Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa lũ lụt docx

8 365 0
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa lũ lụt docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa lũ lụt Trong và sau lũ lụt, do điều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng thất thường, vất vả căng thẳng thần kinh, vệ sinh không đảm bảo nên đại đa số đồng bào kể cả bộ đội, cán bộ, công nhân, học sinh đều ít nhiều bị suy giảm sức đề kháng. Từ đó, bên cạnh nhiều bệnh nội khoa, ngoại khoa, truyền nhiễm, chấn thương, tai nạn. Trong và sau lũ lụt, do điều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng thất thường, vất vả căng thẳng thần kinh, vệ sinh không đảm bảo nên đại đa số đồng bào kể cả bộ đội, cán bộ, công nhân, học sinh đều ít nhiều bị suy giảm sức đề kháng. Từ đó, bên cạnh nhiều bệnh nội khoa, ngoại khoa, truyền nhiễm, chấn thương, tai nạn, một loạt bệnh ngoài da được dịp phát triển, cần tích cực phòng chống để hạn chế tác hại của thiên tai và sớm trở lại sinh hoạt lao động bình thường. Viêm da phỏng nước do côn trùng: Từ đồng ruộng, sông ngòi ngập nước, ban đêm nhiều loại côn trùng theo ánh sáng đèn bay vào nhà. Những người làm việc, học tập dưới ánh đèn, thường bị một số côn trùng rơi vào cổ mặt, lưng, ngực, đùi. Do phản xạ tự nhiên, giơ tay đập quệt, làm nát công trùng trên da. Trong số côn trùng đó, có con kiến khoang (tên khoa học là Paederus, dân gian còn gọi là kiến gạo, kiến đỏ đít, bụng có khoang đỏ, khi chạy đít cong lên). Loại kiến này có chất pederin tương tự như photpho có khả năng gây bỏng. Người bị kiến khoang rơi vào sáng sớm dậy thấy nổi ở những vùng đã nói trên một số vệt đỏ có phỏng nước, gây cảm giác rát bỏng. Sau 3-5 ngày các vết đóng vảy, sau đó lành không để lại sẹo. Bệnh này dễ lầm với bệnh giời leo (zona), do một loại virut gây nên làm nổi phỏng nước, phỏng mủ dọc dây thần kinh ở một vùng nào đó nhưng chỉ nổi một bên, khi lành để lại sẹo, và có thể có di chứng đau dây thần kinh sau zona. Zona vùng trán - mắt là thể nặng gây đau nhức dữ dội, có thể ảnh hưởng xấu tới thị lực. Nấm da: Gây nên do một số ký sinh trùng hình sợi len lỏi vào các lớp nông của da nhất là vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt như bẹn, nách, nếp dưới vú, quanh thắt lưng, mông. ở da thường, dân gian gọi là hắc lào, ở kẽ chân gọi là nước ăn chân. Hắc lào ban đầu chỉ biểu hiện thành vết đỏ tròn 2 đến 5 ly đường kính, dần dần lan rộng thành đám vằn vèo có viền bờ rô, rất ngứa. Gãi nhiều hoặc bôi thuốc không thích hợp có thể biến chứng thành viêm da nhiễm khuẩn thứ phát. Nấm kẽ chân thường gây bợt trắng ở kẽ thứ ba, thứ tư, có khi kèm theo mụn nước ở ria các ngón, rất ngứa. Do gãi nhiều hoặc không giữ được vệ sinh dễ thành lở loét sưng tấy nổi hạch bẹn đau. Nấm kẽ, hắc lào, viêm da nhiễm khuẩn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và lao động. Trường hợp mãn tính tiến triển nhiều tháng nhiều năm có thể gây tổn thương ở móng tay móng chân, điều trị khó khăn hơn. Bệnh ghẻ: Do cái ghẻ gây nên có thể lây truyền mạnh trong gia đình và tập thể. Biểu hiện thành mụn nước nhỏ có đường hang ở kẽ tay, lòng bàn tay, ngấn cổ tay, quanh rốn, vùng sinh dục nam, lòng bàn chân trẻ nhỏ. Bệnh ghẻ gây ngứa dữ dội, gãi nhiều dễ thành viêm da nhiễm khuẩn. ở trẻ nhỏ và thiếu niên có thể biến chứng viêm cầu thận cấp, phù mặt, phù chân, đái ít, nguy hiểm. Sẩn ngứa do côn trùng: Gây nên do bọ chét, ruồi vàng, dĩn, mạt, rệp khi đốt người tiêm vào da những độc tố gây ngứa. Ban đầu là vết sẩn đỏ, về sau vón thành cục, rải rác hai cẳng chân, bàn chân, quanh thắt lưng, mông, tiến triển mãn tính Gãi nhiều dễ thành mưng mủ sưng tấy, cá biệt thành chốc loét ở cẳng chân. Ðồng bào tránh lũ lụt sơ tán lên vùng trung du, vùng cao càng dễ bị bệnh này, cho là do lạ nước , ngã nước . Viêm da mủ: Ðây là danh từ chung để chỉ đinh nhọt, phỏng rạ, chốc loét do liên tụ cầu, phát triển trên các vết xây xước trợt da do chấn thương va vấp, hoặc trên các bệnh gây ngứa đã nói trên. Ðối với trẻ nhỏ viêm da mủ nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn máu. Ðể phòng chống có kết quả các loại bệnh trên, cần lưu ý một số điểm sau: - Ngay trong lũ lụt, cố gắng giữ khô, lau khô các nếp bẹn, kẽ chân, quanh thắt lưng, không nên mặc quần áo còn ẩm ướt, tranh thủ phơi nắng quần áo, giầy tất, chăn chiếu. - Phát hiện sớm, điều trị sớm ngay từ khi mới thấy dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tránh tự động bôi thuốc linh tinh theo lời mách bảo của người xung quanh hoặc cả tin lời quảng cáo thiếu trung thực. - Khi đã bị bệnh, phải tự kiềm chế, tránh gãi, tránh chà xát mạnh khi tắm rửa làm trợt da, trốc vảy trên tổn thương. - Sau lũ lụt điều kiện vệ sinh dinh dưỡng còn nhiều khó khăn không thể ngày một ngày hai mà giải quyết được, mọi người phải tự mình khắc phục, tích cực tham gia cải thiện môi trường, sớm phục hồi sinh hoạt và lao động bình thường. . Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa lũ lụt Trong và sau lũ lụt, do điều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng thất thường, vất vả căng thẳng. đề kháng. Từ đó, bên cạnh nhiều bệnh nội khoa, ngoại khoa, truyền nhiễm, chấn thương, tai nạn, một loạt bệnh ngoài da được dịp phát triển, cần tích cực phòng chống để hạn chế tác hại của thiên. dẫn tới viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm khuẩn máu. Ðể phòng chống có kết quả các loại bệnh trên, cần lưu ý một số điểm sau: - Ngay trong lũ lụt, cố gắng giữ khô, lau khô các nếp bẹn, kẽ chân,

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan