Thổ cẩm Tây Nguyên - Nghề trồng bông dệt vải doc

5 531 2
Thổ cẩm Tây Nguyên - Nghề trồng bông dệt vải doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thổ cẩm Tây Nguyên Nghề trồng bông dệt vải của các dân tộc Tây Nguyên đã có từ lâu đời. Sau mùa làm nương rẫy, người phụ nữ lại ngồi bên khung dệt để làm nên những chiếc váy, khăn đội đầu, tấm địu, túi thổ cẩm Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc. Công việc được tiến hành từng bước: trồng bông, cán bông, kéo sợi, nhuộm màu và dệt. Khung dệt có loại chuyên dành cho việc dệt váy, chăn, tấm đắp. Một loại khác chuyên dệt những tấm vải có kích thước nhỏ hơn như túi thổ cẩm, khăn địu, khố Các màu sắc, hoa văn đều được dệt cùng lúc nên có thể nói những người làm ra nó là những người thợ dệt đồng thời là những thợ thêu. Màu sắc của sợi được nhuộm từ các loại cây khác nhau. Màu đen được nhuộm từ lá cây mo, màu chàm nhuộm từ cây truôn nhây, kpai, lá cây tơ rum; màu đỏ từ cây hoang nâu Theo quan niệm của các dân tộc Tây Nguyên, nền vải màu đen đặc trưng cho đất đai mà cả cuộc đời họ gắn bó lúc sống cũng như lúc chết; màu đỏ biểu tượng cho sự đam mê, cho sự vươn lên, cho khát vọng, tình yêu; màu xanh là màu của đất trời, cây lá; màu vàng là màu của ánh sáng, là sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Với người Êđê, màu đen và đỏ là 2 màu được ưa chuộng nhất. Các mô hình bố cục và cách thức tranh trí trên thổ cẩm đều thể hiện theo chiều ngang của tấm vải khi dệt. Hoa văn thường chạy dọc theo mép và phần giữa của khổ vải. Nếu là váy thì các hoa văn tập trung ở mép vải và phần trước của tấm váy khi mặc. Còn trên chăn, chủ yếu được trang trí ở khoảng giữa, tạo thành một mảng lớn với những hoa văn sặc sỡ và công phu. Đối tượng miêu tả được lấy từ thiên nhiên hoặc những vật dụng gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Hoa văn trên vải cũng mang những mô típ giống như hoa văn trên gùi, trên cột gương, cột đâm trâu Các họa tiết đều mang tính cách điệu cao và thường thể hiện bằng các hoa văn chấm dải, gồm các mô típ: bông hoa, con chim, con ba ba, chiêng, ché, ngà voi Ngày xưa, các cô gái của buôn làng khi lớn lên đều được người mẹ bày cho cách dệt vải để không chỉ dệt cho mình những bộ váy đẹp mà cho cả gia đình sau này. Những bộ váy đẹp nhất được dành cho những ngày lễ hội, cưới xin khi dân làng tụ họp vui vẻ trong tiếng cồng chiêng. Cô gái nào có bộ váy đẹp cũng chính là người chăm chỉ giỏi giang, được nhiều chàng trai để mắt tới càng có điều kiện lựa chọn để "bắt chồng". Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tây Nguyên không chỉ tạo nên tính đa dạng của sản phẩm thổ cẩm, tôn thêm nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc mà còn giải quyết vấn đề việc làm nhằm tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống vốn còn rất thấp của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt vẫn là thị trường tiêu thụ. Điều này đang rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của các ngành liên quan. Khăn "Khanh ma om" độc đáo, thướt tha Khăn "Khanh ma om" (còn gọi là khăn Ma-tơ-ra) của phụ nữ Chăm An Giang xuất phát từ các dân tộc theo đạo Hồi, nguyên mẫu là chiếc khăn hình vuông và dần dần biến tấu cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của các thời kỳ. Chiếc khăn "Khanh ma om" có chiều dài khoảng 1,5 – 1,6 m, chiều ngang 50 cm, thường được làm bằng voan, ren hoặc bất cứ loại vải gì. Khác với những người đạo Hồi Ả rập chuộng hai màu đen trắng, chiếc khăn của phụ nữ Chăm có đủ màu sắc, điểm xuyết bằng các hoa văn hình con sò, bông hoa… bằng chỉ thêu màu, kim tuyến hay cườm dọc theo mép khăn. Khăn "Khanh ma om" không chỉ để che nắng, mà đủ dài để quàng quanh cổ và vắt qua vai, vừa có thể che tóc, che cổ và một phần trước ngực, hầu như để tránh đi ánh mắt tò mò của những người khác giới. Khi ở nhà, người phụ nữ Chăm thường đội những chiếc khăn đơn giản, ít màu sắc. Nhưng khi đi dự tiệc hay đám cưới, họ thường mang những chiếc khăn có màu sáng lộng lẫy. Khăn "Khanh ma om" là vật bất ly thân của phụ nữ Chăm An Giang; bất cứ ở đâu làm gì người phụ nữ cũng không bỏ chiếc khăn ấy ra được, trừ lúc ngủ; họ rất yêu và tự hào với chiếc khăn truyền thống của mình. Duyên dáng chiếc khăn rằn của người dân Nam Bộ Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai… (Ca dao) Nhỏ bé, thường không tách rời và tạo thêm vẻ duyên dáng cho trang phục truyền thống của các dân tộc, đó là những chiếc khăn. Mỗi chiếc khăn mang một dáng dấp riêng nhưng đều thật gần gũi, đáng yêu, trở thành vật thể – tình cảm của cuộc sống và đã được khắc ghi trong ký ức của những đời người, như chiếc khăn rằn của người Nam Bộ, khăn chít, khăn vành của Huế, chiếc khăn Piêu của người Thái, khăn "Khanh ma om" của phụ nữ Chăm An Giang… Chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khơ-me Nam Bộ, rồi trong quá trình cộng cư ở Nam Bộ mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng 1,2m, rộng chừng 40 – 50 cm, thường có hai màu đen – trắng hoặc nâu – trắng, kẻ thành những ô vuông nhỏ trải khắp mặt khăn. Khăn được vắt gọn trên đầu, được quàng lên cổ, một đầu thả trước ngực, một đầu thả sau lưng, hay hai đầu buông xuống phía trước, tạo thêm nét duyên dáng, đằm thắm cho người phụ nữ. Với nam giới, khăn được cột ngang vầng trán, để hai đuôi khăn nhô lên đầu, nút khăn nằm ở phía trước. Khăn rằn đã trở thành một vật dụng tiện lợi và thân thiết cho mọi người, mọi giới trong lao động, chiến đấu và sinh hoạt, để che cơn nắng, thấm dòng mồ hôi, chắn ngọn gió lốc, cả để lau khô dòng nước mắt hay giấu đi một nụ cười…Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh đồng hành gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất phương Nam. . Thổ cẩm Tây Nguyên Nghề trồng bông dệt vải của các dân tộc Tây Nguyên đã có từ lâu đời. Sau mùa làm nương rẫy, người phụ nữ lại ngồi bên khung dệt để làm nên những chiếc. túi thổ cẩm Để có những tấm vải thổ cẩm đẹp với những đường nét, hoa văn độc đáo là cả một quá trình lao động khá công phu và mệt nhọc. Công việc được tiến hành từng bước: trồng bông, cán bông, . để "bắt chồng". Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Tây Nguyên không chỉ tạo nên tính đa dạng của sản phẩm thổ cẩm, tôn thêm nét độc đáo của bản sắc văn hóa dân

Ngày đăng: 30/07/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan