển khai trong thời gian qua, trong đó phải kể đến Dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn (WB1) với 26,175 triệu USD, Dự án Khu vực lâm nghiệp và Bảo vệ rừng đầu nguồn (ADB1) với 25,06 triệu USD, Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam (WB3) với 74,5 triệu USD, Dự án Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Miền Trung (JBIC) với 248 tỷ VNĐ, Dự án Phát triển lâm nghiệp và cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (ADB2) với 81,420 triệu USD, … Ngoài ra, nhiều dự án lâm nghiệp không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cũng đã và đang được triển khai tại các khu vực này. Khu vực Tây Bắc, tuy cũng có nhiều điều kiện giống và thậm chí nhiều nơi còn bất lợi và khó khăn hơn khu vực Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung nhưng chưa thực sự được nhiều quan tâm của các nhà tài trợ thông qua nguồn vốn ODA. Đến nay, duy nhất có dự án ODA vốn vay lâm nghiệp quy mô vừa đang được triển khai tại khu vực là Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La, Hoà Bình (KfW7) với tổng số vốn 12 triệu USD, trong đó 9,48 triệu USD vốn vay và 2,52 triệu USD vốn viện trợ. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật cũng không nhiều so với các vùng Tây Nguyên và miền Trung. Giai đoạn 2006 - 2010 cũng đánh dấu sự tham gia rộng rãi của các nhà tài trợ quốc tế và các đối tác lâm nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hiện đang có khoảng 48 tổ chức (nhà tài Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 230 trợ, tổ chức thực hiện) đang tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp tại các vùng khác nhau của Việt Nam (Biểu đồ 57). Các tổ chức này đang hỗ trợ và triển khai 81 dự án trong đó có 25 dự án triển khai ở cấp quốc gia (Trung ương), 7 dự án triển khai ở cấp vùng, 49 dự án triển khai ở cấp tỉnh, huyện và vườn quốc gia (thuộc 35 tỉnh). Nếu tính đến năm 2012 thì tổng số vốn ODA được triển khai theo các dự án trên sẽ đạt giá trị 216,5 triệu USD. Biểu đồ 57: Sự tham gia của các nhà tài trợ trong lĩnh vực ODA Lâm nghiệp Nguồn: Văn phòng Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010). Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 231 Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000, cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp được quan tâm ưu đãi trong thời gian qua nhưng cho đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa được như mong muốn. Tính đến tháng 5/ 2009, mới có 476 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với 2,9 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm gần 2% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam. Đến hết năm 2007, lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, với khoảng 2,02 tỷ USD thực hiện trên tổng vốn đăng ký hơn 4,4 tỷ USD (Bảng 83). Các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất bằng 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Bảng 83: Tình hình đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến 2008 Nông, lâm nghiệp Số dự án Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Nông-Lâm nghiệp 803 4.014.833.499 1.856.710.521 Thủy sản 130 450.187.779 169.822.132 Tổng số 933 4.465.021.278 2.026.532.653 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010) Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp nước ta, trong đó các nước châu Á (Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông ) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành Nông nghiệp (riêng Đài Loan là Chỉ tiêu 4.1.3 Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 232 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành Nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Các dự án FDI trong ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, Duyên Hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện có khoảng 32 dự án FDI đã được cấp phép và có 22 dự án đang hoạt động. Tổng số vốn hiện đang được đầu tư cho các dự án đang hoạt động là 640,3 triệu USD, tương đương 12.806 tỷ đồng (xem Bảng 84). Các dự án trên chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH; trồng rừng - chế biến; và chế biến gỗ. Về số dự án, lĩnh vực chế biến gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án đăng ký (13/32) và số dự án đã đầu tư hoạt động (9/22). Tiếp theo là lĩnh vực trồng rừng - chế biến và trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH khác nhau về số dự án đăng ký (8/32 và 7/32 tương ứng) nhưng đều có cùng số dự án hoạt động (6/22). Các lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu đứng cuối cùng với 4/32 dự án đăng ký và chỉ có 1/22 dự án đang hoạt động. Bảng 84: Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào lâm nghiệp TT Loại dự án Số dự án Vốn đầu tư DA đã đầu tư Số lượng % Triệu USD Tỷ VNĐ % Số lượng Vốn bình quân/DA 1 Trồng rừng 4 12,5 18,8 376 2,9 1 18,8 2 Trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH 7 21,9 52 1,040 8,1 6 8,7 3 Dự án trồng rừng - chế biến 8 25,0 493,5 9,870 77,1 6 82,3 4 Dự án chế biến gỗ 13 40,6 76 1,520 11,9 9 8,4 Tổng số 32 100,0 640,3 12,806 100,0 22 27,3 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về vốn, lĩnh vực trồng rừng - chế biến chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng lượng vốn FDI (77,1% và 493,5 triệu USD). Tiếp theo là lĩnh vực chế biến gỗ với 11,9% (76 triệu USD). Lĩnh vực trồng rừng phòng hộ, môi trường, LNXH đứng thứ ba với 8,1% (52 triệu USD). Thấp nhất phải kể đến lĩnh vực trồng rừng chỉ đạt 2,9% tương đương với 18,8 triệu USD về tổng lượng vốn. Như vậy, có thể thấy rằng trong khi các nhà tài trợ quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực phát triển và sử dụng rừng phòng hộ, đặc dụng thì các nhà đầu tư nước ngoài lại chú Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 233 ý nhiều hơn tới các hoạt động liên quan tới rừng sản xuất, nhất là trồng rừng kết hợp chế biến và chế biến gỗ. Vốn FDI bình quân cho một dự án thực hiện là 27,3 triệu USD. Tuy nhiên, có những dự án có tổng vốn đầu tư cao hơn rất nhiều mức bình quân trên như: - Dự án Trồng rừng và sản xuất bột giấy tại Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là 375 triệu USD; - Dự án Trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến giấy, bột giấy tại các huyện của tỉnh Sơn La với tổng vốn đầu tư là 85 triệu USD; - Dự án Nhà máy chế biến bột giấy tại Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Đồng Tháp với tổng vốn đầu tư là 31 triệu USD. Nguồn ảnh: FSSP CO Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 234 Vốn đầu tư cho khoa học công nghệ là vốn để thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm toàn bộ chi phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế, xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị, thực hiện các hoạt động KHCN và các chi phí khác ghi trong dự toán. Hiện ngân sách nhà nước vẫn là nguồn lực chính cho hoạt động khoa học công nghệ của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn hạn chế của ngân sách nhà nước và của các nguồn vốn đầu tư khác vẫn là một trở ngại cho hoạt động khoa học công nghệ và nghiên cứu lâm nghiệp. Tổng số vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2005 – 2009 là 207.309 triệu đồng, bình quân 41,5 tỷ đồng/ năm, chủ yếu cho các lĩnh vực: lâm sinh 136.618 triệu đồng (65,9%), công nghiệp rừng 18.796 triệu đồng (9,1%), kinh tế - chính sách 8.130 triệu đồng (3,9%) và lĩnh vực khác 27.336 triệu đồng (13,2%) (xem Biểu đồ 58). Như vậy, có thể thấy rằng đầu tư cho khoa học – công nghệ trong lĩnh vực lâm sinh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, thể hiện sự quan tâm và định hướng của ngành trong thời gian qua nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng và chất lượng của rừng tự nhiên đang ở mức độ thấp. Biểu đồ 58: Vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ 2005 – 2009 (triệu đồng) Nguồn: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT (2010). Trong thời gian qua, nhiều vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách lâm nghiệp đã và đang được các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu chính sách, các chủ rừng và người dân sống dựa vào rừng nhận diện và khuyến nghị để hoàn thiện. Tuy nhiên, đầu tư cho Chỉ tiêu 4.1.4 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ lâm nghiệp Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 235 nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách lâm nghiệp lại chưa được quan tâm thỏa đáng, thể hiện ở tỷ trọng vốn đầu tư từ 2005 đến 2009 chiếm nhỏ nhất (3,9%) với lượng vốn khoảng 8 tỷ đồng, bình quân 1,6 tỷ đồng/ năm. Điều này giúp lý giải tại sao trong thời gian qua trong lĩnh vực lâm nghiệp lại thiếu vắng các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, khả thi và phù hợp với thực tiễn để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Theo năm, đầu tư cho các lĩnh vực khoa học – công nghệ cũng biến động theo các xu thế khác nhau (Biểu đồ 59). Trong khi đầu tư cho các lĩnh vực như lâm sinh, công nghiệp rừng và đổi mới công nghệ đều có xu hướng tăng từ 2005 đến 2009, đầu tư cho lĩnh vực kinh tế - chính sách và lĩnh vực khác lại giảm đi. Biểu đồ 59: Diễn biến vốn đầu tư cho KH-CN lâm nghiệp theo lĩnh vực Nguồn: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ NN&PTNT (2010). Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 236 Vốn đầu tư lâm sinh trong giai đoạn 2005 - 2010 chủ yếu liên quan tới triển khai thực hiện nhiệm vụ của Dự án 661 theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội. Tổng số vốn thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 2005 đến 2010 chiếm khoảng 9.321.403 triệu đồng, bình quân 1.553.000 triệu đồng/ năm. Trong tổng số vốn này, vốn từ ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,3%), vốn tư nhân và nước ngoài chiếm tỷ lệ tương đương (15,6% và 15,2%) và vốn từ thuế tài nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,7%) (xem Biểu đồ 60). Như vậy, có thể thấy rằng việc thực hiện các mục tiêu của Dự án 661 nói chung và nhiệm vụ theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 của Quốc hội nói riêng vẫn chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cân đối cho ngành lâm nghiệp hàng năm. Việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước vào phát triển và bảo vệ rừng trong những năm qua vẫn chưa thực sự có kết quả chuyển biến rõ nét. Ngoài ra, thuế tài nguyên thu được từ các hoạt động khai thác rừng tự nhiên hàng năm chiếm giá trị không đáng kể, vì vậy không thể đóng vai trò trong việc “lấy nguồn thu từ rừng để phục vụ cho phát triển và bảo vệ rừng” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị TW 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Biểu đồ 60: Vốn đầu tư cho Dự án 661 giai đoạn 2005-2010 Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010). Biến động theo năm của các nguồn vốn cho Dự án 661 diễn ra theo hai xu thế trái ngược nhau (Biểu đồ 61). Các nguồn vốn như tín dụng, nước ngoài, thuế tài nguyên có xu thế Chỉ tiêu 4.1.5 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh [...]... nh: V KHCN&HTQT, TCLN, B NN&PTNT Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 250 PH N III và Báo cáo ti n K t lu n nh hư ng ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 251 Chương D báo xu th phát tri n c a lâm nghi p khu v c, th gi i và Vi t Nam 13 Ngu n nh: V KHCN&HTQT, TCLN, B NN&PTNT Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 252 Chương 13 D báo xu th phát tri n lâm nghi p khu v c, th gi i và Vi... 6.410 7 .9% T ng KP (tri u 6.607 8.1 59 9.280 10.161 13.358 9. 513 19. 5% BQ 1 HS,SV (ngàn ng) 1.230 1.363 1.468 1. 597 1.668 1.465 10.8% 4.060 4.210 3 .96 3 3.682 3.536 3. 890 -2.2% T ng KP (tri u 6.784 6.210 7.7 19 7.0 39 7.131 6 .97 7 3.3% BQ 1 HS,SV (ngàn ng) 1.671 1.475 1 .94 8 1 .91 2 2.017 1.804 5.7% S HS, SV (ngư i) D y ngh 14 .96 6 15.751 T ng KP (tri u 24.681 5.533 5.555 6. 492 5.640 7. 591 6.162 6.7% 11. 290 10.740... và giá tr c a ngành Lâm nghi p, góp ph n t ư c m c tiêu phát tri n c a ngành Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 238 Chương 12 u tư cho ngành Lâm nghi p Ch tiêu 4.2.1 Kinh phí u tư cho khuy n lâm Kinh phí u tư cho khuy n lâm giai o n t năm 2005 n 20 09 ch y u t p trung ph c v m c tiêu Chi n lư c phát tri n lâm nghi p giai o n 2005 - 2020 Trong giai o n này chương trình khuy n lâm ã ư c tri... 0,00 93 ,82 91 ,84 -1 ,98 - Sơ c p, công nhân k thu t 2,28 2 ,97 0, 69 - Trung c p 2,45 2 ,97 0,52 - Cao ng 0,77 1,14 0,37 i h c tr lên 0, 69 1,08 0, 39 - Chưa qua ào t o - Ngu n: T ng i u tra nông nghi p, nông thôn - T ng c c Th ng kê V tu i c a lao ng nông thôn trong chu kỳ i u tra 2006-2010 cho th y: S lao ng trong tu i t 15- 19 tu i chi m 8,5%; t 20- 29 tu i chi m 28,8%; t 30- 39 tu i chi m 27 ,9% ; t 40- 49 tu... thu c ngành lâm nghi p nói chung trong th i kỳ t 2006-2010 t 1.822 ngàn ng, t t c tăng bình quân 6,3%/ năm; riêng năm 2010 so v i năm 2006 tăng 26% B ng 87: S h c sinh, sinh viên, kinh phí 2006 - 2010 H ào t o u tư cho giáo d c, ào t o lâm nghi p t 2010 16.777 15.684 19. 135 16.463 5.1% 25.1 09 30.1 49 31.232 39. 767 30.187 11.8% 1.6 49 1. 594 1. 797 1 .99 1 2.078 1.822 6.3% S HS, SV (ngư i) 5.373 5 .98 6 6.322... tr ng trên ha/ năm Nh n nh Trong giai o n 2005 - 20 09, cơ c u v n u tư cho ngành Lâm nghi p có s thay i rõ r t Ngoài v n FDI ch y u u tư cho lĩnh v c tr ng r ng nguyên li u và ch bi n, ho t ng ch y u c a ngành Lâm nghi p, nh t là phát tri n r ng, ch y u v n d a vào ngu n t Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 237 Chương 12 u tư cho ngành Lâm nghi p ngân sách Nhà nư c và ODA V n huy ng t tư... n, có 496 h tham gia; Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 243 Chương 12 - u tư cho ngành Lâm nghi p Chương trình lâm nông k t h p sau nương r y v i quy mô 191 ha, 3 i m trình di n, có 150 h tham gia K t qu em l i là năng su t r ng tr ng tăng áng k , như mô hình r ng nguyên li u t năng su t 15-20 m3/ năm T l cây s ng t trên 90 %, cây sinh trư ng và phát tri n t t Các mô hình khuy n lâm mang... sinh thái, bên c nh ó các mô hình v lâm c s n, r ng nguyên li u, canh tác nông lâm k t h p trên t sau nương r y góp ph n chuy n giao nh ng phương pháp canh tác m i v lâm nghi p cho ngư i dân, giúp h tăng thu nh p, c i thi n i s ng Năm 2007: Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 242 Chương 12 u tư cho ngành Lâm nghi p Kinh phí u tư cho chương trình khuy n lâm là 13,3 t ng, chi m 10,8% t ng... , cơ c u u năm 20 09 so v i cơ c u u tư năm 2005 ã có s chuy n d ch áng k , theo hư ng gi m u tư i v i các lĩnh v c tr ng tr t và chăn nuôi, tăng u tư các lĩnh v c tuyên truy n, ào t o và khuy n lâm Riêng cơ c u kinh phí u tư cho khuy n lâm ã tăng t 13% trong năm 2005 lên 16% trong năm 20 09 Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 240 Chương 12 Bi u 63: Cơ c u u tư cho ngành Lâm nghi p u tư kinh... lao ng ho t ng trong lĩnh v c lâm nghi p ch có g n 42 ngàn lao ng làm vi c chuyên trong lĩnh v c lâm nghi p, chi m t l 42,8%, s lao ng còn l i làm kiêm các ngành khác, ch y u là nông nghi p chi m t i 80%, kiêm th y s n chi m 10,5%, kiêm công nghi p và xây d ng chi m 3,8% và kiêm d ch v chi m 6,1% Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p Vi t Nam 2006-2010 247 Chương 12 u tư cho ngành Lâm nghi p Kinh phí u tư cho . vực ODA Lâm nghiệp Nguồn: Văn phòng Đối tác hỗ trợ ngành Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT (2010). Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 . và các đối tác lâm nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hiện đang có khoảng 48 tổ chức (nhà tài Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 230 trợ,. Chương 12.Đầu tư cho ngành Lâm nghiệp Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2010 227 Trong giai đoạn 2005 - 20 09, số dự án ODA lâm nghiệp được huy động và ký kết tăng cao

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan