Làm gì khi con bạn gặp ác mộng? ppt

5 299 0
Làm gì khi con bạn gặp ác mộng? ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm gì khi con bạn gặp ác mộng? Không ai biết rõ những giấc mơ của trẻ nhỏ xuất hiện từ bao giờ. Nhưng một đứa bé mới biết đi cũng có thể nói được chúng đã mơ thấy những gì, xấu hay tốt. Đôi khi trẻ mơ thấy những điều không vui, nhưng chúng sẽ thường xuyên gặp phải ác mộng nếu luôn ở trong tâm trạng sợ hãi. Trẻ sẽ thường xuyên gặp phải ác mộng nếu luôn ở trong tâm trạng sợ hãi (google image) Trẻ có thể khó tránh khỏi việc gặp ác mộng, bạn hãy giúp con mình bằng cách tạo một không gian phòng ngủ thật ấm áp và an toàn. Khi đó, nếu ác mộng khiến bé tỉnh dậy bé cũng thấy bình tâm hơn vì biết có bố mẹ bên cạnh. Chỉ là một giấc mơ thôi con yêu! Ác mộng cũng giống như những giấc mơ khác, thường xuất hiện khi não bị kích động thái quá. Những hình ảnh kinh khủng xuất hiện trong giấc mơ thường khiến bé sợ hãi thật sự. Khi bé giật mình tỉnh dậy giữa đêm, những hình ảnh trong mơ vẫn ám ảnh bé và bé tưởng đó là sự thật. Do vậy việc bé sợ hãi, gào khóc và kêu cứu bố mẹ là chuyện rất dễ hiểu. Bạn không thể ngăn chặn những cơn ác mộng của con bạn nhưng hãy giúp bé có một giấc ngủ ngon và dẫn đường cho những giấc mơ ngọt ngào đến với bé. Giúp bé thư giãn trước giờ đi ngủ và chuẩn bị cho bé một chiếc giường thật ấm áp, an toàn. Hãy đảm bảo là: - Giờ đi ngủ và giờ thức giấc của bé luôn cố định. - Tạo những thói quen tốt trước khi bắt đầu giấc ngủ. Ví dụ: bạn tắm cho bé, ôm bé vào lòng, kể cho bé nghe những chuyện cổ tích thần tiên… - Phòng ngủ nên thật yên tĩnh, giường nằm nên thật êm ái. Có thể cho bé ôm những đồ chơi bé yêu thích lên giường. - Tránh cho bé xem những bộ phim, chương trình truyền hình gây kích động trước giờ đi ngủ đặc biệt là những phim đã khiến bé mơ thấy ác mộng trước đó. - Nói với bé rằng những gì bé mơ thấy không phải là sự thật và không thể làm hại bé được. Những điều cần làm sau khi bé gặp ác mộng Đến ngay bên bé: Thái độ bình tĩnh của bạn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và được che chở sau khi tỉnh dậy trong trạng thái sợ hãi. Hãy nhớ rằng sự có mặt của bạn đem đến cho bé cảm giác thật sự an toàn. Hỏi han bé về cơn ác mộng: Hãy nói cho bé biết rằng bé đã mơ thấy một giấc mơ không đẹp chút nào và mọi chuyện qua rồi. Hứa với bé những gì trong mơ sẽ không trở thành hiện thực. Làm cho bé bình tâm lại: Hãy để bé biết bạn hiểu nỗi sợ hãi của bé và việc đó không sao cả. Nói rằng ai cũng từng mơ như bé, ai cũng sợ giống bé nhưng việc đó không hề hấn gì. Vờ làm phép thần thông: Trẻ em thường rất tin tưởng vào những phép thần kỳ vì vậy hãy mang đến cho bé những điều thần kỳ bằng tình yêu của bạn. Bạn hãy giả vờ làm phép thuật để xua đuổi con quái vật xuất hiện trong giấc mơ của bé. Bạn đi khắp phòng, kiểm tra cửa sổ, kiểm tra gầm giường xem con quái vật có còn trốn đâu đây không. Và đảm bảo với bé của bạn rằng con quái vật đã đi hẳn rồi. Với hầu hết trẻ nhỏ, những cơn ác mộng xuất hiện không thường xuyên và không phải khiến bạn lo lắng nhiều. Bé đơn giản chỉ cần sự vỗ về của bố mẹ. Nhưng nếu những cơn ác mộng khiến bé thao thức và không ngủ đủ giấc hoặc xuất hiện kèm theo những rối loạn cảm xúc và hành vi thì bạn hãy nhanh đưa bé đến bác sĩ. Theo Socola . Làm gì khi con bạn gặp ác mộng? Không ai biết rõ những giấc mơ của trẻ nhỏ xuất hiện từ bao giờ. Nhưng một đứa bé mới biết đi cũng có thể nói được chúng đã mơ thấy những gì, xấu hay. image) Trẻ có thể khó tránh khỏi việc gặp ác mộng, bạn hãy giúp con mình bằng cách tạo một không gian phòng ngủ thật ấm áp và an toàn. Khi đó, nếu ác mộng khi n bé tỉnh dậy bé cũng thấy bình. những phim đã khi n bé mơ thấy ác mộng trước đó. - Nói với bé rằng những gì bé mơ thấy không phải là sự thật và không thể làm hại bé được. Những điều cần làm sau khi bé gặp ác mộng Đến

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan