Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 3 potx

7 473 0
Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 3 Fuka-gutsu : Giày ống làm bằng rơm lúa mạch bện. Được thiết kế để giữ chân cho ấm khi đi trên tuyết. Kanjiki: Mang bên dưới giày giúp không bị lún sâu vào tuyết. Niwa-geta: Đế bằng sơn mài, quai da. Thường mang ngoài vườn. Pokkuri: Cái tên bắt đầu từ âm thanh phát ra bên dưới đế rỗng của giày khi bạn bước đi. Các cô gái trẻ thường mang vào những dịp rất đặc biệt. Ama-geta: Geta bằng sơn mài dùng cho những ngày mưa. Miếng tsuma- gake(miếng che gót chân) có thể được gắn vào để tránh mưa và bùn. Khám phá và tìm hiểu phong tục truyền thống bản xứ là điều không thể thiếu trong bất kỳ chuyến du lịch nào. Nhật Bản không chỉ có hoa anh đào mà còn rất nhiều điều kỳ thú đang chờ ta khám phá. Chuông gió Nhật Bản Không chỉ tạo tiếng động để kích thích thính giác, người Nhật còn sử dụng cả âm thanh để xoa dịu cái nóng của trưa hè. Nghe có vẻ lạ nhưng người dân đất nước hoa anh đào tin rằng, tiếng kêu leng keng của những chiếc phong linh, hay còn gọi là chuông gió, có thể mời gọi gió đến giữa lúc khí trời mùa hè oi bức. Chuông gió phát ra tiếng kêu leng keng mời gọi gió đến, xua tan cái nóng oi ả của mùa hè Chuông gió treo ở hiên nhà hoặc khu vực gần cửa sổ nên khi có gió, chuông sẽ phát ra tiếng kêu. Chuông kêu báo hiệu có gió đến, vì vậy, người Nhật có quan niệm chuông gió có thể “mời” gió mang theo sự mát lành. Chuông gió được làm từ nhiều chất liệu khác nhau từ kim loại, thủy tinh, gốm, sứ và cả gỗ. Tuy nhiên, những chiếc chuông bằng thủy tinh rất được mọi người ưa chuộng vì sự đa dạng về màu sắc của chúng. Chuông gió làm bằng thủy tinh rất được mọi người ưa chuộng Vào tháng 7 hàng năm, tại thành phố Kawasaki sẽ diễn ra hội chợ chuông gió. Trên 800 loại chuông gió với khoảng 30.000 chiếc đủ màu sắc, hình dáng từ khắp nơi trên đất nước được mang ra triển lãm và bày bán. Hội chợ chuông gió tại Kawasaki Trước đây, chuông gió vốn được treo ở mái hiên của các ngôi chùa, chúng được gọi là Futaku. Sau đó, việc sử dụng chuông gió dần được phổ biến ra cộng đồng, người Nhật bắt đầu dùng chuông gió để treo ở đầu hè hoặc trong sân vườn. Hiện nay, chuông gió trở thành người bạn thân thuộc của mỗi gia đình ở Nhật. Chuông gió được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Người Trung Quốc quan niệm rằng, tiếng kêu leng keng của chuông gió giúp xua đuổi tà ma. Quan niệm này được người Nhật tiếp nhận và duy trì. Những chiếc chuông gió xinh xắn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho mùa hè ở Nhật Bản Những chiếc chuông gió xinh xắn đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho mùa hè ở Nhật Bản. Vào những buổi trưa tiết trời oi ả, người Nhật có thói quen ngồi hóng mát ngoài hiên nhà và lắng nghe âm thanh trong trẻo của chiếc phong linh đung đưa trước gió. Ngoài ý nghĩa là vật trang trí dùng để tạo ra tiếng kêu vui tai, chiếc chuông gió còn mang lại cảm giác bình an. Đi kèm với chuông gió thường là một mảnh giấy nhỏ được nối với dây chuông bên dưới. Trên mảnh giấy được trang trí những họa tiết xinh xắn và một bài thơ ngắn như thể thơ Hai-ku 17 âm tiết hoặc thơ Wa-ka 31 âm tiết. . Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 3 Fuka-gutsu : Giày ống làm bằng rơm lúa mạch bện. Được thiết kế để giữ chân cho ấm khi đi trên tuyết. Kanjiki: Mang bên dưới giày. cửa sổ nên khi có gió, chuông sẽ phát ra tiếng kêu. Chuông kêu báo hiệu có gió đến, vì vậy, người Nhật có quan niệm chuông gió có thể “mời” gió mang theo sự mát lành. Chuông gió được làm từ. nay, chuông gió trở thành người bạn thân thuộc của mỗi gia đình ở Nhật. Chuông gió được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc. Người Trung Quốc quan niệm rằng, tiếng kêu leng keng của chuông gió

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan