Đừng mất cảnh giác với bệnh Tăng huyết áp docx

8 305 0
Đừng mất cảnh giác với bệnh Tăng huyết áp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đừng mất cảnh giác với bệnh Tăng huyết áp – kẻ giết người số một, kẻ giết người thầm lặng Tăng huyết áp (THA), một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, một căn bệnh nguy hiểm, đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở nước ta. Môt khảo sát ngẫu nhiên nhằm đánh giá tình hình THA ở người trên 25 tuổi tại Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An cho thấy tần suất THA đã tăng đến 16,3%, tỷ lệ THA ở thành thị là 22,7% so với vùng nông thôn là 12,3%. Kết quả điều tra quốc gia về THA do Viện Tim mạch triển khai ở 8 tỉnh và thành phố trong cả nước năm 2008 cho thấy tỷ lệ THA ở người lớn Việt Nam trên 25 tuổi đã là 25,1%. Vì sao THA được đặt tên là Kẻ giết người số một, Kẻ giết người thầm lặng ? Tăng huyết áp là kẻ giết người số một vì THA gây ra các biến chứng nặng nề trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt. Các biến chứng này làm bệnh nặng dần lên, tăng tỉ lệ tàn tật (62% trường hợp THA bị đột quỵ và 49% trường hợp bị đau thắt ngực) và làm giảm tuổi thọ của người bệnh từ 10 đến 20 năm. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 17,5 triệu người chết vì THA và các bệnh tim mạch khác. Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng vì người bệnh THA thường không thấy có gì khác biệt so với người bình thường do bệnh diễn biến rất âm thầm, các biến chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước và rất tàn khốc, làm cho người bệnh bị tàn phế hoặc tử vong . Nhiều người bị huyết áp cao nhưng không hề hay biết mình đang mang bệnh trong người. Một minh chứng cho điều này là kết quả khám sàng lọc THA tại 96 quận /huyện thuộc 16 tỉnh thành trong cả nước của Dự án Phòng chống THA trong 2 năm 2009-2010: trong số 71.972 người đến khám có 35.860 người được phát hiện THA, chiếm tỷ lệ 49,8%. Kẻ giết người số một THA gây nên những biến chứng gì? Tại tim, THA gây bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), phì đại tim, suy tim (90% số trường hợp mới bị suy tim có tiền sử THA). Tại não, THA gây nhồi máu não và chảy máu não, đứt mạch máu não, tắc mạch máu não khiến bệnh nhân bị đột quỵ (THA là nguyên nhân chủ yếu của khoảng 50% trường hợp đột qụy). Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nước ta (sau bệnh ĐMV) cũng như trên toàn thế giới, là nguyên nhân hàng đầu gây liệt ở người trưởng thành và là nguyên nhân quan trọng nhất làm bệnh nhân phải nhập viện cũng như cần phải chăm sóc lâu dài tại nhà. Người bị THA có nguy cơ bị đột qụy cao gấp 3-4 lần so với người có HA bình thường, ngay cả những người có chỉ số HA ở giới hạn cao của bình thường (130/86mmHg) cũng có nguy cơ bị đột qụy tăng gấp 1,5 lần. Tại thận, THA gây tổn thương mạch máu thận và có thể gây suy thận. Tại mắt THA gây bệnh võng mạc, hậu quả là người bệnh bị mờ mắt, mù lòa. Ngoài ra, THA còn các gây biến chứng ở mạch máu như phình động mạch chủ bụng, phình tách động mạch chủ ( 80% bệnh nhân bị phình tách động mạch chủ có THA, huyết áp càng tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị phình tách động mạch chủ càng cao). Phòng ngừa THA và biến chứng của THA như thế nào? Kiểm soát huyết áp tốt và chủ động chính là cách làm hữu hiệu để phòng tránh THA và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh . Để kiểm soát tốt huyết áp, căn bản là phải điều chỉnh lối sống : tăng cường hoạt động thể lực, tránh lối sống tĩnh tại, tập luyện thể dục nhẹ nhàng, làm việc có nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, tránh giận dữ, căng thẳng, ăn uống điều độ, kiêng thức ăn nhiều đạm, nhiều muối (giảm lượng muối trong khi nấu nướng, hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm trong bữa ăn), tránh uống bia rượu và thuốc lá, giảm cân và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Tăng huyết áp là bệnh rất dễ phát hiện (chỉ bằng cách đo huyết áp - một viêc làm đơn giản, không quá tốn kém, không gây đau đớn) và có thể điều trị. Hãy chủ động đo huyết áp định kỳ hằng năm để phát hiện sớm THA. Người trưởng thành có huyết áp bình thường nên kiểm tra huyết áp mỗi năm một lần; Những người có yếu tố nguy cơ như: bệnh nhân đái tháo đường, người béo phì mức độ nặng cần đo huyết áp thường xuyên hơn, khoảng 6 tháng/lần. Người từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp độ 2-3 tháng/lần. Người có biểu hiện của huyết áp cao ( chỉ số huyết áp đạt ngưỡng giới hạn) cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn, khoảng 1-2 lần/tháng. Ngoài ra, cần kiểm tra định kỳ hắng năm các yếu tố nguy cơ: xét nghiệm kiểm tra đường máu, cholesterol máu, chức năng thận, điện tâm đồ. . Đừng mất cảnh giác với bệnh Tăng huyết áp – kẻ giết người số một, kẻ giết người thầm lặng Tăng huyết áp (THA), một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, một căn bệnh. hợp lý. Tăng huyết áp là bệnh rất dễ phát hiện (chỉ bằng cách đo huyết áp - một viêc làm đơn giản, không quá tốn kém, không gây đau đớn) và có thể điều trị. Hãy chủ động đo huyết áp định kỳ. Người từ 40 tuổi trở lên, nên đo huyết áp độ 2-3 tháng/lần. Người có biểu hiện của huyết áp cao ( chỉ số huyết áp đạt ngưỡng giới hạn) cần phải kiểm tra huyết áp thường xuyên hơn, khoảng 1-2

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan