ÐIỀU TRỊ GÃY ÐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY THEO PHƯƠNG PHÁP KAPANDJI ppsx

7 1.7K 27
ÐIỀU TRỊ GÃY ÐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY THEO PHƯƠNG PHÁP KAPANDJI ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÐIỀU TRỊ GÃY ÐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY THEO PHƯƠNG PHÁP KAPANDJI TÓM TẮT Ðiều trị gãy đầu dưới xuơng quay bằng nắn và bó bột có nhược điểm là dễ di lệch thứ phát và hạn chế phục hồi cơ năng do bất động lâu. Từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1992 có 36 trường hợp gãy đầu dưới xương quay được điều trị theo phương pháp Kapandji. Thời gian theo dõi trung bình là 20 tuần. Phục hồi cơ năng loại tốt là 33 trường hợp (91,6%). Di lệch thứ phát 2 trường hợp (5,6%). Biến chứng chạm nhánh cảm giác thần kinh quay 1 trường hợp (2,8%). Không có các biến chứng như nhiễm trùng. tổn thương gân Nhận thấy đây là phương pháp đơn giản có hiệu quả trong điều trị gãy đầu dưới xương quay di lệch ra sau. SUMMARY TREATMENT OF DISTAL RADIAL FRACTURES WITH KAPANDJIS METHOD. Nguyen Trong Tin * Y hoc TP. Ho Chi Minh * 1999. vol. 3. N 0 3: 159-161 The disadvantages of conservative treatment of distal radial fractures are the secondary displacement and the limitation of functional recovery because of prolonged immobilization. From April 1991 to December 1992. 36 cases of distal radial fractures were treated with Kapandji 's method. The average time of follow-up is 20 weeks. There were 33 cases with good outcome (91.6%) and 2 cases with secondary displacement (5.8%). There were one case of radial nerve lesion and one with algodystrophy. There was no case of infection, nor tendon lesion This is a simple and effective method that can be applied in treatment of distal radial fractures. MỞ ÐẦU Gãy đầu dưới xương quay là một trong những gãy xương khá phổ biến. Theo tài liệu chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Bình Dân thì loại gãy này chiếm 8% tổng số gãy xương và 26% ở gãy xương chi trên (13) . Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng trên thế giới như nắn bó bột, xuyên kim qua da, mổ kết hợp xương, bất động ngoài Ở nước ta, điều trị chủ yếu là nắn bó bột. Phương pháp này có nhược điểm là dễ bị di lệch thứ phát dưới bột và cứng khớp, rối loạn dinh dưỡng do bất động lâu. Tác giả Kapandji đề xuất và thực hiện phương pháp xuyên kim qua khe gãy để cố định và tập vận động sớm, hạn chế các biến chứng do phương pháp nắn bó bột gây ra. Mục tiêu của đề tài này là áp dụng phương pháp trên và đánh giá hiệu quả của nó trong điều trị gãy đầu dưới xương quay ở nước ta. PHƯƠNG PHÁP Chỉ định - Chỉ định lý tưởng là gãy kiểu Pouteau-Colles. - Tuy nhiên phương pháp này có thể mở rộng cho nhiều loại gãy đầu dưới xương quay di lệch ra sau và không phải là gãy nát (6) . Chuẩn bị dụng cụ Ðể áp dụng phương pháp này cần có một số dụng cụ như khoan tay và các đoạn kim Kirscliner dài 5-8cm có đường kính 1,21,5mm. Nếu có khoan máy và máy X-quang có màng tăng sáng càng tốt. Chuẩn bị bệnh nhân Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể thực hiện ở phòng tiểu phẫu hoặc phòng mổ. Vô cảm có thể là tê tại chỗ, tê tùng hoặc mê tĩnh mạch. phương pháp xuyên kim * Có 3 kim được xuyên ở 3 vị trí sau: + Ngoài + Sau - ngoài + Sau - trong: do có mảnh thứ 3. * Có 2 thì xuyên kim (4) Sau khi vô cảm. da được rạch dọc 1 cm ở mỗi vị trí xuyên. Dùng Kelly tách mô mềm qua 2 bên. Kim Kirschner đã gắn vào khoan sẵn sàng để xuyên. - Thì 1: Kim được đưa vào giữa 2 càng của kelly vào tận xương và dùng đầu kim dò tìm khe gãy. Khi đầu kim nằm đúng khe gãy, kim được xuyên thẳng góc với trục xương, qua vỏ xương. - Thì 2: Ðầu kim hướng lên trên hợp với trục xương quay góc 45 và tiếp tục xuyên cho vừa qua vỏ bên đối diện. Sau khi kim đã xuyên vào đúng vị trí, kim được cắt sau cho đầu kim nằm ngay dưới da. Da được may lại. Săn sóc, theo dõi - Sau xuyên kim, có thể đặt một nẹp cẳng bàn tay cho giảm sưng. Nẹp bột được bỏ sau 1 đến 3 tuần tùy theo sự đau tại chỗ và mức độ vững của xương gãy. - Chụp phim kiểm tra ngay sau xuyên kim nếu lúc thực hiện không có màng tăng sáng. - Tái khám và chụp kiểm tra vào tuần thứ 1, 3, 6, 8 và 12 - Rút bỏ kim sau 6 tuần. Cách đánh giá kết quả Ðánh giá kết quả dựa trên: - Tỉ lệ di lệch thứ phát. - Tỉ lệ phục hồi cơ năng - Các biến chứng như: nhiễm trùng, tổn thương gân, thần kinh, khớp giả, tuột kim KẾT QUẢ - Từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 12 năm 1992, có 40 ca được thực hiện tại khoa Chấn thương Chỉnh Hình, bệnh viện Chợ Rẫy, trong đó có 36 ca được theo dõi. - Có 28 nam, 8 nữ, nhỏ nhất 10 tuổi và lớn nhất là 65 tuổi, tuổi trung bình là 26. Gãy ngoài khớp là 30 trường hợp và 6 trường hợp trong khớp. Thời gian xử trí sau tai nạn trung bình là 43 giờ, có trường hợp muộn đến 6 ngày. - Di lệch thứ phát là 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 5,6%. - Phục hồi vận động loại tốt là 33 trường hợp (91,6%), loại khá là 2 trường hợp (5,6%) và loại trung bình là 1 trường hợp (2,8%), không có trường hợp nào đạt cơ năng loại xấu, kể cả 2 trường hợp có di lệch thứ phát. -Về biến chứng: có 1 trường hợp tổn thương tạm thời nhánh cảm giác thần kinh quay, sau đó phục hồi. Có 1 trường hợp rối loạn dinh dưỡng. Có 3 kim bị tuột trong tổng số 100 kim được xuyên. Không có trường hợp nào nhiễm trùng, tổn thương gân hay khớp giả. . ÐIỀU TRỊ GÃY ÐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY THEO PHƯƠNG PHÁP KAPANDJI TÓM TẮT Ðiều trị gãy đầu dưới xuơng quay bằng nắn và bó bột có nhược điểm là dễ di. MỞ ÐẦU Gãy đầu dưới xương quay là một trong những gãy xương khá phổ biến. Theo tài liệu chấn thương chỉnh hình của bệnh viện Bình Dân thì loại gãy này chiếm 8% tổng số gãy xương và 26% ở gãy. chứng do phương pháp nắn bó bột gây ra. Mục tiêu của đề tài này là áp dụng phương pháp trên và đánh giá hiệu quả của nó trong điều trị gãy đầu dưới xương quay ở nước ta. PHƯƠNG PHÁP Chỉ

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan