Đề kiểm tra học kỳ môn sinh học 12 tỉnh Đồng Nai 2009-2010 doc

5 1.3K 20
Đề kiểm tra học kỳ môn sinh học 12 tỉnh Đồng Nai 2009-2010 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/5 – Sinh 486 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2009 – 2010 TỈNH ĐỒNG NAI MÔN SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút Đề này có 4 trang Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: 32 câu (từ câu 1 đến câu 32) Câu 1: Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền đang ở trạng thái cân bằng? A. 0,42AA : 0,48Aa : 0,10aa. B. 0,20AA : 0,50Aa : 0,30aa. C. 0,34AA : 0,42Aa : 0,24aa. D. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. Câu 2: Lí do nào sau đây mà người ta không sử dụng con lai F 1 có ưu thế lai cao để làm giống? A. Vì ưu thế lai làm tăng thể dò hợp và giảm thể đồng hợp. B. Vì con lai có năng suất, sinh trưởng và phát triển tốt. C. Vì ưu thế lai giảm dần ở các đời tiếp theo. D. Vì ưu thế lai có năng suất cao nên để làm kinh tế. Câu 3: Động vật được tạo ra bằng phương pháp nhân bản vô tính có đặc điểm di truyền A. giống cá thể cho trứng về đặc điểm di truyền trong nhân. B. giống cả hai cá thể cho trứng và cho nhân về đặc điểm di truyền trong nhân. C. giống cá thể cho nhân về đặc điểm di truyền trong nhân. D. giống cá thể mẹ đã mang thai sinh ra nó. Câu 4: Hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chòu cao hơn dạng bố mẹ thuần chủng gọi là A. thoái hóa giống. B. lai khác dòng. C. giả thuyết siêu trội. D. ưu thế lai. Câu 5: Sự điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, trong môi trường có lactozơ thì protein ức chế sẽ liên kết với A. vùng khởi động (P). B. Lactozơ. C. vùng vận hành (O). D. gen điều hòa (R). Câu 6: Loại tác nhân thường được sử dụng để gây đột biến đa bội là A. các tác nhân vật lí. B. consixin. C. các dạng bazơ hiếm. D. 5-brom uraxin. Câu 7: Một quần thể có ba loại kiểu gen là BB, Bb và bb, trong đó tần số kiểu gen Bb là 0,40. Theo lí thuyết, sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sẽ là A. 0,20 B. 0,10 C. 0,90 D. 0,80 Câu 8: Quần thể sinh sản bằng cách giao phối gần (cận huyết) sẽ có cấu trúc di truyền với đặc điểm là A. tỉ lệ các kiểu gen dò hợp tử tăng dần và tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử giảm dần. B. tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử tăng dần và tỉ lệ các kiểu gen dò hợp tử giảm dần. C. tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử không đổi và tỉ lệ các kiểu gen dò hợp tử giảm dần. D. tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tử tăng dần và tỉ lệ các kiểu gen dò hợp tử không đổi. Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A (quả dài), a (quả ngắn); B (quả ngọt), b (quả chua). Cho lai phân tích cá thể F 1 dò hợp tử hai cặp gen thì thu được kết quả: 402 cây quả dài, ngọt : 399 cây quả ngắn, chua : 102 cây quả dài, chua : 103 cây quả ngắn, ngọt. Kiểu gen và tần số hoán vò gen của F 1 là: A. Ab aB , tần số 10%. B. AB ab , tần số 10%. C. AB ab , tần số 20%. D. Ab aB , tần số 20%. Câu 10: Bước nào sau đây không có trong quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? Mã đề thi 486 Trang 2/5 – Sinh 486 A. Cho các dòng thuần lai với nhau để tạo ưu thế lai. B. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. C. Tạo dòng thuần chủng. D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. Câu 11: Gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ và gen của sinh vật nhân thực khác nhau ở vùng nào sau đây? A. Vùng mã hóa. B. Vùng vận hành. C. Vùng điều hòa. D. Vùng kết thúc. Câu 12: Nhiễm sắc thể xếp gọn trong nhân tế bào và dễ di chuyển trong quá trình phân chia tế bào là do nhiễm sắc thể A. xoắn cuộn lại ở các mức độ khác nhau. B. là cấu trúc mang gen. C. có khả năng tự nhân đôi. D. tồn tại thành từng cặp tương đồng. Câu 13: Điều nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ giữa gen và tính trạng? A. Một tính trạng có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều gen. B. Một gen có thể quy đònh một tính trạng. C. Nhiều tính trạng có thể được quy đònh bởi một gen. D. Nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng. Câu 14: Loại bỏ hoặc làm bất hoại một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: A. công nghệ sinh học. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ gen D. kó thuật vi sinh. Câu 15: Trong thí nghiệm lai một tính trạng ở đậu Hà Lan, khi Menđen cho F 2 tự thụ phấn đã thu được kết quả sau, ngoại trừ kết quả A. 1/3 số cay hoa đỏ ở F 2 cho F 3 toàn cây hoa đỏ. B. 2/3 số cây hoa đỏ ở F 2 cho F 3 với tỷ lệ 3 đỏ : 1 trắng. C. các cây hoa trắng ở F 2 cho F 3 toàn hoa trắng. D. các cây hoa đỏ ở F 2 cho F 3 với tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng. Câu 16: Sự di truyền tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy đònh, không có alen tưng ứng trên nhiễm sắc thể X thì A. chỉ di truyền cho giới cái. B. chỉ di truyền cho giới đực. C. chỉ di truyền cho giới dò giao tử. D. chỉ di truyền cho giới đồng giao tử. Câu 17: Ở cây nho tam bội thì trong tế bào sinh dưỡng (xôma) A. có 1 cặp NST nào đó có 3 chiếc NST. B. mỗi cặp NST đều có 3 chiếc NST. C. có bộ NST lưỡng bội tăng 3 lần. D. có 3 cặp NST tương đồng. Câu 18: Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là A. những tính trạng số lượng. B. những tính trạng liên kết giới tính. C. những tính trạng giới tính. D. những tính trạng chất lượng. Câu 19: Thể đột biến là A. cá thể có mang gen đột biến. B. những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. Câu 20: Nguyên tắc bổ sung nào sau đây không có trong quá trình phiên mã? A. A mạch gốc liên kết với T. B. T mạch gốc liên kết với A. C. G mạch gốc liên kết với X. D. X mạch gốc liên kết với G. Câu 21: Khi quần thể ở trạng thái cân bằng Hacdi – Vanbec thì từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể xác đònh được A. tần số kiểu gen và tần số alen trội và alen lặn trong quần thể. B. tần số alen trội và alen lặn trong quần thể. C. tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể. D. tính trạng do một hay nhiều gen quy đònh. Trang 3/5 – Sinh 486 Câu 22: Công nghệ gen là quy trình tạo ra những A. đoạn ADN dùng vào việc chuyển gen. B. tế bào hoặc sinh vật có gen bò biến đổi hoặc có thêm gen mới. C. tế bào mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau. D. sinh vật có cùng một kiểu gen. Câu 23: Khi cho cây hoa đỏ lai thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng thì thu được F 1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn, thu được các cây F 2 gồm 315 cay hoa đỏ và 245 cây hoa trắng. Biết rằng không có đột biến mới. Tính trạng màu hoa đã di truyền theo quy luật (hiện tượng) nào sau đây? A. Phân li độc lập. B. Tương tác cộng gộp. C. Liên kết gen. D. Tương tác bổ sung. Câu 24: Cá thể có kiểu gen AB aB khi giảm phân có hoán vò gen giữa A và a với tần số là 20% thì sẽ cho ra bao nhiêu loại giao tử ? Cho rằng không có đột biến. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 25: ADN tái tổ hợp gồm có A. ADN của virút và đoạn gen cần chuyển. B. ADN của plasmit và ADN của vi khuẩn. C. ADN của plasmit và đoạn gen cần chuyển. D. ADN của thể truyền và đoạn gen cần chuyển. Câu 26: Cho cá thể có kiểu gen AAbb lai với cá thể có kiểu gen aaBB thu được F 1 . Cho F 1 lai với cá thể có kiểu gen Aabb đời con thu được có tỉ lệ các kiểu gen là A. 1AABb : 2AAbb : 1AaBb : 2Aabb : 1aaBb : 2aabb. B. 2AABb : 1AAbb : 2AaBb : 1Aabb : 2aaBb : 1aabb. C. 1AABb : 1AAbb : 2AaBb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb. D. 1AABb : 2AAbb : 2AaBb : 2Aabb : 2aaBb : 1aabb. Câu 27: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ thuần chủng lai với quả vàng thu được F 1 :100% quả đỏ. Cho F 1 lai phân tích thì thế hệ lai có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 quả đỏ : 1 quả vàng. B. 1 quả đỏ : 3 quả vàng. C. 2 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. Câu 28: Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ mã nào sau đây trên mARN thì quá trình dòch mã hoàn tất? A. UAU B. UAG C. UGG D. UAX Câu 29: Hoán vò gen (liên kết không hoàn toàn ) có thể ứng dụng vào việc A. làm hạn chế xuất hiện biến dò tổ hợp. B. lập bản đồ gen. C. sớm phân biệt đực, cái. D. tạo giống mới có tính trạng di truyền ổn đònh. Câu 30: Để có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau người ta thường dùng A. phương pháp chuyển gen. B. phương pháp cấy truyền phôi. C. công nghệ tế bào thực vật. D. công nghệ lai tế bào. Câu 31: Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, người ta có thể sử dụng A. gen đánh dấu hoặc các dấu chấm. B. enzim cắt (restrictaza) và enzim nới (ligaza). C. vi khuẩn đường ruột E.coli . D. muối CaCl 2 hoặc dùng xung điện. Câu 32: Hai gen được gọi là alen với nhau khi chúng A. nằm ở hai lôcut gen khác nhau của hai cặp NST tương đồng. B. cùng nằm trên một lôcut gen ở cặp NST tương đồng khác nhau. C. cùng nằm trên một lôcut gen và gen này là alen của gen kia. D. nằm ở hai lôcut gen khác nhau của một cặp NST tương đồng. II/PHẦN RIÊNG: 08 câu Trang 4/5 – Sinh 486 Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (phần A hoặc phần B). Nếu làm cả hai phần A,B sẽ không có điểm. Phần A : (từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối là A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. đột biến. D. di – nhập gen. Câu 34: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò A. ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc. B. tạo ra các kiểu gen thích nghi. C. tạo ra các kiểu hình thích nghi. D. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy đònh kiểu hình thích nghi. Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hóa của sinh vật? A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật. B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể. C. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác đònh. D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. Câu 36: Người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tiến hóa của sinh giới là A. Moocgan. B. Lamac. C. Menđen. D. Đacuyn. Câu 37: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiều gen của quần thể chậm nhất là A. đột biến gen. B. chọn lọc tự nhiên. C. giao phối ngẫu nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 38: Theo Lamac, nguyên nhân đẫn đến phát sinh các loài mới từ 1 loài tổ tiên ban đầu là do A. sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống. B. sự thay đổi một cách chậm chạp và nhất thời của môi trường sống. C. sự thay đổi một cách đột ngột và nhất thời của môi trường sống. D. sự thay đổi một cách đột ngột và liên tục của môi trường sống. Câu 39: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ vốn gen của loài người? A. Liệu pháp gen. B. Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến. C. Tăng cường sử dụng thuốc hóa học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ) trong sản xuất nông nghiệp. D. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh. Câu 40: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hóa là A. các nhân tố duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. B. các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. các nhân tố duy trì ổn đònh thành phần kiểu gen và tần số các alen trong quần thể. D. các nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen trong quần thể. Phần B : (từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Phương pháp nào sau đây được sử dụng nghiên cứu di truyền học người? A. Phương pháp chuyển gen. B. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể. C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp cổ sinh vật học. Câu 42: Để phân lập dòng vi khuẩn có đột biến người ta thường sử dụng A. dựa vào đặc điểm di truyền liên kết giới tính. B. môi trường khuyết dưỡng. C. môi trường dinh dưỡng. D. dùng thể truyền có gen đánh dấu Trang 5/5 – Sinh 486 Câu 43: Vi tiêm là phương pháp thông dụng nhất trong kó thuật chuyển gen ở động vật. Đoạn ADN được bơm thẳng vào hợp tử ở giai đoạn A. nhân non. B. nhân của tế bào trứng và tin trùng đã hòa hợp. C. hợp tử bắt đầu phân chia. D. tinh trùng chưa kết hợp với trứng. Câu 44: Điều nào sau đây là không đúng? A. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. D. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở đời sau. Câu 45: Hai người đồng sinh cùng trứng có đặc điểm gì? A. Sinh ra từ hai trứng chín rụng cùng lúc và đều được thụ tinh. B. Cùng giới tính hay khác giới tính. C. Giống nhau về kiểu gen. D. Sinh ra từ một trứng thụ tinh với hai tinh trùng. Câu 46: Trong quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ, enzim ARN – pôlimeraza có chức năng A. tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’-OH tự do. B. nối các đoạn Okazaki với nhau. C. nhận biết vò trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi. D. tháo xoắn phân tử ADN. Câu 47: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. lai tế bào xôma. B. dùng kó thuật vi tiêm. C. gây đột biến nhân tạo. D. dùng kó thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit. Câu 48: Câu nào sau đây có nội dung sai? A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Trong quá trình kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình còn chòu ảnh hưởng của môi trường. C. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau. D. Giới tính có ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu gen của kiểu hình. HẾT ĐÁP ÁN Câu 1: D Câu 13: A Câu 25: D Câu 37: A Câu 2: C Câu 14: C Câu 26: C Câu 38: A Câu 3: C Câu 15: D Câu 27: D Câu 39: C Câu 4: D Câu 16: C Câu 28: B Câu 40: D Câu 5: B Câu 17: B Câu 29: B Câu 41: B Câu 6: B Câu 18: A Câu 30: B Câu 42: B Câu 7: C Câu 19: D Câu 31: D Câu 43: A Câu 8: B Câu 20: A Câu 32: C Câu 44: C Câu 9: C Câu 21: A Câu 33: B Câu 45: C Câu 10: A Câu 22: B Câu 34: D Câu 46: A Câu 11: A Câu 23: D Câu 35: C Câu 47: D Câu 12: A Câu 24: A Câu 36: B Câu 48: D . Trang 1/5 – Sinh 486 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2009 – 2010 TỈNH ĐỒNG NAI MÔN SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút Đề này có 4 trang. người đồng sinh cùng trứng có đặc điểm gì? A. Sinh ra từ hai trứng chín rụng cùng lúc và đều được thụ tinh. B. Cùng giới tính hay khác giới tính. C. Giống nhau về kiểu gen. D. Sinh ra. của gen kia. D. nằm ở hai lôcut gen khác nhau của một cặp NST tương đồng. II/PHẦN RIÊNG: 08 câu Trang 4/5 – Sinh 486 Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (phần A hoặc phần B). Nếu làm cả hai

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan