vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội

28 2.3K 28
vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Đề tài: “Vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội” Lời mở đầu. Đã từ lâu thương hiệu không chỉ là một các nhãn gắn lên một đơn vị sản phẩm đơn thuần nữa. những thương hiệu thành công có một linh hồn riêng của nó, tạo ra một bản sắc riêng biệt trong tâm trí khách hàng. Tài sản thương hiệu là vô hình nhưng lại vô giá với một công ty. Từ các tổ chức ở mọi quy mô cho đến các cá nhân đều coi xây dựng thương hiệu là một trong các chiến lược quan trọng hàng đầu. Các quốc gia cần xây dựng thương hiệu Các tập đoàn lớn cần xây dựng thương hiệu. Các công ty nhỏ ngay từ khi bắt đầu thành lập cũng không thể sao nhãng việc xây dựng thương hiệu . Và ngay cả các cá nhân cũng ý thức tạo cho bản thân một thương hiệu riêng. Một người chỉ là số nhỏ nhất trong hàng tỷ người trên thế giới,để những người xung quanh phân biệt ra bạn là đã rất khó, để họ nhớ được, biết được giá trị của bản thân bạn còn khó hơn nữa. Vì vậy chúng ta hãy bắt đầu suy nghĩ về thương hiệu cá nhân và có những chiến lược, hành động thật sự xây dựng cho mình một thương hiệu. Gây dựng thương hiệu cá nhân chính là cách bạn khẳng định mình, tự biết tách mình ra khỏi đám đông một cách ấn tượng và đầy ý thức. Để giúp làm rõ hơn về vấn đề này nhóm chúng em đã đưa ra những ý kiến và được trình bày trong bài tiểu luận với đề tài “ Vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội ” Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. Chương 1: Cơ sở lý luận. 1: Thương hiệu là gì? 1.1: Các khái niệm thương hiệu * Có thể nói, thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Đối với khách hàng, thương hiệu đại diện cho một sự cuốn hút, tổng thể giá trị hay những thuộc tính giúp cho người tiêu dùng nhận thức và phân biệt đối với sản phẩm khác. Như vậy, một thương hiệu sẽ lớn hơn một sản phẩm rất nhiều. Sản phẩm chỉ có thể trở thành thương hiệu khi nó là biểu tượng của các yếu tố hữu hình, vô hình và tâm lý của sản phẩm và doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu chỉ tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận. * Thương hiệu là một dạng tài sản phi vật chất, được thể hiện qua các yếu tố đặc điểm vượt trội của Sản phẩm hay dịch vụ - chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phong cách hay bản sắc độc đáo của sản phẩm - dịch vụ đã được qua công chúng kiểm chứng và được khách hàng tin dùng và yêu mến sử dụng sản phẩm - dịch vụ đó. Sản phẩm dịch vụ đó luôn được đổi mới từ chất lượng bên trong đến phong cách hình ảnh bên ngoài, đáp ứng thỏa mãn theo xu hướng tiêu dùng, qua thời gian nó ngày càng được yêu mến hơn và mằn trong tâm trí khách hàng, Đó là một thương hiệu.Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa là: Innova, Camry Khi mà Thương hiệu được cảm nhận bằng lý trí và tình cảm. Những đặc điểm nhận diện hữu hình của Thương hiệu được tác động trực tiếp đến xúc cảm của con người, tạo nên sự hình dung một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất về Thương hiệu. Đây được xem là cách “ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất ” 1.2. Các yếu tố tạo nên thương hiệu Thương hiệu bao gồm: + Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu sản phẩm). + Tên thương mại của các tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất (thương hiệu doanh nghiệp). + Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu. Nói cách khác, thương hiệu chính là hình thức bên ngoài, tạo ra ấn tượng và thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị của một thương hiệu chính là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Chẳng hạn, Tập đoàn thuốc lá Philip Moris năm 1988 đã mua lại công ty Kraft với giá 12,6 tỷ USD, gấp sáu lần giá trị các tài sản có thực của công ty này. 1.3: Vai trò của thương hiệu. Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao. Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng ký sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật chống lại những tranh chấp thương mại do các đối thủ cạnh tranh làm hàng “nhái”, hàng giả. Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Vì vậy, nếu muốn chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá-xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Chẳng hạn, khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ. 2. Thương hiệu cá nhân. 2.1. Thương hiệu cá nhân là gì? Đã bao giờ chúng ta tự hỏi bản thân giá trị của mình đáng giá bao nhiêu, liệu giá trị của bản thân mình có cao hơn mức lương ta đang hưởng, ngôi nhà ta đang sử dụng, chiếc xe ta đang đi? Làm thế nào để xác định giá trị của bản thân,chúng ta có thể dùng thước đo gì để đo? * Một sản phẩm hay một công ty còn có “thương hiệu” thì con người càng cần có “thương hiệu” để tăng giá trị bản thân. Thương hiệu cá nhân theo chữ Hán là “Nhân hiệu”: “Nhân” là Người; “Hiệu” là dấu hiệu nhận biết/phân biệt. “Nhân hiệu” là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có: Học vấn, thành tích trong kinh tế, xã hội xây dựng nên. Nhân hiệu giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội. * Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có : Học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội xây dựng lên, những giá trị này giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội. 2. 2. Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân trong xã hội. - Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Khi sinh ra, bạn khóc mọi người cười; sống sao để khi bạn chết đi, thì bạn cười và người khác khóc”. Để được điều đó, bạn phải dồn tâm để tiến hành một quá trình khám phá, xây dựng và phát huy những nét đặc thù về con người, giá trị của bạn. Và trên hết, bạn phải bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của cái gọi là thương hiệu cá nhân. - Nhờ vào thương hiệu cá nhân, bạn có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Song, điều này chỉ xảy ra đối với những thương hiệu được xây dựng trên nền móng vững chắc - Trong thực tế cuộc sống, người có thương hiệu cá nhân có thể tác động và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN. Điều này dễ được nhìn thấy nhất ở giới làm nghệ thuật và thể thao: hoa hậu, người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, cầu thủ bóng đá…! Nhờ thương hiệu cá nhân, họ có thể kiếm được rất nhiều tiền, có nhiều người hâm mộ, nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp và mở rộng lĩnh vực hoạt động. Nhờ sự nổi tiếng, họ được xã hội chú ý, DN mời chào tham gia các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Họ có thể đứng ra quyên góp tiền làm từ thiện cho trẻ em nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương và các chương trình từ thiện khác… - Nhìn chung có được thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn làm được các việc có ý nghĩa cho bản thân và cho xã hội. Nhiều thương hiệu cá nhân đã và đang trường tồn với thời gian, ví dụ như tên tuổi: nhà văn Nguyễn Du, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra đối với những “Nhân hiệu” được xây dựng dựa trên nền móng vững chắc. Bản thân họ phải có tố chất, tài năng thực thụ, có trình độ học vấn, có quá trình trải nghiệm, rèn luyện và học hỏi… “Thực tế cũng đã có những “Nhân hiệu” bong bóng được xây dựng dựa trên các vụ tai tiếng (scandal), công nghệ lăngxê…nhưng các “Nhân hiệu” này thường “bỗng dưng nổi tiếng” và “bỗng dưng vụt tắt”! - Một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh sẽ có doanh thu , giá bán, các giá trị thương mại, hình ảnh cao hơn các doanh nghiệp không có thương hiệu. Với cá nhân hoàn toàn tương tự, hai con người có học thức, có nhận thức tương đương nhau, nhưng một người có điểm khác biệt sẽ có giá trị hơn người còn lại. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị bản thân của ứng viên, theo họ những con người có những điểm khác biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây dựng thương hiệu cá nhân. - Chúng ta không bằng lòng với mức lương hiện có, chúng ta không bằng lòng với học vấn hiện tại, chúng ta cố gắng hết sức để học tập, làm việc với mong muốn sẽ được tăng lương, sẽ có địa vị xã hội, rõ ràng chúng ta đang cố gắng để xây dựng một thương hiệu cá nhân, với thương hiệu đó những giá trị gia tăng sẽ cao hơn khi chúng ta có thương hiệu. - Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình “truyền bá” những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình. - Tạo sự khác biệt Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh…). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận. Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp chị B… Chương 2: Xây dựng thương hiệu cá nhân. 2.1. Quá trình hình thành một thương hiệu cá nhân Giá trị một sản phẩm, dịch vụ chỉ đến được với đại chúng bằng con đường truyền thông hữu ý. Song, giá trị bản thân của mỗi con người lại được thể hiện dưới nhiều phương cách khác nhau, hoặc hữu ý, hoặc vô ý. Vô ý là bởi vì đôi lúc, bạn chẳng cần lên chiến lược, mục tiêu để giúp định vị hình ảnh bản thân, song chính sự xuất hiện của bạn trong những mối quan hệ, trong những cách giao tiếp lại là cách bạn để người ta đánh giá về giá trị của bản thân bạn, dù những đánh giá ấy có thể sai. Do đó, nếu bạn không lo ý thức xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân, thì giá trị của bạn sẽ phụ thuộc sự đánh giá bên ngoài của thiên hạ. Bởi vì những gì người ta nghĩ, nói và đối xử với bạn tùy thuộc vào cách thức bạn tạo cho mình một giá trị để định vị. Thế nên, tiến trình tạo lập hình ảnh, giá trị, hay thương hiệu cá nhân là một tiến trình đòi hỏi bạn phải ra công xây dựng cách có ý thức. 2.2.1 Bạn bắt đầu xây tên mình từ lúc nào? - Thuở mới lọt lòng, bằng gương mặt, ánh mắt, nụ cười,… bạn đã khởi sự một tiến trình truyền thông cho thế giới bên ngoài về con người bạn. Rồi những năm tháng đầu đời, cái tên của bạn cũng đã gắn kết với những hình ảnh về con người bạn trong ánh nhìn của người khác, dù bạn chưa hề ý thức về nó. Chẳng hạn, khi đó, nhắc đến tên bạn, mọi người có thể nghĩ ngay đến bạn là một cô bé chăm học, hoặc một cậu trai lém lỉnh,… thông qua những gì bạn thể hiện ra trong cuộc sống. - Càng lớn lên, tiến trình truyền thông ấy, dù vô ý, càng trở nên mạnh mẽ hơn. Hình ảnh cá nhân của bạn ngày càng hiện rõ và được củng cố trong suy nghĩ của những người chung quanh. Song lại rất ít người ý thức định vị cho mình một thương hiệu cá nhân. Ai cũng muốn người khác có những suy nghĩ, đánh giá tốt đẹp về mình, đề cao giá trị của mình, song họ lại để những hình ảnh đẹp đẽ đó tự động hình thành từ những nhận xét của người khác. Cả những nhà tiếp thị giỏi cũng ít có khả năng tiếp thị cho chính bản thân họ. Chúng ta quên mất rằng, thương hiệu của người làm tiếp thị có ý nghĩa rất lớn trong việc tiếp thị hình ảnh cho sản phẩm hay dịch vụ của mình. [...]... xây dựng thương hiệu cá nhân và một số bí quyêt giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công 3.1: Nguyên nhân sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân - Theo các nhà marketing, sự thất bại của việc xây dựng thương hiệu cá nhân xuất phát từ “sự định vị” kém hiệu quả của mỗi cá nhân Đối với các công ty, khách hàng nhận diện thương hiệu của họ qua các phương tiện truyền thông hoặc các thông... nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn – yếu tố giúp bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình 2.2.2 : Lưu ý khi xây dựng thương hiệu cá nhân - Xây dựng thương hiệu cá nhân, không thể làm trong ngày một ngày... rằng, đa số các trường hợp thì thương hiệu cá nhân của bạn chủ yếu là được định hình bởi tác động ngoài sự kiểm soát của bạn Chúng ta luôn mong muốn cải cách và nâng cao thương hiệu cá nhân cho bản thân mình Nhưng hãy luôn nhớ rằng, dù cho bạn sử dụng giải pháp nào đi nữa, mà bạn không kiểm soát được thương hiệu cá nhân của mình, thì đó chính là lúc bạn đang hủy diệt đi thương hiệu cá nhân của mình mà... việc xây dựng thương hiệu cá nhân Chúng ta đã và sẽ là những CEO của các công ty riêng của chính mình, trong kinh doanh việc quan trọng là tự xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân Rất nhiều người đã lao vào phong trào xây dựng thương hiệu cá nhân, tìm kiếm cả về hình thức lẫn nội dung Xu hướng này vẫn vững mạnh dù bị lên án rằng thương hiệu cá nhân bản thân nó đã là nỗi ám ảnh đối với các tổ chức... xây dựng và điều hành doanh nghiệp 2.3.Những thương hiệu cá nhân nổi tiếng trong xã hội Thương hiệu được phát kiến bởi các nhà hoạt động kinh doanh nhưng thương hiệu cá nhân thật sự được thăng hoa trong các hoạt động nghệ thuật * Michael Jackson trở thành một biểu tượng thương hiệu như thế nào Có cả trăm nghìn cuốn sách nói về cách thức xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân Michael Jackson là trường... thiện mà các fan hâm mộ đặt cho Đan Trường" Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu cho việc xây dựng một thương hiệu cá nhân thành công trong xã hội Cũng có những người đã chọn cho mình một cách xây dưng thương hiệu lành mạnh, bằng chính tài năng và khẳng định mình nhưng cũng có những người lại làm xấu đi chính thương hiệu của mình bằng những scandan không nên có Chương 3 Nguyên nhân thất bại của việc... chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định Bước 3: Đánh giá và liên hệ Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào? Điểm mấu chốt là phải thu thập... tính của bạn Muốn được điều này, bạn phải chủ động khám phá và phát huy các giá trị của mình, hầu tạo lập cho mình một hình ảnh phản ánh đúng con người đích thực, thương hiệu cá nhân đích thực của mình - Một thương hiệu cá nhân thành công là khi nhắc đến tên bạn, người ta sẽ nghĩ ngay đến những nét tính cách, những giá trị đặc thù mà bạn đã tạo lập cho chính mình - Và điều quan trọng của một thương hiệu. .. bây giờ, hãy chú ý xây dựng thương hiệu nghề nghiệp cho cá nhân một cách vững vàng Trong cuốn sách của mình, Salvador đưa ra những gợi ý sau: * Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn Rèn luyện kỹ năng, không ngừng bồi đắp kiến thức chuyên ngành khiến bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình, đó là cách tạo thương hiệu, uy tín cá nhân hiệu quả nhất Từ những thành tích đạt... mình, khả năng thăng tiến của cá nhân đó sẽ bị bỏ qua Trong khi đó, những người biết cách quảng bá cho thương hiệu của mình sẽ tiếp tục thành công dù họ có thể không phải là những người nổi trội Vì thế chúng ta cần tích cực xây dựng thương hiệu cho chính mình ngay tư bây giờ Mỗi con người là một thương hiệu và hãy làm cho thương hiệu của mình được mọi người biết đến Bài tiểu luận của nhóm đến đây là kết . TRỊ THƯƠNG HIỆU Đề tài: Vai trò của thương hiệu cá nhân trong xã hội Lời mở đầu. Đã từ lâu thương hiệu không chỉ là một các nhãn gắn lên một đơn vị sản phẩm đơn thuần nữa. những thương hiệu. dựng nên. Nhân hiệu giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội. * Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có : Học vấn, các thành. nghiệp. 2.3.Những thương hiệu cá nhân nổi tiếng trong xã hội Thương hiệu được phát kiến bởi các nhà hoạt động kinh doanh nhưng thương hiệu cá nhân thật sự được thăng hoa trong các hoạt động nghệ

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan