La Hán quyền trứ danh của Thiếu Lâm Tự pptx

5 915 11
La Hán quyền trứ danh của Thiếu Lâm Tự pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

La Hán quyền trứ danh của Thiếu Lâm Tự La Hán quyền Thiếu Lâm Tự là một bí kíp võ thuật rất đặc trưng của Thiếu Lâm, mô phỏng tư thế của các vị La Hán trong luyện tập và tỉ thí kungfu với các thủ pháp như cách, bức, xung, điểm, nâng, đè, câu, chộp, quăng. Nhắc tới La Hán quyền, người ta thường liên tưởng đến hai chiêu thức chủ yếu là Thập bát La Hán quyền và 108 đường quyền La Hán. La Hán quyền tỷ thí. Tương truyền, La Hán quyền do Đạt Ma sư tổ sáng tạo ra. Ngài đến Trung Nguyên từ nước Thiên Trúc vào thời nhà Lương, khi đến Thiếu Lâm Tự thuộc núi Tung Sơn thuyết pháp, thấy tăng chúng ai nấy gầy guộc xanh xao, tinh thần ủ rũ bèn sáng tạo ra bài quyền này để giúp sư tăng luyện tập nâng cao sức khỏe. Muốn giác ngộ, trước hết phải khỏe mạnh, đó là tư tưởng của Sư tổ Thiền tông. Ban đầu La Hán quyền của Đạt Ma sư tổ chỉ có 18 thế quyền, còn gọi là Thập bát La Hán quyền. Sau này vào thời kì nhà Kim, nhà Nguyên, Bạch Ngọc Phong lên Thiếu Lâm tu tập được truyền thụ bài quyền này đã tiếp thu tinh hoa các bí kíp kungfu trong thiên hạ phát triển và sáng tạo ra 108 thế La Hán quyền. La Hán quyền. Theo các cao tăng Thiếu Lâm Tự kể lại, trước khi Đạt Ma sư tổ viên tịch, ông có dặn lại các đồ đệ của mình, riêng La Hán quyền không sao chép thành văn, không truyền cho người ngoại đạo, đi thẳng vào lòng người, giác ngộ thành Phật. Mục tiêu đầu tiên và cũng là duy nhất khi chế ra La Hán quyền của Sư tổ chính là giúp con người rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất mới có đời sống lành mạnh về tinh thần và nhanh giác ngộ. Luyện La Hán quyền, các võ tăng Thiếu Lâm hết sức coi trọng hoạt động hô hấp, thổ nạp, làm cho khí vận hành khắp 6 mạch, giữ tâm không loạn, ý chí kiên định nên trước đây mới có tên gọi là Thiếu Lâm tâm pháp La Hán quyền. La Hán quyền biểu diễn La Hán quyền của Đạt Ma sư tổ có thể gói gọn vào một chữ: “Vô”, người luyện tập La Hán quyền phải đạt đến độ luyện tâm công, ý tĩnh và giác ngộ chứ không phải hời hợt bên ngoài. Đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của Thiền tông, còn nếu chỉ biết gọt giũa kinh sách từ chương thì muốn giác ngộ Phật pháp, có múc cạn nước Động Đình hồ mài mực cũng chưa chắc đã thành. La Hán quyền được xếp vào một trong những chưởng pháp cơ bản của Thiếu Lâm với đặc trưng dương lực, cương lực và kình lực rất rõ cộng với các chiêu thức được sáng chế, gọt giũa công phu làm cho đường quyền trở nên linh hoạt và đẹp mắt. Chính vì tính chất trọng dương, trọng kình lực nên mỗi chiêu thức của La Hán quyền khi xuất ra đều rất dũng mãnh làm cho đối thủ không còn cơ hội để tấn công. Trong tỉ thí võ thuật, võ tăng Thiếu Lâm đi La Hán quyền với những đường quyền nhanh như chớp mắt, mạnh như trời giáng và thường làm cho đối thủ trở tay không kịp. Thủ pháp tấn công phòng thủ của La Hán quyền lợi hại ở chỗ người đánh La Hán quyền dùng phần thân bên sườn tấn công chính diện đối thủ, tay trước như cung, tay sau tiếp ứng vừa công vừa thủ, hoặc lên hoặc xuống giữ chắc trung tâm. Giới võ lâm Trung Nguyên vẫn đồn rằng Nam quyền Bắc thoái, tức là quyền pháp là thế mạnh của võ thuật phương Nam, cước pháp là sở trường kungfu phương Bắc, tuy nhiên các chiêu cước pháp của La Hán quyền Thiếu Lâm tự không một đối thủ nào dám coi thường. Ngoài ra, cước pháp La Hán quyền có đặc trưng tàng ẩn chứ không lộ rõ như các môn phái phía Bắc Trung nguyên. . La Hán quyền trứ danh của Thiếu Lâm Tự La Hán quyền Thiếu Lâm Tự là một bí kíp võ thuật rất đặc trưng của Thiếu Lâm, mô phỏng tư thế của các vị La Hán trong luyện tập và. quăng. Nhắc tới La Hán quyền, người ta thường liên tưởng đến hai chiêu thức chủ yếu là Thập bát La Hán quyền và 108 đường quyền La Hán. La Hán quyền tỷ thí. Tương truyền, La Hán quyền do Đạt. đây mới có tên gọi là Thiếu Lâm tâm pháp La Hán quyền. La Hán quyền biểu diễn La Hán quyền của Đạt Ma sư tổ có thể gói gọn vào một chữ: “Vô”, người luyện tập La Hán quyền phải đạt đến độ

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan