định hướng quản lý môi trường khu du lịch suối mỡ -bắc giang

39 644 5
định hướng quản lý môi trường khu du lịch suối mỡ -bắc giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm thập kỷ gần đây, Trên thế giới nghành du lịch có tốc độ phát triển rất nhanh, được coi là ngành " công nghiệp không khói ", ngành "xuất khẩu vô hình " mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế. Do vậy phát triển kinh tế du lịch đang trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày càng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại của mỗi người dân. Sự phát triển của du lịch ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên , bảo vệ đa dạng sinh học và văn hoá cộng đồng, sự phát triển du lịch còn mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia và cộng đồng địa phương, nhất là đối với vùng sâu và vùng xa, nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên, văn hoá hấp dẫn. Bên cạnh những nguồn lợi do phát triển du lịch mang lại thi sự phát triển nhanh chóng của du lịch ân chứa nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường ở các vùng du lịch: Ô nhiễm khí và nước do xả thải quá khả năng tự làm sạch của môi trường, thay đổi cảnh quan để xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học , mất giá đồng tiền và xung đột xã hội vào mùa du lịch, tệ nạn xã hội bùng phát, xói mòn văn hoá của cộng đồng bản địa, v.v Những tác động xấu ngày càng gia tăng khiến cho Tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO) cũng như các nhà nghiên cứu du lịch phải tìm kiếm một cách thức , một chiến lược mới nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển du lịch với bảo vệ môi trường. Đó chính là hướng phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững là hướng phát triển chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển của Đảng và nhà nước . Hoạt động phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về kinh tế , chính trị , văn hoá-xã hội, an ninh quốc 1 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp phòng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường , giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới. Quan điểm này cần được xuyên suốt trong quy hoạch phát triển các khu du lịch.Khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang la một địa bàn nhạy cảm gần trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và môi trường của tỉnh Bắc Giang. Do vậy trong quy hoạch phát triển khu du lịch Suối Mỡ quan điểm phát triển du lịch bền vững càng cần được thông suốt. Để phát triển bền vững khu du lịch này phải có những nghiên cứu để đưa ra mô hình phát triển thích hợp. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài "Định hướng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ -Bắc Giang". 2. Mục tiêu của khoá luận. - Nghiên cứu hiện trạng du lịch va quản lý môi trường của khu du lịch Suối Mỡ - Xác định khả năng tải của tuyến đường mòn thiên nhiên từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối. -Từ những nghiên cứu trên đưa ra một số định hướng quản lý để phát triển bền vững khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang. 3. Nhiệm vụ cần thực hiện. - Đánh giá các tiềm năng du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ- Bắc Giang. - Thu thập thông tin và phân tích hiện trạng du khách bằng phương pháp phỏng vấn nhanh và phát phiếu điều tra. - Thu thập thông tin và phân tích hiện trạng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho du lịch. - Từ kết quả nghiên cứu đưa ra một số định hướng để phát triển du lịch ở khu du lịch Suối Mỡ-Bắc Giang. 2 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quan hệ giữa du lịch và môi trường. Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành các sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên của khu du lịch. Như vậy yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định các loại hình du lịch cũng như sự thành công của hoạt động du lịch là tài nguyên môi trường của khu du lịch. Hoạt động phát triển du lịch lại có các tác động lên cả hệ sinh thái tự nhiên và hệ xã hôi-nhân văn của khu vực diễn ra hoạt động du lịch. 1.1.1. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên. a. Tác động tích cực. Hoạt động của du lịch đã có những tác động tích cực đến các yếu tố sinh thái tự nhiên. Các tác động tích cực có thể kể đến là: - Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần khẳng định giá trị và bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia hoặc Vườn khu vực. Việc bảo tồn các loài động thực vật hoang dại giành cho du khách chiêm ngưỡng là một trong các thành công . - Tăng cường chất lượng môi trường:du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác. Cải thiện các tiện nghi môi trường thông qua các chương trình quy 3 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. - Đề cao môi trường: việc phát triển các cơ sở du lịch thiết kế tốt có thể đề cao giá trị cảnh quan. - Cải thiện hạ tầng cơ sở: các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay , đường xá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải , thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch. - Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập du khách. b. Tác động tiêu cực . Hoạt động du lịch cũng gây các tác động tiêu cực cho các yếu tố sinh thái tự nhiên các tác động này có thể kể đến là: - Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước : du lịch là nghành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm trí tiêu hao cả nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Nếu khu du lịch là vùng thiếu nước, hoặc mùa du lịch là mùa khô hạn thì việc cấp nước cho khu du lịch là một thách thức lớn. Người ta thấy nếu số lượng khách/ chủ=3:1 thì vấn đề cấp nước bắt đầu khó khăn, nếu tỷ lệ đó là 20:1 thì cần lắp đặt thêm bồn chứa tạo áp lực trong hệ thống xử lý nước thải(Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu- Du lịch bền vững). - Nước thải: Lượng nước thải gia tăng tỷ lệ thuận với lượng nước cấp (thường tính bằng 75% lượng nước cấp ). Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm dần xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận của khu du lịch( sông, hồ, biển). - Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp có thể gây nhưng vấn đề 4 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khoẻ cộng đồng và xung đột xã hội. - Ô nhiễm khí : du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền , đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính. - Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và hoạt động của du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác, kể cả động vật hoang dại. - Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tạo ra những vấn đề sinh thái nghiêm trọng: tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động habitat, đe doạ các loài động thực vật hoang dại(tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, ). Xây dựng đường giao thôngvà khu cắm trại gây cản trở động thực vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, 1.1.2. Tác động của hệ du lịch lên hệ xã hội-nhân văn. a. Tác động tích cực. Hoạt động phát triển du lịch đã tạo ra những tác động tích cực lên hệ xă hội-nhân văn. Các tác động tích cực này có thể kể đến là: - Lợi ích kinh tế:du lịch tạo thu nhập , ngân sách giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ Điều đó giúp cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, kinh tế vùng và quốc gia. Du lịch tạo ra các chất xúc tác để phát triển và mở rộng các khu vực kinh tế khác (xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm ). Với các vùng sâu, vùng xa, hoạt động du lịch có thể là động lực duy nhất để xoá đói giảm nghèo. 5 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp - Góp phần bảo tồn di tích, di sản lịch sử- văn hoá: du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những dất nước nghèo không có đủ tiềm lực kinh tế để trùng tu hay bảo vệ. Du lịch cũng góp phần đắc lực cho bảo tồn hay khôi phục các di sản kiến trúc; nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống; đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, nhà hát, các hoạt động văn hoá truyền thống, kể cả văn hoá ẩm thực; góp phầnkhôi phục niềm tự tin, tự hào dân tộc, bảo vệ tính đa dạng văn hoá, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số, do việc người địa phương thấy du khách, nhất là khách ngại quốc, thích chiêm ngưỡng và tôn trọng các đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. - Giao lưu, trao đổi văn hoá, giữa du khách và người địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn minh). b. Tác động tiêu cực: Hoạt đông du lịch gây ra những tác động tiêu cực đến hệ xã hội nhân văn của tác động tiêu cực đó là: - Dịch bệnh: khách du lịch có thể đem đến khu lịch các loại dịch bệnh gồm nhiều loại dịch bệnh lan truyền nhờ nước, bệnh xã hội, và các bệnh khác lan truyền do đông người. - Suy giảm các nguồn lợi kinh tế tiềm năng của địa phương do sự cạnh tranh của hoạt động du lịch được đầu tư và điều hành của các chủ doanh nghiệp ở các vùng khác. - Gây rối loạn kinh tế và công ăn, việc làm: sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng biệt của đất nước hoặc vùng không được ghép nối với sự phát triển 6 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp tương xứng với các vùng khác. Điều đó có thể dẫn đến sự bất bình của cư dân trong các vùng chậm phát triển khác. Sự bùng phát tăng giá đất đai hàng hoá, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng. Cư dân bản địa ở nhiều trung tâm du lịch có thể biến thành lao động rẻ mạt,tạm bợ theo mùa. - Quá tải dân số và mất các tiện nghi môi trường dành cho người địa phương: khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương sẽ bị tranh giành tiện nghi giao thông, nhà hàng, chợ búa. - Tác động văn hoá: trong một số trường hợp có thể có sự xói mòn văn hoá, lòng tự tin do sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hoá ngoại lai do du khách mang tới so với văn hoá bản địa. Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những sự khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử. - Các vấn đề xã hội: ma tuý, nghiện rượu, tội phạm, mại dâm có thể bùng phát liên quan với phát triển du lịch. 1.2. Giới thiệu chung về khu du lịch Suối Mỡ. 1.2.1. Vị trí địa lý. Bắc Giang là tỉnh trung du Bắc Bộ có vị trí địa lý từ 21 0 07'đến 21 0 42' vĩ độ Bắc và từ 105 0 52' đến 107 0 02 ' kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh Bắc Giang giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp với tỉnh Hải Dương, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây va Tây Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh. Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang khoảng 30 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 75 km về phía Đông Bắc theo đường quốc lộ 1 và quốc lộ 13 B. 1.2.2. Những vấn đề về tài nguyên du lịch Suối Mỡ. 7 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp 1.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. a. Vị thế. Suối Mỡ với vị trí địa lý và khoảng cách về điều kiện giao thông tương đối thuận lợi , Suối Mỡ có thể được xem là điểm du lịch cuối tuần của thủ đô Hà Nội và của thị xã Bắc Giang. Ngoài ra với vị trí nằm ỏ trung tâm của tỉnh, Suối Mỡ có mối giao lưu thuận tiện với các điểm du lịch lân cận như : Khuôn Thần, Cấm Sơn, Côn Sơn-Kép Bạc. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng "tour" du lịch cho khách đến Bắc Giang. b. Địa hình. Suối Mỡ là dòng suối nhỏ , bắt nguồn từ khu vách đá và hồ Chuối của núi Tây Ngài, núi Bà thuộc dãy Huyền Đinh- Yên Tử. Khu vực Suối Mỡ là vùng đồi núi thấp , độ cao trung bình từ 100 m đến dưới 1000 m , đầu tuyến nối với đường 239 tại đền Suối Mỡ (cách phà Lục Nam khoảng 10 km). Đây là vùng đất bằng phẳng dài chừng 400-500 m, tiếp theo là địa hình rừng núi, chia cắt khá phức tạp, tuyến đường tương đối quanh co và tăng dần độ cao, độ dốc phổ biến vào khoảng 26-35%. Len lỏi giữa các dãy đồi núi là các khe, suối với cảnh quan đẹp, hấp dẫn và phù hợp với lứa tuổi thanh niên. Dọc đôi bờ suối có 3 ngôi đền lớn nhỏ khác nhau:Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng rất thuận tiện cho việc cúng lễ, tuy nhiên mùa mưa lũ cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. c. Khí hậu. Khu du lịch Suối Mỡ thuộc huyện Lục Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , hàng năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Từ số liệu quan trắc cơ bản các yếu tố khí hậu chính của trạm Bắc Giang và căn cứ vào các chỉ tiêu của tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) xác định thời 8 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp gian thích hợp nhất với sức khoẻ con người thì ở khu vực này có đặc điểm sau(quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ -huyện Lục Nam): Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ thích hợp với du lịch Chú thích: Rất thích hợp (mát) Thích hợp (hơi nóng) Ít thích hợp (nóng bức) Căn cứ vào số ngày mưa trong năm và các điều kiện bất lợi khác như bão, mưa đá thì thời gian thích hợp cho các hoạt động du lịch ở khu vực Suối Mỡ đạt khoảng 178 ngày. Xét về đặc điểm khí hậu thì Suối Mỡ được xếp vào loại "thuân lợi" đối với hoạt động du lịch. Đây là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng trong việc đánh giá, xếp loại các điểm du lịch hiện nay ở nước ta. d. Đăc điểm chế độ thuỷ văn . Ơ khu vực Suối Mỡ các đá có nguồn gốc lục địa tuổi Triat gồm các loại đá sét màu lục xen bột kết, cát kết màu tím, bột kết, đá sét màu phớt hồng gắn kết chắc có bề dày khoảng 300 m. Các loại đá này cho phép đắp đập ngăn dòng, tạo hồ nước và giữ nước tốt. Khu vực nằm trong vùng có chế độ khá bình ổn về kiến tạo hiện đại. Hoạt động nâng yếu đã tạo ưu thế cho quá trình bóc mòn. Quá trình phong hoá- lý- học đã tạo đá ong trên sườn đồi , song vỏ phong hoá chỉ dày từ 5-10 m. Các điều kiện này chỉ tạo nên quá trình thấm ngậm nước ở vỏ phong hoá trong lòng hồ bị ngập, kết hợp với độ dốc 9 NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Kho¸ luËn tèt nghiÖp sườn đồi lớn , khe suối hẹp tạo nên hồ dạng sông hẹp , kéo dài, không bị mất nước do thẩm thấu và không bị thất thoát nước sang lưu vực khác. Điều kiện địa chất, địa hình đảm bảo cho việc xây dựng hồ chứa, đảm bảo giữ nước và an toàn cho đập , kể cả đập đất. Tuy nhiên khi xây đập cần bóc toàn bộ lớp vỏ phong hoá (5-10 m) nền đá gốc và khoan nhồi bê tông tạo chân đập cắm sâu vào đá gốc. Chiều dài dòng suối khoảng 4- 4,5 km trên một lưu vực có bề mặt dốc về phía đáy tạo bề mặt hướng nước và tích nước lý tưởng cho hồ Suối Mỡ. e. Tài nguyên sinh vật. Nhìn chung thảm thực vật ở khu vực Suối Mỡ chưa được phong phú , trữ lượng rừng rất thấp (bình quân 40 m 3 /ha), cấu trúc rừng bị phá vỡ, không còn phân tầng rõ rệt, phẩm chất cây lại xấu. ở những khu vực sườn núi phụ cận bao quanh thảm thực vật còn nghèo do khai thác bừa bãi cho nhu cầu sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của người dân địa phương và cũng vì thế mà nhiều thú rừng quý hiếm đã bỏ đi nơi khác (quy hoạch phát triên du lịch Suối Mỡ- huyện Lục Nam). Song bên cạnh đó Suối Mỡ cũng có những tài nguyên sinh vật mang nét đặc trưng của khu vực như giẻ, phong lan, chè xanh, lông cu ly, cùng bạt ngàn những loài cây thuốc quý khác. Ngoài ra còn có các loại cây ăn quả đặc sắc như na, vải thiều (quy hoạch phát triển du lịch Suối Mỡ - huyện Lục Nam) 1.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. Khu vực Suối Mỡ không chỉ nổi tiếng là một khu danh thắng mà còn được khách thập phương biết đến bởi sự linh thiêng của các ngôi đền ở đây. Hệ thống 3 đền ở Suối Mỡ bao gồm: Đền Trung, Đền Thượng, Đền Hạ vốn được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XV-XVI) . Cả ba đền đều thờ "Thượng 10 [...]... triển du lịch tỉnh Bắc Giang nói chung và du lịch sinh thái Suối Mỡ nói riêng, sẽ là điều kiện để tôn tạo, bảo dưỡng công trình của nhà nước Khu du lịch Suối Mỡ cùng với các vùng phụ cận tạo ra các tour du lịch hấp dẫn, ấn tượng cho du khách Về chức năng quản lý môi trường ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ có nhiệm vụ: - Quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng khu du lịch do nhà nước đầu tư;... thêm các kiến thức về du lịch sinh thái và hiểu biết lịch các ngôi đền Như vậy vừa cung cấp việc làm cho họ vừa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch 2.3 Phương pháp cải thiện môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang 2.3.1 Thành lập ban quản lý khu du lịch Suối Mỡ 27 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Trong chiến lược phát triển du lịch Bắc Giang, du lịch sinh thái Suối Mỡ- Lục Nam giữ vai... năng quản lý hiện đang là vấn đề nghiêm trọng nhất của các nước đang phát triển 18 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Chương 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Các vấn đề môi trường và hiện trạng quản lý môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ 2.1.1 Các vấn đề môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ 2.1.1.1 Giao thông nội bộ khu vực Mạng lưới giao thông nội bộ khu vực này gồm đường Suối Mỡ, đoạn đường từ đền Suối Mỡ. .. trí, thực trạng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ đã nêu ở trên, để không ngừng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch sinh thái Suối Mỡ, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, không ngừng nâng cao vai trò của công tác xã hội hoá về du lịch Cần thiết phải thành lập ban quản lý khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - Lục Nam... hoá đó chính là yếu tố tạo nên bản sắc cho khu vực mà chúng ta cần bảo tồn và phát huy 1.2.2.3 Hịên trạng phát triển du lịch tại khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang a Hiện trạng khách du lịch Hiên trạng số lượng khách du lịch đến Suối Mỡ chưa nhiều nhưng tăng đáng kể những năm qua Theo số liệu thống kê của ban quản lý tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến khu vực này tương đối nhanh: Năm 1995 tăng... lý; có sự quản lý thống nhất nhằm quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn sinh thái và những công trình hạ tầng của nhà nứơc đã đầu tư, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu du lịch Suối Mỡ Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá và tạo ra đầu mối thống nhất để thu hút các nhà đầu tư đến khai thác kinh doanh du lịch Việc thành lập ban quản lý sẽ làm đòn bẩy thúc đẩy cho phát triển du lịch. .. Trung lên đền Thượng dọc theo suối ở khu du lịch Suối Mỡ - Bắc Giang Hoạt động du lịch ở Suối Mỡ xảy ra chủ yếu ở trên tuyến đường từ đền Trung lên đền Thượng dọc theo suối 2.2.1 Xác định khả năng tải vật lý a Các thông số cơ bản để xác định khả năng tải vật lý (PCC) - Đây là tuyến đường mòn chỉ đáp ứng một dòng du khách song do đường đi và về đều trên tuyến đường này nên dòng du khách là 2 chiều - Chiều... trại, tắm suối Ngoài ra các khu vườn trồng cây ăn quả cũng tạo nên sức hút lớn trong khu vực này Dựa vào những đặc thù trên của khu du lịch ta có thể định hướng phát triển các khu chức năng như sau: 30 Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thanh H»ng Khu du lịch Suối Mỡ bao gồm diện tích 650 ha sẽ được chia thành 3 phân khu chức năng chính - Phân khu thứ nhất: Khu trung tâm đón tiếp và dịch vụ - Phân khu thứ... tạo cảm giác mạnh mà không phá vỡ môi trường sẽ được khai thác ở khu vực này Các loại hình vui chơi mới này sẽ giúp cho du lịch tránh khỏi sự nhàm chán của các sản phẩm du lịch quen thuộc 2.3.3.4 Tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ Việc tổ chức không gian kiến trúc khu du lịch Suối Mỡ chú ý đến các không gian đặc thù sau: - Đối với không gian cắm trại dọc suối cần tạo ra các mảng cây bóng... lượng du khách Qua việc nghiên cứu và phân tích khu du lịch Suối Mỡ và nhất la sau khi Suối Mỡ được quy hoạch thì lượng du khách ngày càng tăng lên trong khi khả năng tải vẫn là 391 khách/ngày Do vậy để đồng thời đạt được hai mục tiêu là tăng doanh thu du lịch và đáp ứng nhu cầu của du khách, không gây suy thoái tài nguyên du lịch và ô nhiễm môi trường thì yêu cầu đươc đặt ra cho các nhà quản lý là . " ;Định hướng quản lý môi trường khu du lịch Suối Mỡ -Bắc Giang& quot;. 2. Mục tiêu của khoá luận. - Nghiên cứu hiện trạng du lịch va quản lý môi trường của khu du lịch Suối Mỡ - Xác định khả. trạng quản lý môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ 2.1.1. Các vấn đề môi trường ở khu du lịch Suối Mỡ 2.1.1.1. Giao thông nội bộ khu vực Mạng lưới giao thông nội bộ khu vực này gồm đường Suối Mỡ, đoạn đường. suối. -Từ những nghiên cứu trên đưa ra một số định hướng quản lý để phát triển bền vững khu du lịch Suối Mỡ- Bắc Giang. 3. Nhiệm vụ cần thực hiện. - Đánh giá các tiềm năng du lịch tại khu du lịch

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan