nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh thương mại thành lợi

36 412 3
nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh thương mại thành lợi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế chúng ta đang có những bước chuyển mình rõ rệt, sự tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây đã tạo điều kịên cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, tiến hành tiêu thụ, thực hiện các dịch vụ cho khách hàng và thu tiền về cho doanh nghiệp. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của công ty trước hết doanh thu là nguồn quan trọng đảm bảo trang trải các hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng, là nguồn để doanh nghiệp có thể thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, là nguồn để doanh nghiệp thực hiện các nguồn khác. Nếu doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí bỏ ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Trong nền kinh tế thị trường khi mà khách hàng đặt mua ở vị trí trung tâm để tồn tại và phát triển, các daonh nghiệp cần xác định được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu đó tốt nhất. Sản phẩm sản xuất ra có tiêu thụ được thì sản xuất mới có ý nghĩa, doanh nghiệp mới tồn tại, phát triển và thực hiện được mục tiêu của mình. Vì thế hoạt động tiêu thụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với kết quả và hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong thực tế trong điều kiện phải cạnh tranh trên thị trường, các daonh nghiệp muốn có chỗ đứng và tiếng nói trên thị trường thì nó đòi hỏi tiêu thụ sản phẩm là hết sức cần thiết. Vấn đề này không phải cho bất cứ một doanh nghiệp nào đó mà nó là vấn đề chung cho tất cả các doanh nghiệp sản xuát kinh doanh , bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm và đặt vị trí lên hàng đầu. Đặc biệt với công ty thương mại Thành Lợi là một doanh nghiệp kinh doanh đồ điện lại càng phải quan tâm hơn đến vấn đề này. Đứng trước thực tế công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm trong việc tiêu thụ sản phẩm, với mục đích đưa ra một số ý kiến nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Với tên đề tài là::” Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH thương mại Thành Lợi “ PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1: Mục tiêu nghiên cứu Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải quan tâm tới nhằm đưa ra các phương hướng sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn, từng thời điểm để tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất. Do đó cần phải tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ và nhân tố tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh nhà kinh tế tìm ra biện pháp sát thực và phát huy hết khả năng của doanh nghiệp để tham gia vào sản xuất. Bên cạnh đó trọng tâm chính của đề tài là nghiên cứu nó và tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. Mặt khác còn tìm ra những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác tiêu thụ. Từ các kết quả phân tích đưa ra các đề xuất, giải phảp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. 2: Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài Do tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 3: phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế: Tham quan và thực tế hệ thống kho hàng, một số điểm tiêu thụ và khách hàng của công ty. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, nhân viên thị trường, các cá nhân tham gia kênh tiêu thụ của công ty. - Phương pháp thống kê kinh tế, phân tích: Phân tích số liệu trên cơ sở nghiên cứu tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ ảnh hưởng của chúng. - Phương pháp thu thập số liệu trên sổ sách của công ty: Báo cáo sản xuất kinh doanh, báo cáo tiêu thụ, bảng giá… PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP I. Tổ chức hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp 1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp Trong thực tế quản trị kinh doanh sử dụng nhiều khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái giá trị của sản phẩm hàng hoá. Theo quan điểm này sản phẩm hàng hoá được coi là tiêu thụ khi khách hàng chấp nhận thanh toán. Quá trình tiêu thụ bắt đầu khi đưa hàng hoá vào lưu thông và kết thúc khi đã bán xong hàng. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm từ việc nghiên cứu thị trường, định hướng sản xuất, thưch hiện các dịch vụ trước và sau khi bán hàng nhằm mục đích hiệu quả cao nhất. 2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụ có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vai trò cung cầu trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra một cách bình thường. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng được chiến lược kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tôt sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp chính nhờ khâu tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể thu hồi được các chi phí đã bỏ ra, thực hiện được mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả quá trình tiêu thụ sẽ phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh, chất lượng công tác của bộ máy quản lý doanh nghiệp nói chung và của bộ máy tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, phương thức giao chuyển thuận lợi. Tiêu thụ là cầu nối giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất, qua đó giúp nhà sản xuất nắm bắt được thị hiếu để có phương hướng phục vụ khách hàng tốt hơn, thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đọng tiêu thụ của doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là việc thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, đưa sản phẩm từ nơi sản uất đến nơi tiêu dùng. Do vậy công tác tiêu thụ chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau từ những nhân tố khách quan đến nhân tố chủ quan. 3.1. Nhân tố chủ quan Đây là những nhân tố thuộc về doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Các nhân tố này bao gồm: - Tiềm lực của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, công nghệ. - Quan điểm, định hướng và hệ thống tổ chức của doanh nghiệp. - Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Chính sách giá và hoạt động Marketing của doanh nghiệp. - Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm. - Trình độ kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2. Nhân tố khách quan Đây là nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan luôn tạo ra các cơ hội kinh doanh cũng như các nguy cơ đối với doanh nghiệp. Sau đây là một số nhân tố khấch quan: - Nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô + Chính sách của nhà nước về quản lý thị trường và thương mại + Chính sách thuế + Thu nhập của dân cư + Tốc độ phát triển kinh tế - Nhân tố thuộc môi trường vi mô + Khách hàng + Người cung ứng + Các chi phí sản xuất + Các đối thủ cạnh tranh 4. Nội dung của hoạt động tiêu thụ 4.1. Nghiên cứu thị trường Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ ( trực tiết và gián tiếp ) Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết, đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh vì thị trường không phải là bất biến mà nó luôn biến động, đầy bí ẩn và thường xuyên biến đổi không ngừng. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để định ra các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ chiến lược đã xác định doanh nghiệp cần tiến hành lập và thực hiện kề hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. để thành công trên thị trường, đòi hỏi cac daonh nghiệp phải thực hiện công tác phát triển thị trường một cách thận trọng. Nghiên cứu thị trường có 2 phương pháp sau: - Phương pháp 1: Nghiên cứu thị trường tại văn phòng làm việc. Đây là phương pháp phổ thông nhất cuat mọi cán bộ nghiên cứu. Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống thông tin trong nước về thị trường nghiên cứu. - Phương pháp 2: Nghiên cứu tại hiện trường bao gồm việc thu thập thông tin thông qua việc xúc tiến trên thị trường. Một số phương pháp để thu thập thông tin là: + Phương pháp quan sát: Sự quan sát có thể do người trực tiếtp tiến hành, cũng có thể qua máy móc… + Phương pháp phỏng vấn: Gồm việc thăm dò ý kiến và thực nghiệm. Cả hai bên có thể liên lạc trực tiếp hoặc gián tiếp. + Soạn thảo câu hỏi điều tra và trưng cầu ý kiến của những người mua bán trên thị trường. Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường là: - Nhằm phát hiện ra quy luật vận động của giá cả, cung cầu về loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh hoặc đang kinh doanh. - Xác định được thị trường tiềm ẩn, thị trường phù hợp với các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó chỉ ra những cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp công tác nghiên cứu thị trường cần trả lời các câu hỏi sau: - Thị trường đang cần những loại sản phẩm gì? - Đặc điểm của loại sản phẩm đó? - Ai là người tiêu thụ những loại sản phẩm này? - Hiện trạng cung cấp sản phẩm đó như thế nào? - Làm thế nào để kinh doanh trên thị trường đó? Để trả lời những câu hỏi này, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành những nội dung sau: - Phân loại khách hàng - Xác định và đánh giá từng loại khách hàng - Xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 4.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm Sản phẩm là một khái niệm tương đối phức tạp, là tổng hợp của mọi sự thoả mãn về vật chất và tinh thần mà người tiêu dùng nhận được sau khi mua sản phẩm. Sản phẩm bao gồm bản thân những thành phần hữu hình chính của chúng cùng với các loại phụ tùng, bao gói, nhãn hiệu và dịch vụ kèm theo. Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quảẩtên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cjiến lược sản phẩm là chiến lược xương sống của tiêu thụ. Trình độ sản xuất càng cao, thị trường cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của ciến lược sản phẩm càng trở lên quan trọng. Chiến lược sản phẩm không chỉ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nhằm thực hiện cac mục tiêu của chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Để kinh doanh thành công trên thị trường các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm hợp lý. Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Xác lập vị trí sản phẩm trên thị trường - Đổi mới sản phẩm - Phát triển sản phẩm mới 4.3. Chiến lược giá của doanh nghiệp Giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến quyết định mua của khách hàng. Giá cả là một trong những đặc trưng cơ bản mà người tiêu dùng nhận thấy một cách trực tiếp nhất. Việc định ra chiến lược giá bán linh hoạt phù hợp với cung, cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Thông thường trong doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp định giá sau: - Định giá theo chi phí sản xuất kinh doanh - Định giá theo quan hệ cung, cầu - Định giá theo thị trường - Định giá theo hệ số - Định giá theo vùng giá chấp nhận được - Định giá nhằm đạt được mức lợi nhuận mụa tiêu định trước - Định giá phân việc 4.4. Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ bao gồm các công việc để đưa sản phẩm, dịch vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về chất lượng, số lượng, chủng loại, thời gian, kiểu dáng sản phẩm. Tổ chức công tác sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung cơ bản sau: • Tổ chức các kênh phân phối hàng hoá Mạng lưới phân phối hàng hoá của doanh nghiệp được cấu thành bởi các yếu tố sau: - Ngưòi sản xuất: được coi là người thứ nhất, họ bán cái mà họ sản xuất ra. Điểm xuất phát của quá trình vận động hàng hoá là từ noei sản xuất từ chính nơi nó được tạo ra. [...]... Những thành công và tồn tại trong công tác tiêu thụ của công ty 2.1: Những thành công của công ty trong công tác tiêu thụ - Bộ máy quản lý của công ty khá gọn nhẹ, linh hoạt, tiết kiệm Công ty đã phát huy tốt quyền tự chủ trong kinh doanh, đã năng động sáng tạo trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm - Công tác nghiên cứu thị trường và giới thiệu sản phẩm của công ty tương đối có hiệu quả, thị trường của. .. hoạt động tiêu thụ tại công ty 1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thu của công ty Khi tiến hành đánh giá về kết quả công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty ta có thể sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị, căn cứ vào số lượng thực tế của công ty tiêu thụ được trong các năm đối với các loại sản phẩm Dưới đây là kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các chỉ tiêu: TT Chỉ tiêu ĐVT... nhất định tới công tác tiêu hụ sản phẩm - Công tác tuyên truyền, quảng cáo về sản phẩm của mình còn kém PHẦN V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CẢU CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH LỢI Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau từ khâu nghiên cứu thị trường trước khi đi vào kinh doanh... vậy, muốn nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm thì phải thực hiện đồn bộ các biện pháp ở tất cả các khâu Sau khi nghiên cứu và thực tế tại công ty TNHH thương mại Thành Lợi, sau đây em xin có một vài đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty: 1: Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: Qua thời gian thực tạp tại công ty Thành Lợi em nhận thấy việc nghiên cứu thị trường, mở rộng... yếu của công ty là công ty cổ phần xây dựng và trang trí Viễn Đông, Công ty cổ phần phát triển điện- điện tử- viễn thôngtin học…Trong tương lai không xa công ty sẽ phát triển sản phẩm của mình ở khu vực phía nam 2 Hệ thống bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty Hệ thống bộ máy làm công tác tiêu thụ của công ty bao gồm các bộ phận sau - Phòng kinh doanh của công ty: Bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty. .. giám đốc công ty phân loại khách hàng, đánh giá khách hàng và xác định thị trường mục tiêu của công ty 3.2: Chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty 3.2.1: Chiến lược về giá của sản phẩm Chính sách giá của công ty tương đối linh hoạt tùy thuộc vào chi phí sản suất kinh doanh của công ty và từng loại sản phẩm cụ thể trong từng giai đoạn và từng loại sản phẩm cụ thể của để công ty định giá một cách cụ... chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Thành Lợi 1.Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty Thành Lợi Công ty bán hàng chủ yếu qua kênh tiêu thụ trực tiếp Các cá nhân và tổ chức đến mua sản phẩm của công ty và tùy và tùy theo mục đích, nhu cầu của mình, họ có thêt tự chọn cho mình sản phẩm phù hợp Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu về chất lượng mẫu mã mới thì có thể đặt hàng tại công ty Hệ thống... triển thương hiệu của công ty Hiện nay vấn đề thương hiệu của công ty cần được quan tâm và gây dựng, vì khi công ty có thương hiệu của mình thì công tác tiêu thụ của công ty đó phát triển hơn rất nhiều Chính vì vậy công ty cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu hơn 6: Nâng cao hiệu quả bằng cách giảm chi phí cho công ty: Qua phân tích ta nhận thấy một số chi phí của công ty là khá cao chính vì thế công ty. .. chính xác số lượng sản phẩm tiêu thụ Từ chỉ tiêu này ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, được thể hiện qua khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ, và khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ Công thức tính: Q=a + b - c Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm tiêu thụ a là khối lượng sản phẩm tồn đầu kỳ b là khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ c là khối lượng sản phẩm tồn cuối... công ty thương mại Thành Lợi 1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại Thành Lợi 1.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại Thành Lợi 1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TMThành Lợi * Giới thiệu về Công ty Công ty TNHH Thương mại Thành Lợi được thành lập từ năm 2003: -Theo giấy phép kinh doanh số 0102008747 cấp ngày . sản phẩm của công ty, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Với tên đề tài là::” Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công. phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 3: phương pháp nghiên cứu - Phương pháp. đề này. Đứng trước thực tế công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm trong việc tiêu thụ sản phẩm, với mục đích đưa ra một số ý kiến nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan