Ý nghĩa của soi bàng quang trong đái máu pdf

11 349 0
Ý nghĩa của soi bàng quang trong đái máu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ý nghĩa của soi bàng quang trong đái máu Tiểu máu là vấn đề thường gặp. Đôi khi tiểu máu là dấu hiệu của một bệnh nặng ở đường niệu nhưng cũng có lúc nó không trầm trọng và có thể không cần điều trị. Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được. Nếu lượng máu ít, nước tiểu trong có vẻ bình thường. Trường hợp này được gọi là tiểu máu vi thể vì tế bào máu chỉ có thể nhìn thấy được thông qua kính hiển vi. Điển hình là bạn thường phát hiện ra nó khi thử nước tiểu vì một lý do nào khác. Khi lượng máu vừa đủ để có thể nhìn thấy được, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu (giống nước trà hoặc coca). Trường hợp này được gọi là tiểu máu đại thể. Chỉ cần 1 ít máu trong nước tiểu là đã có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, khoảng 1/5 muỗng trà trong nửa lít Anh nước tiểu (1 lít Anh = 1,14 lít). Nếu có vệt máu trong nước tiểu thì điều đó là bình thường. Trung bình một người có hệ niệu khỏe mạnh có thể có khoảng 1 triệu hồng cầu trong nước tiểu mỗi ngày. Lượng máu này không thể nhìn thấy được và không được xem là tiểu máu. Bất thường về số lượng máu có trong nước tiểu có thể là cấp (mới, diễn ra đột ngột) hoặc mạn (tiến triển, kéo dài). Tiểu máu cấp có thể xảy ra chỉ 1 hoặc nhiều lần. Khoảng 10 % người bị tiểu máu và khoảng 3% người tiến triển thành tiểu máu đại thể. • Nữ bị tiểu máu nhiều hơn nam vì nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn. • Người già, đặc biệt là ở nam giới, bị tiểu máu nhiều hơn người trẻ vì họ thường sử dụng những loại thuốc làm kích thích đường niệu hoặc bị phì đại tiền liệt tuyết hoặc bị ung thư. Nguyên nhân Tiểu máu có thể có nhiều nguyên nhân: • Máu có trong nước tiểu có thể có nguồn gốc từ các tình trạng nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương hệ niệu. • Trong trường hợp điển hình, tiểu máu vi thể là triệu chứng của tổn thương đường niệu trên (thận), còn tiểu máu đại thể là triệu chứng của tổn thương đường niệu dưới (niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Nhưng không đúng trong tất cả các trường hợp. • Nguyên nhân thường gặp nhất ở những người trẻ hơn 40 tuổi là có sỏi trong thận hoặc trong niệu quản và nhiễm trùng niệu. • Có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu máu ở người già, nhưng ung thư thận, bàng quang và tiền liệt tuyết thường gặp nhất ở người trên 40 tuổi. • Có thể có nhiều nguyên nhân xảy ra cùng lúc. • Có nhiều nguyên nhân nguy hiểm nhưng cũng có nhiều nguyên nhân ngược lại. Bác sĩ điều trị cho bạn sẽ khám để có thể phân biệt được chúng. Những nguyên nhân thường gặp nhất là: • Sỏi niệu • Nhiễm trùng - đường niệu hoặc sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ • Bị tắc nghẽn đường niệu, thường là niệu đạo - do sỏi, khối u, nghẽn ở lỗ ra, hoặc bị chèn ép bởi các cơ quan xung quanh. • Ung thư thận, bàng quang hoặc tiền liệt tuyến. • Bệnh thận • Cục máu đông • Tổn thương đường tiểu trên hoặc dưới, trong tai nạn giao thông hoặc do té ngã. • Do thuốc - kháng sinh (VD: rifampin), thuốc giảm đau như aspirin, kháng đông (làm tan máu như wafarin), phenytoin, quinine. • Phì đại tiền liệt tuyến lành tính, thường gặp ở người lớn tuổi. • Những bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, và thiếu máu tế bào hình liềm • Nhiễm trùng do virus • Viêm thận - thường không rõ nguyên nhân. • Tập thể thao quá mức, đặc biệt là chạy bộ - do va chạm liên tục vào bàng quang. Đôi khi không tìm được nguyên nhân tiểu máu • Nếu như những nguyên nhân gây tiểu máu như ung thư, hội chứng thận hư và những bệnh mạn tính khác gây tổn thương đến thận được loại trừ thì hầu như những nguyên nhân còn lại là không quan trọng. • Tiểu máu có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành mạn tính mà không có những tác động khác từ bên ngoài gây tổn thương. Nước tiểu cũng có thể có màu hồng, đỏ, nâu vì những nguyên nhân không liên quanh đến đường niệu như: • Thức ăn - củ cải đường, cafe số lượng lớn • Thức ăn có màu • Thuốc - thuốc nhuận trường và thuốc giảm đau • Kinh nguyệt • Bệnh gan - cũng có thể rất nghiêm trọng Triệu chứng Tiểu máu được xem là triệu chứng hơn là một bệnh. Sự xuất hiện của nó thường không phải là đầu mối của vấn đề. • Đối với tiểu máu đại thể, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu (như trà hoặc coca). Có thể có những cục máu đông nhỏ. Lượng máu có trong nước tiểu không tương xứng với tình trạng bệnh. • Đối với tiểu máu vi thể, nước tiểu trông bình thường. Nhiều người chỉ có tiểu máu mà không có bất kỳ một triệu chứng nào khác. Những triệu chứng khác liên quanh đến những nguyên nhân ẩn đằng sau tiểu máu. • Đau ở vùng hông, lưng, hoặc bụng dưới hoặc háng. • Cảm giác như bị đốt cháy hoặc đau khi đi tiểu (bí tiểu). • Sốt • Buồn nôn hoặc nôn. • Sụt cân • Chán ăn. Sỏi niệu: không phải tất cả những người bị sỏi niệu đều có những triệu chứng này • Đau, thường là nặng, ở hông, lưng hoặc ở bụng dưới có thể lan xuống háng. • Nôn ói. • Thường là thân nhiệt bình thường • Giảm số lần đi tiểu • Tiểu rát • Quặn người để tìm tư thế giảm đau. Triệu chứng nhiễm trùng đường niệu: có thể tương tự như triệu chứng sỏi niệu • Đau ở vùng dưới lưng, hông, bụng dưới, hoặc háng - có thể nặng nề nhưng chưa đủ để làm quặn người. • Sốt có thể có lạnh run. • Đi tiểu thường xuyên hơn. • Có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lại tiểu rất ít (cấp cứu) • Tiểu đau hoặc tiểu rát. • Tiểu đục - do có mủ trong nước tiểu. Lâm sàng & cận lâm sàng Bất kể là bạn bị tiểu máu đại thể hay vi thể, bác sĩ điều trị sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau để tìm ra nguyên nhân: • Bạn sẽ được hỏi về tình trạng sức khỏe của mình và tiền sử bệnh tật, đặc biệt là bạn đã từng bị tiểu máu trước đây hay không. • Bạn sẽ được hỏi về những loại thuốc bạn được sử dụng trước đây, đặc biệt là những thuốc dùng quá liều, thuốc bất hợp pháp hoặc tình trạng lạm dụng thuốc, các loại thảo dược, những sản phẩm phụ hoặc thay thế khác. • Bạn sẽ được hỏi về những bệnh trước đây, bạn đã từng gặp tai nạn chưa, đã từng trải qua phẫu thuật không hoặc đã từng được thực hiện những thủ thuật hoặc các xét nghiệm gì trên người. • Bạn sẽ được hỏi bạn có đi du lịch nước ngoài hay không, đặc biệt là ở vùng Trung Đông hoặc Châu Phi. • Bạn sẽ được hỏi về công việc chính của bạn hiện thời và tiền sử tiếp xúc với các hóa chất độc. • Bạn sẽ được hỏi về thói quen đi tiểu của mình. Xét nghiệm: sau quá trình thăm khám ban đầu, bạn sẽ được làm các xét nghiệm hoặc những chẩn đoán hình ảnh. • Que thử nước tiểu: đây có thể sẽ là xét nghiệm đầu tiên được thực hiện trong phòng cấp cứu hoặc trong phòng mạch bác sĩ. Một dải giấy có tẩm hóa chất sẽ được nhúng vào ly có chứa mẫu nước tiểu của bạn. Mảnh giấy này sẽ hiển thị những dải màu khác nhau biểu thị sự hiện diện của máu, protein, đường hoặc sự nhiễm trùng. Que thử này có thể cho ra 1 kết quả dương tính giả đối với máu. • Phân tích nước tiểu: thường là được thực hiện sau khi sử dụng que thử. Phân tích nước tiểu thì chính xác hơn và gợi ý tốt hơn nguyên nhân gây chảy máu. Chẳng hạn protein trong nước tiểu có thể gợi ý tiểu máu do nguyên nhân bệnh ở thận. Nước tiểu được kiểm tra ở kính hiển vi để tìm ra hồng cầu và bạch cầu, biểu hiện của nhiễm trùng. • Cấy nước tiểu: một lượng nhỏ nước tiểu được chải lên 1 chiếc đĩa đặc biệt và đặt vào lò. Sự phát triển của những vi khuẩn không phổ biến biểu hiện cho một tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Chẩn đoán hình ảnh: có vài cách để quan sát được hệ niệu, bao gồm siêu âm thận, chụp bể thận qua đường tĩnh mạch (IVP) và CT scan. • Siêu âm là cách dùng sóng âm có tần số cao để "nhìn" thấy được những cấu trúc bên trong cơ thể. • Thường đây sẽ là một trong những phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng đầu tiên vì nó đơn giản và phổ biến. • Siêu âm được dùng cho phụ nữ có thai vì nó không có những sóng bức xạ có thể làm tổn thương đến thai nhi. • Nó có ích trong việc quan sát sự phì đại của thận do những tắc nghẽn như sỏi, ung thư, phì đại tiền liệt tuyến hoặc bị nghẽn. • IPV là phương pháp chụp X quang đường niệu • Một loại thuốc nhuộm vô hại sẽ được đưa vào tĩnh mạch bệnh nhân, thuốc này sẽ được thận lọc và tạo ra hình ảnh tương phản, do đó sẽ dễ dàng nhìn thấy thận hơn. • Một chuỗi phim X-quang sẽ được chụp trong vòng 30 phút để xem xét sự tắc nghẽn hoặc những vấn đề khác. • Phương pháp này rất hữu ích để đánh giá thận và niệu quản nhưng lại kém hiệu quả khi dùng để đánh giá bàng quang, tiền liệt tuyến hoặc niệu đạo. • Nó có thể xác định được vị trí chỗ tắc, sỏi hoặc khối u. • Cần phải cẩn thận khi sử dụng trên người lớn tuổi và những người bị tiểu đường hoặc đã có bệnh thận từ trước vì thuốc nhuộm cản quang có thể gây ra hội chứng thận hư. • CT scan cũng tương tự như X-quang nhưng cho kết quả chi tiết hơn • Rất tốt để khảo sát sỏi trong hệ niệu • Có thể thực hiện mà không cần sử dụng thuốc cản quang, do đó nó đặc biệt hữu ích đối với những người đã có bệnh thận từ trước. Nếu sỏi và nhiễm trùng được loại trừ, cần phải thực hiện những xét nghiệm khác để tìm những nguyên nhân gây tiểu máu hiếm gặp hơn. Có sự gia tăng nguy cơ bị những nguyên nhân gây tiểu máu nguy hiểm đặc biệt ở những người lớn tuổi. Những người trên 40 tuổi cần phải xác định xem có phải ung thư đang hiện diện ở hệ niệu hay không. Thường được thực hiện ở những bệnh nhân điều trị ngoại trú. Soi bàng quang: thường được các bác sĩ chuyên khoa niệu thực hiện • Một ống nhỏ với camera ở đầu ống được đưa vào thông qua niệu đạo để quan sát bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam) và niệu quản. Đầu tiên bạn sẽ được cho thuốc để thư giãn và giảm sự khó chịu của thủ thuật. • Thủ thuật này thường kéo dài trong khoảng 10 phút. [...]...• Soi bàng quang có thể xác định được hầu hết những nguyên nhân ở đường tiểu dưới, đặc biệt là ung thư bàng quang và tiền liệt tuyến Tế bào học: ở xét nghiệm này, người ta sẽ nghiên cứu một mẫu tế bào lấy từ đường tiểu dưới • Nếu bạn bị ung thư thì sẽ thấy . Ý nghĩa của soi bàng quang trong đái máu Tiểu máu là vấn đề thường gặp. Đôi khi tiểu máu là dấu hiệu của một bệnh nặng ở đường niệu nhưng cũng. khó chịu của thủ thuật. • Thủ thuật này thường kéo dài trong khoảng 10 phút. • Soi bàng quang có thể xác định được hầu hết những nguyên nhân ở đường tiểu dưới, đặc biệt là ung thư bàng quang. điều trị. Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy được. Nếu lượng máu ít, nước tiểu trong có vẻ bình thường. Trường hợp này được gọi là tiểu máu vi thể vì tế bào máu chỉ

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan