Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí

48 1.4K 10
Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1. Tính Đảng là nguyên tắc của hoạt động báo chí cách mạng 1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta 1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta 1.3.1. Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân 1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động 1.3.3. Báo chí chịu sự lãnh đạo của Đảng 1.3.4. Báo chí tuyên truyền tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng Cộng sản 1.4. Tính Đảng và quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của nhân dân. 2. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. 2.1. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. 2.1.1. Đảng định hướng tư tưởng chính trị. 2.1.2. Đảng lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ. 2.1.3. Đảng kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn việc thực hiện đường lối của Đảng 2.2. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí 3. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng 3.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng của Đảng đối với báo chí 1 3.2.1. Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về báo chí truyền thông 3.2.2. Kiện toàn hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng về báo chí 3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có trình độ chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp 3.2.4. Xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh trong các cơ quan báo chí Tiểu kết chương 1 Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí 1. Hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí 1.1. Chính phủ thống nhất quản lí Nhà nước về báo chí 1.2. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở Trung ương 1.3. Cơ quan quản lí Nhà nước về báo chí ở địa phương 2. Nội dung quản lí Nhà nước về báo chí 2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí 2.2. Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về báo chí 2.3. Tổ chức thông tin cho báo chí, quản lí thông tin của báo chí 2.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ báo chí. 2.5. Tổ chức, quản lí hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí 2.6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ Nhà báo 2.7. Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí 2.8. Kiểm tra báo chí lưu chiểu, quản lí kho lưu chiểu báo chí 2.9. Tổ chức công tác khen thưởng hoạt động báo chí 2.10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí 3. Nâng cao hiệu quả quản lí Nhà nước đối về báo chí 3.1. Yêu cầu thực tế 3.1.1. Sự phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam 2 3.1.2. Những yếu kém, khuyết điểm trong việc quản lí Nhà nước về báo chí 3.2. Một số giải pháp cụ thể 3.2.1. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí 3.2.2. Bổ sung một số nội dung mới của chiến lược thông tin quốc gia 3.2.3. Bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan. 3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lí báo chí 3.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lí báo chí và cơ quan chủ quản báo chí Tiểu kết chương 2 PHẦN KẾT LUẬN Danh mục tài liệu tham khảo 3 PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài. 1. “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” là vấn đề không mới trong lí luận cũng như trong thực tiễn báo chí Việt Nam. Đây là nguyên tắc hành văn, bất di bất dịch của hoạt động báo chí. Vấn đề này đã được xem xét dưới nhiều góc cạnh, trong nhiều bối cảnh khác nhau của thực tiễn xã hội, song trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nó lại là vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. 2. Đây tiếp tục là vấn đề được đưa ra luận bàn dưới nhiều góc độ. Đã xuất hiện những ý kiến trái chiều, hoài nghi, phê phán, thậm chí đòi xoá bỏ nguyên tắc này của báo chí cách mạng Việt Nam. Đã đến lúc cần khẳng định hơn nữa về mặt lí luận nguyên tắc này trong hệ thống các nguyên tắc của hoạt động báo chí. 3. Đây là vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch chống đối, lấy đó làm lá chắn, kích động một bộ phận nhân dân đòi cái quyền mà chúng gọi là “tự do báo chí” theo đúng nghĩa. Trong lập luận của chúng, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí tức là báo chí không có tự do, báo chí bị kiểm duyệt. Mục đích của chúng là làm giảm uy tín, làm suy yếu và dần dần lật đổ Đảng Cộng sản và Nhà nước ta. Do vậy, cần hiểu bản chất của nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí” của báo chí nước ta để kiên định lập trường trước những luận điệu xảo trá của kẻ thù. 4. Đã xuất hiện trong đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam, tuy không nhiều, xa rời chính trị, không hiểu quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; lười học chính trị, dẫn đến mù mờ chính trị, đi chệch định hướng mà Đảng và nhân dân lựa chọn. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về tư tưởng chính trị, nắm vững ngọn cờ XHCN để đem đến những thông tin chính thống, phục vụ lợi ích của Đảng, của nhân dân. 5. Thực tiễn báo chí Việt Nam đa dạng và sinh động với những ưu điểm và 4 những yếu kém, sai lầm, yêu cầu cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Có như vậy, báo chí mới đi đúng hướng, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể xã hội, và là diễn đàn của nhân dân. II. Mục đích, ý nghĩa của đề tài. 1. Đề tài bước đầu tổng hợp những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ trước tới nay về công tác báo chí. 2. Đề tài là tài tài liệu tham khảo góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học chung về báo chí truyền thông nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, và học tập báo chí hiện hành. 3. Đề tài cũng là tài kiệu tham khảo rộng rãi cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 1. Các văn kiện, văn bản pháp luật, pháp quy hiện hành liên quan đến báo chí Việt Nam. 2. Các tài liệu về lí luận báo chí hiện hành. 3. Tạp chí “Người làm báo” năm 2004, 2005, 2006. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. 2. Chọn lọc và tổng hợp các tư liệu thu thập từ đối tượng và phạm vi nghiên 5 cứu. 3. Đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích để lí giải vấn đề. Theo đó, đề tài kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan. V. Kết cấu đề tài. Đề tài được cấu trúc thành 2 chương: 1. Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí. 2. Chương 2: Quản lí Nhà nước về báo chí. * * * 6 Chương 1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1.Tính Đảng là nguyên tắc của báo chí cách mạng Mỗi nền báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi nhà báo đều mang trong mình tính khuynh hướng. Khuynh hướng có nghĩa là báo chí hướng ngòi bút của mình vào đối tượng nào, bảo vệ lợi ích và phục vụ lợi ích của đối tượng nào. Gs Hà Minh Đức nhận định: “Khuynh hướng có thể bộc lộ dưới nhiều hình thức. Khuynh hướng thể hiện thái độ không trung lập, trung hoà trước một hiện tượng. Khuynh hướng biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của tác giả với một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội, một sự kiện hoặc nhân vật…Khuynh hướng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời kì cổ đại, trung đại và cũng biểu hiện tập trung trong thời kì hiện đại khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, người cầm bút đã bộc lộ rõ rệt qua trang viết ý thức trách nhiệm và tâm huyết của mình.” Trong xã hội có giai cấp, tính khuynh hướng bộc lộ ở chỗ báo chí phục vụ và bảo vệ lợi ích của giai cấp nào. Báo chí cách mạng thừa nhận tính khuynh hưóng như một tất yếu. Ph.Ănghen yêu cầu báo chí cách mạng phải vươn tới tính Đảng, công khai bảo vệ lợi ích của Đảng, của nhân dân trước mũi nhọn tiến công của kẻ thù. Tính Đảng là đỉnh cao của tính khuynh hướng. Tính Đảng trong hoạt động báo chí ở Việt Nam chính là nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.Mục đích của báo chí là con người và sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là phục vụ con người. Báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Việt Nam như là một tất 7 yếu, một vấn đề không mới. Bởi vì ngay từ khi có Đảng, báo chí cách mạng đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; cũng bởi nó được xem xét quá nhiều lần dưới nhiều góc cạnh, với nhiều quy mô khác nhau. Song trong giai đoạn hiện nay, nó lại là vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự cao, khi mà những thế lực bên ngoài coi tính Đảng của hoạt động báo chí Việt Nam là vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Người đầu tiên khởi xướng nguyên tắc tính Đảng của hoạt động báo chí là Lênin. Trong tác phẩm “Tổ chức của Đảng và văn học của Đảng”, Ông viết :“Văn học và báo chí phải trở thành những cơ quan của các tổ chức của Đảng. Các nhà xuất bản, các kho sách, các hiệu sách và các phòng đọc sách, các thư viện và các nơi bán sách báo- tất cả những thứ đó đều phải là của Đảng, chịu trách nhiệm trước Đảng” (V.I.Lênin toàn tập, tập 12, nxb Sự thật, Hà nội, 1986, tr 121-128). Từ đó nguyên tắc tính Đảng được phát triển rộng rãi trong hoạt động báo chí Xô viết. Ở nước ta, tính đảng là nguyên tắc số một chi phối hoạt động báo chí. 1.2. Tính tất yếu của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta Báo chí cách mạng Việt Nam đánh dấu sự hình thành của mình ngày 21-6- 1925 với sự ra đời của báo “Thanh niên”, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến năm 1930, khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tất cả các tờ báo cánh mạng của ta đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một nhân tố quyết định thắng lợi toàn bộ tiến trình cách mạng việt nam đương đại, đã trở thành chân lí lịch sử. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố tiên quyết đảm bảo để dân tộc vững bước tới tương lai. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” đã trở thành sự lựa chọn của toàn thể dân tộc ta và đã được thể chế hoá trong Hiến pháp. Nói cách khác, mọi thành tựu của đất nước, mọi gập ghềnh trắc trở của dân tộc đều có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo tất cả mọi mặt, mọi lĩnh vực, và báo chí cũng chỉ là một bộ phận trong đó. 8 Đảng xác định báo chí là một mũi nhọn trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, phục vụ và trung thành với quan điểm, tư tưởng của Đảng. Nhưng có phải tính Đảng là sự áp đặt của Đảng, buộc hoạt động báo chí của ta phải tuân theo? Câu trả lời là không. Trước khi có Đảng, ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo khác nhau. Những tờ báo này phục vụ những đối tượng không giống nhau. Đó là biểu hiện cho tính khuynh hướng. Nhưng không phải tờ báo nào cũng có một khuynh hướng đúng là phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng nhân dân lao động Việt Nam. Những thập niên đầu tiên của thế kỉ XX chứng kiến quá trình “ Tìm đường” và “Nhận đường” của giới văn nghệ sĩ, trong đó có giới báo chí. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, họ có thể đứng ngoài hoặc tham gia vào cuộc chiến, song họ đều nhận ra sự sáng suốt, đúng đắn trong đường lối của Đảng, sứ mệnh lịch sử là giải phóng dân tộc và phục vụ lợi ích nhân dân của Đảng. Họ tin vào Đảng và đi theo Đảng. Chính trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi của Đảng, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân lao động được đề cao. Đi theo Đảng là sự lựa chọn nhất quyết, tất yếu của báo chí cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Việt Nam thực sự trở thành công cụ sắc nhọn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giác ngộ ý thức cách mạng, của mọi công dân, đặc biệt là thanh niên, trí thức… Như thế, báo chí và tính Đảng trong hoạt động báo chí ở Việt Nam được hình thành chính trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và trong cuộc đấu tranh giai cấp giành quyền lãnh đạo cho giai cấp công nhân và quyền tự do cho toàn thể dân tộc. Tính Đảng không phải là sự áp đặt của Đảng mà là sự lựa chọn đúng đắn của báo chí trong sự nghiệp “ cổ động tập thể, tuyên truyền tập thể và tổ chức tập thể” của mình như Lênin từng nhận định. 1.3. Biểu hiện của nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động báo chí nước ta. 9 1.3.1.Báo chí kiên quyết đứng trên lập trường của Đảng của giai cấp công nhân. Ở đây là lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm thế giới quan, phương pháp luận. Báo chí tuyệt đối trung thành với lí tưởng của Đảng là phấn đấu cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” theo định hướng XHCN. Báo chí coi chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm tấm gương soi, làm “bộ lọc” cho tác phẩm báo chí, cho tờ báo của mình; kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, định hướng XHCN, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Trên tinh thần đó, báo chí định hướng tư tưởng cho quần chúng. 54 năm trước đây, ngày 17-08-1953, trong bài giảng về “ Cách viết” ở lớp chỉnh Đảng Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước các nhà báo: “ Sự hung ác, xấu xa của chúng nó (tức kẻ địch- chú thích của ĐNĐ) rất nhiều….Có những việc chúng làm, bên ngoài tưởng như là tốt, mà bên trong thì thật là xấu, ta phải giải thích cho nhân dân ta hiểu”. Bác căn dặn: “Phải có lập trường vững vàng : ta, bạn, thù thì viết mới đúng”. Bao giờ cũng vậy, báo chí phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng cho mọi hoạt động tuyên truyền và định hướng xã hội của mình. Có như thế, thông tin báo chí mới đúng đắn, không sai lạc với đường lối của Đảng. 1.3.2. Báo chí trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định “nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử ”, C.Mác từng nói: “Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hi vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ….” (C.Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 1, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.237). Hơn thế, không chỉ phản ánh cuộc sống của nhân dân, mà báo chí phải tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào hoạt động báo chí: “Cơ quan báo 10 [...]... nhất là đem thông tin, đem báo chí đến với công chúng 2.6 Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí ở Trung ương Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép hoạt động báo chí cho các cơ quan báo chí ở địa phương 33 Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hoá - Thông... cục bộ” 2.2.Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí Đảng và chủ tich Hồ Chí Minh xác định, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng tổ chức của mình trong các cơ quan, đơn vị Nguyên tắc tổ chức của Đảng là 17 tập trung, dân chủ Hệ thống Đảng được xây dựng từ Ttrung ương tới địa phương Trên cơ sở đó, Đảng lãnh đạo báo chí bằng các tổ chức Đảng phụ trách lĩnh vực báo chí truyền thông từ trên... bộ báo chíĐảng viên am tường chính trị, giỏi về chuyên môn, chắc chắn nhiệm vụ tuuyên truyền báo chí sẽ giành được những thắng lợi, để báo chí thực sự là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và là diễn đàn của nhân dân Tiểu kết chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí là một nguyên tắc của báo chí cách mạng Nhưng đó không phải là nguyên tắc chung, trình độ đạt đến của mọi nền báo chí, mọi nhà báo. .. viên báo chí tích cực hoạt động, cống hiến cho hoạt động báo chí và cho nhân dân 2.10 Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí Thanh tra chuyên ngành Văn hoá- Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí Việc thanh tra báo chí được thực hiện đối với các cơ quan báo chí, các nhà báo và cá nhân trên các mặt: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí; ... thức lãnh đạo của Đảng, cũng như sự cần thiết của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với Đảng ta Lãnh đạo được hiểu là sự “dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể”, (Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1998, tr.979) Lãnh đạo không phải là “cầm tay chỉ việc” mà là soi đường, dẫn đường cho báo chí đi 2.1 Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với báo chí Đảng lãnh đạo báo chí. .. các qui định của Luật báo chí và Luật pháp nước Việt Nam theo mức độ và tính chất cụ thể 2.7 Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí Quản lí hợp tác quốc tế về báo chí bao gồm quản lí hoạt động của báo chí Việt Nam có liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tai 34 Việt Nam Chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí theo nguyên tắc tôn... của Luật Báo chí năm 1999 Luật Báo chí, sau khi được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Nghị định qui định chi tiết thi hành Luật Các cơ quan quản lí nhà nước về báo chí có nhiệm vụ thi hành Luật Báo chí, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí ở địa phương Thực hiện quản lí nhà nước đối với hoạt động báo chí Trung ương và báo chí địa... - Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí; - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách về báo chí Thanh tra chuyên ngành về báo chí có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về việc khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí; quyết định xử phạt vi phạm theo... về báo chí Nhiệm vụ chính của 27 Bộ Văn hoá- Thông tin là tổ chức thực hiện các hoạt động của báo chí trong khuôn khổ luật pháp, tham mưu cho Nhà nước trong việc lập qui hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trực tiếp quản lí hoạt động báo chí của các toà soạn báo Bộ Văn hoá- Thông tin giao cho Cục Báo chí thực hiện chức năng quản lí Nhà nước về báo chí trong cả nước Tuy nhiên, quản lí Nhà nước về báo. .. nâng cao 21 hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí trong thời kì mới 3.2 Nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng đối với hoạt động báo chí hiện nay Do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí phải không ngừng phát triển, xứng đáng là vũ khí sắc bén của Đảng, Nhà nước để tuyên truyền, tập hợp, tổ chức và vận động nhân dân, tiếp tục tạo ra những tác động tích cực cho công cuộc . Chương 1: Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1. Tính Đảng là nguyên tắc của hoạt động báo chí cách mạng. HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ 1.Nguyên tắc Đảng lãnh đạo hoạt động báo chí 1.1.Tính Đảng là nguyên tắc của báo chí cách mạng Mỗi nền báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí

Ngày đăng: 18/03/2013, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan