viện nghiên cứu hạt nhân đà lạt

8 1.2K 26
viện nghiên cứu hạt nhân đà lạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt I:Lịch sử thành lập và phát triển: -1960: Khởi công xây dựng lò TRIGA Mark II. 12/1962: Hoàn thành công trình 26/2/1963: Lò TRIGA Mark II đạt tới hạn. -04/3/1963: Khánh thành lò TRIGA, công suất danh địng 250 kW. -1963-1968: Lò phản ứng hoạt động với 3 mục đích chính là huấn luyện, nghiên cứu va sản xuất đồng vị. -1968-1975: Lò phản ứng ở trạng thái dừng. -1974-1975: Tháo dỡ các thanh nhiên liệu và vận chuyển về Hoa Kỳ. -9/10/1979: Liên xô (cũ) và Việt Nam ký hiệp định khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. -15/3/1982: Khởi công xây dượng và nâng cấp lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. -01/11/1983: Lò phản ứng hạt nhân đạt tới hạn. -20/3/1984: Khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, công suất danh định 500 kW. -3/1984 đến nay: Lò phản ứng hoạt động cho các mục đích: sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt notron, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, triển khai các tiến bộ KHKT hạt nhân vào các nghành kinh tế - xã hội, huấn luyện và đào tạo cán bộ. II:Vị trí: -Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt.Vào năm 1961,chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt tại một khu vực có diện tích 21 hecta bên đường Nguyên Tử Lực, phía đông bắc trung tâm Đà Lạt. Hình 1.Viện hạt nhân đà lạt III:Chức năng: -Với thông lượng nơtron cao so với công suất của lò, thông lượng nơtron nhiệt đạt 2x10 13 n.cm -2 .s -1 tại hốc chiếu trung tâm vùng hoạt và khoảng 4x1012 n.cm -2 .s -1 tại các hốc chiếu mẫu của mâm quay nằm trong vành phản xạ ở phía ngoài vùng hoạt, LPƯ được sử dụng để chiếu xạ mẫu theo các phản ứng (n, g) để nghiên cứu và điều chế nhiều loại đồng vị và dược chất phóng xạ. 23 năm qua, gần 3.000 Ci đồng vị phóng xạ các loại đã được ngành y tế sử dụng cho mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh, trong đó có thể kể đến: 131I dạng dung dịch tiêm và viên con nhộng, 32P dạng tấm áp và dung dịch, máy phát đồng vị 99mTc từ 99Mo, dung dịch 51Cr, 153Sm, các loại KIT invivo và invitro,…phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân mỗi năm. -Đồng vị phóng xạ cũng được sử dụng để nghiên cứu đánh giá các quá trình tự nhiên như hiện tượng trầm tích và sa bồi của các công trình thủy lợi và thủy điện, nghiên cứu quá trình xói mòn đất, mất dinh dưỡng đất , điển hình là các nghiên cứu đánh giá sự di chuyển bùn cát trong luồng tàu Cảng Hải Phòng, Cảng Định An, nghiên cứu lựa chọn vị trí các bãi đổ bùn cát phục vụ cho công tác duy tu, nạo vét luồng tàu; khảo sát bồi lắng các lòng hồ thủy điện Trị An, thủy điện Thác Mơ,… IV:Sơ đồ hệ thống công nghệ lò phản ứng: Hình 2:Sơ đồ hệ thống lò phản ứng Hình 3:Mặt cắt đứng lò phản ứng Hình 4:Sơ đồ bố trí vùng hoạt động lò phản ứng Hình 5:Mặt cắt ngang của lò phản ứng V:Các quy trình công nghệ và ứng dụng: Hình 6:Sản xuất và cung ứng đồng vị phóng xạ -Các ứng dụng của viện hạt nhân được sử dụng nhiều vào công tác phục vụ nhu cầu của ngành y tế,phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp,phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân,nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên,nghiên cứu và bảo vệ môi trường,ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khử trùng,bảo quản và biến tính vật liệu,ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học,dịch vụ đo liều bức xạ,thiết kế,chế tạo các thiết bị điện tử hạt nhân,phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VI:Kết luận và kiến nghị: -Các công nghệ của Viện hạt nhân là những công nghệ hiện đại,phục vụ tốt cho việc sản xuất đồng vị phóng xạ,đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong công tác phục vụ cho nền công nghiệp và nông nghiệp của Đất nước. -Kiến nghị: cần phải đảm bảo về thời gian bảo trì cho máy móc,tránh tình trạng bị rò rỉ phóng xạ ra môi trường,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường xung quanh. . khai các tiến bộ KHKT hạt nhân vào các nghành kinh tế - xã hội, huấn luyện và đào tạo cán bộ. II:Vị trí: -Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng lượng nguyên. định khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. -15/3/1982: Khởi công xây dượng và nâng cấp lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. -01/11/1983: Lò phản ứng hạt nhân đạt tới hạn. -20/3/1984: Khánh. Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt I:Lịch sử thành lập và phát triển: -1960: Khởi công xây dựng lò TRIGA Mark II. 12/1962:

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan