Lỵ Amip – Phần 2 pps

12 126 0
Lỵ Amip – Phần 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lỵ Amip – Phần 2 V. Cận lâm sàng 1. Phân Xét nghiệm phân nhiều lần sau uống sulfat magnesium, nếu có điều kiện nên xét nghiệm lại sau điều trị 1 tuần/lần trong 6 tuần, 1 tháng/lần trong 6 tháng và 6 tháng/lần trong 2 năm. Có thể phát hiện người lành mang kén, giảm tái phát và giảm chuyển thể mạn tính . a. Soi tươi +Tìm thấy amip thể dưỡng bào ăn hồng cầu di động, hồng cầu đứng đám, bạch cầu, kén amip 1-4 nhân, tinh thể Charcot Leyden. +Thể dưỡng bào dễ bị tiêu hủy, trái lại kén amip có sức sống cao nên các thể amip ruột nặng ít lây hơn người lành mang kén vì thải ra nhiều thể dưỡng bào hoạt động dễ chết trong phân. +Do đó dịch tễ học bệnh amip phức tạp vì những người mang kén là nguồn truyền bệnh chính lại không có triệu chứng nên ít được sự quan tâm của các tổ chức y tế. b. Cấy phân +Trên các môi trường khác nhau, tìm thấy các dòng amip +và các vi trùng bội nhiễm Gram(-), âmm(.), vi trùng, ký sinh, nấm. 2. Nội soi trực tràng - Hình ảnh viêm trực tràng lan tỏa, rõ rệt nhất ở khoảng 13 - 20 cm cách lỗ hậu môn, niêm mạc đỏ, xung huyết, tăng tiết mủ nhầy rải rác từng chỗ có điểm bầm tím. - Tổn thương lóet điển hình: dạng vết cấu, cúc áo, giữa những vùng niêm mạc tổn thương là vùng niêm mạc bình thường. 3. Xquang ruột già: Không có hình ảnh đặc hiệu, có thể thấy các hình ảnh do biến chứng của lỵ amip như u amip, tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột 4. Huyết thanh chẩn đoán: Amip xâm nhập làm xuất hiện kháng thể đặc hiệu, phát hiện bằng phương pháp miễn dịch học như : - Phản ứng khuyếch tán kết tủa trên thạch. - Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp . - Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp VI. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán sớm dựa vào - Tiền sử - Lâm sàng - Tìm kén amip trong phân , xét nghiệm này có thể phát hiện bệnh sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng , dễ thực hiện , ít tốn kém nên có thể chi trả được 2. Chẩn đoán phân biệt a. Lỵ trực trùng: +Bệnh cảnh cấp tính với sốt cao, +tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, +rối loạn điện giải, có thể trụy tim mạch +Đi cầu rất nhiều lần 20 - 30 l/ngày. +Cấy phân có Shigella. +Soi trực tràng có tổn thương lan tỏa. b. Hội chứng giả lỵ do E.coli. c.Hội chứng giả lỵ do các loại virus ECHO, coxackie. d. Hội chứng giả lỵ do u xơ tử cung , ung thư đại tràng, u xơ tiền liệt tuyến. VII. Biến chứng 1. Tại ruột a. Thủng ruột gây viêm phúc mạc, có thể xảy ra ở thể trung bình hay thể nặng, bệnh nhân sốt cao , đau bụng dữ dội, co cứng thành bụng. b. Xuất huyết tiêu hóa: do tổn thương mạch máu, đôi khi rất trầm trọng, đòi hỏi phải chuyền máu và dùng các thuốc chống amip càng sớm càng tốt. c. U amip, tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột do u. d. Viêm đại tràng hoại tử. e. Sa trực tràng. 2. Ngoài ruột a. Abces gan: giai đoạn đầu là viêm gan nếu không điều trị thì chuyển sang abces gan. b. Amip phổi, màng phổi: amip từ gan qua cơ hoành, có thể qua đường máu hay bạch mạch. Lâm sàng thường gặp: - Viêm đáy phổi phải cấp hay bán cấp . - Abces phổi rồi thông vào phế quản gây khạc ộc mủ - phản ứng màng phổi, tràn dịch màng phổi. c. Tổn thương ngoại tâm mạc - Do vỡ mủ abces gan vào màng tim. - Viêm ngoại tâm mạc phản ứng hay có mủ. d Bệnh amip não e. Bệnh amip lách: Viêm quanh lách tương ứng với tổn thương amip ở góc đại tràng trái. f. Bệnh amip da : - xuất phát từ 1 bệnh amip ruột hoặc gan . - Quanh hậu môn: vết lóet nổi gờ, đáy bẩn, chứa nhiều chất hoại tử. - Quanh các vết mổ abces gan hay màng phổi do amip. g.Bệnh amip sinh dục- tiết niệu - Viêm bàng quang, abces quanh thận do amip từ gan - bệnh amip dương vật, âm đạo, tử cung. VIII. Điều trị 1. Các nhóm thuốc điều trị amip a Thuốc diệt amip khuyếch tán + Emetin: (hiện nay ít dùng) - Tác động đến amip trong thành ruột, - không tác dụng với amip trong lòng ruột . - Độc tính . Đối với tim: có thể gây đau ngực, khó thở, viêm cơ tim nhiễm độc, rối loạn nhịp tim . . Thần kinh: viêm đa dây thần kinh. . Rối loạn tiêu hóa: nôn mửa, tiêu chảy. - Liều lượng và cách dùng: 1mg/kg/24 giờ tiêm dưới da sâu, tổng liều không quá 1cg/kg. - Chống chỉ định : bệnh tim, bệnh thận, thai nghén (3 tháng đầu) trẻ dưới 1 tuổi. + Dehydroemetine : Có hiệu lực hơn emetin và ít độc hơn, liều 1-2 mg/kg/ngày. + Amino chloroquin : - Trước đây được dùng để điều trị abces gan. - Liều 1g/ngày trong 2 ngày sau đó 0,5 g /ngày trong 19 ngày tiếp theo (điều trị phối hợp) b.Thuốc diệt amip không khuyếch tán + Thuốc có arsen: - Stovarsol, Bemarsol. Liềìu 2 g/ngày x 10 ngày. 179 + Dẫn xuất có iod của Quinolein tác dụng vừa diệt trùng vừa diệt kén amip. - iodoquin 650 mgX 2 lần/ ngày X 20 ngày. - irexiode 210 mg X 4-6 viêm/ ngày X 15 -20 ngày. + Diloxanid furoate ( Furamide). - Dùng cho bệnh nhân có kén trong phân . - Viên 0,5g X3 viên/ngày. + Kháng sinh: - Paramomycine (humatin) Không bị hấp thu ở niêm mạc ruột, không gây nhiễm độc, tác dụng vừa diệt trùng vừa diệt amip trong lòng ruột . Liều 2g X 3 lần/ngày X 10 ngày. - Oxytetracyclin ( tetracycline). Liều 2g/ngày X 10 ngày. - Erythromycine : dùng trong bệnh lỵ xâm lấn đặc biệût ở trẻ em. c. Thuốc diệt amip toàn diện: 5-nitro- Imidazole Là 1 kháng sinh diệt amip và kén hữu hiệu, ít độc, dùng cho amip trong và ngoài ruột. + Metronidazole (Flagyl, klion, vagyl): - rẻ tiền, dễ kiếm, hấp thu tốt. - Liều: Trẻ em 35-50 mg/kg/24 giờ X 10 ngày - Người lớn: 750 mg X3 lần / ngày. - Độc tính: . Thận trọng dùng ở người có bệnh thần kinh trung ương , . bệnh gan nặng, hạn chế đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú ( nồng độ thuốc trong sữa tương đương nồng độ trong huyết tương ) . thuốc có khả năng gây u bướu cho trẻ em. - Tác dụng phụ: . Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn, ói mửa, tiêu chảy, đau thương vị. . Nhức đầu, chóng mặt, dị cảm ở chi, đau khớp, mất ngủ, phát ban, nổi mề đay . + Các thuốc sau Metronidazole - Tinidazole (Fasigyn) 2 g/ ngày X 3-5 ngày. - Secnidazole (Flagentyl) 2 g liều duy nhất. - Ornidazole (Tiberal) 1,5g/ngày X 3-5 ngày. . Các thuốc này có hoạt tính với amip thể hoạt động, thể minuta và kén, . thời gian bán hủy kéo dài, dễ hấp thu và dung nạp, . phụ nữ có thai sau tháng thứ 3 có thể dùng. 2. Áp dụng thực tế a. Amip đại tràng cấp +Dùng Metronidazole, - cơn đau giảm sau 24- 48 giờ, - phân trở về bình thường sau 2-3 ngày, - amip biến mất trong phân sau 3-6 ngày, - tổn thương ở trực tràng thành sẹo sau 10- 15 ngày. - Cuối đợt kiểm tra phân nhiều lần, - nếu chưa sạch kén thì phải điều trị thêm thuốc diệt amíp không khuyếch tán để tránh tái phát hay chuyển sang mạn tính. b. Người mang kén trong phân không triệu chứng Điều trị bằng: Diloxanide furoate, Diidohydroxyquin, Metronidazole, Paramomycine. c.Bệnh amip gan Điều trị bằng Metronidazole thêm iodoquinole hay dehydroemetin hay Chloroquin d. Bệnh amip đại tràng mãn Phải xác định bệnh nhân còn mang amip hay không, cần xét nghiệm phân nhiều lần sau khi uống thuốc tẩy và soi đại tràng cao tìm tổn thương. Nếu còn amip, cho thuốc diệt amip toàn diện. Thêm thuốc băng niêm mạc ruột, chế phẩm chứa Bacillus, subtilis, Lactobacillus. 3. Chế độ ăn [...]... nhiều bột, đường, nhiều cellulose, các thức ăn mà bệnh nhân dị ứng IX Tiên lượng Bệnh amip thường đáp ứng tốt với điều trị thích hợp, tuy nhiên tỷ lệ tái phát khá cao (35%) sau 1 lần điều trị Amip ruột và gan không biến chứng tỷ lệ tử vong 70 % Bệnh nặng ở trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang... mang thai X Phòng bệnh - Vệ sinh phân rác , quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp - Xây các hố xí hợp vệ sinh - Xử lý tốt nước thải và nước uống, chlor và iode ở nồng độ uống được thì không đủ diệt amip, cần phối hợp lọc nước và uống nước chín - Vệ sinh thực phẩm, ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn, - ăn chín uống chín, rửa sạch rau sống, đậy kỹ thức ăn để tránh ruồi Là cách ít tốn, dễ làm, được... thiết thực - Vaccine chưa được ứng dụng trong thực tế - Xét nghiệm thăm dò, phát hiện người lành mang kén nhất là người làm nghề chế biến thức ăn, nuôi dạy trẻ, những người mới đến từ những vùng có bệnh amip lưu hành, phải có biện pháp điều trị, quản lý người mang ký sinh trùng - Nâng cao đời sống và trình độ văn hóa trong cộng đồng - Giáo dục vệ sinh phòng bệnh . Liềìu 2 g/ngày x 10 ngày. 179 + Dẫn xuất có iod của Quinolein tác dụng vừa diệt trùng vừa diệt kén amip. - iodoquin 650 mgX 2 lần/ ngày X 20 ngày. - irexiode 21 0 mg X 4-6 viêm/ ngày X 15 -20 . phản ứng hay có mủ. d Bệnh amip não e. Bệnh amip lách: Viêm quanh lách tương ứng với tổn thương amip ở góc đại tràng trái. f. Bệnh amip da : - xuất phát từ 1 bệnh amip ruột hoặc gan . - Quanh. phổi do amip. g.Bệnh amip sinh dục- tiết niệu - Viêm bàng quang, abces quanh thận do amip từ gan - bệnh amip dương vật, âm đạo, tử cung. VIII. Điều trị 1. Các nhóm thuốc điều trị amip a

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan