Tiểu luận kỹ năng soạn thảo luận cứ án hành chính

32 476 2
Tiểu luận kỹ năng soạn thảo luận cứ án hành chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. Học viện tư pháp KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰTRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ BÀI LUẬN CỨ BẢO VỆ : Luật sư trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủmình tại phiên Tòa đuợc mọi người đánh giá cao, rất hay, rất thuyết phục… Ởđây, chúng ta chỉ nhìn nhận từ góc độ chuyên môn không thể lấy việc thắngthua để làm tiêu chuẩn để đánh giá. Sự thành công đó là cả một quá trình laođộng, nghiên cứu, tư duy của Luật sư: như việc thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ vàphân lọai chứng cứ, hay đó là quá trình Tìm kiếm, so sánh và áp dụng các quiđịnh của pháp luật có liên quan …. Sau đó hình thành bài bảo vệ của Luật sư,tham gia xét xử, hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Từ đó cho thấy hoạt động củaLuật sư là một chuỗi công việc, mỗi công việc là một mắt xích quan trọng. Tuynhiên chúng ta có thể phân chia cả một quá trình làm việc đó thành hai giaiđoạn, giống như hai phần của một tảng băng.  Giai đoạn đầu kể từ khi bắt tay vào thu thập, nghiên cứu tài liệu đến khihình thành Bài luận cứ bảo vệ ( phần chìm ).  Giai đọan hai là từ khi Luật sư tham gia vào phiên Tòa xét xử( phần nổi ). Như vậy, hai giai đoạn này là một tổng thể thống nhất không thể tách rờivới nhau, bài luận cứ bảo vệ là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho việc Luật sưtrình bày tại phiên tòa.Việc chuẩn bị bài luận cứ bảo vệ như là vũ khí mà Luật sư không thể thiếukhi tham gia phiên tòa. Do khả năng của con người là có giới hạn và Luật sưkhông phải là trường hợp ngoại lệ nên Luật sư không thể chủ quan, tự tin vào trí Trang: 1 HVTH: Học viện tư phápnhớ của mình để khi trình bày say sưa một vấn đề nào đó mà bỏ sót ý hoặc dàidòng một cách không cần thiết, không bảo đảm trật tự trước sau. Vì thế, Bài bảovệ phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, đầ

H ỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ BÀI TI ỂU LUẬN K Ỹ NĂNG CỦA LUẬT S Ư TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Chuyên đề: K Ỹ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG S Ự TRONG VỤ ÁN H ÀNH CHÍNH H ọ và tên: KIỀU ANH VŨ Sinh ngày: 11 tháng 01 năm 1989 L ớp: A Khóa: XIII (TP. HCM) SBD: LS13.1HCM – 755 Tp. H ồ Chí Minh, ng ày 15 tháng 10 năm 2012 Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 1 MỞ ĐẦU Trong hoạt động quản lý hành chính nhà n ư ớc, các chủ thể quản lý cần ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính tác động đến các đối tượng quản lý khác nhau trong xã hội. Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính này có thể được đối tượng quản lý đồng ý nh ưng cũng có trư ờng hợp đối tượng quản lý không đồng ý vì cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó dẫn đến việc khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính. Khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính là một vấn đề tất yếu của Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ ngh ĩa . Tham gia tố tụng trong vụ án hành chính là một trong những dịch vụ pháp lý đặc thù của luật sư. Luật sư tham gia tố tụng hành chính nhằm tư vấn pháp lý cho đ ương s ự, đại diện cho đương sự tham gia tố tụng hoặc tham gia tố tụng với tư cách độc lập là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư không chỉ tận tâm, am hiểu pháp luật mà còn phải có kỹ năng hành nghề tốt. Một trog những kỹ năng rất quan trọng của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính là kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính. Đây chính là đối tượng nghiên cứu của tác giả trong chuyên đề này. Thông qua chuyên đề này, tác giả mong muốn đúc kết, học tập được những kỹ năng cơ bản, cần thiết trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính; chuẩn bị những nền tảng kỹ năng cơ bản để giúp ích cho quá trình hành nghề của tác giả sau này. Để nghiên cứu chuyên đề này, tác giả đ ã nghiên c ứu một cách nghiêm túc với sự vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học. Về phương pháp luận, tác giả dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân – hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,… Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1.1. Một số vấn đề lí luận chung về tố tụng hành chính Trước khi nghiên cứu kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính nói chung và kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính, chúng ta cần phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong vụ án hành chính, bao gồm một số vấn đề được đề cập dưới đây. 1.1.1. Khái niệm tố tụng hành chính Tố tụng hành chính là toàn bộ trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc khởi kiện, thụ lý, giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. 1.1.2. Khái niệm vụ án hành chính Vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa án có thẩm quyền do có khiếu kiện hành chính. Khiếu kiện hành chính là khiếu kiện về Quyết định hành chinh,hành vi hành chính; khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 1.1.3. Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là Quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính đư ợc áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể 1 . Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì ng ư ời có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính 1 Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hnàh chính 2010. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 3 với danh ngh ĩa m ột chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó 2 . Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà ng ư ời khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bao gồm: - Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; - Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên. Như vậy, Quyết định hành chính làđối tượng khởi kiện của vụ án hành chính không chỉ là Quyết định hành chsinh lần đầu mà còn có thể là Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định hành chính đó nếu Quyết định khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính lần đầu. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau: - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính c ủa cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đ ã th ực hiện hành vi hành chính đó; 2 Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 4 - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện; - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện; - Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đ ã phân công, u ỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện. 1.1.4. Đương sự trong vụ án hành chính Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và ngh ĩa v ụ liên quan 3 . Khác với vụ án dân sự, hai bên đối tụng trong vụ án hành chính không gọi là “nguyên đơn” và “bị đơn” mà gọi là “người khởi kiện” và “người bị kiện”. Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện. Để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi 3 Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 5 hành chính về một l ĩnh v ực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành. Người có quyền lợi, ngh ĩa v ụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, ngh ĩa v ụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, ngh ĩa v ụ liên quan. 1.1.5. Yêu cầu khởi kiện Tùy theo đối tượng khởi kiện mà người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, các yêu cầu của người khởi kiện cần phù hợp với thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án c ũng nh ư c ủa Hội đồng xét xử. Theo khoản 1 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Căn cứ khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính 4 , người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu sau đây: - Đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính: Người khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình. 4 Hội đồng xét xử có quyền quyết định: a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật; b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật; d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh; e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 6 - Đối với hành vi hành chính: Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện phải thực hiện hành vi nào đó theo quy định của pháp luật hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật. - Ngoài các yêu cầu trên, người khởi kiện còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại thực tế đối quyền lợi hợp pháp của họ. Tuy vậy, không chỉ có người khởi kiện mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người có quyền lợi, ngh ĩa v ụ liên quan trong vụ án hành chính c ũng có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết sau bằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật. Những vấn đề lí luận nêu trên là một số vấn đề cơ bản, quan trọng luật sư cần nắm vững để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư cần xác định khách hàng của mình tham gia tố tụng với tư cách g ì, đối tượng khởi kiện là gì, yêu cầu của khách hàng ra sao mới có thể xác định phương hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng nói chung và chuẩn bị bản luận cứ nói riêng cho phù hợp. 1.2. Một số vấn đề lí luận chung về kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính 1.2.1. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức đ ã t hu nhận được trong một l ĩnh v ực nào đó áp dụng vào thực tế. 1.2.2. Khái niệm kỹ năng của luật sư Kỹ năng của luật sư là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư. 1.2.3. Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào vụ án hành chính nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau: - Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng; Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 7 - Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính; - Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ; - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính; - Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho đương sự; - Kỹ năng tham gia phiên t òa sơ th ẩm; - Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩ, tái thẩm, giám đốc thẩm. Trong chuyên đề này, tác giả nghiên cứu và trình bảy kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 8 CHƯƠNG 2: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH Bản luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ ngh ĩa. Bản luận cứ là văn bản quan trọng nhất của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm chứng cứ để bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của thân chủ. Bản luận cứ là tiếng nói chính thức của luật sư tại phiên tòa , thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tranh luận và văn hóa ứng xử của luật sư. Bản luận cứ còn là chỗ dựa vững chắc về pháp lý và tâm lý cho thân chủ, giúp cho thân chủ tin tưởng hơn về sự công bằng của pháp luật, từ đó có hương tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bên cạnh việc bảo vệ của luật sư, đồng thời là cơ sở giúp thân chủ đánh giá đúng đắn các kết quả, kỹ năng mà luật sư đ ã th ực hiện. Với tầm quan trọng như vậy, bản luận cứ cần được chuẩn bị, soạn thảo chu đáo, chuẩn mực. Muốn vậy, luật sư cần được trang bị và nắm vững nhưng kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ là đương sự trong vụ án hành chính. Kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính, tham gia giải quyết vụ án hành chính. Kỹ năng này gồm những vấn đề cơ bản sau đây: 2.1. Chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự Trước khi soạn thảo bản luận cứ, trước hết luật sư cần chuẩn bị phương án bảp vệ cho đương sự là thân chủ của mình (sau đây gọi là “đương sự thân chủ”). Luật sư cần xác định được tư cách tham gia tố tụng của đương sự thân chủ, đối tượng khởi kiện và yêu cầu của họ. Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người khởi kiện thì luật sư cần bảo vệ theo hướng yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của thân chủ hoặc yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện thực hiện hoặc chấm dứt việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Chẳng hạn đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính, luật sư cần chuẩn bị phương án bảo vệ theo hướng xác định tính bất hợp pháp của Quyết định đó. Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người bị kiện thì h ư ớng bảo vệ của luật sư có gần như đối lập hoàn toàn với yêu cầu của người khởi kiện, quan điểm của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện. Chẳng hạn, đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, luật sư sẽ bảo vệ theo hướng chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính. Kiều Anh V ũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 9 Trường hợp đương sự của luật sư là người có quyền và ngh ĩa v ụ liên quan thì tùy tính chất vụ việc, luật sư có thể bảo vệ theo hướng giống như bảo vệ cho người khởi kiện hoặc người bị kiện. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ, luật sư phải tổng hợp tất cả các tài liệu đ ã thu th ập được, bao gồm các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các tài liệu mới được bổ sung, kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ sơ, giữa các chứng cứ trong hồ sơ với tài liệu, đồ vật mà luật sư thu thập được. Từ đó, luật sư sẽ có những đề xuất phù hợp hoặc sẽ xuất trình tại phiên tòa làm c ơ s ở bảo vệ cho thân chủ. Luật sư cần xác định các vấn đề mâu thuẫn, các điểm cần chứng minh trong vụ án gắn liền với quyền lợi của khách hàng. Một vụ án hành chính thường có rất nhiều tình tiết nhưu: thời gian, chủ thể, nhưung luật sư cần biết phát hiện những tình tiết mâu thuẫn, mo0ọt số điểm cần chứng minh và những điểm này có thể làm thay đổi cục diện vụ án theo hướngc ó lợi cho khách khách hàng. Luật sư khi phát hiện các tình tiết nói trên phải đối chiếu quy định của pháp luật để xác định rõ vấn đề. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ luật sư c òn ph ải xem xét một số vấn đề về tố tụng, chẳng hạn như việc thụ lý, t ư cách c ủa các đương sư, việc giải quyết vụ án của Tòa án có phù hợp quy định pháp luật hay không. Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ và chuẩn bị soạn thảo bản luận cứ, luật sư c òn ph ải chuẩn bị tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bảo vệ, soạn thảo luận cứ, bao gồm: Văn bản quy pháp pháp luật (luật hình thức: Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn; luật nội dung: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Đát đai, Luật quản lý thuế, – tùy thuộc vào tùng vụ án cụ thể mà chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cho phù hợp). Luật sư có thể chuẩn bị toàn văn văn bản quy phạm pháp luật nhưng c ũng có th ể chỉ chuẩn cbị một số điều luật được trích dẫn để tiện sử dụng, tra cứu. Ngoià ra, luật sư c òn có th ể chuẩn bị các tài liệu khác có liên quan, chẳng hạn như các ti, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, 2.2. Nội dung của bản luận cứ Nôi dung của bản luận cứ là những nội dung làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hành chính, chủ yếu là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện. Trong bản luận cứ, luật sư cần trình bày đ ể làm rõ các vấn đề sau đây: - Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đ ã đư ợc ban hành hoặc thực hiện đúng thẩm quyền không? [...]... lưu ý khíoạn thảo Bản luận cứ Trang 12 CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ 3.1 Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: Khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 30 trong lĩnh vực hải quan Trang 13 3.2 Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: Khiếu... tụng hành chính Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 29 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .Trang 01 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VÀ KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH 1.1 Một số vấn đề lí luận chung về tố tụng hành chính Trang 02 1.1.1 Khái niệm tố tụng hành chính .Trang 02 1.1.2 Khái niệm vụ án hành chính. .. “đắt”, cógiá trị thuyết phục cao Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 12 CHƯƠNG 3: SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ 3.1 Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan 3.1.1 Tóm tắt diễn biến vụ án Ngày 4 tháng 7 năm 2007, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu... vụ án hành chính 27 KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề này tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau đây: Một là, kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính Hai là, kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ của luật sư bao gồm các vấn đề: chuẩn bị phương án bảo vệ; xác định các nội dung chủ yếu của bản luận. .. kiện trong vụ án hành chính .Trang 02 1.1.4 Đương sự trong vụ án hành chính Trang 04 1.1.5 Yêu cầu khởi kiện Trang 05 1.2 Một số vấn đề lí luận chung về kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính Trang 06 1.2.1 Khái niệm kỹ năng .Trang 06 1.2.2 Khái niệm kỹ năng của luật sư Trang 06 1.2.3 Khái niệm kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính Trang... 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính tuyên hủy toàn bộ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34 ngày của ” 2.3.4 Một số vấn đề khác cần lưu ý khi s oạn thảo Bản luận cứ Để soạn thảo tốt Bản luận cứ, ngoài việc luật sư am hiểu pháp luật, chuẩn bị kỹ trước khi viết, xác định nội dung, phương án bảo vệ, luật sư còn phải có những kỹ năng bổ trợ như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học văn phòng... để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện còn hiệu lực không? - Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có trái với Văn bản quy phạm pháp luật cấp trên không? - Những tình tiết, sự kiện mà cấp thẩm quyền dựa vào đó để ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có chính. .. án bảo vệ; xác định các nội dung chủ yếu của bản luận cứ và kỹ năng trình bày bản luận cứ Trong việc soạn thảo, trình bày bản luận cứ, luật sư luôn phải sử dụng từ ngữ tiếng Việt trong sáng, chuẩn xác, đúng chính tả, đúng ngữ pháp Việc soạn thảo bản luận cứ của luật sư là một công việc nghiêm túc, đòi hỏi sự đầu tư cao độ Việc soạn thảo bản luận cứ của luật sư không chỉ diễn ra trước khi mở phiên tòa... chữa, bổ sung vào bản luận cứ trước khi trình bày Với những kết luận nêu trên, tác giả đã nắm được một số kỹ năng cơ bản trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính Tác giả sẽ ghi nhớ kết quả nghiên cứu này để ứng dụng trong quá trình hành nghề sau này, cũng như sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng của mình để mõibản luận cứ mà tác giả soạn ra đều là một... hàng Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 Học viện Tư pháp, Phan Hữu Thư (chủ biên), Sổ tay Luật sư, 2004, Nxb Công an nhân dân Học viện Tư pháp, Kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính, 2012, Nxb Tư pháp Luật Tố tụng Hành chính 2010 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan