trang phục truyền thống - Áo tứ thân, khăn mỏ quả ppsx

6 1.5K 2
trang phục truyền thống - Áo tứ thân, khăn mỏ quả ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Áo tứ thân, khăn mỏ quả - nét duyên dáng của người phụ nữ Kinh Bắc Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài tứ thân Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính Hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao hình ống dài có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi buộc rút hai đầu lại.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, cái khăn mỏ quạ, chiếc nón quai thao, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa theo các chị, các em đến những nơi đình đám. Khăn vuông mỏ quạ… Trang phục nữ Kinh Bắc là phải kể đến áo năm thân, may bằng the, lụa, yếm cổ viền, bao thắt lưng xanh, váy sồi rủ hình lưỡi trai, chân đi dép cong tưởng như thế cũng là đủ, vậy mà còn một chi tiết nhỏ, nhưng rất quan trọng đến mức không thể thiếu, đó là "khăn vuông mỏ quạ". Khăn vuông mỏ quạ không hẳn ai biết hát quan họ cũng biết chít; mà dẫu có biết chít cũng chưa chắc đã đẹp. Có người đã nói: Khăn mỏ quạ phải chít sao cho vừa, hợp với khuôn mặt, tạo cho khuôn mặt (khi chít khăn) như hình chiếc búp sen. Nếu chít cái Mỏ quá cao, trông nó điêu, nếu để cái Mỏ thấp quá, khuôn mặt trở lên đần, tối tăm Muốn chít khăn Mỏ quạ cho đẹp, trước tiên phải "biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, vòng tròn lại và đặt ngay ngắn lên đầu, hơi xệ và hình bầu dục về phía gáy, ghim lại". Nhưng quan trọng hơn là khăn vuông đem gấp sao cho khéo và cân đối (gấp chéo thành hình tam giác) bẻ hình mỏ quạ sao cho chính giữa đường ngôi trên đầu, bắt hai góc khăn về hai phía tai rồi thắt múi ở gáy. Thực ra khăn vuông mỏ quạ không đơn thuần chỉ là công cụ trang phục trên đầu người thiếu nữ, mà hẳn là công việc nghệ thuật làm đẹp cần có ở người con gái Kinh Bắc. Chợt nhớ: Có ai đó đã từng thốt lên: Nhìn em khăn vuông mỏ quạ, Để anh trong dạ tơ vương. Nhìn em khăn vuông mỏ quạ Để anh hoá đá vì người Chiếc vòng Bạc Thiên tình sử bi tráng Kham Panh kể rằng xứ Mường Khoòng của người Thái xa xưa do Tù trưởng Kham Panh đứng đầu là một vùng đất giàu có và màu mỡ. Con gái ở đây đẹp như trăng rằm còn con trai mạnh như hổ. Làng bản sống như trong hội, như trong xứ sở thần tiên. Thế rồi một ngày kia có chàng thợ bạc, con tộc trưởng Khun Ha ở phía Bắc lần mò đến đất Mường. Chàng trẻ tuổi, đẹp trai, ăn khôn nói khéo. Tuy nhiên, thế cũng chưa có gì là đặc biệt với người Mường Khoòng. Duy một thứ chàng có mà đất Mường chưa bao giờ có, đó là nghề thợ bạc. Chàng ta là một thợ bạc giỏi giang. Chàng đem những vòng cổ, vòng tay, khuyên tai ra để thu hồn những cô gái đẹp Mường Khoòng. Trong số đó, có cô con gái yêu của tù trưởng Kham Panh – nàng Mứn. Thế là những nghi kỵ về người xứ lạ dần tan biến đi như sương mù gặp nắng, như cơn mưa gặp gió. Chàng trai ngày ngày đánh vòng, gò khuyên tai cho con gái Mường, không bao giờ hết việc. Con gái tù trưởng Kham Panh đã đem lòng yêu chàng thợ bạc. Nhưng có ai ngờ đâu đó là cái bẫy. Chàng trai đã dùng nghề thợ bạc để có cớ lưu lại do thám đất Mường. Ngày cưới của con gái tù trưởng với chàng thợ bạc cũng chính là ngày khởi đầu bộ tộc Khun Ha ém đường đưa quân đến thôn tính Mường Khoòng. Thiên tình sử đẹp đã trở thành khúc ca bi tráng bởi sự thất thủ của Mường Khoòng. Chiếc vòng bạc trong trường ca Kham Panh như muốn nhắn lại cho đời sau một triết luận: Trong mọi vẻ đẹp đều ẩn chứa một mối hiểm họa khôn lường. Trở lại chuyện chiếc vòng trong đồ nữ trang các dân tộc thiểu số. Phụ nữ miền núi phía Bắc có nhiều loại vòng: Vòng cổ, vòng tay, vòng chân, vòng vía hay vòng đeo tai. Vòng thường được làm bằng kim loại. Quý nhất, đắt nhất là vòng bạc, ngoài ra còn có vòng sắt, vòng đồng (hai loại này thường là vòng vía để giữ hồn, kỵ gió máy, đuổi tà ma) lại có vòng được làm bằng cườm, xâu hạt thành dây để đeo cổ hoặc tay (ở dân tộc Dao, Phù Lá, Tày). Cách đeo vòng ở phụ nữ dân tộc cũng rất khác nhau. Phụ nữ Tày thường chỉ đeo chiếc vòng bạc vừa đủ để tạo nên độ sáng lấp lánh trên nền áo chàm. Dân tộc Dao thì khác, ngoài các đồ trang sức trên ngực áo, nẹp áo, thắt lưng, họ còn đeo nhiều vòng cổ có khi từ năm đến bảy chiếc tương phản mạnh với trang phục rực rỡ. Với người Dao, đeo vòng nhiều khi còn là sự khoe giàu khoe có. Số lượng vòng trên cổ còn như để xác định vị thế của người con gái danh giá. Ở Tây Nguyên còn có vòng tay cầu hôn. Chưa rõ thủ tục cầu hôn trao vòng như thế nào, nhưng với con gái Dao khi ra chợ được chàng trai nào đó sấn đến cướp vòng tay thì cũng được coi như sự ngỏ lời. Người con gái không quyết liệt đòi lại là biểu hiện nhận lời. Và chàng trai giữ lại chiếc vòng như vật làm tin. Duyên vợ chồng sẽ dần được khẳng định. Người Thái có cả một trường ca bi thương về chiếc vòng nhưng phụ nữ cũng chỉ giản dị đeo trên cổ một cái vòng bạc hoặc đồng, hoặc thêm một cái vòng tay. Được biết, người Mông (cụ thể là Mông trắng) đeo nhiều đồ trang sức nhất. Thứ đồ được ưa thích nhất của họ là vòng cổ với nhiều kích thước to nhỏ, nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ với nhiều chất liệu khác nhau dùng thành từng bộ trong ngày cưới, ngày lễ hội. Ngày thường họ chỉ đeo vòng vía bằng bạc hoặc đồng hoặc dây mây. Riêng vòng vía đeo vào thì không cởi bỏ, bởi vòng vía cốt để trừ tà ma, đau ốm. Trẻ em đeo vòng bạc để kỵ gió máy, giữ sức khỏe. Ngoài các dân tộc kể trên, phụ nữ các dân tộc khác cũng đều sử dụng vòng bạc và các kim loại khác để làm đồ trang sức, mức độ khiêm nhường hơn nhưng nó luôn là đồ nữ trang ưa thích của người phụ nữ. Xung quanh chiếc vòng trang sức là cả một câu chuyện dài gắn liền với vẻ đẹp vĩnh hằng của người phụ nữ. Cũng bởi thế, nó góp phần để lại trong ký ức nhân gian nhiều chuyện vui buồn còn tiếp nối. . Áo tứ thân, khăn mỏ quả - nét duyên dáng của người phụ nữ Kinh Bắc Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo tứ thân, nhưng nếu ngược. được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân. Áo tứ thân gồm hai vạt trước rộng như nhau, thường buộc vào nhau. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các “ruột tượng” - một cái bao. kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan