nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

90 1K 7
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay do tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao. Tuổi thọ trung bình phụ nữ Việt Nam hiện nay là 70 tuồi [29]. Theo Dương Thị Cương tuổi mãn kinh trung bình phụ nữ Việt Nam khoảng 49 đến 50 tuổi. Trong nghiên cứu tại Thừa thiên huế và Quảng Trị, tác giả Cao Ngọc Thành ghi nhận tuổi mãn kinh 48,7 tuổi [31]. Trước mãn kinh phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh kéo dài 1 đến 5năm, được đặc trưng bởi sự gia tăng các bất thường chu kỳ kinh [33]. Đa số phụ nữ Việt Nam có khoảng thời gian sống sau mãn kinh chiếm 1/3 tuổi đời của họ, số lượng người già mắc bệnh ngày càng nhiều hơn. Chiếm một phần quan trọng là bệnh ở bộ phận sinh dục cả ác tính và lành tính, có triệu chứng ra máu âm đạo bất thường làm người bệnh lo lắng và đòi hỏi phải điều trị. Ra máu âm đạo bất thường ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể từ tử cung, cổ tử cung, âm đạo hay các bộ phận khác của đường sinh dục. Có thể do các tổn thương lành tính: U xơ tử cung, polype buồng tử cung, polype CTC, viêm nhiễm mãn tính hoặc các tổn thương ác tính: Ung thư nội mạc, Ung thư CTC Với các bệnh lý trên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ra máu âm đạo kéo dài gây mất máu, ảnh hưởng sức khỏe, có thể gây tử vong. Bệnh lý ra máu bất thường ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh được nhiều tác giả quan tâm. Ở Việt Nam số lượng đề tài trong lĩnh vực này còn ít và tại Huế cho đến nay vẫn còn quá ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ngày nay cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của phụ nữ, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh ngày càng có tầm quan trọng hơn. 2 Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ra máu âm đạo bất thƣờng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh” nhằm hai mục tiêu : 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. 2. Đánh giá kết quả điều trị ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Khoa Huế. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN MÃN KINH VÀ TIỀN MÃN KINH 1.1.1. Mãn kinh - Hiện tượng mãn kinh: Thuật ngữ dùng để chỉ chu kỳ sinh lý cuối cùng của một người phụ nữ trước khi hết kinh hoàn toàn. - Thời kỳ mãn kinh: Khoảng thời gian tính từ hiện tượng mãn kinh cho đến hết cuộc đời [81], [85]. 1.1.2. Quanh mãn kinh Khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh cho đến 12 tháng sau chu kỳ kinh sinh lý cuối cùng [65], [89]. 1.1.3. Tiền mãn kinh Bắt đầu từ khá sớm trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh, thường vào khoảng 40 tuổi và kết thúc bởi chu kỳ sinh lý cuối cùng. 1.1.4. Sau mãn kinh Bắt đầu từ thời điểm mãn kinh và kết thúc vào độ tuổi 65, trước khi chuyển sang giai đoạn già lão [14], [54]. 1.1.5. Mãn kinh tự nhiên Là hiện tượng mãn kinh sinh lý của một người phụ nữ khi đến độ tuổi, không chịu ảnh hưởng của các tác động bên ngoài. 1.1.6. Mãn kinh nhân tạo Là hiện tượng mãn kinh tạm thời hay vĩnh viễn gây ra dưới ảnh hưởng của tác động bên ngoài như dùng thuốc, cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung. 1.2. DỊCH TỄ HỌC TIỀN MÃN KINH Người ta đã ước tính rằng 10% số phụ nữ ngừng hành kinh một cách đột ngột, nhưng đa số chảy máu không đều đặn nhiều tháng nhiều năm và vòng kinh kéo dài trước khi dừng có kinh [62]. 4 Tuổi rối loạn tiền mãn kinh [81]. Theo nghiên cứu của Treloar tuổi rối loạn tiền mãn kinh trung bình 45,1 tuổi và 95% phụ nữ ở mức tuổi từ 39 đến 51 tuổi. Thời gian tiền mãn kinh kéo dài trung bình 5 năm. 1.3. DỊCH TỄ HỌC MÃN KINH 1.3.1. Tỷ lệ phụ nữ mãn kinh Vào năm 1990, tỷ lệ số người lớn tuổi của cả hai giới được ước tính vào khoảng 15% dân số thế giới, trong đó số phụ nữ mãn kinh khoảng 476 triệu, 60% sống ở các nước đang phát triển. Theo dự báo thống kê dân số, vào năm 2030 phụ nữ mãn kinh trên toàn thế giới sẽ là 1.200 triệu, tỷ lệ sống ở các nước đang phát triển sẽ lên đến 76%. Trên 80% của số người tăng thêm này sẽ ở các nước đang phát triển, với tỷ lệ tăng trung bình hằng năm khoảng 3% so với 1% của các nước đang phát triển. Theo số liệu thống kê từ 11 nước Đông Á trong thời gian 1989-1992, tỷ lệ dân số trên 45 tuổi nằm trong khoảng 15,3 – 24,0% và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi dao động trong khoảng 3,8- 6,6% [38], [85]. 1.3.2. Tuổi mãn kinh trung bình Tại những nước công nghiệp hoá, tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ là 48 đến 55 tuổi [ 27]. Đã có rất nhiều yếu tố được khảo sát về ảnh hưởng của chúng đến tuổi mãn kinh của phụ nữ. Trong số những yếu tố đó, chỉ duy nhất việc hút thuốc lá có liên quan đến mãn kinh sớm. Qua nghiên cứu trên 3.485 phụ nữ ở T.P Hồ Chí Minh tiến hành năm 1998. Tuổi mãn kinh sinh lý trung bình người Việt Nam là 47,5 tuổi [ 25], [27]. 5 1.4. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI KỲ MÃN KINH 1.4.1. Các giai đoạn trƣớc, quanh và sau mãn kinh Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn trước quanh và sau mãn kinh. 1.4.2. Một số thay đổi giải phẩu đƣờng sinh dục ở phụ nữ mãn kinh 1.4.2.1. Buồng trứng Buồng trứng của người đạt trọng lượng tối đa khoảng 10 gram vào lúc 20 tuổi và giảm dần trọng lượng xuống dưới 5 gram vào tuổi 60 [4]. Xét nghiệm tổ chức học buồng trứng sau mãn kinh cho thấy có hiện tượng xơ hoá, số lượng nang noãn nguyên thuỷ giảm đáng kể, ở nhiều phụ nữ không còn hoạt động của noãn nguyên thuỷ. Tổ chức đệm buồng trứng có thể tăng sinh hoạt bình thường. Sau khi các nang noãn thoái hoá hết, nhiều mạch máu ở rốn và tuỷ buồng trứng xơ hoá, thoái hoá kính và tắt nghẽn, trên tiêu bản cắt ngang nhìn có màu trắng [3], [21]. 1.4.2.2. Vòi trứng Kích thước của hai vòi trứng giảm dần, lớp biểu mô vòi trứng thấp dần, có khi xẹp hẳn, các lông mau giảm dần và cuối cùng là biến mất, khả năng chế tiết cũng dần mất đi, hoạt động nhu động của cơ vòi trứng giảm đáng kể. Chu kỳ kinh cuối cùng (Mãn kinh) Tiền mãn kinh Hậu mãn kinh Quanh mãn kinh 12 tháng 6 1.4.2.3. Tử cung Tử cung giảm dần kích thước và trọng lượng do mất dần lớp cơ tử cung, thành tử cung mỏng dần, chiều cao có thể giảm còn 3cm. Niêm mạc tử cung của phụ nữ mãn kinh có thể có nhiều biến đổi hình thái và tổ chức học [3 ], [14]. 1.4.2.4. Cổ tử cung Cổ tử cung teo dần, thấy rõ vài năm sau mãn kinh hoàn toàn. Lớp niêm mạc ống cổ tử cung mỏng dần và nhạt màu. Lỗ cổ tử cung thu nhỏ lại, ranh giới giữa biểu mô trụ và biểu mô lát lùi sâu vào phía trong lỗ ngoài cổ tử cung. 1.4.2.5. Âm đạo Sau mãn kinh âm đạo đần dần trở nên chật hơn, ngắn hơn, các nếp gấp ngang giảm nhiều, các nhú quanh tiền đình và thành âm đạo trở nên phẳng. Niêm mạc âm đạo dần dần mỏng đi, nhạt màu, dễ bị loét trợt và có thể phát triển các vùng dính. 1.4.2.6. Âm hộ Trong giai đoạn sớm sau mãn kinh chỉ xuất hiện một số biến đổi nhỏ ở âm hộ, nhưng các thay đổi này sẽ trở nên rõ rệt trong giai đoạn già lão, từ 65 tuổi trở đi. Môi lớn nhỏ lại và mỏng hơn do lớp mỡ dưới da bị mất đi, môi bé nhỏ, đôi khi mất hẳn hoặc dính lại với nhau phía dưới âm vật, âm vật nhỏ dần. 1.4.3. Các thay đổi nội tiết Trong khoảng 500.000 nang noãn nguyên thuỷ của phụ nữ lúc dậy thì, chỉ có khoảng 500 nang noãn trưởng thành và chín trong suốt giai đoạn hoạt động sinh dục, một số còn lại bị thoái hoá và tái hấp thu [3], [27]. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy mức estradiol không giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian quanh mãn kinh estradiol bắt đầu giảm. Buồng trứng hậu mãn kinh không còn khả năng chế tiết estrogen, ngược lại chức năng chế tiết C19-Steroid, đặt biệt là Androstendion từ cuống và tế bào mô liên kết buồng trứng vẫn tồn tại trong một thời gian với khả năng hạn chế. 7 Như vậy buồng trứng sau mãn kinh không phải mất hoàn toàn chức năng về nội tiết, một số tác giả còn cho rằng nó là một tuyến chế tiết androgen. C19- Steroid được tiết ra từ buồng trứng sẽ được mô ngoại vi, mô mỡ dưới da và da thơm hoá thành estrogen. Do đó estrone là loại estrogen chiếm ưu thế ở ngoại vi. Tuy vậy nồng độ estrogen rất thấp, không còn khả năng ức chế ngược trở lại vùng dưới đồi - tuyến yên [60], [82]. FSH tăng gấp 5 đến 10 lần sau mãn kinh, LH tăng gấp 3 đến 4 lần sau mãn kinh. ( Nồng độ hormon- tuần hoàn) Sơ đồ 1.2. Nội tiết Tiền mãn kinh-Mãn kinh 1.4.4. Một số thay đổi tâm sinh lý 1.4.4.1. Hệ thần kinh thực vật Khoảng 1/3 phụ nữ trải qua giai đoạn quanh mãn kinh mà không có triệu chứng chủ quan nào. Khoảng 1/3 tiếp theo sẽ có các biến đổi chủ quan, đặc biệt ở hệ thần kinh thực vật với các triệu chứng như bốc hoả và ra mồ hôi 8 trộm. Sự mất ổn định vận mạch này được ghi nhận như là biểu hiện đi kèm tự nhiên của thời kỳ quanh mãn kinh và biến mất sau một thời gian. Cơ chế và sinh bệnh lý cơn bốc hoả vẫn chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên có liên quan chặt chẻ đến rối loạn điều hoà thân nhiệt trung ương [31]. 1.4.4.2. Các biến đổi tâm lý Bên cạnh các triệu chứng thực vật trên, có thể xuất hiện các rối loạn tâm lý theo hướng trầm cảm, gia tăng tính dễ bị kích thích, dễ nhạy cảm và dễ tổn thương, rối loạn cảm xúc. Trầm cảm nội sinh là một bệnh lý tự phát, biến đổi trầm cảm như là một triệu chứng của rối loạn quanh mãn kinh, có thể xem là hậu quả thứ phát của sự mất cân bằng hệ thực vật. Biến đổi trầm cảm do thiểu năng estrogen có thể được điều trị bằng bổ sung estrogen. 1.4.4.3. Các triệu chứng thực thể quanh mãn kinh Estrogen có tác dụng một cách quyết định lên sự trao đổi chất của hệ xương và góp phần vào sự ổn định hệ thống đông máu calci. Chuyển hoá lipoprotein cũng được estrogen tác động một cách có lợi. + Biểu hiện của thiếu hụt estrogen ở biểu mô âm đạo là viêm âm đạo thiểu dưỡng. + Sự tái tạo của niêm mạc bàng quang phụ thuộc vào estrogen, ít nhất là ở tam giác bàng quang. Hậu quả của thiếu hụt estrogen là rối loạn tiểu tiện dạng són tiểu và viêm bàng quang. + Mô tuyến vú thường thoái triển mạnh. + Thiếu estrogen mạn tính gây mất chất khoáng ở hệ xương, dẫn đến loãng xương. + Estrogen tham gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào quá trình điều hoà hệ tim mạch, tần suất nhồi máu cơ tim gia tăng rõ rệt ở phụ nữ sau mãn kinh [25], [27], [31]. 9 1.5. THUẬT NGỮ VÀ CÁC KHÁI NIỆM XUẤT HUYẾT ÂM ĐẠO 1.5.1. Một vài thuật ngữ về các bất thƣờng kinh nguyệt - Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hằng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột estrogen hoặc estrogen và progesteron trong cơ thể. - Rong kinh là tình trạng hành kinh, kéo dài trên 7 ngày, còn rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không có chu kỳ kéo dài cũng trên 7 ngày. - Rong kinh tiền mãn kinh: Rong kinh xảy ra ở những phụ nữ tuổi sắp mãn kinh do buồng trứng đã kém hoạt động, không phóng noãn [18], [19]. 1.5.2. Các khái niệm về ra máu âm đạo 1.5.2.1. Ra máu âm đạo bất thường Ra máu từ buồng tử cung, từ cổ tử cung, từ âm đạo hay ra máu từ âm hộ. Như vậy ra máu âm đạo bao gồm cả ra máu tử cung bất thường, từ cổ tử cung, âm hộ, âm đạo không có đặc tính chu kỳ [5]. 1.5.2.2. Ra máu tử cung bất thường Thường để chỉ từ buồng tử cung, đúng ra từ lớp nội mạc tử cung, biểu hiện bằng rong kinh hay rong huyết có thể chia làm 2 nhóm: Rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng. -Rong kinh thực thể do có tổn thương tại tử cung và buồng trứng. Hay gặp trong bệnh lý thai nghén, u xơ tử cung, polype buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, u nội tiết buồng trứng. -Rong kinh cơ năng là rong kinh khi không có tổn thương thực thể ở tử cung và buồng trứng, chủ yếu do nguyên nhân nội tiết. +Do vòng kinh không phóng noãn, không có hoàng thể, estrogen tác dụng kéo dài, không có tác dụng của progesteron. 10 +Có phóng noãn chăng nữa, hoàng thể hình thành kém chóng tàn, chế tiết progesteron kém. + Điều trị estrogen và progesteron. 1.6. RA MÁU ÂM ĐẠO BẤT THƢỜNG Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH - NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ 1.6.1 Rong kinh cơ năng tiền mãn kinh Là tình trạng chảy máu tử cung chức năng. 1.6.1.1. Nguyên nhân Vào tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn đủ nhạy để đáp ứng với hormon của tuyến yên nên nang noãn không chín và không phóng noãn, mặc dù LH có thể vẫn cao. Hiện tượng không phóng noãn kéo dài nên estrogen vẫn được chế tiết, nhưng progesteron lại không được chế tiết, ngưòi phụ nữ chỉ chịu tác động của estrogen cao tương đối và kéo dài [19]. Trong vòng kinh không phóng noãn, nội mạc tử cung không chịu tác dụng của progesteron nên không chế tiết và loạn dưởng, có thể dẫn đến quá sản nội mạc tử cung. Sự thiếu progesteron ngăn cản tổng hợp 17-0H-steroid deshydrogenase tại nội mạc tử cung, gây ứ đọng estrogen tại nội mạc.Tuỳ nồng độ estrogen chế tiết dao động hay liên tục sẽ biểu hiện trên lâm sàng là vô kinh hay rong kinh [19], [20]. 1.6.1.2. Chẩn đoán Muốn chẩn đoán rong kinh cơ năng tuổi TMK phải loại trừ nguyên nhân thực thể gặp nhiều trong thời kỳ nầy như: u xơ cơ tử cung, polype buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung và ung thư nội mạc, ung thư nguyên bào nuôi. Thăm khám lâm sàng cẩn thận, phát hiện bất thường tử cung và 2 phần phụ. Siêu âm đầu dò âm đạo là xét nghiệm không xâm lấn, có thể đo được bề dầy nội mạc tử cung để đánh giá tăng sinh nội mạc tử cung. Hầu hết các [...]... + Nghiên cứu điểm cắt đoạn của độ dầy nội mạc nhóm tiền mãn kinh, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính +Nghiên cứu điểm cắt đoạn của độ dầy nội mạc nhóm mãn kinh, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính 31 2.4.5 Nghiên cứu các nguyên nhân ra máu tiền mãn kinh - mãn kinh - Các nguyên nhân thường gặp ra máu tiền mãn kinh + Rong kinh. .. Bệnh nhân ra máu âm đạo bất thường tuổi tiền mãn kinh từ 40-49 tuổi - Bệnh nhân ra máu âm đạo bất thường sau mãn kinh sinh lý - Bệnh nhân được khám điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Huế và bệnh viện Trường Đại học Y Huế - Bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị, lịch tái khám và theo dõi tại phòng khám sản 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các bệnh nhân ra máu âm đạo bất thường ở tuổi sinh... Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 2.4.3.1 Triệu chứng cơ năng - Toàn thân - Triệu chứng ra máu +Số ngày ra máu, từ khi ra máu đến khi vào viện +Mức độ ra máu, đánh giá bằng hỏi bệnh nhân mức độ thấm ướt băng vệ sinh Ra máu ít: Ngày 1 băng vệ sinh, chưa thắm hết băng Ra máu vừa: Thấm ướt hết 2 băng vệ sinh Ra máu mức độ nhiều: Thấm ướt > 3 băng vệ sinh/ 1 ngày - Các biểu hiện lâm sàng mãn kinh tiền mãn kinh: ... đốt điện gởi giải phẩu bệnh Có những polype đường kính lớn > 1cm, chảy máu nằm sâu ống cổ tử cung không thể xoắn hoặc đốt, thì phải cắt tử cung toàn phần [4], [5], [39], [50] 27 Chương 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu gồm 97 trường hợp ra máu âm đạo bất thường tiền mãn kinh và mãn kinh Có 50 trường hợp tiền mãn kinh và 47 trường hợp mãn kinh Thời... kinh cơ năng + QSNMTC bất điển hình và điển hình + Polype buồng tử cung, u xơ tử cung - Các nguyên nhân thường gặp ra máu sau mãn kinh + Teo nội mạc +Polype buồng tử cung +Viêm teo AĐ- CTC + Ung thư nội mạc và ung thư CTC 32 2.4.6 Điều trị 2.4.6.1 Phác đồ điều trị chung Ra máu âm đạo bất thƣờng tiền mãn kinh Khám lâm sàng Chảy máu từ AH, AĐ, CTC Âm đạo Viêm K Âm hộ Viêm K Chảy máu từ buồng TC CTC Viêm... Xạ trị đốt U Xơ Polype Đo độ dày nội mạc trên siêu âm TC Phẫu thuật Nạo buồng TC hoặc PT Sinh thiết buồng TC (GPBL) xoắn Nội mạc QSNMTC bình thường không điển hình Kháng sinh theo dõi 1, 3 tháng Phẫu thuật Ra máu tái phát QSNMTC điển hình Progesteron theo dõi 3 tháng Không cầm máu Phẫu thuật Sơ đồ 2.1 Phác đồ điều trị ra máu âm đạo bất thường – TMK 33 Ra máu âm đạo bất thƣờng mãn kinh Khám lâm sàng Ra. .. đẻ - Bệnh nhân có các bệnh rối loạn đông chảy máu, đang điều trị nội khoa - Các bệnh nhân ra máu bất thường đã được chẩn đoán và điều trị theo các phác đồ từ trước - Bệnh nhân không đồng ý hợp tác nghiên cứu 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả, phân tích dọc 2.2.2 Phƣơng tiện nghiên cứu - Dụng cụ trang thiết bị dùng để khám toàn thân như: máy đo... Phẫu thuật Sơ đồ 2.2 Phác đồ điều trị ra máu âm đạo bất thường - MK Phẫu thuật xạ trị 34 2.4.6.2 Điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể -Nguyên nhân lành tính Rong kinh cơ năng Điều trị theo 2 cách, tuỳ theo tình trạng bệnh nhhân, nếu bệnh nhân ra máu nhiều, thì nạo buồng tử cung để cầm máu nhanh - Điều trị nạo buồng tử cung+ kháng sinh uống, theo dõi sau điều trị - Điều trị nội tiết: Orgametril 5mg 2... ngày, thường cầm máu sau 3 ngày tiêm thuốc, sau khi cầm máu tiêm thêm 2-3 ngày nữa rồi ngừng Sau khi nghỉ thuốc 2-3 ngày người bệnh ra huyết trở lại như kinh nguyệt bình thường [4], [19], [20], [21] +Nghiên cứu Lê Thị Thanh Vân về vấn đề rong kinh cơ năng tuổi dậy thì và tuổi mãn kinh, RKTMK nạo buồng tử cung là phương pháp điều trị triệt để kết quả tốt cầm máu nhanh đạt tỷ lệ (99,4%) [37] - Điều trị. .. thiếu máu dựa vào Hb, hồng cầu của bệnh nhân Theo hằng số sinh học người Việt Nam chia mức độ thiếu máu gồm 3 nhóm sau: Mức độ thiếu máu Các chỉ tiêu Lượng hồng cầu Hb (g% ) Nặng < 2,5x106 < 60g/l Nhẹ Trung bình 2,5 →3,5x106 3,5→ 3,8x106 60→ 90g/l 90 → 11g/l Bình thường > 3,8x106 > 12g/l - Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng ( số ngày ra máu, mức độ ra máu ) và mức độ thiếu máu dựa vào Hb và . máu âm đạo bất thƣờng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nhằm hai mục tiêu : 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân ra máu âm đạo bất thường ở phụ nữ tiền mãn kinh và. đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh ngày càng có tầm quan trọng hơn. 2 Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ra. hiện và điều trị kịp thời, ra máu âm đạo kéo dài gây mất máu, ảnh hưởng sức khỏe, có thể gây tử vong. Bệnh lý ra máu bất thường ở tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh được nhiều tác giả quan tâm. Ở

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan