Những thuộc địa đầu tiên của người Mỹ pps

10 369 0
Những thuộc địa đầu tiên của người Mỹ pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thuộc địa đầu tiên của người Mỹ Những năm đầu thế kỷ XVII đã chứng kiến sự mở đầu cơn sóng nhập cư khổng lồ từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Kéo dài suốt hơn ba thế kỷ, dòng nhập cư này từ sự nhỏ giọt chừng vài trăm người Anh đến lập nghiệp tại thuộc địa đến cơn lũ hàng triệu người mới tới. Bị thúc ép, bị bắt buộc bởi nhiều động cơ, lý do mạnh mẽ và khác nhau, họ tới Tân Thế giới và xây dựng một nền văn minh mới ở phần phía bắc của lục địa này. Những dân nhập cư người Anh đầu tiên tới miền đất ngày nay là Hoa Kỳ đã vượt Ðại Tây Dương mãi lâu sau khi các thuộc địa Tây Ban Nha thịnh vượng đã được lập ra ở Mexico, ở vùng Tây ấn và Nam Mỹ. Giống như tất thảy những người phiêu lưu trước đây tới Tân Thế giới, họ đến đây trên những chiếc tầu nhỏ, chật cứng người. Trong suốt các chặng hành trình kéo dài từ 6 tới 12 tuần, họ phải sống bằng những khẩu phần ăn rất đạm bạc. Nhiều người chết vì bệnh tật, các con tàu thường xuyên bị các cơn bão tấn công và một số tàu đã mất tích ngoài biển. Phần lớn dân di cư châu Âu rời bỏ quê hương bản quán để tránh các cuộc đàn áp chính trị, để đi tìm tự do thực hành tôn giáo của họ hoặc để tìm kiếm phiêu lưu và những vận may mà họ đã không có được ở quê hương. Vào khoảng giữa năm 1620 và 1635, những khó khăn kinh tế tàn phá nước Anh. Nhiều người không thể tìm được việc làm. Thậm chí có những thợ thủ công tài khéo, tay nghề cao cũng chỉ có thể kiếm được rất ít tiền, khó bảo đảm được một cuộc sống dù là chật vật. Nông dân thất thu mùa màng đã thêm phần tai hoạ cho cảnh gieo neo khốn cùng ấy. Thêm nữa, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra ngành công nghiệp dệt. Ngành dệt mới nảy sinh này đã đòi hỏi sự cung cấp gia tăng chưa từng có về lông cừu để duy trì các cỗ máy dệt hoạt động. Các địa chủ đã rào các khu đất canh tác và sa thải nông dân để dành đất chăn nuôi cừu. Cuộc bành trướng thuộc địa đã trở thành lối thoát cho đám nông dân bị đuổi việc đó. Cái nhìn thoáng qua đầu tiên của những kẻ bỏ quê đi lập nghiệp dõi tới vùng đất mới là viễn cảnh của những cánh rừng rậm rạp. Những người định cư chắc không thể nào sống sót nếu như không có sự giúp đỡ của người da đỏ thân thiện, họ dạy cho người định cư cách trồng những giống cây bản địa như bí ngô, bí, đậu và ngô. Hơn nữa, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn kéo dài đến gần 2.100 cây số dọc miền ven biển phía đông đã minh chứng về một nguồn phong phú các loài thú săn và củi đốt. Các khu rừng này cũng cung cấp rộng rãi nguyên liệu dùng để dựng nhà, đóng đồ, đóng tàu thuyền và chế tạo những loại hàng hoá sinh lợi để xuất khẩu. Tuy miền lục địa mới được thiên nhiên ban phát cho những nguồn sản vật giàu có, nhưng mối giao thương với châu Âu vẫn quan trọng sống còn vì là nguồn cung cấp hàng hoá mà những người định cư không thể sản xuất được. Miền bờ biển đã phục vụ những người nhập cư thật đắc lực. Toàn bộ chiều dài của bờ biển đã cung cấp vô số những luồng lạch và hải cảng. Chỉ có hai vùng: Bắc Carolina và Nam New Jersey là thiếu các cảng cho tàu viễn dương tới neo đậu. Những dòng sông hùng vĩ như Kennebec, Hudson, Delaware, Susquehanna, Potomac và rất nhiều con sông khác nối các vùng giữa bờ biển và dãy núi Appalachian với biển. Tuy nhiên chỉ một con sông là St. Lawrence do người Pháp quản lý ở Canada chảy vào vùng Hồ lớn và miền trung tâm của lục địa. Những cánh rừng rậm, sự chống đối của một số bộ lạc da đỏ và những cản trở khó vượt qua của dãy núi Appalachian đã làm nản lòng những người muốn lập khu định cư ở xa hơn miền đồng bằng ven biển. Chỉ có những người đặt bẫy thú lấy da và các nhà buôn mới mạo hiểm tiến vào khu vực hoang sơ. Suốt trong một trăm năm đầu tiên, những người định cư xây dựng các khu ở của mình một cách chặt chẽ dọc bờ biển. Những lý do, suy tính về chính trị đã ảnh hưởng tới nhiều người khiến họ di cư tới Mỹ. Vào những năm 1630, vai trò trọng tài của vua Anh Charles đệ Nhất đã tạo động lực cho việc di cư tới Tân Thế giới. Cuộc khởi nghĩa và những thắng lợi tiếp theo của những kẻ đối lập với Charles đệ Nhất dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell vào những năm 1640 đã đưa những người ủng hộ vua Charles đệ Nhất trong nội chiến Anh quốc - "Những thần dân của nhà vua" - được giao nhiệm vụ tới thử vận may ở Virginia. Tại các vùng nói tiếng Ðức ở châu Âu, mọi chính sách đàn áp của các vị hoàng thân hẹp hòi khác nhau, đặc biệt là lý do tôn giáo - cùng sự tàn phá gây ra bởi một loạt các cuộc chiến tranh lâu dài đã gây sự bùng nổ của phong trào di cư sang Mỹ vào các thế kỷ XVII và XVIII sau đó. Những người định cư đến ồ ạt vào thế kỷ XVII đã đòi hỏi việc quy hoạch và quản lý chặt chẽ cũng như những chi phí đáng kể và có rủi ro. Dân định cư phải di chuyển gần 5.000 cây số băng qua biển cả. Họ cần đồ dùng, quần áo, hạt giống, dụng cụ, vật liệu xây dựng, gia súc, vũ khí và đạn dược. Khác với các chính sách thực dân hoá của các quốc gia khác và các giai đoạn khác, việc di tán từ nước Anh không trực tiếp được chính phủ bảo trợ, mà do các nhóm những cá nhân riêng rẽ cung cấp tiền với động cơ chính là lợi lộc. VII/Jamestown Thuộc địa đầu tiên trong số các thuộc địa của Anh bắt đầu hoạt động ở Bắc Mỹ là khu Jamestown. Trên cơ sở một ân chiếu mà vua James đệ Nhất ban cho công ty Virginia (hay công ty London), một nhóm gồm khoảng 100 người đã lên đường tới vịnh Chesapeake vào năm 1607. Nhằm tránh đụng độ với người Tây Ban Nha, họ đã chọn một khu vực cách vịnh chừng 60 cây số ở phía trên dòng sông James. Ðược lập nên từ những người thị dân và những người phiêu lưu vốn quan tâm tới việc tìm vàng hơn là canh nông, nhóm người này không được chuẩn bị về khí chất, tinh thần hoặc một khả năng để lao vào một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ ở vùng đất hoang dã. Trong số họ có đại uý John Smith xuất hiện với tư cách nhân vật chủ chốt. Bất chấp các cuộc cãi vã, kiệt sức vì đói và những cuộc tấn công của người da đỏ, khả năng của ông biết củng cố kỷ luật đã cấu kết, duy trì được nhóm định cư nhỏ bé này với nhau suốt năm đầu tiên. Năm 1609, Smith trở về nước Anh. Khi ông vắng mặt, cả khu kiều dân sa sút trong tình trạng vô chính phủ. Suốt mùa đông từ năm 1609 đến năm 1610, phần lớn những kiều dân đó không chống chọi nổi bệnh tật. Cho tới tháng 5-1610, chỉ có 60 người còn sống trong số 300 người định cư đến đây. Cũng vào năm đó, thị trấn Henrico (ngày nay là thành phố Richmond) đã được thành lập ở xa hơn nữa thượng lưu sông James. Tuy nhiên điều đó xảy ra không lâu trước khi một bước phát triển diễn ra đã cách mạng hoá nền kinh tế của vùng Virginia. Năm 1612, ông John Rolfe bắt đầu việc lai giống cho cây thuốc lá nhập từ vùng Tây ấn với cây thuốc lá bản địa và đã sản xuất ra loại thuốc lá mới hợp với khẩu vị người châu Âu. Chuyến tàu biển đầu tiên chở thứ thuốc lá này đã tới London năm 1614. Trong suốt một thập niên, loại thuốc lá này đã trở thành nguồn thu nhập chính của Virginia. Tuy nhiên, sự thịnh vượng đã không tới nhanh vì tỷ lệ tử vong do bệnh tật và vì những cuộc đột kích của người da đỏ đã trở nên cao khác thường. Trong thời gian từ năm 1607 đến năm 1624 có chừng 14.000 người di trú tới thuộc địa này, song vào năm 1624 chỉ còn có 1.132 người còn sống ở đó. Theo lời khuyến nghị của một tiểu ban hoàng gia, nhà vua đã giải tán công ty Virginia và biến công ty đó trở thành khu kiều dân thuộc hoàng gia năm đó. VIII/ Massachusetts Trong thời gian xảy ra những biến động tôn giáo vào thế kỷ XVI, một nhóm người gồm cả đàn ông và đàn bà được gọi là các tín đồ Thanh giáo đã đòi hỏi cải cách giáo hội chính thức của Anh quốc ngay từ nội bộ. Về căn bản họ yêu cầu mọi nghi thức và cấu trúc có liên quan tới công giáo Lamã phải được thay thế bởi những hình thức tín ngưỡng và thờ cúng của Tin lành giáo giản dị hơn. Bằng việc đòi phá huỷ sự thống nhất của giáo hội quốc gia, những ý tưởng cải cách tôn giáo của họ đã đe dọa chia rẽ mọi người và ngầm phá hoại uy tín, chính quyền hoàng gia. Năm 1607, một nhóm nhỏ những người Phân lập - giáo phái cấp tiến của các tín đồ Thanh giáo vốn không tin Giáo hội chính thức có thể được cải cách - đã lên đường tới thành phố Leyden, Hà Lan, nơi người Hà Lan ban cho họ sắc lệnh bảo vệ người tị nạn chính trị. Tuy nhiên những người Hà Lan theo đạo Calvin đã hạn chế chỉ cấp cho họ những công việc lao động được trả lương thấp. Một số thành viên của hội đồng giáo phái đã bất mãn với sự kỳ thị này và quyết định di cư sang Tân Thế giới. Năm 1620, một nhóm những tín đồ Thanh giáo ở Leyden đã giành được giấy phép công nhận đặc quyền đất đai từ công ty Virginia, và 101 người bao gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con đã lên đường tới Virginia trên con tàu Mayflower. Một trận bão đã đưa họ trôi dạt xa hơn lên phía bắc và họ đã đổ bộ lên vùng New England tại Mũi Cá tuyết (Cape Cod). Tin rằng họ đã nằm ngoài mọi phạm vi pháp lý của bất kỳ chính quyền có tổ chức nào, những người định cư đã soạn ra một hiệp ước mang tính hình thức bày tỏ sự trung thành với "những luật lệ công bằng và bình đẳng" do các nhà lãnh đạo đã được họ lựa chọn soạn thảo và trình bày. Ðó chính là Hiệp ước Mayflower. Vào tháng 12, tàu Mayflower cập cảng Plymouth; những người hành hương bắt đầu xây dựng khu định cư của mình trong mùa đông. Gần một nửa số kiều dân này bị chết vì lọt vào những nơi nguy hiểm và vì bệnh tật, nhưng những người da đỏ thuộc bộ lạc Wampanoag láng giềng đã cung cấp cho họ kiến thức và đã giúp họ tồn tại: đó là cách trồng ngô. Ðến mùa thu năm sau, những người hành hương đã thu hoạch một vụ ngô bội thu và mối giao thương đang phát triển đã dựa vào buôn bán lông thú và gỗ xẻ. Một làn sóng người nhập cư mới đã ập tới miền bờ biển của vịnh Massachusetts vào năm 1630, họ mang theo ân chiếu của vua Charles đệ Nhất cho phép lập thuộc địa. Nhiều người trong số họ là tín đồ Thanh giáo mà những nghi lễ tôn giáo của họ đã bị cấm đoán ngày càng ngặt nghèo ở nước Anh. Thủ lĩnh của họ, ông John Winthrop, đã công khai bắt đầu thiết lập "thành phố trên đồi" ở Tân Thế giới. Ông hàm ý đó là nơi mà các tín đồ Thanh giáo sẽ sống trong sự hoà hợp chặt chẽ với các đức tin tôn giáo của họ. Công ty vịnh Massachusetts phải đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn bộ vùng New England, một phần là do Winthrop và các đồng sự tín đồ Thanh giáo của ông đã có thể mang theo ân chiếu. Vả lại quyền lực của chính quyền công ty có thẩm quyền ở Massachusetts chứ không phải ở Anh quốc. Theo những điều khoản của ân chiếu thì quyền lực dựa vào Ðại hội đồng (the General Court) bao gồm các "công dân tự do", họ cần phải là thành viên của giáo hội Thanh giáo. Ðiều này bảo đảm rằng các tín đồ Thanh giáo sẽ là lực lượng lãnh đạo chính trị chủ đạo cũng như lực lượng tôn giáo ở thuộc địa. Lực lượng đó là Ðại hội đồng và cơ quan này sẽ bầu ra thống đốc. Trong hầu hết thời gian 30 năm sau đó, vị thống đốc là John Winthrop. Tính chính thống, khe khắt của các điều luật Thanh giáo đã không phải khiến mọi người thích thú. Một trong số những người đầu tiên thách thức Ðại hội đồng một cách công khai là một tu sỹ trẻ tên là Roger Williams, người đã phản đối việc thuộc địa chiếm đất của người da đỏ và phản đối các mối quan hệ với Giáo hội Anh quốc. Sau khi bị trục xuất khỏi công ty vịnh Massachusetts, ông mua đất của người da đỏ thuộc bộ lạc Narragansett tại vùng mà bây giờ là Providence, Rhode Island, vào năm 1636. Tại đó ông tạo dựng thuộc địa Mỹ đầu tiên, nơi sự ly khai hoàn toàn khỏi giáo hội và nhà nước cũng như tự do tôn giáo đã được thực hành. Những người mà được mệnh danh là các tín đồ dị giáo như ông Williams không phải là những kẻ duy nhất rời bỏ Massachusetts. Những tín đồ Thanh giáo chính thống khi đi tìm kiếm các vùng đất màu mỡ hơn và những cơ hội tốt đẹp hơn cũng chẳng bao lâu sau rời công ty vịnh Massachusetts. Ví dụ như, những tin tức về độ phì nhiêu màu mỡ của khu vực thung lũng sông Connecticut đã thu hút sự chú ý của các chủ trại đang ở trong tình trạng gặp khó khăn vì đất đai bạc màu, khô kiệt. Cho tới năm 1630, nhiều người đã sẵn sàng đối đầu với hiểm hoạ người da đỏ tấn công để chiếm vùng đất bằng phẳng, sâu rộng và màu mỡ. Các cộng đồng mới này thường bỏ tư cách thành viên giáo hội như là một điều kiện tiên quyết để bầu cử, do đó có thể mở rộng quyền bầu cử tới số lượng người đông đảo hơn. Cũng vào thời gian này, những khu kiều dân khác bắt đầu xuất hiện dọc vùng bờ biển New Hampshire và Maine, vì ngày càng nhiều hơn số người nhập cư đi tìm đất đai và tự do của Tân Thế giới dường như có thể dành cho họ. IX/ Hà Lan mới (New Netherland) và Maryland Vào năm 1609, công ty Tây ấn Hà Lan thuê ông Henry Hudson khảo sát khu vực xung quanh nơi bây giờ là thành phố New York và con sông mang tên ông cho tới tận điểm mà có lẽ là phía bắc thành phố Albany, New York. Những cuộc hành trình tiếp theo của người Ha Lan đã đặt cơ sở cho những yêu sách của họ và những khu kiều dân đầu tiên của người Hà Lan ở khu vực này. Giống như người Pháp ở phía bắc, mối quan tâm đầu tiên của người Hà Lan là buôn bán lông thú. Ðể thực hiện mục đích này, người Hà Lan gây dựng những mối quan hệ gần gũi với năm bộ tộc của người Iroquois, những người vốn là chiếc chìa khoá dẫn tới vùng đất trung tâm cung cấp lông thú. Vào năm 1617, các kiều dân Hà Lan đã xây dựng một pháo đài ở giao điểm hai con sông Hudson và Mohawk nơi bây giờ là thành phố Albany. Khu định cư trên đảo Manhattan bắt đầu hình thành vào những năm 1620. Vào năm 1624, người da đỏ địa phương đã mua hòn đảo này với cái giá được thông báo là 24 đôla. Ðảo này lập tức được đổi tên là New Amsterdam. Ðể thu hút người định cư tới vùng sông Hudson, người Hà Lan đã khuyến khích phát triển một kiểu quý tộc phong kiến được biết đến với cái tên hệ thống "chủ đất phong"2 (Patroon). Những khu bất động sản lớn đầu tiên trong số đó được thiết lập năm 1630 ở dọc theo triền sông Hudson. Theo hệ thống chủ đất phong thì bất kỳ cổ đông nào, hay chủ đất phong nào mà có thể đem được 50 người lớn tới khu đất của anh ta trong thời hạn hơn bốn năm thì sẽ được cấp một lô đất rộng 25 cây số ở ven sông, đặc biệt là các đặc quyền đánh cá và săn bắn, và cũng được ban quyền lợi pháp lý dân sự cho các mảnh đất của mình. Ðổi lại, anh ta cung cấp vật nuôi, công cụ và nhà ở. Những người thuê đất trả tiền thuê cho chủ đất phong và giao cho ông ta quyền lựa chọn mua bán đầu tiên đối với những hoa mầu thừa dư. Xuôi về phía nam, một công ty thương mại Thụy Ðiển có các quan hệ với người Hà Lan đã toan tính lập khu định cư đầu tiên của mình dọc sông Delaware ba năm sau đó. Do không đủ nhân lực, vật lực để củng cố vị trí của mình, khu Thuỵ Ðiển Mới dần dần bị hút vào khu Hà Lan Mới và sau đó là các khu Pennsylvania và Delaware. Năm 1632, gia đình nhà Calvert đã có được ân chiếu cấp đất ở phía bắc sông Potomac do vua Charles đệ Nhất ban, vùng đất này sau đó trở thành bang Maryland. Vì ân chiếu không ghi rõ ràng việc cấm khu định cư của những người thuộc các giáo hội không phải Tin lành, nên gia tộc Calvert khuyến khích các bạn bè theo công giáo đến định cư ở đó. Thành phố đầu tiên của vùng Maryland và St.Mary's được thành lập năm 1634 gần sông Potomac đổ vào vịnh Chesapeake. Trong khi thiết lập khu tị nạn cho những tín đồ công giáo, lại phải đối mặt với sự khủng bố ngày càng gia tăng ở nước Anh theo Anh giáo, gia tộc nhà Calvert cũng quan tâm tới việc tạo ra những bất động sản sinh lợi. Nhằm mục tiêu này và đồng thời để tránh phiền hà với chính phủ Anh quốc, họ cũng khuyến khích việc nhập cư của các tín đồ Tin lành giáo. Ân chiếu hoàng gia ban cho gia tộc Calvert có sự kết hợp cả các yếu tố phong kiến lẫn yếu tố hiện đại. Một mặt họ có quyền lực để tạo ra bất động sản là trang ấp. Mặt khác, họ chỉ có thể soạn thảo luật với sự ưng thận của các công dân tự do (những người nắm tài sản) mà thôi. Họ thấy rằng để hấp dẫn, thu hút người định cư - có nghĩa là kiếm được lời từ vốn tài sản của những người này - họ phải cung cấp cho người ta các nông trại chứ không chỉ có việc thuê các điền trang. Con số các nông trại độc lập vì thế mà đã tăng lên, còn những chủ nhân của các nông trại đó đòi hỏi có tiếng nói trong những công việc của thuộc địa. Vậy là cơ quan lập pháp đầu tiên của Maryland được nhóm họp năm 1635. . Những thuộc địa đầu tiên của người Mỹ Những năm đầu thế kỷ XVII đã chứng kiến sự mở đầu cơn sóng nhập cư khổng lồ từ châu Âu sang Bắc Mỹ. Kéo dài suốt hơn ba thế. Albany, New York. Những cuộc hành trình tiếp theo của người Ha Lan đã đặt cơ sở cho những yêu sách của họ và những khu kiều dân đầu tiên của người Hà Lan ở khu vực này. Giống như người Pháp ở. qua đầu tiên của những kẻ bỏ quê đi lập nghiệp dõi tới vùng đất mới là viễn cảnh của những cánh rừng rậm rạp. Những người định cư chắc không thể nào sống sót nếu như không có sự giúp đỡ của người

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan