Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

60 1K 6
Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bò sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên Bò sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng.

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình khoá học, cùng với sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ sát, Ếch nhái vườn quốc gia Mát". Luận văn được thực hiện từ ngày 18/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Đỗ Quang Huy, chủ nhiệm bộ môn Động vật rừng, đã trực tiếp hướng dẫn tôi cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường. Cảm ơn các cán bộ, công nhân viên chức VQG Mát đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này tại địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do năng lực và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bài luận văn tốt nghiệp này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự chỉ bảo từ phía thầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà tây, ngày 09 tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Vinh Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên động vật rừng Việt Nam không những phong phú và đa dạng mà còn có tính đặc hữu cao. Đây là tiềm năng thực sự góp phần làm nền tảng cho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học Việt Nam. Động vật trong các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở nước ta đã từng là nguồn cung cấp thực phẩm, nguồn dược liệu độc đáo mà nhân dân sử dụng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Nhiều sản phẩm từ động vật rừng được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị trường. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt đó là ngân hàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là nguồn gốc của các loài động vật chăn nuôi trong gia đình hiện nay. Động vật rừng còn có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng hệ sinh thái. sát, Ếch nhái cũng là nguồn tài nguyên động vật có giá trị cao bên cạnh các tài nguyên thú, chim và cá. Trong các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân văn ở mọi miền của nước ta, nguồn tài nguyên sát, Ếch nhái có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với các cộng đồng. Trong cuộc sống hàng ngày sát, Ếch nhái là đội quân cần mẫn giúp con người tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho nông - lâm nghiệp và tiêu diệt những vật chủ trung gian mang mầm bệnh lây truyền cho con người và gia súc. Nhiều loài sát, Ếch nhái là nguồn thực phẩm có giá trị và ưa thích của nhân dân ta như: các loài Trăn, Rắn, Ba ba, Ếch nhái, .Nhiều loài còn là nguyên liệu để bào chế các loại thuốc quý hiếm phục vụ cho đời sống con người (Trần Kiên, 2 1981). Trong các phòng thí nghiệm sát, Ếch nhái còn được dùng như một đối tượng nghiên cứu. Vấn đề nóng bỏng hiện nay là nguồn tài nguyên động vật rừng nói chung và nguồn tài nguyên sát, Ếch nhái nói riêng đang bị suy giảm mạnh. Nhiều loài đã trở nên rất hiếm, thậm chí một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân chủ yếu là do nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh làm cho một số loài mất sinh cảnh sống. Cùng với đó là nạn săn bắn động vật rừng gia tăng và công tác quản lý chưa có hiệu quả. Nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và các tài nguyên đa dạng sinh học, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực. Bên cạnh những văn bản pháp luật, đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống rừng đặc dụng do các cấp từ địa phương đến Trung ương quản lý và bước đầu đã đạt được kết quả rất khả quan. Để làm cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên, góp phần vào công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên động vật rừng, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn Động vật rừng và trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, đặc biệt thầy giáo ThS. Đỗ Quang Huy tôi tiến hành làm đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ sát, Ếch nhái vườn quốc gia mát". Mục tiêu của đề tài: nhằm đánh giá thành phần loài sát, Ếch nhái của khu vực, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định mật độ, sự phân bố của các loài theo sinh cảnh và đai cao, xác định được giá trị tài nguyên, công tác tổ chức quản lý từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp quản lý bảo vệ và kinh doanh rừng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sự phát triển bền vững. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Lược sử nghiên cứu sát, Ếch nhái ở Việt Nam Nghiên cứu về sát, Ếch nhái ở Việt Nam bắt đầu từ khi Morice (1875) lập nên danh sách các loài sát, Ếch nhái thu được mẫu ở Nam Bộ mở đầu cho các công trình nghiên cứu khoa học về nhóm động vật này ở nước ta vào thế kỷ 19. Những nghiên cứu về sát, Ếch nhái tiếp theo ở Bắc Bộ có J. Anderson (1878), ở Nam Bộ có J. Tirant (1885), G. Boulenger (1890), Flower (1896). Tuy nhiên các nghiên cứu ở thời kỳ này được các tác giả nước ngoài tiến hành chủ yếu điều tra khu hệ sát, Ếch nhái, xây dựng danh lục sát, Ếch nhái các vùng: Tirant (1985), Boulenger (1903), Smith (1921, 1923, 1924). Trong đó đáng chú ý là các công trình của Bourret R. và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1944 đã thống kê, mô tả được 177 loài và loài phụ Thằn lằn, 245 loài và loài phụ Rắn, 44 loài và loài phụ Rùa trên toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài của miền Bắc Việt Nam (Bourret R. 1936, 1941, 1942). Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu của Bourret R có nói nhiều đến sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ. Ông công bốbổ sung nhiều loài cho danh lục sát, Ếch nhái (Bourret R. 1934, 1937, 1939, 1940, 1943). Từ năm 1954, nghiên cứu về khu hệ sát, Ếch nhái Việt Nam mới được tiến hành ở Miền Bắc. Đào Văn Tiến (1960) nghiên cứu khu hệ động vật có xương sống ở Vĩnh Linh đã thống kê được nhóm sát, Ếch nhái có 12 loài. Năm 1977, nghiên cứu xây dựng các đặc điểm định loại, khoá định loại Ếch nhái Việt Nam và công bố 87 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ 12 họ. Năm 1979, nghiên cứu xây dựng khoá định loại thằn lằn Việt Nam và thống kê 77 loài thằn lằn trong đó có 6 loài lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Năm 1981-1982, nghiên cứu các đặc điểm phân loại, xây dựng khoá định loại và đã xác định ở Việt Nam có 167 loài rắn thuộc 9 họ 69 giống. 4 Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1981) nghiên cứu sát, Ếch nhái từ năm 1956 - 1975 trên toàn Miền Bắc thống kê được 159 loài sát thuộc 2 bộ, 19 họ và 69 loài Ếch nhái thuộc 3 bộ, 9 họ. Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1985) báo cáo danh lục khu hệ sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 160 loài sát và 90 loài Ếch nhái. Các tác giả còn phân tích sự phân bố địa lý, theo sinh cảnh và ý nghĩa kinh tế của các loài. Hoàng Xuân Quang (1993) điều tra thống kê danh lục sát, Ếch nhái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm 94 loài sát xếp trong 59 giống 17 họ và 34 loài Ếch nhái của 14 giống 7 họ. Tác giả đã bổ sung cho danh lục sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ 23 loài, phát hiện bổ sung cho vùng phân bố 9 loài. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích sự phân bố các loài theo sinh cảnh và quan hệ với các khu phân bố sát, Ếch nhái trong nước. Năm 1998, tác giả đã bổ sung 12 loài cho khu hệ sát, Ếch nhái Bắc Trung Bộ, trong đó có 1 giống, 1 loài cho khu hệ sát, Ếch nhái Việt Nam. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc (1996) công bố danh lục sát, Ếch nhái Việt Nam gồm 256 loài sát và 82 loài Ếch nhái. Nhiều công trình đã được công bố nghiên cứu về khu hệ sát, Ếch nhái ở những địa phương, các Vườn quốc gia và các Khu bảo tồn như: Lê Nguyên Ngật, Nguyễn Văn Sáng (1996) nghiên cứuVườn quốc gia Cúc Phương có 17 loài Ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 42 loài sát thuộc 12 họ 2 bộ. Công tác nghiên cứu về sát, Ếch nhái của nước ta đang tiếp tục trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, hình thái phân loại, phân bố địa lý và sinh thái học Ếch nhái sát . 2.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ sát, Ếch nhái VQG Mát Nghiên cứu đa dạng sinh học ở khu vực Vườn quốc gia Mát đang còn ít được khảo sát. Năm 1992, khảo sát về khu hệ động vật đã được tiến hành để 5 làm cơ sở cho việc xây dựng dự án khả thi Khu bảo tồn thiên nhiên Mát. Kết quả đợt điều tra này, bước đầu đã xác định được 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài sát, 15 loài Ếch nhái. Năm 1998-1999, chương trình “Điều tra đa dạng sinh học toàn diện VQG Mát” do tổ chức Động thực vật thế giới (FFI) tiến hành với sự tham gia của Bryan Stuart, Hoàng Xuân Quang đã khảo sát khu hệ sát, Ếch nhái, kết qủa thu được gồm 23 loài Ếch nhái, 48 loài sát. Năm 2000, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang và Nguyễn Quảng Trường. Điều tra nghiên cứu khu hệ Rùa tại khu Bảo tồn thiên nhiên Mát gồm 14 loài. Năm 2003-2004, chương trình "Điều tra và đánh giá nhanh tính đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Mát" do tổ chức Động thực vật thế giới (FFI) tiến hành. Đã điều tra đánh giá đa dạng sinh học khu hệ Ếch nhái và thu được kết qủa khu hệ lương cư VQG Mát gồm 33 loài. Luận văn tốt nghiệp của Chu Văn Đại (2006) đã thống kê được 50 loài sát thuộc 15 họ, 2 bộ. Nguyễn Văn Hào (2006) đã thống kê được 29 loài Ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ. Những kết quả điều tra trên cho thấy VQG Mátmột khu hệ sát, Ếch nhái đa dạng và đặc trưng cho vùng núi phía Bắc dãy Trường Sơn. Theo thông tin hiện thời về khu hệ sát, Ếch nhái Bắc Trường Sơn công bố ở trên thì mới chỉ khoảng 70-80% loài sát, 60-70% loài Ếch nhái phân bố trong VQG Mát. Hy vọng số còn lại sẽ được các nhà khoa học điều tra trong thời gian tới. 6 Phần 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý VQG Mát nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 160km theo đường quốc lộ, toạ độ địa lý của vườn: 18 0 46' ÷ 19 0 12' Vĩ độ Bắc. 104 0 24' ÷ 104 0 56' Kinh độ Đông. Ranh giới của vườn: phía Nam có chung 61km với đường biên giới Lào. Phía Tây giáp với xã Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang (huyện Tương Dương). Phía Bắc giáp với xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn (huyện Con Cuông). Phía Đông giáp với các xã Phúc Sơn, Hội Sơn (huyện Anh Sơn). 3.1.2. Diện tích Toàn bộ diện tích VQG nằm trong địa giới hành chính của 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương tỉnh Nghệ An. Diện tích vùng lõi 94.275ha (sau hiệu chỉnh năm 1999) và vùng đệm khoảng 100.000ha nằm trên diện tích 16 xã. Huyện Tương Dương gồm 4 xã: Tam Hợp, Tam Định, Tam Quang, Tam Hoá. Huyện Con Cuông gồm 7 xã: Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ, Môn Sơn, Yên Khê, Bồng Khê, Chi khê. Huyện Anh Sơn gồm 5 xã: Phúc Sơn, Hội Sơn, Tường Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn. 3.1.3. Địa hình - địa mạo 7 Khu vực có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Các đỉnh dông phụ có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800 ÷ 1000m, địa hình hiểm trở. Phía Tây Nam của VQG là nơi có địa hình tương đối bằng, thấp và là nơi sinh sống trước đây cũng như hiện nay của một số cộng đồng người dân tộc. Ở đó nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang diễn ra. Nằm trong khu vực còn có khoảng 7.057ha núi đá sỏi và phần lớn diện tích nằm ở vùng đệm của VQG, chỉ có khoảng 150ha nằm trong vùng lõi. 3.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng - Đất đai VQG Mát nằm trên dãy Trường Sơn Bắc, quá trình kiến tạo địa chất được hình thành qua các kỷ Palezoi, Đề vôn, Các bon, Pecmi, Tri at .đến Mioxen cho tới ngày nay. Trong suốt quá trình phát triển của dãy Trường Sơn thì chu kỳ tạo núi Hecxinin, địa hình luôn bị ngoại lực tác động mạnh mẽ tạo nên 4 dạng địa mạo chủ yếu sau: + Núi cao trung bình: Nằm ngay biên giới Việt Lào với vài đỉnh cao trên 2000m. (Phulaileng cao 2711m, Rào cỏ cao 2286m), địa hình vùng này rất hiểm trở, đi lại cực kỳ khó khăn. + Kiểu núi thấp và đồi cao: Kiểu này chiếm phần lớn diện tích của miền và có độ cao từ 1000m trở xuống, cấu trúc tương đối phức tạp, được cấu tạo bởi các trầm tích, biến chất, địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn. + Thung lũng kiến tạo, xâm thực: Kiểu này tuy chiếm một diện tích nhỏ nhưng lại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, độ cao thấp hơn gồm thung lũng các sông suối khe Thời, khe Choang, khe Khặng (sông Giăng) và bờ phải sông Cả. + Các khối đá vôi nhỏ: Kiểu này phân tán dạng khối, uốn nếp có quá trình karst trẻ và phân bố hữu ngạn sông Cả ở độ cao 200 - 300m. Cấu tạo phân phiến dày, màu xám đồng nhất và tinh khiết. 8 - Thổ nhưỡng Các loại đất trong vùng đã xác định: + Đất feralit mùn trên núi trung bình (PH), chiếm 17.7%, phân bố từ độ cao 800 -1000m dọc biên giới Việt Lào. + Đất feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp (F), chiếm 77.6%, phân bố phía Bắc và Đông Bắc VQG. + Đất dốc tụ và đất phù sa D, P chiếm 4.7%, phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả. + Núi đá vôi (K 2 ) chiếm 3.6% phân bố thành giải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả. 3.1.5. Khí hậu thuỷ văn VQG Mát nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do chịu ảnh hưởng của dãy Trường Sơn đến hoàn lưu khí quyển nên khí hậu ở đây có sự phân hoá và khác biệt lớn trong khu vực. - Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24 0 C, tổng nhiệt năng từ 8500 - 8700 0 C. + Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 20 0 C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 18 0 C (tháng giêng). + Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình mùa lên trên 25 0 C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29 0 C. Nhiệt độ tối cao lên tới 42 0 C ở Con Cuông và 42.7 0 C ở Tương Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%. - Chế độ mưa ẩm: Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình, 90% lượng nước tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và thường kèm 9 theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất. + Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85 đến 86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy vậy nhưng giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường do thời kỳ nóng kéo dài. - Thuỷ văn: Trong khu vực có hệ thống sông Cả chạy theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Các di lưu phía hữu ngạn như khe Thơi, khe Choang, khe Khặng lại chạy theo hướng Tây Nam lên Đông Bắc và đổ nước vào sông Cả. + Cả 3 con sông trên đều có thể dùng bè mảng đi qua một số đoạn nhất định. Riêng khe Choang và khe Khặng có thể dùng thuyền máy ngược dòng ở phía hạ lưu. + Nhìn chung mạng lưới sông suối khá dày đặc, do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa và các khu vực nên tình trạng lũ lụt và hạn hán thường xuyên xẩy ra. 3.1.6. Tài nguyên rừng a. Hệ thực vật * Thành phần loài: Tổng hợp kết quả các đợt điều tra từ trước đến nay cho thấy hệ thực vật Mátsố lượng loài tương đối phong phú. Bước đầu ghi nhận được VQG Mát có 1.297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao. Mỗi chi có 2,14 loài và mỗi họ có 8,11 loài. Sự phong phú này ngoài yếu tố bản địa còn do vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nên sự du nhập dễ dàng của nhiều luồng thực vật từ các vùng khác nhau. Đó là luồng thực vật Hymalaya - Vân Nam - Quí Châu di cư xuống với các loài đại diện trong ngành Thông (Pinophyta) và các loài lá rộng rụng lá; luồng thực vật Malesia - Indonesia từ phía Nam đi lên với các đại diện thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae); luồng thực vật India - Myanmar từ phía Tây đi sang với các đại diện thuộc họ Tử vi 10 [...]... nguyên sát, Ếch nhái một cách bền vững 4.2 Đối tượng nghiên cứu Giới hạn khu vực nghiên cứu: xã Yên Khê thuộc huyện Con Cuông Các loài sát, Ếch nhái và sinh cảnh sống của chúng ở vườn quốc gia mát 4.3 Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu, thời gian và khả năng của bản thân đề tài được nghiên cứu những nội dung sau: 4.3.1 Điều tra thành phần loài Điều tra thành phần loài nhằm phát hiện một. .. các loài sát, Ếch nhái có trong vườn quốc gia mát Kết quả cuối cùng của phần này là lập được danh lục sát, Ếch nhái vườn quốc gia mát, đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, nhằm giúp cho các nhà quản lý nắm được tài nguyên này 4.3.2 Đánh giá mật độ quần thể sát, Ếch nhái Mục đích của nội dung này là làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng phương án quản lý tài nguyên, mặt khác số liệu... sát, Ếch nhái Căn cứ vào kết quả điều tra, phân tích mẫu vật thu được, phỏng vấn người dân, dựa vào danh lục sát, Ếch nhái của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, khoá định loại sát, Ếch nhái Việt Nam của Đào Văn Tiến và một số tài liệu có liên quan cùng với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong bộ môn Động vật rừng Tôi đã lập được danh lục sát, Ếch nhái VQG Mát Biểu 05: Danh lục sát, Ếch. .. một số giải pháp bảo tồn Xem xét tình hình quản lý bảo vệ tài nguyên động vật của khu vực nghiên cứu, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ tài nguyên động vật nói chung và tài nguyên sát, Ếch nhái nói riêng của khu vực nghiên cứu 4.4 Phương pháp nghiên cứu 4.4.1 Công tác chuẩn bị – Tham khảo tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu – Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho công việc nghiên cứu. .. của một số loài sát, Ếch nhái STT Tên loài Tổng số lần quan sát Số lần gặp A% Cấp đánh giá 4.4.3.4 Đánh giá sự phân bố sát, Ếch nhái theo sinh cảnh, đai cao và giá trị tài nguyên Dựa theo số liệu điều tra theo tuyến, theo sinh cảnh và đai cao từ đó phân tích số liệu Kết quả ghi vào các biểu 03a, 3b 4.4.3.5 Đánh giá giá trị tài nguyên Dựa theo số liệu điều tra biều 04 22 Phần 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... báo diễn biến tài nguyên đối với nghiên cứu khoa học 4.3.3 Điều tra sự phân bố của sát, Ếch nhái theo sinh cảnh và đai cao 16 Thực hiện nội dung này nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa sát, Ếch nhái với các điều kiện tự nhiên khác 4.3.4 Đánh giá giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ Nhằm đánh giá được giá trị của từng loài sát, Ếch nhái đối với đời sống của con người 4.3.5 Tìm hiểu... dung sau: - Số bộ, họ, loài phân bố trong các bộ, họ - So sánh số bộ, họ, loài sát, Ếch nhái trong VQG với tài nguyên sát, Ếch nhái ở Việt Nam 4.4.3.3 Đánh giá mật độ ∗ Đánh giá mật độ thông qua chỉ số phong phú Căn cứ vào số liệu ngoại nghiệp, chúng ta tiến hành tính toán theo công thức sau: A%= n x100 N Trong đó: A% chỉ số phong phú n - Số lần bắt gặp 21 N - Tổng số lần quan sát Chỉ số phong phú... lục sát, Ếch nhái Việt Nam của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật) Từ kết quả biểu 05 cho thấy bước đầu chúng tôi đã ghi nhận được VQG Mát có: - Lớp sát có 2 bộ, 15 họ và 57 loài - Lớp Ếch nhái có 1 bộ, 6 họ và 32 loài Từ kết quả trên so sánh với tài nguyên sát, Ếch nhái của cả nước được kết quả sau: - Lớp sát có 2 bộ chiếm 66.7%, 15 họ chiếm 65.2%, 57 loài chiếm 22.1% - Lớp Ếch nhái. .. Ghi chú: QS: Quan sát, MV: Mẫu vật bắt được, PV: Thông tin từ điều tra nhân dân, TL: Nguồn thông tin được lấy từ dự án "Lâm nghiệp xã hội và Bảo Tồn Thiên Nhiên tại tỉnh Nghệ An" (SFNC) do cộng đồng Châu Âu (EC) tài trợ "Chương trình điều tra đa dạng sinh học của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Mát 1998 - 1999", kết quả điều tra khu hệ sát, Ếch nhái tại VQG Mát do WWF thực hiện và một số tài liệu liên... không chỉ căn cứ vào số loài mà nó còn được đánh giá về phân loài học như: số bộ có ít họ, số họ có ít giống, số giống có ít loài Việt Nam nằm ở vị trí rất thuận lợi là nơi di cư đến của nhiều loài động vật, cùng với yếu tố bản địa đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về khu hệ động vật Riêng khu hệ sát, Ếch nhái nước ta đã thống kê được: - Lớp sát có 3 bộ, 23 họ và 258 loài - Lớp Ếch nhái có 3 bộ, 9 họ . và môi trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát& quot;. Luận văn được thực. trường, đặc biệt thầy giáo ThS. Đỗ Quang Huy tôi tiến hành làm đề tài: " ;Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù mát& quot;.

Ngày đăng: 18/03/2013, 15:04

Hình ảnh liên quan

5.1.1 Bảng danh lục Bò sát,Ếch nhái - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

5.1.1.

Bảng danh lục Bò sát,Ếch nhái Xem tại trang 23 của tài liệu.
5.1.2. Ảnh nhận biết một số loài - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

5.1.2..

Ảnh nhận biết một số loài Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 3: Rắn ráo thường (Xenopeltis unicolor) Hình 4: Rắn mống (Ptyas korros) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 3.

Rắn ráo thường (Xenopeltis unicolor) Hình 4: Rắn mống (Ptyas korros) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 5: Rắn sải thường (Amphiesma stonata) Hình 6: Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 5.

Rắn sải thường (Amphiesma stonata) Hình 6: Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 1: Rắn hổ mang (Naja naja) Hình 2: Rắn sọc dưa (Elaphe radiata) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 1.

Rắn hổ mang (Naja naja) Hình 2: Rắn sọc dưa (Elaphe radiata) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Hình 9: Rồng đất (Physignathus cocincinus) Hình 10: Rắn bồng Trung quốc - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 9.

Rồng đất (Physignathus cocincinus) Hình 10: Rắn bồng Trung quốc Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 7: Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 7.

Rắn bồng chì (Enhydris plumbea) Hình 8: Rắn ráo trâu (Ptyas mucosus) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 11: Rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 11.

Rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 14: Rắn lục cườm Hình 15: Thằn lằn bóng đuôi - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 14.

Rắn lục cườm Hình 15: Thằn lằn bóng đuôi Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 16: Thạch sùng đuôi sần Hình 17: Thằn lằn bóng hoa - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 16.

Thạch sùng đuôi sần Hình 17: Thằn lằn bóng hoa Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 12: Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 12.

Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster) Hình 13: Kỳ đà hoa (Varanus salvator) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 20: Ngóe (Rana limnocharis) Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax)  - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 20.

Ngóe (Rana limnocharis) Hinh 21: Ếch cây mép trắng (Polypedates leucomystax) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 22: Cóc nhà (Bufo melanostictus) Hình 23: Nhái bầu vân (Microhyla pulchra) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 22.

Cóc nhà (Bufo melanostictus) Hình 23: Nhái bầu vân (Microhyla pulchra) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 18: Cạp nia nam (Bungarus candius) Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 18.

Cạp nia nam (Bungarus candius) Hình 19: Ếch xanh (Rana livida) Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 26: Ếch cây sp (Sp) Hình 27: Cóc nước sần (Ooeidozyga lima) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 26.

Ếch cây sp (Sp) Hình 27: Cóc nước sần (Ooeidozyga lima) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 24: Cóc mày bên (Megophrys lateralis) Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 24.

Cóc mày bên (Megophrys lateralis) Hình 25: Chẫu chuộc (Rana guentheri) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 28: Nhái bầu hoa (Microhyla ornata) Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

Hình 28.

Nhái bầu hoa (Microhyla ornata) Hình 29: Ếch suối (Rana nigrovittata) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Từ bảng trên cho thấy, ở lớp Bò sát họ rắn nước có số loài lớn nhất (17 loài chiếm 29.82% tổng số loài Bò sát) - Nghiên cứu một số đặc điểm khu hệ Bò sát, Ếch nhái vườn quốc gia Pù Mát

b.

ảng trên cho thấy, ở lớp Bò sát họ rắn nước có số loài lớn nhất (17 loài chiếm 29.82% tổng số loài Bò sát) Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan