MÔ HÌNH LÀM GIÀU CỦA NÔNG DÂN ppsx

6 414 0
MÔ HÌNH LÀM GIÀU CỦA NÔNG DÂN ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MÔ HÌNH LÀM GIÀU CỦA NÔNG DÂN I. MỞ ĐẦU Nông nghiệp - nông thôn - nông dân trong đó nông dân là chủ thể, là vấn đề lớn có tính chiến lược đối với kinh tế - xã hội nước ta. Hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn phát triển, đời sống nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày càng phát triển., giá trị và giá trị sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng sản phẩm đã qua chế biến, giảm cung cấp sản phẩm thô, từ đó an ninh lương thực trong nước được đảm bảo, nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành những hàng hóa xuất khẩu chủ đạo, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế như gạo, thủy hải sản, cà phê, cao su Có được những thành tựu đó là chính từ bản thân người nông dân. II. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NÔNG DÂN A.MÔ HÌNH CHĂN NUÔI 1. Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Với quyết tâm, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương, gia đình anh Nguyễn Văn Bảo, ở xóm Phúc Niên, xã Tân Hương (Phổ Yên, Thái Nguyên) đã đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Bảo, ở xóm Phúc Niên, xã Tân Hương (Phổ Yên) vào một ngày đầu tháng tư. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang có đầy đủ tiện nghi, anh Bảo tâm sự: Nhà tôi có 8 sào ruộng với 4 nhân khẩu, vất vả quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể cải thiện được cuộc sống gia đình, có điều kiện lo cho con cái ăn học và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Những năm 1995, ngoài cấy lúa, tôi bắt đầu chăn nuôi lợn. Lúc đầu tôi nuôi 5 lợn nái và vài chục con lợn bột. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi nên lợn con mới đẻ ra thường bị chết. Không nản lòng, tôi thường xuyên tìm hiểu trên ti vi, sách báo và đến các trang trại chăn nuôi lớn trong huyện để học hỏi kinh nghiệm. Dần dà tôi đã biết cách tiêm phòng dịch bệnh cho đàn lợn và chăn các loại thức ăn bổ sung tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của đàn lợn. Đến năm 2007, tôi đã mở rộng trang trại chăn nuôi lợn lên tới 700 m2, với những dãy chuồng được xây dựng thoáng mát, hợp vệ sinh. Cứ thế đến nay, anh Bảo đã phát triển đàn lợn của gia đình lên tới 20 lợn nái và trên 200 lợn thịt. Đàn lợn của anh phát triển nhanh, do được cho ăn thức ăn tinh và thức ăn xanh, theo đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời được vệ sinh chuồng trại và thường xuyên và tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, an toàn cho người tiêu dùng. Mỗi năm gia đình anh cung cấp cho thị trường gần 50 tấn thịt lợn hơi với giá bán trung bình 20 nghìn đồng/kg, có thương lái về tận nhà thu mua. Nhận thấy nuôi gà thương phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn, thu hồi vốn nhanh, năm 2008 ngoài chăn nuôi lợn gia đình anh còn đầu tư xây dựng thêm 500 m2 chuồng trại để nuôi gà đẻ trứng. Hiện, nhà anh nuôi trên 1.000 gà đẻ và 1.000 gà mái chuẩn bị đến giai đoạn đẻ trứng để thay thế lứa gà trước. Do chủ động tiêm phòng và tuân thủ các biện pháp chăm sóc theo chu trình khép kín nên đàn gà của gia đình anh mau lớn, đẻ nhiều và chưa lần nào bị nhiễm dịch bệnh. Mỗi ngày gia đình anh cung cấp khoảng 900 trứng với gá bán 2,7 nghìn đồng/quả Gia đình anh cũng đã sắm được xe tải trị giá trên 250 triệu đồng để chuyên chở thức ăn chăn nuôi và vận chuyển hàng hóa. Hiện nay, thu nhập trung bình của gia đình anh Bảo đạt trên 400 triệu đồng/năm. Ngoài đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, anh Bảo còn giúp đỡ các hộ dân trong xóm vươn lên làm ăn. Gia đình anh mở đại lý bán thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, những hộ gặp khó khăn, anh cho nợ đến khi bán lợn mới phải thanh toán tiền cám. Ngoài ra anh còn chỉ bảo các hộ cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh ở vật nuôi. Nói về kinh nghiệm làm ăn, anh Bảo chia sẻ: Nuôi lợn và gà không mất nhiều công lao động nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức về cách phòng, chống dịch bệnh. Đặc biệt, cần quan tâm tới khâu bảo đảm vệ sinh chuồng trại, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Mỗi tuần nên phun thuốc khử trùng chuồng trại một lần, đồng thời tăng lượng vitamin trong thức ăn cho gia cầm để tăng sức đề kháng với dịch bệnh.Với những thành tích đã đạt được trong phát triển kinh tế, năm 2010 vừa qua, anh Bảo đã được UBND huyện Phổ Yên tặng Giấy khen Nông dân sản xuất giỏi. Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp (Website Hội NDVN)- Đến thăm gia đình anh Nguyễn Mạnh Toàn, 50 tuổi ở bản Nà Púng, phường Thanh Trường, TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên, ai cũng tấm tắc khen mô hình kinh tế gia đình đạt hiệu quả và năng suất cao. Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Toàn rất đa dạng, phong phú và chủ yếu là sản xuất cá giống. Với diện tích hơn 13 ha, gia đình anh đã dành 7ha là ao nuôi cá. Mô hình nuôi cá của anh Toàn được thực hiện từ năm 1988 - 1990, nhưng phát triển mạnh nhất từ năm 1995, bắt đầu là sản xuất cá bột, đến nuôi cá bố mẹ sinh sản, ươm cá giống cung cấp Anh Nguyễn Mạnh Toàn đang cho cá ăn ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Số cá gia đình anh bán ra chiếm gần 80% thị trường của tỉnh. Hàng năm xuất bán khoảng vài chục triệu con gồm đủ loại trắm, chép, trôi, mè… Anh Toàn cũng đã chuyển giao kỹ thuật và bán giống cá sang Lào. Hằng năm trừ chi phí gia đình anh thu lãi từ 120- 150 triệu đồng. Bên cạnh mô hình nuôi cá giống, gia đình anh Toàn còn chăn nuôi lợn và gia cầm, hàng năm xuất chuồng khoảng 20 tấn lợn thịt, hàng tấn thịt gia cầm… Ngoài ra anh còn cấy khoảng hơn 1,2ha lúa 2 vụ, đạt năng suất hơn 80tạ/ha. Khi được hỏi về nguồn vốn để phát triển sản xuất, anh Toàn cho biết: “Chủ yếu là tôi vay vốn của anh em họ hàng và của Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn”. Nguồn vốn ban đầu của anh Toàn vay chỉ có 5 triệu đồng, đến nay tổng tài sản của gia đình anh Toàn ước tính khoảng 2 tỷ đồng, với số vốn quay vòng khoảng 500 triệu đồng. Anh Toàn cũng tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi lợn. Hiện gia đình anh đã kế nối mạng Internet để tiến tới bán hàng qua mạng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi với các địa phương khác… Ngoài ra anh còn làm đại lý thức ăn chăn nuôi CP, để cung cấp thức ăn chăn nuôi cho gia đình anh và bà con xung quanh. Đặc biệt, không những làm giàu cho mình, anh Toàn còn hỗ trợ bà con trong thôn bằng hình thức đầu tư cá giống không lấy lãi. Ước tính, số vốn anh giúp đỡ bà con mỗi năm lên tới khoảng 800 triệu đồng… Anh Nguyễn Mạnh Toàn là tấm gương sáng về lao động sản xuất giỏi để bà con nông dân học tập tại địa phương. B.MÔ HI9NHF TRỒNG TRỌT 3. Làm giàu từ trang trại hoa lan Cách trung tâm Buôn Ma Thuột về hướng Tây nam khoảng 10 km. Trang trại chuyên lai tạo nhân giống phong lan kim ngân phượng trang của gia đình anh Phan Trọng Dũng ở thôn 8 xã Hòa Xuân. Ngay từ khi còn là cậu học sinh, anh Dũng đã có niềm đam mê với việc trồng và chăm sóc hoa phong lan. Thế nhưng 1997 anh Dũng mới có điều kiện để mở một vườn phong lan tại phường Tự An thành phố Buôn Ma Thuột và mãi tới năm 2005 anh chính thức chuyển vườn lan của mình về thôn 8 xã Hòa Xuân để xây dựng thành trang trại. tuy nhiên khi thực hiện đam mê của mình anh Dũng đã gặp ngay một khó khăn về giống phong lan, lâu nay về giống hoa cho người trồng ở trong nước quá ít vì phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống ở Thái Lan, Đài Loan. Với nguồn giống này, người trồng hoa phong lan không những gặp nhiều khó khăn về giá mà đôi khi còn gặp phải những lô hàng kém chất lượng Trước thực tế ấy anh quyết định đàu tư xây dựng một phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc nhân giống lai tạo những giống lan mới phù hợp với khí hậu, chất lượng hoa. Từ những việc làm ấy anh Dũng đã có một trang trại trồng và nhân giống rộng gần 2 ha, một phòng thí nghiệm nuôi cấy mô nhân giống hiện đại với trị giá trên 2 tỷ đồng. Từ sự tìm tòi chịu khó học hỏi anh đã thỏa nguyện niêm đam mê của mình mà giờ đây anh có một trang trại hàng năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. C. MÔ HÌNH KẾT HỢP 2. Mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi (Website Hội NDVN)-Nhiều năm qua, chính quyền xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho bà con tại địa phương. Đặc biệt cụ thể hóa nhiều chương trình dự án của tỉnh, huyện trong việc tạo điều kiện cho đồng Khơme phát triển kinh tế nông hộ, phối hợp các ngành chức năng hỗ trợ vốn sản xuất cho bà con, triển khai các mô hình sản xuất trình diễn đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng cường cán bộ xuống hỗ trợ trong quá trình sản xuất cho bà con. Nhờ thế, nhiều đồng bào Khơme trong xã dần có cuộc sống ổn định, từng bước vươn lên làm giàu. Điển hình, trong số những gương nông dân sản xuất giỏi, lao động sáng tạo của xã Hưng Hội là ông Thạch Del ngụ ấp Sóc Đồn. Hiện nay, ông Del đang thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp theo quy mô gia đình với các đối tượng nuôi phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế ổn định như: chăn nuôi trăn thương phẩm với số lượng 6 con, đàn gà vịt thả vườn với hơn 50 con kết hợp làm 2000 m 2 rẫy với các loại rau củ truyền thống: củ hành, dưa leo, bắp… và canh tác 1,2 ha sản xuất 2 vụ lúa/năm. Nhờ bản tính siêng năng, cần cù, mạnh dạn áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất mà mỗi năm ông Thạch Del có thu nhập hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi từ 70 – 80 triệu đồng từ đó cuộc sống gia đình đã ổn định, nhà cửa khang trang, con cái được ăn học thành tài. Trao đổi về cách thức tổ chức sản xuất của gia đình, ông Thạch Del thẳng thắn: “Đa số số ở nông thôn, bà con đều có diện tích đất vườn rộng, người dân nông thôn đồng bào Khơme lại siêng năng, hăng say lao động nên họ đã tận dụng diện tích đất trên để nuôi gà vịt, làm rẫy, làm kinh tế trang trại…để tăng thêm thu nhập làm giàu chính đáng cho gia đình. Riêng đối với ông Thạch Del, ngay từ lúc trẻ đã chí thú làm ăn, thường xuyên đi nhiều nơi để học hỏi cách làm hay, những cái mới, có hiệu quả phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của gia đình mình. Đối với canh tác lúa, ông thường sử dụng giống xác nhận mua tại công ty có uy tín, trong sản xuất tuân thủ tốt quy trình sản xuất “3 giảm - 3 tăng”, sạ lúa theo lịch thời vụ được ngành nông nghiệp khuyến cáo hằng năm. Năm 2010, nhờ tình thời thời tiết tương đối thuận lợi và lúa có giá ổn định nên ông Del có thu nhập trên 90 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi hơn 50 triệu đồng, Ông Del chia sẽ thêm: “Sau khi tham quan các mô hình lúa sạ hàng ở một số nơi trong huyện, thấy hiệu quả cao giúp giảm giá thành sản xuất, có tính bền vững nên ông quyết định trong năm 2011 này sẽ thực hiện theo quy trình này”. Đối với mô hình nuôi trăn, gà vịt, ông cho biết thêm: “Mô hình rất dễ thực hiện, nông dân ai cũng thực hiện được giúp tận dụng lao động nông nhàn ở nông thôn vừa tăng thêm thu Ông Thạch Del - gương nông dân sản xuất giỏi nhập. Áp dụng tổng hợp các mô hình này mỗi năm gia đình có lãi 7 -10 triệu đồng. Tuy nhiên trong quá trình chăn nuôi, bà con cần chú ý khâu tiêm phòng bệnh, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng. Không dừng lại ở đó, ông Del đã tận dụng hơn 2000 m 2 đất vườn để làm rẫy: trồng rau cải, hành, bắp…áp dụng quy trình trải bạc được ngành nông nghiệp hướng dẫn đã đem lại thu nhập hơn 40 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn lãi khoảng 20 triệu. Không riêng gì ông Thạch Del, mà nhiều bà con đồng bào Khơme trong xã Hưng Hội nhờ được hưởng lợi từ các chương trình dự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đồng bộ, toàn diện nên đã từng bước thoát nghèo bền vững, có cuộc sống khấm khá hơn. III.KẾT LUẬN 1. CƠ HỘI - Các sản phẩm từ các mô hình có chất lượng cao dễ dàng tiêu thụ trong thị trường nội địa một số còn xuất khẩu ra nước ngoài. - Chương trình đào tạo, tập huấn cho nông dân ngày càng nhân rộng: trong năm 2010 có 345.000/400.000 nông dân (đạt 86% kế hoạch) đã được đào tạo nghề, có tới 90% nông dân chọn nghề ngắn hạn, trong đó 48% số người học nghề đăng ký lĩnh vực nông nghiệp.10% chọn các nghề đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng. Phó Thủ tướng đã nêu nguyên tắc “4 có và 4 biết” để các địa phương và người nông dân thực hiện: “ 4 có” là các địa phương phải có ban chỉ đạo cấp huyện, xã với chương trình được phê duyệt cả giai đoạn 2011-2015; có quy hoạch phát triển nhân lực địa phương để nắm nhu cầu lao động cho xã của mình; có danh sách các cơ sở đào tạo nghề của địa phương mình; có chương trình thông tin, tuyên truyền với sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng từ cấp huyện. “4 biết” là biết địa chỉ của những cơ sở sản xuất, kinh doanh giỏi mang tính điển hình; biết các chính sách hỗ trợ người nông dân đi học nghề; biết rõ các địa chỉ đào tạo nghề mà mình có nhu cầu ngay tại địa phương; biết địa chỉ nơi làm việc của mình khi học nghề xong. Phó Thủ tướng nêu rõ một số yêu cầu khác về công tác dạy nghề như các địa phương tự định, công khai độ tuổi học nghề, thành lập tổ chuyên trách về tài chính để xác định mức hỗ trợ dạy nghề, thống nhất chương trình dạy nghề về thủy sản, đánh bắt xã bờ, cung cấp thông tin hướng dẫn về chương trình qua mạng internet, hỗ trợ dạy nghề qua truyền hình, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí… - Các chính sách nông nghiệp-nông thôn-nông dân của nhà nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn Cũng như các nước thực hiện quá trình công nghiệp hóa, ở nước ta, quá trình này thường đi kèm những thay đổi không nhỏ về các mặt kinh tế-xã hội; và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi, chịu nhiều hy sinh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là khu vực chậm phát triển.nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của nền sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với khu vực thành thị, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ gia đình ở nông thôn tuy đã thoát khỏi diện nghèo đói, nhưng thực tế thu nhập chỉ cao hơn mức chuẩn nghèo đói không đáng kể. Người dân nông thôn không có nhiều cơ hội tiếp cận với các thành tựu của phát triển, các dịch vụ cơ bản như vệ sinh, môi trường, y tế, giáo dục cũng chưa được cung cấp đầy đủ. Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc hậu, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng, Muốn thoát nghèo, làm giàu, cạnh tranh thắng lợi ngoài nỗ lực của nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy không còn bao cấp, nhưng hỗ trợ để phát triển, là kinh nghiệm ở nhiều nước đang làm, kể cả nước giàu. Nông dân không thể thoát nghèo làm giàu nếu thiếu chiến lược, quy hoạch, chính sách. Bằng cơ chế, chính sách, hướng dẫn và hỗ trợ trong khoảng cho phép, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, khuyến nông, khuyến lâm, bảo đảm diện tích đủ lớn để sản xuất hàng hóa; có chủ trương chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ thành chăn nuôi tập trung, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình có sức lan tỏa vào nông nghiệp, nông thôn, nông dân, giải quyết có hiệu quả việc làm, thu nhập ở nông thôn. Hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, giảm gánh nặng cho nông dân khi gặp rủi ro, thiên tai; xóa bỏ các khoản đóng góp không được ủng hộ của nông dân và không hợp pháp. Phát huy vai trò của hội nông dân, người đại diện cho nông dân ký kết các hợp đồng tiêu thụ hàng hóa, bảo lãnh vay vốn, quảng bá các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng, huy động nông dân tham gia vào hoạch định chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://daynghenongdan.vn/kinh_nghiem/78-428- 4_co_va_4_biet_trong_day_nghe_nong_thon.html http://drt.org.vn/index.php?option=com_video&cid=55&task=showvideo&id=614 http://nongdan24g.com/2011/04/08/thu-nhap-on-dinh-nho-trong-trot-ket-hop-chan-nuoi/ . đó là chính từ bản thân người nông dân. II. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NÔNG DÂN A.MÔ HÌNH CHĂN NUÔI 1. Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Với quyết tâm, dám nghĩ dám làm, mạnh dạn tìm hướng phát. MÔ HÌNH LÀM GIÀU CỦA NÔNG DÂN I. MỞ ĐẦU Nông nghiệp - nông thôn - nông dân trong đó nông dân là chủ thể, là vấn đề lớn có tính chiến lược đối. lực của nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy không còn bao cấp, nhưng hỗ trợ để phát triển, là kinh nghiệm ở nhiều nước đang làm, kể cả nước giàu. Nông dân không thể thoát nghèo làm giàu

Ngày đăng: 29/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. MỞ ĐẦU

  • II. MÔ HÌNH LÀM GIÀU TỪ NÔNG DÂN

  • III.KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan