Giao tranh giữa Ai Cập & Israel ở Sinai potx

6 445 0
Giao tranh giữa Ai Cập & Israel ở Sinai potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giao tranh giữa Ai Cập & Israel ở Sinai Các đơn vị của Ai Cập sẽ không vượt ra ngoài dải đất nông do lo sợ mất sự bảo vệ của các khẩu đội tên lửa đất đối không SAM, được đặt ở bờ phía Tây của kênh đào. Trong cuộc chiến Sáu Ngày, không quân Israel tấn công liên hồi vào các đội quân Arab không có sự phòng vệ. Ai Cập (và Syria) đã có những công sự đồ sộ bên phía mình tại ranh giới ngừng bắn, với các khẩu đội tên lửa SAM do Liên Xô cung cấp, để chống lại không quân Israel vốn không có biện pháp đối phó hiệu quả. Israel, vốn đầu tư nhiều vào ngân sách quốc phòng, xây dựng lực lượng không quân mạnh nhất khu vực, sẽ thấy không quân của họ trở thành vô dụng bởi sự có mặt của tên lửa SAM. Lường trước được một cuộc phản công bằng thiết giáp của Israel, Ai Cập đã trang bị với một số lượng chưa từng thấy những vũ khí chống tăng xách tay – những khẩu súng phóng lựu chống tăng phản lực (RPG) và tên lửa điều khiển Sagger tân tiến hơn, những thứ đã chứng tỏ sự tàn phá đối với các cuộc phản công bằng thiết giáp đầu tiên của Israel. Mỗi nhóm 3 người lính Ai Cập có một vũ khí chống tăng. “Chưa bao giờ mà hỏa lực chống tăng mạnh mẽ như vậy lại được mang ra chiến trường”. Thêm vào đó, bờ dốc phía Ai Cập cạnh kênh đào cũng được tăng cường gấp đôi độ cao so với bên Israel, tạo cho họ một vị trí thuận lợi tuyệt vời để bắn xuống người Do Thái, cũng như bất cứ sự tiếp cận nào của xe tăng. Quy mô và hiệu quả về chiến thuật của người Ai Cập trong việc triển khai những vũ khí chống tăng này kết hợp với sự bất lực của người Israel trong việc hỗ trợ trên không tầm gần (bởi lá chắn tên lửa SAM) đã góp phần rất lớn trong những thất bại của Israel đầu cuộc chiến. Quân đội Ai Cập đã nỗ lực lớn trong việc tìm một cách nhanh chóng và hiệu quả để chọc thủng phòng tuyến của Israel. Người Do Thái đã xây dựng những chướng ngại vật lớn cao 18m được làm chủ yếu từ cát. Công binh Ai Cập lúc đầu đã dùng thuốc nổ để dọn sạch những trở ngại này, trước khi một sỹ quan cấp thấp đề xuất việc sử dụng vòi rồng phun nước áp suất cao. Ý kiến này được thử nghiệm và nhận thấy là đúng đắn, và vài vòi rồng đã được nhập khẩu từ Đông Đức. Lực lượng Ai Cập đã dùng những vòi rồng này phun nước từ kênh đào Suez. Vòi rồng đã thực sự có hiệu quả trong việc phá vỡ các chướng ngại vật. Vào 2h05 chiều, một cuộc tấn công đường không lớn bao gồm 220-250 chiến đấu cơ Ai Cập vào 3 căn cứ không quân và sân bay, 10 điểm đặt tên lửa đất đối không Hawk, những đồn chỉ huy chính, trung tâm điện, trạm rada, 2 vị trí pháo binh tầm xa, và một công sự ở đông cảng Fuad. Bộ tư lệnh Ai Cập ước tính rằng các phi công của không quân Ai Cập đã hoàn thành 95% nhiệm vụ với dưới 5% thương vong. Kết hợp với sự yểm hộ từ hơn 2000 khẩu pháo trong vòng 53 phút, tấn công vào tuyến phòng thủ và công sự bê tông ngầm Bar Lev Line, và cũng tấn công cả các đồn chỉ huy và khu vực tập trung xe tăng. Dưới sự yểm hộ của pháo binh, 8000 quân Ai Cập sau đó đã vượt kênh đào Suez trên gần 1000 bè cao su, chiếm giữ và phá hủy tất cả ngoài pháo đài Bar-Lev. Biệt đội săn lùng xe tăng bắt đầu gài mìn và mai phục xe tăng của Israel, ngăn chặn thiết giáp Israel từ can thiệp vào các đợt vượt kênh tiếp theo của quân Ai Cập. Vào lúc 2h30, cờ Ai Cập đã được cắm trên bờ đông của kênh đào, và lúc 2h46, các chiến binh Ai Cập đã chiếm giữ vị trí công sự đầu tiên. Quân đoàn công binh bắt đầu dựng cầu bắc qua kênh đào dưới sự hỗ trợ của bộ binh và pháo binh. Các đơn vị đặc công Sa’iqa được vận chuyển bằng trực thăng vào sâu trong Sinai, cách phía đông kênh đào 40km để ngăn cản lực lượng dự bị Israel. Không quân Israel thực hiện những cuộc bắn phá ngăn chặn những cây cầu được dựng lên, nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các khẩu đội tên lửa SAM, 13 chiến đấu cơ Israel bị bắn hạ cho đến 5h chiều. Những cuộc tấn công này nói chung không hiệu quả, vì những cây cầu bị phá hủy đã nhanh chóng được công binh sửa chữa là hoạt động trở lại. Lữ đoàn Israel đồn trú trong pháo đài Bar- Lev đã bị tràn ngập. Sau gần 6 tiếng, 15 công sự đã bị chiếm giữ, và lực lượng Ai Cập đã tiến sâu vài kilomet. Trong vòng 6h này, 5 sư đoàn bộ binh và 400 xe tăng đã vượt qua kênh đào. Một lữ đoàn đổ bộ gồm 1000 lính, 20 xe tăng lội nước PT-76 và 80 xe bọc thép chở quân (APC) đã vượt qua hồ Bitter vào ngày 6-10. Mục đích của nó là phá tan bộ chỉ huy địch và hệ thống liên lạc dọc theo Milta và cửa ngõ Gedy. Lữ đoàn này tìm cách tấn công rada và thiết bị điện của Israel, và tấn công căn cứ không quân ở Bir-el-Thamada trong suốt 2 ngày 7-8/10, trước khi trở về Ai Cập. Chỉ có duy nhất một công sự, mật danh là Budapest (cực bắc pháo đài Bar-Lev) là còn nằm trong sự kiểm soát của Israel cho đến khi chiến tranh kết thúc. Cuộc vượt kênh hoàn thành với rất ít thương vong bên phía Ai Cập: 280 người bị chết, mất 15 máy bay và 20 xe tăng. Phía bên kia, Israel đã phải gánh chịu nhiều thiết hại đáng kể cho đến sáng ngày 7-10; tướng Mandler báo cáo rằng sư đoàn tăng thiết giáp của ông giảm từ 291 xuống còn có 100, trong khi lữ đoàn thiết giáp Shomron ở phía Nam giảm từ 100 xe tăng xuống còn 23. Trong vòng 27 tiếng đầu tiên của cuộc chiến, lực lượng phòng vệ Israel đã mất 30 máy bay. Trong một cuộc hành quân được thuật lại tỉ mỉ, các lực lượng Ai Cập đã tiến được 4 đến 5km vào trong sa mạc Sinai và hợp nhất với 2 đội quân (cả 2 theo tiêu chuẩn phương Tây đều là cỡ quân đoàn, gồm có sư đoàn bộ binh số 2 thuộc tập đoàn quân số 2 phương bắc). Các lực lượng Ai Cập sau đó củng cố vị trí ban đầu của họ. Vào ngày 7-10, khu vực chiếm được của địch được mở rộng thêm 4km, đồng thời đẩy lùi những cuộc phản công của Israel. Trong suốt những đêm ngày 7 và 8-10, Sư đoàn bộ binh số 18 của Ai Cập đã giải phóng thành phố Qantara. Vào ngày 8-10, Shmuel Gonen, chỉ huy Israel ở mặt trận phía Nam, người chỉ nhận vị trí 3 tháng trước khi Ariel Sharon về hưu, đã ra lệnh phản công cho 3 lữ đoàn của sư đoàn thiết giáp 162 của tướng Abraham Adan. Tuy nhiên, một lữ đoàn của Adan bị mắc kẹt, và 2 lữ đoàn kia chỉ còn nửa sức mạnh. Họ tấn công quân Ai Cập tại Hizayon, nhưng các xe tăng xung trận đều dễ dàng bị tiêu diệt bởi hỏa lực Sagger từ phía Ai Cập. Kết quả trận đánh là một thảm họa với Israel. Cho đến lúc chập tối, một cuộc phản công của Ai Cập đã bị chặn lại bởi sư đoàn thiết giáp 143 của Ariel Sharon – Sharon phục chức sư đoàn trưởng vào lúc bắt đầu cuộc chiến. Trận đánh đã lắng xuống, chẳng bên nào muốn tấn công bên kia nữa. Israel mất trong những trận đánh đầu tiên này 49 máy bay và khoảng 500 xe tăng. Tiếp theo các cuộc tấn công thảm hại của Israel trong ngày 8-10, cả 2 phía đều ở vào tình thế phòng ngự và hi vọng phía bên kia sẽ tấn công. Trong cùng ngày, sư đoàn bộ binh số 2 thành công trong việc tiêu diệt lữ đoàn pháo binh 190 của Israel và bắt giữ chỉ huy của họ, trong khi lực lượng từ tập đoàn quân số 3 chiếm giữ được những vị trí pháo binh ở Ain Mousa, khoảng 14km phía Tây Nam Suez. Không quân Israel tăng cường tấn công trong suốt những ngày tiếp theo vào các vị trí quân Ai Cập dọc theo kênh đào. Elazar đã thay thế tướng Gonen, người đã được chứng tỏ là không đủ năng lực, bằng tướng Chaim Bar-Lev, được gọi lại sau khi đã nghỉ hưu. Bởi vì binh sĩ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần nếu thay thế chỉ huy mặt trận ngay giữa trận đánh, Gonen vẫn giữ tham mưu trưởng của tướng Bar-Lev mới được bổ nhiệm. Sau vài ngày chờ đợi, mọi sự trở nên rõ ràng với bộ chỉ huy Ai Cập rằng những nỗ lực của Israel đều tập trung chống lại Syria ở cao nguyên Golan. Sadat, muốn giải tỏa áp lực phía Syria, đã ra lệnh cho các thống tướng của ông (Saad El Shazly và Ahmad Ismail Ali) tấn công. Tập đoàn quân số 2 và số 3 đã cùng tấn công về hướng đông, để lại đằng sau 5 sư đoàn bộ binh để giữ vị trí đã chiếm giữ được. Lực lượng tấn công không có sự bảo vệ của tên lửa SAM, vì thế không quân Ai Cập được giao nhiệm vụ phòng chống lại các cuộc tấn công đường không của Israel. Các đơn vị thiết giáp và cơ giới bắt đầu tấn công vào ngày 14-10 với sự yểm trợ của pháo binh. Mặc dù bị chống cự quyết liệt, các lực lượng Ai Cập cũng tiến thêm được 1 khoảng cách từ 12 đến 15km, chiếm giữ được một vài vị trí và gây ra những thương vong nặng nề. Đánh giá rằng cuộc tấn công phía đông đã thành công và đạt được mục đích, tướng chỉ huy Ai Cập ra lệnh cho các đội quân tấn công quay trở về vị trí của họ. Nhà sử học Israel Rabinovich lại đưa ra một phân tích khác: “Trận tấn công này, có quy mô lớn nhất kể từ cuộc đột kích ban đầu của Ai Cập vào ngày Yom Kippur, là một thất bại hoàn toàn, đảo lộn hoàn toàn vị trí của Ai Cập. Thay vì tập trung lực lượng tiến quân thận trọng, họ lại dốc hết lực lượng đâm đầu vào một cuộc tấn công chống lại các lữ đoàn Israel đang chờ đợi. Ai Cập thiệt hại trong ngày hôm đó khoảng từ 150 đến 250 xe tăng.” Ngày tiếp theo, 15-10, người Do Thái phát động cuộc tiến quân Abiray-Lev (nghĩa là quả cảm hay anh dũng) – cuộc phản công vào người Ai Cập và vượt qua kênh đào Suez. Cuộc tấn công là một thay đổi khác thường trong chiến thuật của Israel, những người trước đây thường dựa vào sự hỗ trợ của không quân và xe tăng – sự hỗ trợ này vốn đã thiệt hại rất nhiều do sự chuẩn bị kỹ càng của quân Ai Cập. Thay vào đó, Israel sử dụng bộ binh để xâm nhập vào các vị trí tên lửa phòng không và chống tăng của Ai Cập, những đơn vị không có khả năng đối phó với lực lượng bộ binh. Một sư đoàn do Ariel Sharon lãnh đạo (hầu như chắc chắn là sư đoàn thiết giáp 143) đã tấn công phòng tuyến Ai Cập ở phía bắc hồ Bitter, vùng lân cận Ismailiya. Quân Israel đánh vào điểm yếu trong phòng tuyến Ai Cập, đường nối giữa tập đoàn quân số 2 ở phương bắc và tập đoàn quân số 3 ở phương nam. Nằm trong số những trận đánh dữ dội nhất cuộc chiến là trận “cánh đồng Trung Hoa”, quân Israel đã chọc thủng một lỗ trong phòng tuyến Ai Cập và chạm tới kênh đào Suez. Một lực lượng nhỏ vượt kênh và thiết lập một đầu cầu phía bên kia. Trong hơn 24 giờ, cả đội quân đã vượt kênh trên những chiếc thuyền bơm phồng mà không có thiết giáp hỗ trợ. Họ được người Mỹ cung cấp cho loại rocket M72 LAW, loại bỏ được mối đe dọa từ lực lượng thiết giáp Ai Cập. Khi vũ khí chống tăng và phòng không của Ai Cập đã bị vô hiệu hóa, bộ binh lại có thể dựa vào sự hỗ trợ của xe tăng và máy bay. Trước khi xảy ra cuộc chiến, do lo ngại Israel sẽ vượt qua kênh đào, không quốc gia phương Tây nào cung cấp cho họ thiết bị làm cầu. Họ có thể mua và tân trang lại loại cầu phao lỗi thời của Pháp từ chiến tranh thế giới thứ 2. Người Israel cũng xây dựng được một loại cầu khá phức tạp là “cầu lăn” nhưng sự chậm trễ trong hậu cần do sự tắc nghẽn trên đường đi dẫn tới việc nó đã đến kênh đào chậm trong vài ngày. Triển khai trên cầu phao vào đêm ngày 16-17/10, sư đoàn 162 của tướng Adan vượt kênh và tiến nhanh về phía nam, định cắt ngang tập đoàn quân số 3 của Ai Cập trước khi nó có thể rút lui theo hướng tây về Ai Cập. Cùng thời gian này, Israel cũng đưa lực lượng đột kích phá hủy các khẩu đội tên lửa SAM ở phía đông kênh đào. Cho đến ngày 19-10, Israel đã tìm cách dựng được 4 cây cầu riêng biệt phía bắc hồ Bitter dưới sự oanh tạc dữ dội của Ai Cập. Đến khi kết thúc chiến tranh, quân Israel đã đứng vững trong đất Ai Cập, tiến tới một điểm cách thủ đô Cairo 101 km. . Giao tranh giữa Ai Cập & Israel ở Sinai Các đơn vị của Ai Cập sẽ không vượt ra ngoài dải đất nông do lo sợ mất sự bảo vệ của các khẩu đội tên lửa đất đối không SAM, được đặt ở bờ. tuyến Ai Cập ở phía bắc hồ Bitter, vùng lân cận Ismailiya. Quân Israel đánh vào điểm yếu trong phòng tuyến Ai Cập, đường nối giữa tập đoàn quân số 2 ở phương bắc và tập đoàn quân số 3 ở phương. chặn thiết giáp Israel từ can thiệp vào các đợt vượt kênh tiếp theo của quân Ai Cập. Vào lúc 2h30, cờ Ai Cập đã được cắm trên bờ đông của kênh đào, và lúc 2h46, các chiến binh Ai Cập đã chiếm

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan