TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT ppsx

77 839 0
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ Luận văn Tổ chức và điều hành sản xuất SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 1 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ I. THUYẾT MINH CHI TIẾT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 2 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG. Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình hình máy móc, thiết bị, nhân lực để phối hợp thực hiện theo một trình tự thích hợp. a. Công tác chuẩn bị trước khi thi công. a.1. Công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật: -Nghiên cứu hồ sơ, -Khôi phục và cắm lại tuyến đường trên thực địa, -Lên ga, phóng dạng nền đường, -Xác định phạm vi thi công, -Làm các công trình thoát nước, -Làm đường tạm đưa các máy móc vào công trường. a.2. Công tác chuẩn bị về mặt tổ chức: -Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công, -Chuyển quân, xây dựng lán trại, -Điều tra phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thủy văn tại tuyến đường v.v b. Công tác chính. + Xới đất SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 3 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ + Đào vận chuyển đất. + Đắp đất, đầm chặt đất. + Công tác hoàn thiện: san phầng bề mặt, tu sửa mái dốc ta luy, trồng cỏ. 1. Đào đất khuôn đường đất cấp III: Phương án đào từng lớp theo chiều dọc - Tức là đào từng lớp theo chiều dọc trên toàn bộ chiều rộng của mặt cắt ngang nền đường (hình 3-2) và đào sâu dần xuống dưới. - Có thể dùng các loại máy sau để thi công: Cự ly vận chuyển L>1000m thì có thể dùng máy xúc kết hợp ô tô vận chuyển hoặc máy ủi để đào kết hợp máy xúc và ô tô vận SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 4 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ chuyển. - Để đảm bảo thoát nước tốt, bề mặt đào phải luôn luôn dốc ra phía ngoài. - Phương án này thích hợp khi địa chất của nền đào gồm nhiều tầng lớp vật liệu khác nhau mà có thể tận dụng vật liệu đào để đắp nền tuy nhiên, phương án này không thích hợp với nơi địa hình dốc và bề mặt gồ ghề không thuận tiện cho máy làm việc. 2. Đắp đất nền đường: Căn cứ các điều kiện địa hình, điều kiện vận chuyển và chiều cao đắp nền đường mà có thể dùng phương án sau: Phương pháp đắp từng lớp ngang: - Đất được đắp thành từng lớp, rồi tiến hành đầm chặt. - Chiều dày mỗi lớp phụ thuộc vào: + Loại đất đắp: tuỳ theo loại đất đắp mà chiều dày của lớp vật liệu có thể khác nhau. Ví dụ: cát thì chiều dày có thể lớn, còn đất sét thì chiều dày mỏng. + Loại lu (áp lực lu, chiều sâu, thời gian tác dụng của lu ) + Độ ẩm của đất: Ví dụ độ ẩm lớn thì chiều dày lớp đất lớn và ngược lại Thường chiều dày mỗi lớp từ 0.1m đến 0.3m. Trước khi đắp lớp bên trên phải được tư vấn giám sát nghiệm thu độ chặt. Đây là phương pháp đắp nền đường tốt nhất, phù hợp với những nguyên tắc đắp đã trình bày ở trên, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 5 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ thi công. 3. Lu lèn chặt khuôn đường, K=0.8  Sử dụng lu bánh lốp: - Ưu điểm: + Tốc độ cao (3-5km/h: lu kéo theo ; với loại lu tự hành có thể đạt được 20- 25km/h). + Năng suất làm việc cao. + Chiều sâu tác dụng của lu lớn (có thể tới 45cm). + Có thể điều chỉnh được áp lực lu (thay đổi áp lực hơi và tải trọng). Có thể điều chỉnh chế độ lu lèn của lu bánh lốp bằng cách thay đổi độ ẩm của đất, chiều dày lớp đất, áp lực không khí trong bánh, tải trọng trên bánh, số lần đi qua và tốc độ lu. Độ ẩm của đất khi lu bằng bánh lốp loại nặng phải nhỏ hơn độ ẩm tố nhất xác định bằng phương pháp đầm nèn tiêu chuẩn khoảng 2-3%. Nếu lu nèn đất có độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm tốt nhất thì phải giảm chiều dày của lớp đất, tăng số lần lu và dùng loại lu nặng hơn. Nếu độ ẩm của đất khi lu nèn cao thì giảm bớt áp lực không khí trong bánh , tránh được đất dưới bánh lu bị bị phá hoại, sinh ra hiện tượng trồi, bập bùng cao su Nếu dùng lu có thể điều chỉnh áp lực hơi trong bánh lốp thì những lượt lu đầu tiên nên lu với áp lực thấp, rồi dần dần tăng lên cho đến trị số áp lực tính toán trong cuối quá trình lu. Như vậy giảm được tiêu hao công suất lu trong những lượt lu đầu tiên và cải thiện được việc hình thành kết cấu của đất. + Sự dính bám giữa lớp trên và lớp dưới khá tốt. SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 6 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ + Diện tiếp xúc giữa bánh lu và lớp đất lớn và không thay đổi trong suốt quá trình lu nên thời gian tác dụng của tải trọng lu lên lớp đất lớn hơn lu bánh thép do vậy khắc phục được sức cản đầm nén tốt hơn nhất là các loại đất có tính nhớt. - Nhược điểm: + Bề mặt sau khi lu không bằng phẳng. + Áp lực bề mặt lu không lớn. - Phạm vi áp dụng: có thể sử dụng cho mọi loại đất và có hiệu quả nhất đối với đất dính ẩm ướt. Kỹ thuật lu lèn đất: - Tuỳ thuộc vào mỗi loại lu mà chọn sơ đồ di chuyển cho phù hợp để nâng cao năngsuất lu: a) Lu theo sơ đồ khép kín b) Lu theo sơ đồ con thoi SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 7 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ Sơ đồ lu lèn + Nếu dùng lu kéo theo thì chạy theo sơ đồ khép kín. + Nếu dùng lu tự hành thì chạy theo sơ đồ con thoi. -Để đảm bảo chất lượng đồng đều thì các vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước một chiều rộng quy định. -Khi mới bắt đầu lu, vật liệu còn ở trạng thái rời rạc thì dùng lu có áp lực nhỏ, sau đó chuyển sang dùng lu nặng để tăng dần áp lực lu cho phù hợp với quá trình đất chặt dần lại (sức cản đầm nén tăng). -Để đảm bảo năng suất lu và sự ổn định cho lớp vật liệu thì cần điều chỉnh tốc độ lu cho hợp lý: ban đầu lu với tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ và giảm tốc độ trong những hành trình cuối. 4. Làm mặt đường cấp phối sỏi đỏ dày 10 cm lớp dưới: 4.1.Cấu tạo mặt đường: - Để bảo đảm thoát nước tốt, độ dốc ngang của mặt đường lấy trong khoảng 2-3.5 %, của lề đường 4.5 - 5 %. - Chiều dày của lớp cấp phối tự nhiên do thiết kế quyết định. Nhưng để bảo đảm lu lèn được chặt thì: Chiều dầy tối thiểu của lớp cấp phối trên móng chắc là 8 cm, trên móng cát là 12 cm. Chiều dày tối đa tùy thuộc loại phương tiện lu nhưng không quá 20 cm( khi đã lu chặt). Nếu quá phải chia thành 2 lớp : lớp dưới 0.6h, lớp trên 0.4 h (h: chiều dày toàn bộ lớp cấp phối). 4.2. Trình tự thi công: a) Chuẩn bị lòng đường. Lòng đường phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Lòng đường phải đạt được độ chặt cần thiết, phải đúng kích thước hình học (bề rộng, cao độ và độ dốc ngang theo thiết kế). - Lòng đường phải bằng phẳng, không có những chỗ lồi lõm gây đọng nước sau này. SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 8 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ - Hai thành lòng đường phải vững chắc. Những biện pháp để đảm bảo thành lòng đường vững chắc tuỳ theo thiết kế qui định. b) Chuẩn bị vật liệu. - Vật liệu cấp phối thiên nhiên phải được tập kết ở bãi chứa vật liệu sau đó phải kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu, nếu đạt yêu cầu mới được chở đến công trường. - Khối lượng cấp phối phải được tính toán đủ để rải lớp móng (mặt) theo đúng chiều dầy thiết kế với hệ số lèn ép K. Hệ số này thường được xác định thông qua rải thử, Thường K=1.25 -1.35 c) Vận chuyển vật liệu. - Dùng ô tô tự đổ vận chuyển cấp phối từ bãi tập kết ra hiện trường. Khi xúc lên xe phải xúc bằng máy xúc, nếu dùng thủ công phải vận chuyển bằng sọt, không dùng xẻng xúc (để tránh hiện tượng phân tầng). - Cấp phối phải được đổ thành đống, khoảng cách giữa các đống phải tính sao cho công san ít nhất. Bố trí hợp lý ở lề đường hoặc lòng đường sao cho không gây trở ngại cho công tác khác. d) San cấp phối. - Trước khi rải cấp phối tự nhiên, phải kiểm tra độ ẩm của cấp phối. nếu không đủ độ ẩm phải tưới thêm nước. Việc tưới nước có thể theo một trong các cách sau: + Dùng bình hoa sen để tưới nhằm tránh các hạt nhỏ trôi + Dùng xe xitéc có vòi phun cầm tay chếch lên trời để tạo mưa. + Tưới trong quá trình san cấp phối để nước thấm đều. - Dùng máy rải hoặc máy san vật liệu đều khắp, đúng chiều dày qui định, đúng độ mui luyên yêu cầu. Thao tác và tốc độ san rải sao cho bề mặt bằng phẳng không gợn sóng không phân tầng và hạn chế số lần qua lại không cần thiết của máy. Chiều dày rải h1 để khi lu có chiều dày thiết kế bằng h (h1 = K. h, với K = 1.25-1.35) SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 9 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ - Trong quá trình san rải, nếu thấy hiện tượng phân tầng, gợn sóng thì phải có biện pháp khắc phục ngay. Đối với hiện tượng phân tầng thì phải trộn lại hoặc phải thay bằng cấp phối mới. - Nếu phải thi công lớp cấp phối tự nhiên thành nhiều lớp thì trước khi rải cấp phối lớp sau, mặt của lớp dưới phải đủ ẩm để đảm bảo liên kết giữa các lớp cũng như tránh hư hỏng của các lớp mặt. e) Công tác lu lèn. - Sau khi san, rải cấp phối xong phải tiến hành lu lèn ngay. Chỉ tiến hành lu lèn khi độ ẩm cấp phối là độ ẩm tốt nhất (Wopt1%.) - Lu lèn mặt đường cấp phối tự nhiên gồm có 2 giai đoạn: + Lu lèn sơ bộ: giai đoạn này chiếm khoảng 30% công lu yêu cầu. Dùng lu nhẹ 6T, tốc độ lu 1 - 1.5 km/h, sau 3 - 4 lượt đầu cần tiến hành bù phụ và sửa chữa cho mặt đường bằng đều, đúng mui luyện. Khi đã đủ công lu cho giai đoạn này, nghỉ 1 - 2 giờ cho mặt đường se bớt rồi tiếp tục lu giai đoạn sau. + Lu lèn chặt: giai đoạn này chiếm khoảng 70% công lu yêu cầu. Dùng lu 8 tấn, tốc độ lu 2-3 km/h, lèn ép đến khi mặt đường phẳng, nhẵn, lu đi lại không còn hằn vết bánh xe trên mặt đường. - Số lần lu lèn căn cứ vào kết quả thí điểm về lu lèn tại thực địa. Đoạn thí điểm phải 50m, rộng tối thiểu 2,75m (chiều rộng một nửa mặt đường hoặc một có độ dài l làn xe). - Trong quá trình ra vật liệu nếu gặp trời nắng to làm bốc hơi mất nhiều nước thì khi lu phải tưới bổ sung nước. Khi trời râm hay mưa phùn, lượng nước bốc không đáng kể thì có thể san một đoạn dài rồi lu cả thể. - Khi trời mưa, phải ngừng rải và ngừng lu lèn cấp phối. Đợi tạnh mưa nước bốc hơi đến khi độ ẩm đạt độ ẩm tốt nhất thì mới lu lèn tiếp. - Sau khi lu lèn xong phải thí nghiệm xác định độ chặt bằng phương pháp rót cát. f) Bảo dưỡng. Đối với lớp cấp phối tự nhiên dùng làm lớp móng SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 10 . TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ Luận văn Tổ chức và điều hành sản xuất SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 1 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG. NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 2 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG. Khi tổ chức thi công nền đường phải căn cứ vào điều kiện thiên nhiên, tình. SVTH: NGUYỄN VĂN TIẾP LỚP KX05B 8 TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT GVHD: TH.S TRẦN QUANG PHÚ - Hai thành lòng đường phải vững chắc. Những biện pháp để đảm bảo thành lòng đường vững chắc tuỳ theo thiết

Ngày đăng: 30/07/2014, 01:21

Mục lục

  • Số ca năm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan