Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 1 ppsx

6 260 0
Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 1 Kenkougeta guốc gỗ truyền thống Nhật Bản Kenkougeta là loại guốc gỗ truyền thống được biết đến nhiều nhất tại Nhật Bản. Cùng với áo Kimono, các loại guốc geta đã trở thành một phần cuộc sống không thể thiếu của xứ sở mặt trời mọc. Những chiếc Kenkougeta được làm hoàn toàn bằng tay rất tỷ mỷ và kỳ công. Từ những loại gỗ tốt nhất và vải bạt thượng hạng, Kenkougeta nổi tiếng có độ bền chắc và hoàn hảo. Đặc biệt trên mặt guốc có nổi lên những thớ gỗ giúp kích thích huyệt đạo rất tốt cho sức khoẻ. Hoa văn trang trí trên quai guốc luôn nổi bật và khắc hoạ rõ nét bản sắc đặc trưng của con người Nhật Bản. Ngày nay, vẻ đẹp giản đơn và tinh tế của những chiếc guốc Kenkougeta đã thực sự đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật. Không chỉ đơn thuần là kết hợp với áo Kimono truyền thống, nó còn được biến tấu thành những chiếc guốc thời trang rất trẻ trung và hiện đại. Kenkougeta dễ dàng phối kết với các loại thời trang khác, rất đẹp và tương đồng. Công ty Mizutori đã sản xuất những chiếc Kenkougeta hơn 70 năm qua và không ngừng phát triển nó thành một thương hiệu nổi tiếng nhất về mặt hàng thủ công truyền thống tại Nhật. Văn hóa giày dép Nhật Bản Ngày nay ở Nhật Bản người ta rất ít khi mặc kimono va yukata, nên cũng dễ hiểu khi giày dép cổ truyền như geta, zori và waraji cũng hiếm thấy. Nhưng chỉ khoảng 30 hay 40 năm về trước, người ta thường mang dép zori và guốc geta. iày dép cổ truyền ở Nhật Bản có hai nguồn gốc lịch sử chính. Một kiểu bắt nguồn từ miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, với đặc điểm là có một quai phía trước trên mặt đế dép. Bàn chân nằm dưới quai, còn ngón chân cái và ngón chân thứ hai kẹp lấy đầu quai. Kiểu dép mở trống này rất lý tưởng cho khi hậu nóng và ẩm, giúp cho việc mang vào và cởi ra dễ dàng hơn. Kiểu còn lại xuất phát từ miền bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Bàn chân gần như được che kín, gần giống như mang giày. Trong suốt thời kỳ Yayoi khoảng 2.000 năm về trước đây, nông thôn Nhật mang tageta để chân khỏi lún vào bùn khi cấy lúa ngoài đồng. Tageta đượclàm bằng những miếng ván lớn hơn bàn chân, Những sợi dây để chân bám vào được xỏ qua những cái lỗ trên tấm ván. Người ta cho rằng tageta chính là nguồn gốc từ geta (guốc gỗ) mà sau này được mang rất nhiều. Giày được phát hiện trong những ngôi mộ từ thế kỷ thứ sáu của những người thuộc giai cấp thống trị. Những đôi giày này được phủ kim loại, theo kiểu ở bán đảo Triều Tiên, và chúng rất hoa mỹ, nên dĩ nhiên là không thể sử dụng chúng hàng ngày được. Sau đó, người ta cũng bắt đầu mang giày dành riêng cho các nghi lễ ở triều đình, tại chùa và các điện thờ Thần đạo. Thậm chí, ngày nay, những bộ y phục truyền thống cho các thành viên của gia đình Hoàng tộc cũng bao gồm một đôi giày lông lẫy được chạm khắc từ gỗ. Vào thời cổ đại, người ta cũng mang giày vải va giày da. Những đôi giày bện bằng rơm được nhập từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ tám, chẳng bao lâu sau, chúng cũng đã phát triển thành giày rơm gọi là waraji, phù hợp với khí hậu và tập quán bỏ giày dép trước khi vào nhà của Nhật. Waraji: Vẫn được các người đi câu trong những khe suối sử dụng để bàn chân bám chắc hơn. Dép waraji được làm bằng rơm bện. Những quai rơm dài gắn trước đầu dép chạy vòng qua hai lỗ ở cạnh bàn chân và gót chân rồi được cột lại quanh mắt cá để giữ chạt đế dep với bàn chân. Waraji rất nhẹ, cho phép bước đi rất nhanh, và làm một đôi giày như thế này rất rẻ, nên ngày trước, những binh sĩ cấp thấp, nhân công xây dựng và tầng lớp bình dân thường mang chúng khi đi lại. Zori: Loại dép đắt tiền dành cho phụ nữ. Đế có năm lớp và tráng men. Zori dành cho phụ nữ có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Dép rơm zori là một kiểu cải tiến của kiểu waraji, đây là loại được cho là nguồn gốc của loại dép đi biển cả thế giới đang dùng hiện nay. Nó có một quai và đế hình bầu dục, cả hai được làm tư rơm bện. Ngón chân cái và ngón chân thứ hai giữ lấy đầu quai. Một kiểu cải biên dùng cho binh lính thời trung cổ là kiểu dép khong gót ashinaka, được thiết kế để sử dụng trên chiến trường. Ashinaka: Các ngón chân và gót lòi ra khỏi đế giày, giúp chân bám chắc hơn và thao tác dễ hơn. Dần dần, người ta bắt đầu mang dép zori để làm ruộng. Suốt thời Edo (1603- 1867), những người làm dép zori đã mở cửa hàng ở những khu vực thành thị và đã nhanh chóng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Có rất nhiều kiểu dáng zori hiện nay tại Nhật. Một kiểu hiện nay được xem là kiểu đặc trưng của dép zori là dép setta - mặt trên cùng của đế có miếng vỏ tre đan, mặt dưới được bọc da, và gót được bọc kim loại. "Dép làm tiêu mỡ": Không có gót nên bạn phải đi bằng những đầu ngón chân. Loại này giúp tăng cường cơ bắp và cải tạo dáng dấp. Một kiểu rất thịnh hành hiện nay. Một bà nội trọ đã phát minh ra loại này để giúp phụ nữ làm đẹp và nâng cao sức khỏe. . Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 1 Kenkougeta guốc gỗ truyền thống Nhật Bản Kenkougeta là loại guốc gỗ truyền thống được biết đến nhiều nhất tại Nhật Bản. Cùng. truyền thống tại Nhật. Văn hóa giày dép Nhật Bản Ngày nay ở Nhật Bản người ta rất ít khi mặc kimono va yukata, nên cũng dễ hiểu khi giày dép cổ truyền như geta, zori và waraji cũng hiếm. đạo rất tốt cho sức khoẻ. Hoa văn trang trí trên quai guốc luôn nổi bật và khắc hoạ rõ nét bản sắc đặc trưng của con người Nhật Bản. Ngày nay, vẻ đẹp giản đơn và tinh tế của những chiếc

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan