NỒI HƠI YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA - 2 doc

6 798 0
NỒI HƠI YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA - 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7 6.1. Nồi hơi có công suất từ 4t/h trở lên sử dụng nhiên liệu rắn (trừ củi) phải cớ giới hóa việc cấp nhiên liệu và thải tro xỉ. . Khi lượng tro xỉ thải ra lớn hơn 150kg/h trở lên đối với một nồi hơi thì cũng phải cơ giới hóa khâu thải tro xỉ, cho dù công suất lò hơi dưới 4t/h. 6.2.Khi thải xỉ thủ công, các phễu xỉ phải được trang bị thiết bị phun tưới nước. Trường hợp tưới trong xe goòng thì dưới phễu thải phải có buồng được ngăn cách để đặt xe goòng trước khi xả tro xỉ. Buồng phải có cửa đóng kín và có lỗ kính quan sát, hệ thống thông gió và chiếu sáng. Việc điều khiển tấm chắn của phễu xỉ và thiết bị tưới nước phải được tiến hành từ phía bên ngoài buồng. Trên điểm cao nhất của xe goòng phải có khoảng trống không nhỏ hơn 0,5m, chiều rộng (tính từ điểm nhô ra nhất của xe goòng) không nhỏ hơn 0,7m. Các kích thước này được quy định đối với toàn bộ đoạn đường dịch chuyển của xe goòng. 6.3. Đối với các nồi hơi sử dụng than bùn hoặc các phế thải từ công nghiệp chế biến gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào) hoặc trấu phải trang bị phễu nạp thủ công có nắp đậy và đáy có thể đóng mở bằng tay. 6.4. Các bể và thùng chứa nhiên liệu lỏng hay khí phải để ngoài nhà nồi hơi. Trường hợp đặc biệt, cho phép đặt thùng, bể chứa không quá 0,5 tấn nhiên liệu lỏng hay khí hóa lỏng trong nhà nồi hơi. 8 Kho chứa nhiên liệu lỏng phải có tường ngăn và trần làm bằng vật liệu không cháy và có cửa riêng đi ra ngoài. Các bể và thùng phải đặt ống xả có van và thiết bị khống chế tràn dầu. 6.5. Các ống dẫn nhiên liệu lỏng, khí phải được bố trí đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, phục vụ nồi hơi và an toàn phòng chống cháy nổ. Trên đường ống dẫn phải lắp các van khóa để ngừng cấp nhiên liệu khi có sự cố hoặc cháy. 6.6. Cấm đặt các thùng, bể chứa nhiên liệu lỏng, khí phía trên nồi hơi. Các thùng, bể chứa phải có các thiết bị báo mức môi chất chứa bên trong. Cấm dùng ống bằng thủy tinh để đo mức nhiên liệu lỏng trong bể và thùng. 6.7.Phải có các phương tiện phòng chống cháy, nổ nhiên liệu phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định phòng chống cháy hiện hành. 6.8.Đối với các nồi hơi được lắp đặt ở khu vực đông dân cư, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường hiện hành. 7.Yêu cầu về sử dụng - sửa chữa 7.1.Tất Cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước trước khi đưa vào sử dụng phải được khám nghiệm kỹ thuật, đăng ký và cấp giấy phép sử dụng theo đúng qui định hiện hành. 7.2. Hồ sơ đăng ký, xin cấp giấy phép sử dụng gồm: a)lý lịch theo đúng qui định của tiêu chuẩn TCVN 6004 - 1995; b)các tài liệu xuất xưởng hoặc chuyển giao kèm theo; c)bản vẽ nhà đặt nồi hơi: mặt chiếu bằng, mặt cắt dọc; 9 d) bản vẽ kết cấu nồi hơi và các kích thước chủ yếu; e) văn bản xin cấp giấy phép. Và các văn bản khác theo quy định của tiêu chuẩn này. 7.3. Những nồi hơi sau khi cải tạo (hoán cải), lắp đặt ở vị trí mới hoặc đổi chủ sở hữu trước khi đưa vào sử dụng cũng phải được đăng ký, cấp giấy phép lại. 7.4.Chủ sở hữu nồi hơi phải tuân thủ các yêu cầu sau đây: a) giao trách nhiệm bằng văn bản cho người sử dụng nồi hơi; b) huấn luyện định kỳ về an toàn cũng như cung cấp cho người sử dụng các tài liệu có liên quan đến sử dụng an toàn nồi hơi; c)bố trí người vận hành, phục vụ nồi hơi và tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định hiện hành; d) tổ chức kiểm tra định kỳ về kỹ thuật an toàn cho người sử dụng; e) xây dựng chế độ kiểm tra tình trạng kim loại của các chi tiết làm việc ở nhiệt độ từ 450 oC trở lên; h) đảm bảo thực hiện khám nghiệm kỹ thuật đúng thời hạn qui định 7.5.Trong nhà đặt nồi hơi phải có đồng hồ và phương tiện thông tin liên lạc giữa người sử dụng nồi hơi với các hộ tiêu thụ hơi và với chủ sở hữu nồi hơi. 7.6. Người không có nhiệm vụ liên quan đến việc vận hành nồi hơi không được phép vào nhà đặt nồi hơi. 7.7. Người sử dụng (quản lý) nồi hơi phải bảo đảm 10 a)bảo quản nồi hơi phù hợp với những yêu cầu quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi trong suốt quá trình hoạt động; b)tiến hành sửa chữa nồi hơi theo đúng lịch, đưa nồi hơi vào khám nghiệm theo đúng thời hạn qui định; c)khắc phục kịp thời những hư hỏng trong quá trình vận hành; d) hướng dẫn, huấn luyện cho những người thuộc quyền quy trình vận hành an toàn và định kỳ sát hạch; e)kiểm tra việc chấp hành quy trình, tiêu chuẩn an toàn của những ngươi thuộc quyền 7.8.Trách nhiệm của ngươi vận hành nồi hơi Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của nồi hơi bảo đảm duy trì sự làm việc bình thường và an toàn của nồi hơi. 7.9.Việc vận hành nồi hơi chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn vận hành nồi hơi bởi các trường lớp có đủ tư cách theo qui định của cấp có thẩm quyền. Cấm bố trí lao động nữ trực tiếp đốt nồi hơi. 7.10.Khi chuyển sang vận hành nồi hơi kiểu khác, sử dụng nhiên liệu khác, người vận hành phải được huấn luyện, sát hạch và cấp chứng chỉ lại đúng với loại nồi hơi và loại nhiên liệu sử dụng cho nồi hơi đó. 7.11.Cấm phân công người vận hành nồi hơi làm những công việc không liên quan đến công việc của họ trong lúc nồi hơi đang hoạt động. Người vận hành không 11 được phép làm các công việc không liên quan tới chức trách hoặc tự ý rời vị trí làm việc. 7.12.Cứ ít nhất 12 tháng một lần, chủ sở hữu nồi hơi phải tổ chức kiểm tra sát hạch người vận hành, nồi hơi. Những trường hợp sau đây phải tổ chức huấn luyện sát hạch ngoài định kỳ: a) khi tiếp nhận người vận hành từ cơ sở khác chuyển đến; b)khi gặp trường hợp được quy định tại điều 7-10 của tiêu chuẩn này; c) theo quyết định của chủ sở hữu hoặc khi có yêu cầu của Thanh tra nồi hơi Hội đồng kiểm tra, sát hạch do chủ sở hữu quyết định , khi cần thiết Thanh tra nồi hơi sẽ giám sát quá trình kiểm tra, sát hạch. 7.13.Trường hợp người vận hành không làm đúng ngành nghề từ 12 tháng trở lên ngoài việc phải kiểm tra, sát hạch lại lý thuyết còn phải sát hạch thực tế để hoàn chỉnh tay nghề theo quy định cụ thể của chủ sở hữu nồi hơi . 7.14.Cho phép để nồi hơi hoạt động không cần có người theo dõi phục vụ thường xuyên nếu nồi hơi được trang bị hệ thống tự động, hệ thống tín hiệu, bảo vệ đảm bảo chế độ làm việc bình thường, khắc phục được sự cố hoặc tự động ngừng nồi hơi khi chế độ làm việc của nồi hơi bị trục trặc có thể dẫn tới sự cố. 7.1.5.Trong quá trình vận hành, phải thực hiện đúng chế độ kiểm tra các thiết bị đo kiểm, hệ thống bảo vệ tự động, các thiết bị phụ trợ và bơm cấp theo qui định của tiêu chuẩn. TCVN 6007 - 1995. 8. Tổ chức sửa chữa nồi hơi 12 8.1.Chủ sở hữu phải đảm bảo sửa chữa nồi hơi đúng kỳ hạn quy định. Việc sửa chữa phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình công nghệ được xây dựng từ trước khi tiến hành sửa chữa 8.2. Mỗi nồi hơi phải có sổ sửa chữa, ghi chép đầy đủ những số liệu về vật liệu sử dụng, vật liệu hàn, người hàn, chế độ vệ sinh, rửa nồi hơi, sơ đồ thay ống, đinh tán, mối núc ống với ba lông, trong Sổ sửa chữa phải ghi kết quả khám xét nồi hơi trước khi vệ sinh, chiều dầy của lớp cáu cặn, bùn, tro xỉ và tất cả các khuyết tật được phát hiện trước và trong quá trình sửa chữa. 8.3.Những công việc sửa chữa dẫn tới phải khám nghiệm bất thường cũng phải ghi vào sổ sửa chữa và lý lịch nồi hơi. 8.4.Trước khi tiến hành các công việc sửa chữa bên trong ba lông, hộp lửa hoặc ống góp của nồi hơi có đấu chung đường ống dẫn (hơi nước, nước cấp, xả, hệ thống ống tuần hoàn v.v ) với các nồi hơi khác đang hoạt động phải tiến hành các biện pháp ngắt hoặc cách ly các môi chất dẫn tới vị trí đó bằng van khóa hoặc nút bịt, bích kín. Cho phép cách ly các nồi hơi có áp suất làm việc trên 40 kg/cm 2 bằng hai van, ở giữa hai van này có ống xả ra khí quyển với đường kính trong không nhỏ hơn 32mm. Trường hợp này bộ phận chuyển động của van phải khóa lại, chìa khóa do người chủ sở hữu hay người được giao quản lý nồi hơi giữ. Việc chui vào nồi hơi hoặc mở các van cái chỉ được phép thực hiện theo phiếu thao tác do người quản lý nồi hơi ký. . tiêu chuẩn. TCVN 6007 - 1995. 8. Tổ chức sửa chữa nồi hơi 12 8.1.Chủ sở hữu phải đảm bảo sửa chữa nồi hơi đúng kỳ hạn quy định. Việc sửa chữa phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình. 6.8.Đối với các nồi hơi được lắp đặt ở khu vực đông dân cư, cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường hiện hành. 7 .Yêu cầu về sử dụng - sửa chữa 7.1.Tất Cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt,. trước khi tiến hành sửa chữa 8 .2. Mỗi nồi hơi phải có sổ sửa chữa, ghi chép đầy đủ những số liệu về vật liệu sử dụng, vật liệu hàn, người hàn, chế độ vệ sinh, rửa nồi hơi, sơ đồ thay ống,

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan