CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP ppsx

5 204 0
CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP Đ ối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 - khi quân đội Đức - áo - Hung tấn công Anh-Pháp-Nga - đã gây nên một cú sốc. Lúc đầu, cuộc chiến ấy có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị rất nhanh chóng và sâu sắc. Năm 1915, nền công nghiệp Mỹ đang bị suy thoái nhẹ nay đã được phục hồi nhờ những đơn đặt hàng quân trang và vũ khí từ các nước đồng minh phương Tây. Cả hai phe đã sử dụng những phương tiện tuyên truyền nhằm đánh thức những tình cảm mạnh mẽ của người Mỹ - một phần ba trong số họ là người nước ngoài hoặc có cha, mẹ hay cả bố và mẹ đều là người nước ngoài. Hơn nữa, cả Anh và Đức trước kia đều đã phản đối vận tải đường biển của Mỹ ở ngoài khơi và điều đó đã khiến Tổng thống Woodrow Wilson lên tiếng phản đối kịch liệt. Nước Anh, vốn có thế mạnh về hàng hải, đã chặn và khám xét các tàu biển của Mỹ rồi sau đó sung công các chuyến tàu chở hàng đến nước Đức. Ngược lại, Đức đã sử dụng thứ vũ khí hải quân quan trọng nhất của mình là tàu ngầm để đánh chìm các tàu viễn dương đến Anh và Pháp. Tổng thống Wilson cảnh báo rằng Hoa Kỳ, với tư cách một quốc gia trung lập, sẽ không từ bỏ quyền lợi truyền thống của mình là được phép giao thương trên các đại dương. Ông cũng tuyên bố rằng, nước Mỹ sẽ buộc Đức phải chịu trách nhiệm nghiêm khắc về những thiệt hại của các con tàu viễn dương Mỹ và về sinh mạng của người Mỹ. Vào ngày 7/5/1915, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm con tàu Lusitania của Hàng hải nước Anh, khiến 1198 người chết, trong đó có 128 là người Mỹ. Trước sự căm phẫn của công chúng Mỹ, Wilson đã yêu cầu nước Đức phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công vào các tàu khách và tàu buôn trên biển. Để né tránh chiến tranh với Hoa Kỳ, nước Đức đã đồng ý là sẽ cảnh báo cho các tàu buôn, kể cả tàu có treo cờ của đối phương, trước khi bắn vào những con tàu đó. Nhưng sau khi hai cuộc tấn công nữa lại tiếp tục xảy ra - tàu hơi nước Arabic của nước Anh đã bị đánh đắm vào tháng 8/1915 và tàu Sussex của Pháp đã bị đánh đắm bằng ngư lôi vào tháng 3/1916 - Wilson đã ra tối hậu thư tuyên bố Hoa Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức nếu nước này không từ bỏ các cuộc tấn công bằng tàu ngầm. Nước Đức đã chấp thuận yêu cầu đó và không gây ra một cuộc tấn công nào khác cho đến tận cuối năm. Wilson đã tái đắc cử tổng thống năm 1916 một phần nhờ khẩu hiệu Wilson đã giúp nước Mỹ tránh được chiến tranh. Cảm thấy mình có một trọng trách phải hành động như một người gìn giữ hòa bình, ngày 22/1/1917, trong bài diễn văn đọc trước Thượng viện, Wilson đã đề nghị các quốc gia đang tham chiến hãy chấp nhận một nền hòa bình không có chiến thắng. HOA KỲ THAM GIA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT Tuy nhiên, ngày 31/1/1917, Chính phủ Đức đã tiếp tục cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm không hạn chế. Sau khi năm tàu Mỹ bị bắn chìm, ngày 2/4/1917, Wilson đã yêu cầu Quốc hội cho phép nước Mỹ tuyên chiến. Quốc hội đã nhanh chóng thông qua yêu cầu này. Ngay lập tức, Chính phủ đã tiến hành huy động các nguồn lực quân sự, công nghiệp, lao động và nông nghiệp. Đến tháng 10/1918, vào đêm chiến thắng của Khối Đồng minh, quân đội Mỹ gồm 1.750.000 binh sỹ đã được triển khai tại Pháp. Vào mùa hè năm 1918, dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing, các đơn vị thiện chiến của Mỹ đã đóng vai trò quyết định trong việc đẩy lùi cuộc tấn công cuối cùng của Đức trên đất liền. Vào mùa thu năm đó, quân Mỹ đã góp phần quan trọng trong cuộc tấn công chiến tuyến Meuse Argonne và bẻ gãy chiến tuyến Hindenburg nổi tiếng là kiên cố của quân Đức. Tổng thống Wilson đã có đóng góp lớn lao vào việc sớm chấm dứt chiến tranh. Ông đã xác định rõ những mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ và luôn nhấn mạnh rằng cuộc chiến này được tiến hành không phải để chống lại nhân dân Đức, mà nhằm chống lại chính phủ chuyên chế của nước Đức. Mười bốn điểm nổi tiếng do ông đưa ra đã được đệ trình trước Thượng viện vào tháng 1/1918, có nội dung kêu gọi: bãi bỏ những hiệp ước quốc tế bí mật, tự do khai thác các tuyến đường biển, tự do thương mại giữa các quốc gia, giải trừ quân bị, điều chỉnh những đòi hỏi của chế độ thực dân liên quan tới quyền lợi người dân, đảm bảo quyền tự trị và tự do phát triển kinh tế của các dân tộc châu Âu, và quan trọng nhất là thành lập Hội Quốc Liên trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau về độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ đối với các quốc gia lớn cũng như các quốc gia nhỏ. Tháng 10/1918, đứng trước sự thất bại chắc chắn, Chính phủ Đức đã kêu gọi Wilson đàm phán trên cơ sở mười bốn điểm. Sau một tháng đàm phán bí mật mà không hề đưa ra một đảm bảo chắc chắn nào đối với nước Đức, một hiệp định đình chiến (về mặt kỹ thuật thì đó là sự ngừng bắn, còn trên thực tế thì đó là sự đầu hàng của quân Đức) đã được ký kết ngày 11/11/1918. HỘI QUỐC LIÊN Tổng thống Wilson hy vọng rằng hiệp định cuối cùng do các quốc gia thắng trận soạn thảo sẽ làm hài lòng các bên, nhưng những mất mát về vật chất và tinh thần sau bốn năm chiến tranh đã khiến các đồng minh châu Âu đưa ra những đòi hỏi khắc nghiệt. Bị thuyết phục bởi niềm tin rằng một Hội Quốc Liên - hy vọng lớn nhất của ông về hòa bình sau chiến tranh - sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu ông không có những nhượng bộ đối với Khối Đồng minh, nên Tổng thống Wilson đã thỏa hiệp ở các điều khoản về quyền tự quyết, về nền ngoại giao cởi mở và về những vấn đề cụ thể khác. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ thành công yêu sách của Thủ tướng Pháp, Georges Clemanceau, đòi tách toàn bộ vùng Rhineland khỏi nước Đức. Ông cũng đã bác bỏ đề nghị buộc nước Đức phải bồi hoàn toàn bộ tổn thất chiến tranh. Tuy nhiên, Hiệp ước cuối cùng (Hiệp ước Versailles) cũng đã cho phép Pháp chiếm đóng vùng Saar Basin với các mỏ than và thiếc giàu có, đồng thời, cũng buộc nước Đức phải chịu một gánh nặng to lớn trong việc bồi thường tổn thất chiến tranh. Cuối cùng, các đề nghị của Wilson về một nền hòa bình rộng rãi và lâu dài hầu như đều thất bại ngoài việc thành lập Hội Quốc Liên - một nội dung mà Wilson đã đưa vào trong hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, do tỏ ra không có đủ sức thuyết phục, ông đã không đưa được những người lãnh đạo Đảng Cộng hòa vào trong các cuộc đàm phán hòa bình. Sau đó, cùng với với một văn kiện mang tính đảng phái, ông đã không chịu đưa ra những nhượng bộ cần thiết để làm an lòng những mối quan ngại của Đảng Cộng hòa về vấn đề bảo vệ chủ quyền cho nước Mỹ. Trong khi Hiệp định đang bị một ủy ban của Thượng viện đình lại, Wilson đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh nước Mỹ để kêu gọi sự ủng hộ của dân chúng. Ngày 25/9/1919, vốn bị suy kiệt về thể lực do những lăn lộn vất vả cho sự nghiệp kiến tạo hòa bình và do những sức ép của nhiệm kỳ tổng thống trong thời buổi chiến tranh, ông đã bị đột quỵ. Sau nhiều tuần ốm nặng, ông đã không bao giờ hoàn toàn bình phục được nữa. Trong hai lần bỏ phiếu khác nhau - tháng 11/1919 và tháng 3/1920, một lần nữa, Thượng viện đã bác bỏ Hiệp ước Versailles trong đó có đề nghị thành lập Hội Quốc Liên. Hội Quốc Liên không bao giờ có khả năng duy trì trật tự thế giới. Thất bại của Wilson chỉ ra rằng dân chúng Mỹ chưa sẵn sàng đóng vai trò người lãnh đạo các công việc quốc tế. Tầm nhìn không tưởng của Tổng thống Wilson đã cổ vũ cho nước Mỹ trong một thời gian ngắn, nhưng sự thất bại của tầm nhìn ấy với cùng với hoàn cảnh thực tại đã nhanh chóng khiến dân Mỹ không còn ảo tưởng đối với các sự kiện quốc tế. Từ đó, nước Mỹ đã bắt đầu quay lại với chủ nghĩa biệt lập bản năng của mình. . CHIẾN TRANH VÀ CÁC QUYỀN TRUNG LẬP Đ ối với công chúng Mỹ, cuộc chiến tranh bùng nổ ở châu Âu vào năm 1914 - khi quân đội Đức - áo - Hung tấn. Đức phải chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công vào các tàu khách và tàu buôn trên biển. Để né tránh chiến tranh với Hoa Kỳ, nước Đức đã đồng ý là sẽ cảnh báo cho các tàu buôn, kể cả tàu. tới quyền lợi người dân, đảm bảo quyền tự trị và tự do phát triển kinh tế của các dân tộc châu Âu, và quan trọng nhất là thành lập Hội Quốc Liên trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau về độc lập

Ngày đăng: 30/07/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan