Quai bị biến chứng – Phần 2 pps

9 233 0
Quai bị biến chứng – Phần 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quai bị biến chứng – Phần 2 IV.Cận lâm sàng: 1.CTM: Trong quai bị không biến chứng nhìn chung không có biến đổi gì lớn, chủ yếu là BC giảm nhẹ 2.Tốc độ lắng máu: Chỉ tăng khi có viêm tụy và viêm tinh hoàn 3.Amylase máu: Tăng trong viêm tụy và viêm các tuyến nước bọt và có khi tăng ở những bệnh nhân viêm não, màng não quai bị mà không có sưng tuyến mang tai trên lâm sàng. Ngược với Amylase máu, Lipase huyết thanh chỉ tăng trong viêm tụy kèm với tăng đường máu và đường niệu (+) có thể xảy ra 4.Dịch não tủy: Không có sự tương quan giữa số lượng tế bào đếm được và múc độ trầm trọng của thương tổn hệ thần kinh. BC: 0-200/mm3 giai đọan đầu, neutrophile chiếm ưu thế, về sau chủ yếu là lympho. 5.Phân lập virus: Virus có thể phân lập được từ máu, chất tiết ở cổ họng, từ ống Stensen, DNT, nước tiểu. 6.Miễn dịch huỳnh quang: Phát hiện sự hiện diện của virus của tế bào họng thanh quản sớm hơn trong vònh 2-3 ngày. 7.Huyết thanh chẩn đóan: a.Test ELISA khá đặc hiệu và được áp dụng rộng rãi nhất, xác định sự đáp ứng của kháng thể đặc hiệu IgM, IgG. b.Test cố định bổ thể: phát hiện kháng thể kháng V (virion) và kháng thể kháng S ( kháng nguyên nucleocapside hòa tan ), để chẩn đóan gian đọan cấp của bệnh, trong giai đoạn cấp cá kháng S mà không có kháng thể V, nếu sau 2-3 tuần hiệu giá kháng thể tăng gấp 4 lần thì chẩn đóan chắc chắn. Kháng thể S tồn tại vài tháng và kháng thể V tồn tại nhiều năm. V. Chẩn đoán phân biệt: 1.Sưng tuyên mang tai ta cần gián biệt với viêm tuyến mang tai do nhiễm virus (coxaskie, virus cúm và phó cúm) hoặc vi khuẩn (có mủ chảy ra ở lổ đổ của ống stenon), một đôi khi sưng tuyến nướuc bọt mang tai có thể gặp ở người nghiện rượu,SDD, ure máu cao, đái đường, sỏi tuyế nước bọt gây tắc (chẩn đóan: hỏi tiền sử và chụp XQ ) . 2.Viêm hạch bạch huyết góc hàm do bạch hầu: Bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc nặng kèm giả mạc ở họng hoặc viêm phản ứng do nhiễm trùng vùng hầu họng, răng. 3. Bệnh tòan thể khác như: Lao, hodgkin, lupus ban đỏ, viêm tuyến mang tai kèm theo viêm tuyến lê và móng mắt (hội chứng Mickulizz) có thể bắt đầu đột ngột sưng tuyến mang tai nhưng không đau và kéo dài. 4.Phân biệt viêm tinh hoàn do quai bị và một só viêm tinh hoàn khác: do nhiễm khuẩn hay gặp là: lậu, lao, lepstospira, thủy đậu, Brucellose. 5.Viêm tụy cấp trong quai bị cần gián biệt với thủng tạng rỗng như: dạ dày, ruột thừa, cơn đau quặn gan, quặn thận(và triệu chứng chướng bụng và đau dữ dội). VI. Điều trị-điều dưỡng: *Chưa có điều trị đặc hiệu, tác dụng lên virus quai bị. *Việc điều trị nhằm vào chủ yếu là điều trị các triệu chứng xuất hiện trên lâm sàng: 1.Thể sưng tuyến nước bọt đơn thuần: - Vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn quá chua, ăn lỏng nhẹ nhưng giàu năng lượng. - Nghỉ ngơi tại giường đặt ra khi còn sốt, có thể dùng các thuốc paracetamol hoặc kháng viêm không steroid, giảm đau và hạ sốt. - Có thể dùng thêm Vitamine C 1-2 g/ngày bằng đường uống. - Đông Y: người ta có thể châm cứu một số huyệt hoặc dùng đậu xanh, hạt gấc và dấm để bôi vào mặt ngoài tuyến mang tai. 2.Trưòng hợp có viêm tinh hoàn: - Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường - Tránh mặc quần lót chật, có thể chườm lạnh tinh hoàn. - Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid. - Vấn đề dùng corticoid chỉ đặt ra khi có viêm não hoặc màng não quai bị hoặc có viêm tinh hoàn trầm trọng, viêm tụy . - Việc sử dụng globuline miễn dịch chống quai bị ở người lớn cũng có thể làm giảm biến chứng viêm tinh hoàn. 3.Trong các trường hợp viêm tụy : nên dùng liệụ pháp truyền dịch, nhịn ăn và corticoid. 4.Viêm khớp quai bị: đáp ứng tốt với corticoid và aspirine, các thuốc kháng viêm không steroid không cho hiệu quả mong muốn. 5.Điều dưỡng-chăm sóc trẻ: - Khi bị mắc quai bị, trẻ cần được nghỉ ngơi và nên để trẻ nằm trong phòng tối, ít ánh sáng. - Có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen, để giúp đau đầu, giảm sưng. - Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc sử dụng phụ. - Nên cho bé uống nhiều nước. - Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn. - Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc. - Không nên cho trẻ ra ngoài để tránh gió, thay vào đó hãy giữ trẻ trong nhà đến khi những vùng sưng tấy giảm xuống (thường nên giữ trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). - Nằm nghỉ, đặc biệt khi có sưng tinh hoàn thì phải nghỉ tuyệt đối. - Chườm nóng vùng góc hàm. - Dùng thuốc hạ sốt, an thần, giảm đau. - Súc miệng nước muối hoặc các chất sát trùng khác. - Ăn nhẹ. - Ðặc biệt phải cách ly trẻ, vì bệnh rất hay lây. 6.Dùng dược thảo +Bạc hà: Chữa sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau. Ngày dùng 4-8 g lá, dưới dạng thuốc hãm uống. +Bồ công anh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa viêm sưng, áp xe, mụn nhọt. Ngày dùng 20-40 g cây tươi ép lấy nước, hoặc 10-20 g cây khô sắc uống. Đắp ngoài trị ung nhọt. +Vỏ cây gạo: Có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tan huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau. Cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp vỏ bên trong, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Ngày dùng 10-20 g sắc uống, ngoài giã đắp. +Đơn lá đỏ: Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, sởi, quai bị, viêm amidan. Ngày dùng 15-20 g lá đơn đỏ sao vàng sắc uống. +Nhân hạt gấc: Chữa lở ngứa, ung nhọt, quai bị, sưng vú tắc tia sữa. Mài nhân hạt gấc với giấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần. +Kim ngân: Có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, hạ nhiệt. Được dùng làm thuốc hạ sốt, trị bệnh nhiễm khuẩn và bệnh dị ứng. Ngày dùng 4-6 g hoa hay 10-16 g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm. +Hạt ngưu bàng: Có hoạt tính kháng khuẩn, hạ nhiệt. Được dùng chữa cảm sốt, sưng vú, viêm tai, viêm họng, viêm phổi. Ngày dùng 6-10 g dạng thuốc sắc. +Rau sam: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu sưng, khỏi lở ngứa. Ngày dùng 50-100 g tươi, rửa sạch giã vắt lấy nước uống. Dùng ngoài giã nát đắp lên mụn nhọt. +Sài đất: Được dùng làm thuốc tiêu độc, chống nhiễm khuẩn, chữa viêm tấy, áp xe, mụn nhọt. Ngày dùng 20-40 g, sắc uống. +Sài hồ: Có tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau, chống viêm, điều hòa miễn dịch. Được dùng chữa bệnh nhiễm khuẩn, sốt, nhức đầu, sưng tấy. Ngày dùng 4-12 g sắc uống. +Sắn dây (cát căn): Có tác dụng hạ nhiệt, chống co thắt cơ, giảm đau. Được dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau. Ngày dùng 10-15 g sắc uống. 7. Châm cứu +Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ phong, thanh nhiệt, sơ thông kinh lạc. Dùng Ế Phong (Ttu.17) + Giáp Xa (Vi.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) làm chính. Thêm Khúc Trì (Đtr.11) nếu có sốt. - Sưng đau nhiều thêm Thiếu Thương (P.11) + Thương Dương (Đtr.1) [đều châm ra máu]. - Dịch hoàn sưng thêm Huyết Hải (Ty.10) + Khúc Tuyền (C.8) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Hành Gian (C.2). + Hợp Cốc (Đtr.4) (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Địa Thương (Vi.4) + Giáp Xa (Vi.6) + Thừa Tương (Nh.24) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Kim Tân + Ngọc dịch (Châm Cứu Đại Thành). VI. Phòng ngừa trong cộng đồng 1. Trường học và nhà trẻ Trẻ bệnh phải nên cho nghỉ học đến 9 ngày sau khi có sưng tuyến mang tai. Khi có vụ bùng phát dịch xảy ra thì chính quyền địa phương, trung tâm phòng dịch và nhà trường sẽ có những biện pháp dập dịch tùy theo từng trường hợp và điều kiện. Biện pháp hữu hiệu nhất là đóng cửa trường học, tuy nhiên quyết định này không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng thực hiện. 2. người tiếp xúc nguồn lây Vaccine phòng ngừa quai bị thường không có hiệu quả sau khi đã tiếp xúc nguồn lây. Tuy nhiên vaccine này vẫn được khuyên dùng vì nó có khả năng bảo vệ trong những lần tiếp xúc sau đó. Tiêm ngừa trong thời kỳ ủ bệnh không hề làm tăng nguy cơ bệnh nặng. Globulin không có tác dụng và dó đó không còn được sản xuất hay cấp phép tại Hoa kỳ. 3. Vaccine quai bị a. Là loại vaccine sống giảm độc lực được điều chế từ môi trường nuôi cấy trên phôi gà. Mỗi mũi tiêm thường chứa 0,5 ml, tiêm dưới da. Vaccine có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các vaccine khác như vaccine tam liên MMR ngừa bệnh sởi, quai bị và sởi Đức (measles-mumps-rubella-MMR). Sau mũi tiêm thứ nhất, kháng thể xuất hiện ở 95% cá thể nhạy cảm. Các nghiên cứu huyết thanh học cũng như bằng chứng dịch tễ học cho thấy miễn dịch này có tính bền vững. b.Khuyến cáo sử dụng vaccine: * Trẻ từ 12 đến 14 tháng nên được tiêm ngừa mũi vaccine tam liên MMR nếu trên, liều thứ hai nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Tái chủng ngừa cũng nên thực hiện ở các cộng đồng có nguy cơ cao. Việc tiêm chủng cho những cá thể đã có sẵn miễn dịch không gây nên nguy hiểm gì đáng kể. * Chủng ngừa quai bị rất quan trọng ở những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch chống quai bị. Như trên đã nói, quai bị xảy ra ở người lớn thường có khuynh hướng nặng nề hơn. c.Phản ứng phụ của vaccine: Thường hiếm gặp. Một số trường hợp viêm tinh hoàn và viêm tuyến mang tai được ghi nhận sau chủng ngừa. Phản ứng dị ứng hiếm gặp (những người dị ứng với albumin trứng gà). d.Đối tượng không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vaccine: Vì vaccine ngừa quai bị chứa virus sống nên không khuyến cáo cho các trường hợp sau đây: * Suy giảm miễn dịch nặng như bệnh nhân AIDS tiến triển. * Bệnh ác tính toàn thân: Leucémie, lymphoma… * Bệnh nhân đang điều trị corticoid toàn thân liều cao, thuốc chống chuyển hóa, độc tế bào, xạ trị chống ung thư. * Phụ nữ mang thai và nghi ngờ mang thai không được tiêm vaccine quai bị. * Những phụ nữ được tiêm vaccine quai bị cần áp dụng biện pháp ngừa thai trong thời gian ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm. . Quai bị biến chứng – Phần 2 IV.Cận lâm sàng: 1.CTM: Trong quai bị không biến chứng nhìn chung không có biến đổi gì lớn, chủ yếu là BC giảm nhẹ 2. Tốc độ lắng máu: Chỉ. viêm não hoặc màng não quai bị hoặc có viêm tinh hoàn trầm trọng, viêm tụy . - Việc sử dụng globuline miễn dịch chống quai bị ở người lớn cũng có thể làm giảm biến chứng viêm tinh hoàn. 3.Trong. 10 -20 g sắc uống, ngoài giã đắp. +Đơn lá đỏ: Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, sởi, quai bị, viêm amidan. Ngày dùng 15 -20 g lá đơn đỏ sao vàng sắc uống. +Nhân hạt gấc: Chữa lở ngứa, ung nhọt, quai bị,

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan