Trở thành cha mẹ hoàn hảo -5 pptx

8 283 0
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -5 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thiếu nghị lực, không tập trung, học kém, tuyệt vọng và không tự lo liệu được cho bản thân, thường xuyên kêu đau đầu hoặc đau bụng. Chứng phiền muộn thường kèm theo các vấn đề về sức khoẻ tinh thần. Nếu bé ăn uống bừa bãi hoặc liên tục bướng bỉnh, bất đồng và luôn muốn đòi quyền lực thì có thể bé đang gặp phải chứng phiền muộn. Nếu con bạn có bất kỳ một trong các dấu hiệu đã kể ở trên, bạn hãy tự trả lời 3 câu hỏi sau: Đó có phải là hành vi mới của bé không? Hành vi đó có kéo dài không (trong vài tuần hoặc lâu hơn)? Các dấu hiệu đó có can thiệp vào khả năng thực hiện nhiệm vụ của bé ở nhà và ở trường không? Nếutrả lời “Có” cho cả 3 câu hỏi này, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ tâm lý. Tại sao bé gặp chứng phiền muộn? Các chuyên gia tâm thần học vẫn chưa hiểu hết về chứng phiền muộn, nhưng hầu hết đều tin rằng bệnh xuất hiện do cả yếu tố sinh học và yếu tố môi trường. Nhiều bệnh nhân có người thân cũng bị phiền muộn hoặc tâm thần. Nếu bố hoặc mẹ mắc chứng phiền muộn, nguy cơ ở bé là 25%. Nếu cả bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ này là 75%. Các sự kiện đau buồn trong cuộc sống cũng có thể khiến bé mắc chứng phiền muộn: Bé cảm thấy mình bị ruồng bỏ; bạo lực xảy ra trong gia đình; các rắc rối thường xuyên ở trường học; những người mà bé tin tưởng có hành vi lạm dụng hoặc thờ ơ về thể chất, tình cảm. Đôi khi, cái chết của người mà bé yêu quý hoặc con vật cưng, hay bố mẹ li dị cũng có thể khiến bé phiền muộn. Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân khiến bé phiền muộn, nhưng họ biết rằng chứng này có liên quan tới sự thay đổi hoá chất trong não bộ, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh. Phương pháp điều trị hiệu quả chứng phiền muộn là liệu pháp tâm lý. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khi cần thiết. (Theo Lamchame) 6 'không' trong bữa ăn của trẻ Đầu tiên là không nên “lên lớp” cho trẻ. Một số cha mẹ trong bữa ăn hay giáo huấn con mình, khiến trẻ có tâm lý khó chịu, bực tức, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, huyết áp tăng, khả năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, khẩu vị giảm sút. Nếu tình trạng trên lặp lại thường xuyên, trẻ sẽ không còn cảm giác thèm ăn và có nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý khác. Vì vậy, trong bất kỳ bữa ăn nào mà trẻ tham dự, cần tạo một không khí vui vẻ, thích thú để nâng cao công năng tiêu hóa, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ. Những điều không nên khác: Cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn: Những món này sẽ cung cấp quá nhiều natri trong khi thận của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, năng lực bài tiết natri còn kém. Việc ăn mặn sẽ làm tổn thương thận, suy thận hoặc viêm cầu thận. Nồng độ natri trong máu tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn máu - một trong những nguyên nhân gây bệnh huyết áp khi về già. Ngoài ra, việc ăn mặn còn khiến trẻ bị một số bệnh như suy tim, cơ bắp suy yếu. Sử dụng nhiều đồ đông lạnh: Tỳ vị của trẻ chưa hoàn thiện nên việc thức ăn lạnh vào dạ dày quá nhiều sẽ làm cho niêm mô huyết quản dạ dày bị co hẹp lại, dịch vị giảm. Đây là nguyên nhân giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong cơ thể. Ngoài ra, thức ăn lạnh cũng khiến năng lực tiêu hóa của dạ dày giảm, hạn chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dịch vị. Sự kích thích của thức ăn lạnh có thể làm cho dạ dày co giật, gây đau bụng tiêu chảy, khẩu vị kém. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những bệnh mạn tính như viêm đại tràng mạn, thường xuyên đau bụng đầy hơi Cho trẻ ăn những thực phẩm có chất màu tổng hợp: Y học hiện đại cho rằng, trẻ nhỏ nếu sử dụng kéo dài một lượng nhỏ thuốc nhuộm và chất màu thực phẩm sẽ có thể xuất hiện những biến đổi bất thường. Màu thực phẩm là những hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp, đã qua những quá trình tinh chế và thử nghiệm nghiêm ngặt; trong quá trình sử dụng cũng có những giới hạn nồng độ an toàn cho phép. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn thực phẩm nhuộm màu, trẻ sẽ mất khả năng tự giải độc của cơ thể, bị rối loạn những chuyển hóa bình thường, xuất hiện đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Các sắc tố có thể tích tụ, gây ngộ độc mạn tính; nếu dính vào thành dạ dày, nó có thể gây biến đổi bệnh lý. Nếu vào các cơ quan của hệ thống bài tiết, chất màu có thể gây sỏi trong niệu đạo. Việc dùng quá nhiều thực phẩm màu sẽ làm rối loạn tác dụng truyền thông tin của hệ thống thần kinh, khiến cho thần kinh xung động gấp bội, hậu quả là trẻ trở nên quá hiếu động hoặc mắc bệnh đa động. Cho trẻ dùng thức uống của người lớn: Các bộ phận trong cơ thể trẻ còn non yếu, năng lực ứng phó với sự kích thích của axit, kiềm, hưng phấn còn tương đối thấp. Vì vậy, không nên để chúng dùng đồ uống của người lớn như cà phê, coca Chất cafein có tác dụng gây hưng phấn tương đối mạnh đối với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nước chè tuy có nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng nhưng cũng chứa cafein, làm cho trẻ hưng phấn, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều, ngủ không yên giấc. Các chất trong chè kết hợp với protein trong thức ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và sự hấp thụ sắt, gây thiếu máu. Nước có ga thường chứa xút, có thể trung hòa axit dạ dày, cản trở tiêu hóa, gây nhiễm trùng đường ruột. Chất muối phophoric trong đồ uống này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ sắt của trẻ, gây thiếu máu. Còn các loại rượu, bia có thể kích thích niêm mạc dạ dày của trẻ, gây tổn hại tế bào gan, làm hại hệ thống thần kinh của trẻ, dẫn đến mất cân bằng sinh lý. Rượu bia cũng gây nhiều tác dụng phụ khác. Quá thừa dinh dưỡng: Trong thời kỳ phát triển để trưởng thành, sự hấp thu dinh dưỡng cao cấp vô độ sẽ gây quá thừa dinh dưỡng, làm cho tế bào miễn dịch phát triển quá sớm. Hậu quả là đến tuổi trung niên, sức miễn dịch của tế bào nhanh chóng suy thoái. Ở những trẻ quá thừa dinh dưỡng, khi đã trưởng thành, công năng của các bộ phận bất kỳ đều giảm mạnh. (Theo Tư vấn tiêu dùng) 7 cách phát triển IQ cho trẻ Xếp hình, chơi cờ là những trò chơi khích lệ trí não, đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng tư duy cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên có mục đích rõ ràng khi chọn đồ chơi cho con, và đừng quên con bạn đang ở độ tuổi nào. Trí thông minh của con trẻ không chỉ phát triển nhờ đồ chơi hợp lý hay trường lớp hoàn hảo. Cách cư xử của bố mẹ cũng tác động trực tiếp đến quá trình này. Với việc dành thời gian cho con, bạn cũng có thể góp phần làm chỉ số thông minh của trẻ tăng lên: Trò chơi ngôn ngữ: Các trò đố chữ, xếp chữ giúp trẻ xây dựng và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Hầu hết các bài trắc nghiệm IQ đều nhấn mạnh đến phần sử dụng ngôn ngữ. Do đó, trẻ cần cha mẹ trợ giúp để diễn tả sự vật, sự việc bằng các từ vựng, thành ngữ. Kể chuyện, đọc sách cùng nhau cũng có vai trò quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trò chuyện với con càng nhiều càng tốt: Sử dụng bữa ăn tối như một thời điểm để nói và lắng nghe. Trẻ sẽ học được hầu hết mọi thứ từ cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt hơn. Cha mẹ nên kể cho con nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (sinh nhật bé, học ở trường ), thậm chí có thể thảo luận với trẻ về một bài báo, một bức tranh. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng học âm nhạc có thể làm tăng thành tích học tập của trẻ. Nếu thấy con có hứng thú với một dụng cụ âm nhạc nào, cha mẹ nên khuyến khích trẻ học. Hướng cho con vào các tình huống kích thích: Tổ chức một chuyến đi không chỉ tới viện bảo tàng và vườn thú mà còn tới sân bay, nhà hát kịch, nghe hòa nhạc, những sự kiện văn hóa Khuyến khích trẻ ở mọi nơi. Chế độ nuôi dưỡng: Một đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt và có sức khỏe sẽ có một bộ óc khỏe mạnh và mức độ tập trung tốt hơn. Thức ăn cho trẻ nên có một số thực phẩm tốt cho não như cá (ít nhất 2 bữa một tuần), hoa quả, trứng, rau xanh và thịt ít mỡ. Không bao giờ để trẻ đến trường mà trong dạ dày chưa có gì. Bữa ăn sáng nên có nhiều tinh bột (như bánh mì hay ngũ cốc). Làm trắc nghiệm trí thông minh cùng trẻ: Việc cha mẹ cùng trẻ thực hành các bài trắc nghiệm IQ có thể giúp trẻ tăng chỉ số thông minh. Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, EquestGroup Nên dỗ trẻ hơn là để mặc trẻ khóc Bố mẹ của những em bé hay khóc nhè nên ghi nhớ: dỗ chúng nín sẽ có hiệu quả hơn là để mặc chúng khóc ngằn ngặt rồi tự nín - ít nhất là trong vài tuần đầu mới sinh. Ian St James-Roberts tại Viện Giáo dục thuộc Đại học London, Anh, và cộng sự đã tuyển mộ các ông bố bà mẹ trẻ đến từ Anh, Đan Mạch và Mỹ. Những người này được yêu cầu ghi lại nhật ký về việc con khóc và thức đêm, cũng như phản ứng của mình vào thời điểm chúng 8-14 ngày, 5-6 tuần và 10-14 tuần. Một số ông bố bà mẹ ôm ấp trẻ suốt 16 tiếng/ngày và phản ứng tức thì khi con khóc. Trong khi một số khác ở bên trẻ trong khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày và để mặc trẻ khóc quấy lâu hơn. Kết quả cho thấy việc bỏ mặc trẻ khóc lại có tác dụng ngược: trẻ quấy và khóc nhiều hơn 50% ở độ tuổi 2-5 tuần, và chúng vẫn khóc nhiều hơn trong 12 tuần sau. Dỗ trẻ theo nhu cầu sẽ giảm thiểu tình trạng khóc quấy trong những tuần đầu đời, St James-Roberts kết luận. Nhưng điều này sẽ không có tác dụng với những cơn khóc vì đau bụng của trẻ. Giúp con bớt sợ hãi Bạn đừng cười khi đứa con 3-4 tuổi của mình sợ tiếng giội nước trong bồn cầu hoặc tiếng còi hú. Nên nói chuyện về nỗi sợ của con, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi một thứ gì đó nếu như bạn cố tình phớt lờ chúng đi. Lo lắng là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi các nguy hiểm. Trẻ 3-4 tuổi có nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của bé rất phong phú. Bé dễ lo lắng về các nhân vật không có thật, sức khỏe của bé (cả sức khỏe của bạn), cái chết và đau. Sợ bị đau là một nỗi sợ phổ biến khác của trẻ; đó là lý do tại sao các bé ở lứa tuổi này muốn che đi cả vết trầy xước hoặc vết đứt tay nhỏ nhất. Hầu hết các bé 3 đến 4 tuổi đều hết sợ khi cảm thấy an toàn hơn và quen với môi trường xung quanh. Bạn có thể giúp bé hết lo sợ theo các phương pháp dưới đây: Thừa nhận nỗi sợ của bé: Nỗi sợ của bé có vẻ như ngốc nghếch và vô lý, nhưng đó là điều có thật và quan trọng đối với bé. Bạn đừng cười khi bé nói rằng bé sợ tiếng giội nước trong bệ xí hoặc tiếng còi hú. Nên nói rằng bạn hiểu bé sợ điều gì. Nếu bạn bảo đảm và an ủi, bé sẽ hiểu rằng không có gì xấu hổ khi sợ hãi một điều gì đó. Hãy nói chuyện về nỗi sợ đó, bởi vì bé sẽ không bao giờ hết sợ hãi nếu bạn cố tình phớt lờ chúng đi. Bạn sẽ thất bại khi cố gắng thuyết phục rằng điều đó không có gì đáng sợ cả. Bé sẽ buồn hơn nếu bạn nói với bé rằng: “Không có gì phải sợ cả, con chó sẽ không làm con đau đâu”. Thay vì vậy, hãy thử nói rằng “Mẹ biết con sợ con chó. Nào, chúng ta hãy cùng đi qua. Nếu con không muốn vậy thì mẹ sẽ bế con qua.” Nếu bạn nghĩ rằng nguồn gốc nỗi lo sợ của con xuất phát từ cảm giác giận dữ hoặc lo lắng khi đối mặt với những tình huống mới (như đến nhà một người bạn mới hoặc mới bắt đầu đi học), hãy tìm cách để bé diễn đạt cảm xúc của mình qua các trò chơi tưởng tượng. Hoặc bạn đoán trước cảm xúc của con: “Mẹ biết là đôi khi con muốn bạn ấy đi, nhưng rồi bạn sẽ chơi vui vẻ với con.” Dùng những đồ vật yêu thích: Một số bé ở lứa tuổi này vẫn thích những đồ vật thân thiết như cái chăn hoặc con gấu nhồi bông sờn cũ. Những đồ vật này có tác dụng an ủi bé khi bé cảm thấy lo lắng, đặc biệt trong thời gian có thay đổi như đi trẻ hoặc ngủ riêng. Những đồ vật yêu thích giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi gặp người lạ, tham gia một nhóm bạn hoặc đi gặp bác sĩ. Do đó, bạn hãy để bé cầm chiếc chăn hoặc những đồ chơi đặc biệt mà bé yêu thích. Bạn đừng khiến bé cảm thấy mình “trẻ con” khi mang theo những đồ vật đó, hoặc khăng khăng bắt bé để chúng ở nhà. Bé sẽ không cần mang theo những đồ vật này khi được 4 tuổi. Lúc đó, bé sẽ biết dùng cách khác để tự trấn an mình khi hoảng sợ. Giải thích: Đôi khi bé sẽ hết sợ hãi nếu bạn giải thích nỗi lo sợ của nó một cách đơn giản và hợp lý; nhưng từ ngữ phải có tính thuyết phục hơn so với khi bé 2 tuổi. Bạn có thể giúp bé không sợ lạc giữa đám đông khi nói với nó rằng “Chừng nào con còn ở gần mẹ và nắm tay mẹ, thì con sẽ không bị lạc. Nhưng nếu đột nhiên con lạc mẹ, con phải đứng im ở chỗ này, mẹ sẽ tìm thấy con.” Nếu những kinh nghiệm trong quá khứ khiến bé sợ hãi, như tiêm phòng chẳng hạn, đừng nói dối hoặc tô vẽ những kỷ niệm đó, nhưng cũng đừng nhắc đi nhắc lại. Hãy nhẹ nhàng nói với con rằng mũi tiêm có thể khiến bé đau đớn lúc đầu, nhưng sẽ nhanh và sau đó hai mẹ con có thể cùng chơi một trò vui. Điều quan trọng là bạn phải ở bên cạnh con trong lúc bé đau để chỉ cho nó thấy rằng, bạn ủng hộ việc tiêm phòng nhưng bạn cũng không bỏ rơi bé. Bạn còn có thể giúp con tìm hiểu về những thứ khiến bé sợ ở một khoảng cách an toàn; giúp bé khắc phục nỗi lo sợ bằng cách cho xem sách, băng đĩa. Ví dụ, nếu bé ngại đi xe đạp bởi sợ ngã và xước đầu gối, bạn hãy đọc cho nó nghe những câu chuyện kể về một cậu bé tập đi xe đạp thành công mà không bị thương. Tương tự như vậy, bé có thể hết sợ những con quái vật dưới gầm giường nếu được xem một cuốn băng kể về một cậu bé giúp đỡ những con quái vật vui tính và thân thiện. Nếu bé sợ động vật, bạn hãy dẫn bé đi thăm vườn thú, nơi mà mọi người vuốt ve và cho thú ăn. Cùng nhau giải quyết vấn đề: Nếu con bạn sợ bóng tối, hãy bật đèn sáng. Trong quá trình thử nghiệm và gặp sai lầm, bạn và con sẽ tìm ra cách để giúp bé điều khiển những thứ gây sợ hãi. Bạn đừng mong bé khắc phục nỗi sợ trong một vài ngày. Bé phải mất vài tháng (thậm chí một năm) để vượt qua nỗi sợ đó. Nên luyện tập thông qua các trò chơi tưởng tượng. Nếu con bạn sợ bác sĩ, bạn hãy để bé đóng vai bác sĩ (cung cấp cho bé một bộ đồ chơi bác sĩ). Nếu con bạn sợ người lạ, bạn hãy để bé chạm trán với những con búp bê hoặc những con giống nhồi bông. Nếu bé sợ các nhân vật phù thủy, bạn hãy cùng bé mặc những bộ quần áo của các nhân vật đó và vẽ mặt cho giống. Các bé từ 3 đến 4 tuổi còn học trấn an bằng cách chơi với bạn bè. Khi bé có một số bạn thân cùng chơi cải trang giống những con quái vật huyên náo hoặc làm một ngôi nhà ma, bé cảm thấy đó là những hoạt động vui vẻ chứ không phải đáng sợ. Bạn đừng tỏ ra sợ hãi. Nếu bé nhìn thấy bố mẹ cũng sợ đi máy bay, hoặc co rúm người lại khi đi vào phòng khám răng thì sau đó nó cũng sợ những thứ này. Do đó, . cha mẹ, cảm thấy được lắng nghe và được đánh giá tốt hơn. Cha mẹ nên kể cho con nghe về ngày làm việc của mình, thảo luận về những sự kiện (sinh nhật bé, học ở trường ), thậm chí có thể thảo. trẻ: Việc cha mẹ cùng trẻ thực hành các bài trắc nghiệm IQ có thể giúp trẻ tăng chỉ số thông minh. Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, EquestGroup Nên dỗ trẻ hơn là để mặc trẻ khóc Bố mẹ của những. khi nói với nó rằng “Chừng nào con còn ở gần mẹ và nắm tay mẹ, thì con sẽ không bị lạc. Nhưng nếu đột nhiên con lạc mẹ, con phải đứng im ở chỗ này, mẹ sẽ tìm thấy con.” Nếu những kinh nghiệm

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan