Giầy ủng chuyên dụng Xác định khả năng chống trượt pptx

5 402 3
Giầy ủng chuyên dụng Xác định khả năng chống trượt pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giầy ủng chuyên dụng Xác định khả năng chống trượt Footwear for professional use - Determination of slip resistance Lời nói dầu TCVN 6412 : 1998 tương đương với ISO/TR 11 220 : 1993 với các thay đổi biên tập cho phép. TCVN 6412 : 1998 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường- Chất lượng đề nghị Bộ khoa học công nghệ vcà môi trường ban hành. 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chống trượt của giầy ủng chuyên dụng 2 Tiêu chuẩn trích dẫn ISO 468 : 1982 Độ nhám bề mặt - Thông số, các trị số của chúng và nguyên tắc chung để qui định các yêu cẩu kỹ thuật. 3 Nguyên tắc Khả năng chống trượt biểu thị bằng hệ số ma sát của giày ủng, được xác định bảng cách đặt giầy, ủng lên bề mặt thử (sàn) có glyxerin làm chất bôi trơn, đặt lên một tải trọng qui định và cho giầy. ủng di chuyển theo chiều ngang so với bề mặt thử hoặc cho mặt thử di chuyển so với giầy, ủng. Đo lực ma sát và tính toán hệ số động lực học của ma sát đo được. 4 Thuốc thử 4 Etanol dung dịch 50% (m/m)  5% (m/m) 4.2 Glyxerin, có độ nhớt 0,2 Pa.s  0,1 Pa.s (200 cp  100 cP) ở 20 0 C tương ứng với các dung dịch glycerol - nước chứa 85,0% (m/m) đến 91 ,5% (m/m) glycerol . 2 Chú thích 1 - Khi glyxerin chứa khoảng 90% (m/m) glycerol ở độ ẩm tương đối lớn hơn 32% thì hút ẩm trong không khí, vậy nên dùng dung dịch chứa khoảng 89% (m/m) đến 91 ,5% (m/m) glycerol và bôi lại lớp glyxerin trên bề mặt thử thường xuyên trong các lần thử kéo dài nếu độ ẩm của không khí vượt quá 32%. 5 Thiết bị 5-1 Qui định chung Thiết bị bao gồm một máy thử có thể tạo ra chuyển động tương đối giữa giầy, ủng và bề mặt thử nằm ngang (sàn) (5.2) , đế của giày, ủng sẽ trượt trên bề mặt này. Giầy ủng được giữ bằng chân giả (5.3) và nén lên bề mặt thử một tải trọng qui định là 500 N  30 N . Chú thích 2 Nên có một bộ phận để hạ giầy ủng lên mặt sàn trong khoảng thời gian xác định trong chu kỳ đo Một thiết bị để đo lực ma sát được nối với giầy, ủng hoặc sàn, cần phải có thiết bị để đo tải trọng thẳng đứng tác động lên giầy, ủng, nếu như tải trọng này chưa được biết. 5-2 Bề mặt thử (sàn) Bề mặt thử bao gồm một tấm thép không gỉ nhẵn bóng có độ nhám Rz giữa 1,6 m và 2,5 m đo ở 5 vị trí song song với chuyển động trượt với chiều dài thử là 0,8 mm, theo ISO 468 : 1982. 5.3 Chân giả Sơ đồ chân giả cho giầy, ủng cỡ 40 hệ Pari và lớn hơn (Mondopoint 255 mm và lớn hơn) theo hình 1. Đối với giầy, ủng cỡ nhỏ hơn, đường kính của bản tiếp xúc là 40mm và khoảng cách giữa những tâm của các bản tiếp xúc đến trục xoay trung tâm là 70 mm. Có thể ngăn ngừa sự trượt giữa thiết bị và đế trong bằng cách dùng ví dụ như băng dính hai mặt hoặc giấy ráp dính vào bản tiếp xúc. 6 Lấy mẫu Với mỗi loại giầy, ủng để thử lấy ba đôi cỡ khác nhau làm mẫu thử 3 7 Điều kiện thử 7.1 Môi trường Môi trường thử có nhiệt độ thử là 20 0 C  2 0 C Và độ ẩm tương đối (50  20) % 7.2 Góc bước chân Góc bước chân phải là 0 0 (có nghĩa là đế được đặt phẳng trên bề mặt thử) 7.3 Hướng của giầy ủng Giầy ủng khi đo phải trượt về phía trước 7.4 Tốc độ trượt trong quá trình đo Tốc độ trong quá trình đo từ 0,20 m/s đến 0,25 m/s 8 Cách tiến hành 8.1 Chuẩn bị mẫu thử Làm sạch và chuẩn bị đế của giầy ủng trước khi thử như sau: Rửa đế với dung dịch ethanol (4.1) và làm khô ở nhiệt độ môi trường Kích thước tính bằng milimet Tải trọng 4 Hình 1 - Sơ đồ chân giả 8.2 Tạo lớp bôi trơn Bôi đều một lớp glyxerin (4.2) lên bề mặt thử, bề dầy lớp glyxerin ít nhất là 0,1 mm (tương ứng với ít nhất 1 ml trên 100 cm 2 ) . Bôi lại lớp glyxerin trước mỗi phép thử, nếu như có những vết của mẫu thử trước để lại. 8.3 Lắp giầy ủng Lắp giầy, ủng vào chân giả và gắn vào máy thử. Đưa đế tiếp xúc với chất bôi trơn ít nhất 1 phút trước khi bắt đầu các phép thử. 8.4 Tiến hành đo Hạ giầy, ủng lên bề mặt thử, đặt tải trọng và tạo chuyển động tương đối trong điều kiện qui định ở điều 7. Tiến hành ít nhất 10 phép thử như vậy trước khi tiến hành bất kỳ một phép đo nào. Ghi lại lực ma sát trung bình và tải trọng thẳng đứng trong thời gian đo. Đảm bảo giầy, ủng được đặt vào đúng vị trí ở chân giả trong mỗi phép đo. Tiến hành 5 phép đo trên mỗi chiếc giầy, ủng, tổng cộng thực hiện 30 phép đo cho mỗi mẫu thử. 9 Tính toán và biểu thị kết quả Với mỗi phép đo, tính hệ số ma sát trung bình bằng cách chia lực ma sát (lực nằm ngang) cho lực thẳng đứng (tải trọng). Khả năng chống trượt của giầy ủng đem thử là trung bình cộng của 30 giá trị hệ số ma sát thu được. 10 Phân loại Đối với giầy, ủng có hệ số ma sát nhỏ hơn 0,15, không phải phân loại; Đối với giầy, ủng có hệ số ma sát trong khoảng 0,15 đến 0,25 là giầy ủng chống trơn loại I; Đối với giầy,ủng có hệ số ma sát trên 0,25 là giầy,ủng chống trơn loại II. 5 11 Báo cáo kết quả Báo cáo kết quả bao gồm nhưng thông tin sau : a) Mọi thông tin cần thiết về mẫu thử, phương tiện thử và thời gian thử ; b) Phương pháp sử dụng; c) Kết quả thu được và phân loại giầy ủng khi cần (xem điều 10) ; d) Các chi tiết về máy thử sử dụng, nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường tiến hành thử; e) Các chi tiết sai lệch khác so với trình tự qui định trong tiêu chuẩn này. . công nghệ vcà môi trường ban hành. 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng chống trượt của giầy ủng chuyên dụng 2 Tiêu chuẩn trích dẫn ISO 468 : 1982 Độ nhám. Giầy ủng chuyên dụng Xác định khả năng chống trượt Footwear for professional use - Determination of slip resistance. và nguyên tắc chung để qui định các yêu cẩu kỹ thuật. 3 Nguyên tắc Khả năng chống trượt biểu thị bằng hệ số ma sát của giày ủng, được xác định bảng cách đặt giầy, ủng lên bề mặt thử (sàn) có

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan