GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 5 pot

20 362 1
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 5 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương III: Tài nguyên nước ngầm - Tầng ngậm nước có áp: xuất hiện ở những nơi nước ngầm bị nén ép dưới áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Sự thay đổi mực nước trong giếng có áp trước hết phụ thuộc vào sự thay đổi áp suất. Tầng ngậm nước có áp sẽ trở thành tầng ngậm nước không áp khi mực thủy áp hạ thấp hơn đáy trên của tầng ngậm nước có áp. Đường thủy áp là đường tưởng tượng trùng với đường cột nước thủy tĩnh của tầng ngậm nước. Nhập ngầm Mặt thủy áp Tầng có áp Tầng không áp Mực nước ngầm Giếng có áp Giếng phun Tầng không thấm Hình 3.1. Sơ đồ mô tả loại tầng ngậm nước - Tầng ngậm nước không áp: tầng ngậm nước trong đó có mực nước ngầm biến đổi dưới dạng sóng và dưới dạng dốc. Nó phụ thuộc vào diện tích của vùng bổ sung nước ngầm, lưu lượng thoát ra và tính thấm nước của vùng ngậm nước. Sự nâng lên và hạ xuống của mực nước ngầm tương ứng với sự thay đổi tổng lượng nước trữ trong tầng ngậm nước. Trong trường hợp đặc biệt, một tầng ngậm nước không có áp có thể xuất hiện nước ngầm treo (túi nước ngầm) khi bộ phận ngậm nước ngầm bị tách biệt với vùng nước ngầm chính do các địa tầng không thấm nước. Nước ngầm treo thường có ở vùng trầm tích cuội sỏi, phía dưới là các dãy sét. Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở các túi nước ngầm thường nhỏ và chỉ là tạm thời. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 81 Chương III: Tài nguyên nước ngầm - Tầng ngậm nước bán áp: tầng ngậm nước có áp nhưng địa tầng phía trên của nó không hoàn toàn là tầng ngậm nước không áp. Nước trong tầng bán áp có thể trao đổi với bên ngoài tùy thuộc vào tương quan giữa mực nước ngầm và bề mặt thủy áp. Mặt đất Mực nước ngầm Tầng ngậm nước yếu Tầng không thấm Hình 3.2. Sơ đồ mô tả tầng ngậm nước bán áp Mực nước ngầm treo Mặt đất Mực nước ngầm Tầng ngậm nước không áp Tầng không thấm Hình 3.3. Sơ đồ mô tả nước ngầm treo Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 82 Chương III: Tài nguyên nước ngầm III.1.3. Dòng chảy ngầm Khi các vùng đất khô có mưa thì lượng nước mưa chỉ làm ướt đất mà không chảy sang nơi khác hoặc ngấm sâu vào đất được. Nếu trời tiếp tục mưa thì khi bề mặt đất đã đủ ướt, trọng lực sẽ kéo lượng nước thừa ngấm sâu xuống đất xuyên qua lớp cát đá phía dưới. Sự ngấm này chỉ dừng lại nếu gặp lớp đá hoặc đất sét không có lỗ rỗng; khi đó nước sẽ tích tụ trong các lỗ rỗng phía trên tạo thành một khu vực bão hòa nước và giới hạn phía trên của khu vực bão hòa nước gọi là mực thủy cấp. Nước trong khu vực bão hòa gọi là nước ngầm. Đôi khi nước được giữ lại giữa hai tầng đất hay đá không có lỗ rỗng tạo thành túi nước ngầm. Nước ngầm sau một thời gian khá dài thấm ngang qua các lớp đất vào sông hình thành dòng chảy ngầm. Lượng nước mưa ngấm vào đất sẽ bổ sung nước ngầm có trong đất làm cho mực nước ngầm tăng lên. Tuy nhiên không phải tất cả nước ngầm đều chảy vào sông, trong quá trình vận động có một phần bị rễ cây ăn sâu dưới đất hút mất, một phần do hiện tượng mao dẫn hút nước lên mặt đất rồi bốc hơi. Ngoài ra cũng có một phần chảy sang lưu vực khác. Trong mùa khô nước ngầm là nguồn bổ sung chủ yếu cho dòng chảy trong sông. Hình 3.4. Sự hình thành dòng chảy ngầm [Nguồn: Cục Khảo sát Địa chất Hoa kỳ (7/2008)] Những sông có dòng chảy mạnh lòng sông bị bào mòn rất sâu, mực nước ngầm cao hơn mực nước sông nên luôn chảy vào sông, do đó sau khi tạnh mưa rất lâu trên sông vẫn có dòng chảy. Ở những sông suối nhỏ cạn, đáy sông cao hơn mực nước ngầm không được bổ sung nước thường xuyên, sau khi mưa tạnh một thời gian nước sông cạn rất nhanh. Ngoài ra nước ngầm vận chuyển về hệ thống sông với thời gian tập trung lớn tùy thuộc vào tương quan giữa mực nước sông và mực nước ngầm. Do đó sự tồn tại dòng chảy Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 83 Chương III: Tài nguyên nước ngầm ngầm trên hệ thống sông ngòi kéo dài sau một khoảng thời gian khá dài. Đối với các sông nhỏ hoặc khe suối, thời gian duy trì dòng chảy ngầm có thể chỉ một vài tháng, còn trên các sông lớn dòng chảy ngầm sẽ kéo dài suốt cả năm. III.2. PHÂN BỐ NƯỚC NGẦM THEO PHƯƠNG THẲNG ĐỨNG Nước dưới đất có thể được phân chia thành hai vùng là vùng thoáng khí và vùng bão hòa nước. III.2.1. Vùng thoáng khí Vùng thoáng khí (không bão hòa) bao gồm các lỗ rỗng trong đó nước chiếm một phần, các phần còn lại là không khí. a) Vùng rễ cây Nước trong vùng này tồn tại ở mức độ nhỏ hơn độ bão hòa. Trừ trường hợp bão hòa tạm thời do nước ngầm dâng cao hoặc do mưa - tưới, vùng này kéo dài từ bề mặt mặt đất đến chiều sâu hoạt động của rễ cây. Bề dày của tầng này thay đổi tùy thuộc vào loại đất và loại cây trồng. Do tầm quan trọng đối với nông nghiệp, nước ở vùng rễ cây được nghiên cứu rất nhiều về quy luật phân bố cũng như chuyển động. Tầng không thấm Mực nước ngầm Vùng mao dẫn Vùng trung gian Vùng rễ cây Mặt đất Vùng thoáng khí Vùng bão hòa Hình 3.5. Sơ đồ phân bố theo phương thẳng đứng của nước ngầm Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 84 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Độ ẩm của đất trong tầng rễ cây phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng. Dưới điều kiện nóng và khô, bốc hơi và thoát hơi mạnh làm giảm độ ẩm trong vùng rễ cây. Nước trong đất giảm đến mức độ chỉ còn những màng nước mỏng bao quanh các phân tử đất, ta gọi là nước màng. Nước trong vùng rễ cây cũng có thể ở dạng nước mao quản. Trong những trường hợp có cấp nước trên mặt vượt quá khả năng giữ ẩm của đất thì nước trọng lực sẽ xuất hiện. b) Vùng trung gian Vùng trung gian kéo dài từ biên giới của tầng rễ cây đến biên trên của tầng mao dẫn. Độ dày của tầng này có thể bằng 0 khi nước mao dẫn tới sát tầng rễ cây và cũng có thể đạt tới hàng trăm mét khi mực nước ngầm ở sâu. Vùng này đóng vai trò nối tiếp giữa vùng sát mặt đất và vùng kề sát nước ngầm. Nước chuyển động từ trên xuống vùng bão hòa bắt buộc phải qua vùng này. Nước được giữ lại do lực mao dẫn và lực hút phân tử. Nước trọng lực sẽ di chuyển từ trên xuống dưới khi độ ẩm đất vượt quá khả năng giữ ẩm của đất. c) Vùng mao dẫn Vùng mao dẫn kéo dài từ mực nước ngầm đến giới hạn trên của vùng mao dẫn của nước. Phía trên mực nước ngầm hầu hết các lỗ rỗng trong đất chứa nước mao dẫn. Càng lên cao lượng nước trong lỗ càng giảm. Độ dày của tầng mao dẫn tỷ lệ nghịch với kích thước của các lỗ rỗng trong đất đá. III.2.2. Vùng bão hòa Trong vùng bão hòa nước lấp đầy tất cả các lỗ rỗng của đất đá dưới áp lực thủy tĩnh. Do vậy độ rỗng (hữu ích) sẽ cho biết lượng nước trữ trong một đơn vị thể tích đất đá. Một bộ phận nước có thể được chuyển ra khỏi địa tầng do tiêu hoặc do bơm hút. Tuy nhiên do lực hút phân tử và lực hút bề mặt, một phần nước sẽ bị giữ lại trong đất. Các đặc trưng của vùng bão hòa bao gồm hệ số giữ nước, hệ số thoát nước và hệ số chứa nước. a) Hệ số giữ nước Hệ số giữ nước của đất đá Sr là tỷ số giữa lượng nước còn lại (sau khi bão hòa) sau khi thoát nước do trọng lực đối với thể tích của nó. (3.1) trong đó Wr: thể tích nước còn giữ lại (m³) V: thể tích mẫu đất đá (m³) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 85 Chương III: Tài nguyên nước ngầm b) Hệ số thoát nước Hệ số thoát nước của đất hay đá Sy là tỷ số giữa lượng nước (sau khi bão hòa) có thể thoát ra do trọng lực và thể tích của nó. (3.2) trong đó Wy: trọng lượng nước có thể tích thoát ra (m³) Các giá trị của hệ số thoát nước Sy phụ thuộc vào kích thước hạt, hình dạng hạt, sự phân bố các lỗ rỗng, sự nén chặt của các địa tầng và thời gian thoát nước. Vật liệu có kích thước hạt nhỏ thì hệ số thoát nước càng nhỏ. Trong trường hợp các vật liệu pha trộn với nhau, hệ số thoát nước giảm đi từ 7 ÷ 15%. Giá trị của Sr và Sy có thể biểu thị dưới dạng %. Quan hệ giữa độ rỗng của đất đá (α) với hệ số giữ nước và thoát nước: α = Wr + Wy (3.3) c) Hệ số chứa nước Nước chảy ra hay nhập vào một tầng ngậm nước biểu thị qua sự thay đổi tổng lượng nước chứa trong tầng ngậm nước. Đối với tầng ngậm nước không áp, nó được biểu thị bởi sự thay đổi lượng nước ngầm nằm trong khoảng mực nước ngầm ở đầu và cuối thời điểm tính toán. Tuy nhiên giả thuyết trong tầng ngậm nước có áp vẫn duy trì trạng thái bão hòa, sự thay đổi áp suất chỉ gây ra thay đổi nhỏ trong lượng trữ. Do vậy áp suất thủy tĩnh có trong tầng ngậm nước gây ra bởi trọng lượng của nước. Khi áp suất thủy tĩnh giảm (trường hợp bơm hút từ giếng) thì lực nén của địa tầng sẽ tăng lên. Sự nén ép của tầng ngậm nước gây ra những tác động lên phân tử nước. Hệ số chứa nước xác định bằng tổng lượng nước thoát ra hay nhập vào trong tầng ngậm nước trên một đơn vị diện tích bề mặt của tầng ngậm nước khi thay đổi một đơn vị thủy áp. Trong thực tế người ta thường xác định hệ số chứa nước bằng các thực nghiệm bơm hút từ giếng. III.3. CÁC HỆ TẦNG ĐỊA CHẤT NGẬM NƯỚC Một hệ địa chất sản sinh ra một lượng nước đáng kể gọi là một hệ tầng ngậm nước. Nhiều loại hệ địa chất hoạt động như một tầng ngậm nước. Yêu cầu chủ yếu là khả năng trữ nước trong các lỗ rỗng của đất đá. Độ rỗng có thể hình thành do các đứt gãy, nứt nẻ của đất đá. Dưới đây là một vài loại hệ địa chất ngậm nước: III.3.1. Bồi tích phù sa Hầu như 90% các tầng ngậm nước phát triển bao gồm đá sỏi, cuội, cát không nén chặt. Những loại ngậm nước này dựa trên trạng thái xuất hiện của nó có thể được chia thành: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 86 Chương III: Tài nguyên nước ngầm - Hệ kề sát nguồn nước: gồm các bồi tích phù sa hình thành nằm dưới lòng dẫn nước hoặc hình thành cạnh các bãi tràn lũ. Những giếng nước ở đây có địa tầng thấm nước tốt giáp với dòng chảy nên có một lượng nước khá lớn do lượng thấm từ dòng chảy mặt vào đất. - Hệ thung lũng chôn vùi: những thung lũng do dòng sông đổi hướng chảy hoặc bị cướp dòng hình thành nên. Hệ này gần giống hệ kề sát nguồn nước nhưng độ thẩm thấu và lượng nước ngầm ít, lượng bổ sung nước ngầm ít hơn. Những đồng bằng rộng phía dưới là những lớp cuội, sỏi, cát không bị nén chặt là nơi chứa nhiều nước ngầm. Những thung lũng kề sát sườn núi nơi trầm tích nhiều là nơi chứa nước ngầm khá lớn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa hoặc thẩm thấu từ các dòng chảy không thường xuyên. III.3.2. Đá vôi Đá vôi có mật độ, độ rỗng và tính thấm nước thay đổi trong một phạm vi khá lớn tùy thuộc vào mức độ kết cấu và phát triển của các vùng có khả năng thấm sau khi tích tụ. Những lỗ rỗng trong đá vôi có thể là các lỗ nhỏ li ti nhưng cũng có thể là các hang động lớn hình thành nên các dòng sông ngầm. Sự hòa tan CaCO 3 do nước đã gây ra nước ngầm rất cứng. Cũng do hòa tan mà các hang động, lỗ rỗng trong đá ngày càng phát triển, đó là hiện tượng Karst. III.3.3. Đá do núi lửa hình thành Đá hình thành do hoạt động của núi lửa có thể tạo nên một tầng ngậm nước tốt, đặc biệt là đá bazan. Những lớp cuội, sỏi cát hoặc những vật liệu khác nằm xen kẽ giữa hai lớp dung nham làm cho đá bazan chứa và chuyển nước tốt. Ngoài ra do hiện tượng phong hóa, do các vận động nội sinh ra đứt gãy mà đá bazan cũng có khả năng chứa và chuyển nước tốt. III.3.4. Đá cát Đá cát và đá dăm kết là các dạng bị xi măng hóa của cát và cuội sỏi. Do đó độ rỗng, khả năng sản sinh nước ngầm của chúng bị giảm nhỏ do ciment liên kết. Các tầng ngậm đá cát tốt nhất sản sinh nước ngầm qua các chỗ nối, liên kết của các phân tử cứng (hạt cát). Đá dăm kết không có ý nghĩa lớn lắm trong việc chứa và chuyển nước ngầm. III.3.5. Hóa thạch và đá biến chất Các dạng đá cứng của hóa thạch và đá biến chất không thấm nước nên có thể xem chúng là những tầng ngậm nước rất kém. Những nơi loại đá này xuất hiện kề sát mặt đất sẽ bị phong hóa mạnh, dần dần phát triển thành tầng ngậm nước chứa một lượng nước tương đối nhỏ đủ dùng cho sinh hoạt của một số hộ gia đình. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 87 Chương III: Tài nguyên nước ngầm III.3.6. Đất sét Đất sét có độ rỗng tương đối lớn nhưng từng lổ rỗng của chúng lại quá nhỏ nên được xem là vật liệu không thấm nước. Các tầng đất sét nằm trong một hệ ngậm nước tốt có thể hình thành nên các tầng ngậm nước bán áp. III.3.7. Lưu vực nước ngầm Một lưu vực nước ngầm có thể được xác định như là một đơn vị địa chất thủy văn chứa một tầng ngậm nước rộng lớn hoặc một vài tầng ngậm nước liên thông và quan hệ qua lại với nhau. Trong một thung lũng giữa các dãy núi, lưu vực nước ngầm có thể chỉ ở phần trung tâm của lưu vực dòng chảy mặt. Trong vùng đá vôi và vùng đồi cát, lưu vực nước ngầm và lưu vực dòng chảy mặt hoàn toàn khác nhau. Khái niệm lưu vực nước ngầm trở nên rất quan trọng vì tính liên tục thủy lực trong khu vực chứa nước ngầm. Để xác định lưu vực nước ngầm cần phải có các bản đồ địa chất của khu vực cần nghiên cứu kết hợp với các tài liệu về địa lý tự nhiên. III.4. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN NƯỚC NGẦM III.4.1. Định luật thấm Trong trường hợp môi trường đất đồng nhất về nhiệt độ, nồng độ muối thì các lực tác dụng lên phần tử nước bao gồm lực hút mao quản, áp lực bên ngoài và trọng lực. Xét trong một quá trình nào đó các lực trên thay đổi dẫn đến sự xuất hiện gradient thế của nước trong đất. Đó chính là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của nước trong đất. Với một môi trường xốp đồng nhất về mặt cấu trúc, tốc độ chuyển động đủ nhỏ để đảm bảo trạng thái chuyển động là chảy tầng. Quy luật cơ bản về sự chuyển động của dòng thấm được biểu thị bằng công thức Darcy: v = k.J (3.4) trong đó v: vận tốc thấm (cm/s) J: gradian thấm (độ dốc thủy lực) k: hệ số thấm của môi trường (cm/s) Trị số v là vận tốc trung bình của dòng thấm “tượng trưng” khi xem toàn bộ dòng thấm chứa đầy chất lỏng. Vận tốc v còn được gọi là tốc độ Darcy do giả thiết rằng dòng chảy qua toàn bộ mặt cắt ngang mà không xem xét đến các phần tử rắn và lỗ rỗng trong đó. Vận tốc trung bình dòng thấm trong lỗ rỗng của đất hoặc đá tính theo công thức: (3.5) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 88 Chương III: Tài nguyên nước ngầm trong đó v’: vận tốc thấm trung bình trong lỗ rỗng của môi trường thấm n: độ rỗng của môi trường (đất hoặc đá nứt nẻ) Công thức xác định độ rỗng của môi trường: (3.6) trong đó W’: thể tích phần rỗng W: thể tích tổng của môi trường thấm Lưu lượng thấm q xác định theo công thức: q = v.A (cm 3 /s) (3.7) trong đó A: diện tích mặt cắt ngang của dòng thấm (cm 2 ) III.4.2. Phương trình thấm cơ bản Đối với trường hợp thấm ổn định, nghĩa là vận tốc, áp lực thấm không phụ thuộc thời gian thì thành phần vận tốc thấm có dạng: (3.8) trong đó h: cột áp thấm Mặt khác, nước thấm trong đất phù hợp với điều kiện liên tục của chuyển động chất lỏng không nén được cho nên thỏa mãn phương trình liên tục. (3.9) Kết hợp (3.8) và (3.9) ta có: (3.10) Nếu gọi thế lưu tốc thấm là ϕ ta có công thức: ϕ = -k.h (3.11) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 89 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Dựa vào (3.8) và (3.11) ta có: (3.12) Lấy đạo hàm (3.12) và thay vào (3.9) ta có : (3.13) Từ (3.9) và (3.13) cho thấy các hàm số cột áp h và thế lưu tốc ϕ là những hàm điều hòa. Giải các phương trình này với những điều kiện biên cụ thể, ta có thể xác định được cột áp h và thế lưu tốc ϕ tại bất kỳ điểm nào trong môi trường thấm và từ đó xác định được các đường đẳng áp h = const và đường đẳng thế ϕ = const. Trên cơ sở đó có thể tính được áp lực và vận tốc thấm. III.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỰC NƯỚC NGẦM III.5.1. Yếu tố khí tượng a) Áp suất khí quyển Sự thay đổi áp suất khí quyển gây ra do sự dao động mực nước thủy áp trong tầng ngầm nước có áp. Mối quan hệ đó là mối quan hệ nghịch biến có nghĩa là khi tăng áp suất khí quyển sẽ dẫn đến giảm thủy áp và ngược lại. Khi sự thay đổi áp suất khí quyển được biểu thị bằng cột nước, tỷ lệ sự thay đổi mực thủy áp với sự thay đổi của áp suất được gọi là hiệu ứng áp suất của tầng ngậm nước. (3.14) trong đó B: hiệu ứng áp suất (nằm trong khoảng 20 ÷ 70%) γ: trọng lượng riêng của nước Δh: sự thay đổi mực thủy áp Δpa: sự thay đổi áp suất khí quyển Xem tầng ngậm nước như là một vật thể đàn hồi. Nếu Δpa là sự thay đổi áp suất khí quyển, Δp ω là kết quả thay đổi áp suất thủy tĩnh ở đỉnh của tầng ngậm nước có áp và ΔSc là ứng suất nén được tăng lên trên tầng ngậm nước thì: Δpa = Δp ω + ΔSc (3.15) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 90 [...]... 59 44-19 95 1000 0 ,50 0, 05 0, 05 0,01 0,001 3,00 Mùa khô Số mẫu vượt/Tổng số mẫu 8/44 9/ 25 11/ 25 0/ 25 0/ 25 0/ 25 17/44 Giá trị trung bình 654 0 ,50 0,046 0,001 0,001 0,000 11,47 Giá trị cực tiểu 112 0,04 0,001 0,001 0,001 0,000 0,00 Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 98 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Đặc trưng TDS Mn As Cr Se Hg NH4+ Giá trị cực đại 3122 1, 85 0,608 0,002 0,001 0,000 97 ,50 Mùa mưa Số mẫu... động khai thác nguồn tài nguyên nước ngầm phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng nước khác nhau, Nhà nước đã đầu tư nhiều khoản kinh phí lớn cho công tác thăm dò, Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 94 Chương III: Tài nguyên nước ngầm điều tra, quản lý nguồn nước ngầm tại nhiều địa phương trên cả nước Hội nghị giao ban vùng Nam Trung bộ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường... Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình miền Bắc Tầng chứa nước Holocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Toàn Tân bắt đầu vào khoảng 11 .55 0 năm trước và tiếp tục cho đến ngày nay 5 Tầng chứa nước Pleistocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Canh Tân kéo dài từ khoảng 1.806.000 đến 11 .55 0 năm trước 4 Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 96 Chương III: Tài nguyên nước ngầm... 4,88 5, 27 5, 17 4, 65 4,18 Lệch 2006 -0,31 -0,36 -0,70 -0,63 0, 15 0,13 0,44 0,09 0,04 0, 25 0, 45 0,20 -0,02 Tầng chứa nước Pleistocen trung - thượng (qp2-3) Năm 2007 -3,89 -3,98 -4,20 -4,41 -4,11 -3,86 -3,62 -3,79 -3 ,54 -3, 85 -3 ,53 -3,78 -3,88 Lệch 2006 -0,93 -0, 75 -0 ,58 -0 ,59 -0,29 0, 25 0,21 -0,23 -0,20 -0, 85 -0 ,50 0,07 -0,37 Tầng chứa nước Pleistocen hạ (qp1) Năm 2007 -0 ,53 -0,78 -1,03 -1,31 -1, 15 -0,99... phải xây dựng các hệ thống xử lý nước cống, nước thải, nước mưa trong khu vực Ba điều kiện làm cho mực nước ngầm giảm: - Giảm lượng bổ sung nước ngầm do lát bề mặt đất bằng những loại vật liệu không thấm Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 93 Chương III: Tài nguyên nước ngầm - Lượng bơm hút nước tăng - Giảm lượng bổ sung nước ngầm tự nhiên do hệ thống cống ngầm thu nhận nước từ trên xuống Ngoài ra còn... trắc P.41a, tầng chứa nước Pleistocen Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 97 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Vùng Kiến An - Hải Phòng, mực nước sâu nhất cách mặt đất tại lỗ khoan quan trắc Q.167a là - 10,65m Dự báo mực nước tháng 6 năm 2008 là - 10,37m -2.0 Độ sâu mực nước (m) -3.0 -4.0 -5. 0 -6.0 -7.0 -8.0 -9.0 -10.0 -11.0 1/ 95 1/96 1/97 1/98 1/99 1/00 1/01 1/02 1/03 1/04 1/ 05 1/06 1/07 1/08 Thời gian... lượng của nước dưới đất Khi tính toán ở cấp trữ lượng C1, C2 người ta cần nêu định hướng để nâng cấp trữ lượng (lên B hoặc A) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 95 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Bảng 3.1 Trữ lượng nước ngầm nhạt ở một số vùng đến năm 19 95 Trữ lượng theo các cấp (m3/ngày) Vùng A B C1 C2 Đông Bắc bộ 80.923 82.061 460. 057 58 2.803 Đồng bằng Bắc bộ 379.377 429.769 1.004.460 2 .52 0.143 Ven... Tầng chứa nước Pliocen là lớp trầm tích được hình thành trong thế Thượng Tân kéo dài kéo dài từ khoảng 5, 332 đến 1,806 triệu năm trước Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 99 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Bảng 3.4 Độ cao tuyệt đối mực nước bình quân tháng năm 2007 đồng bằng Nam bộ Đơn vị: m Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB Tầng chứa nước Pleistocen thượng (qp3) Năm 2007 4,14 3,82 3, 15 2,98 3,77... Δpa h pω h' Tầng ngậm nước pω + Δ pω Hình 3.7 Độ chênh mực nước và áp suất khí quyển trong giếng nước Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 91 Chương III: Tài nguyên nước ngầm b) Mưa Mưa không phải là một chỉ thị chính xác của lượng bổ sung nước ngầm do tổn thất trên và dưới mặt đất cũng như thời gian vận chuyển của thấm thẳng đứng Thời gian này có thể biến đổi từ vài phút khi mực nước ngầm ở gần mặt đất... Bình Thuận (1 .50 0 triệu đồng), điều tra đánh giá tài nguyên nước ngầm và lập bản đồ nước dưới đất tỷ lệ 1 /50 .000 vùng Ba Tơ - Hoài Nhơn tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định (1. 055 triệu đồng)… Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm, thực trạng hiện nay là các tài liệu điều tra cơ bản, đánh giá nguồn nước ngầm còn thiếu và có nhiều hạn chế Tài liệu tập bản đồ địa chất thủy . ngầm ở các túi nước ngầm thường nhỏ và chỉ là tạm thời. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 81 Chương III: Tài nguyên nước ngầm - Tầng ngậm nước bán áp: tầng ngậm nước có áp nhưng địa tầng phía. đó Wr: thể tích nước còn giữ lại (m³) V: thể tích mẫu đất đá (m³) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 85 Chương III: Tài nguyên nước ngầm b) Hệ số thoát nước Hệ số thoát nước của đất hay. của tầng ngậm nước có áp và ΔSc là ứng suất nén được tăng lên trên tầng ngậm nước thì: Δpa = Δp ω + ΔSc (3. 15) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 90 Chương III: Tài nguyên nước ngầm Δpa

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

Mục lục

  • THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

  • DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG I: TÀI NGUYÊN NƯỚC

    • I.1. NHU CẦU VỀ NƯỚC

      • I.1.1. Môi trường nước tự nhiên

      • I.1.2. Nhu cầu sử dụng nước

      • I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai

      • I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC

        • I.2.1. Chu trình thủy văn

          • a) Định nghĩa

          • I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước

          • I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng

          • I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ

            • a) Lưu vực kín

            • b) Lưu vực hở

            • I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm

            • I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

              • I.4.1. Khoa học quản lý môi trường

              • I.4.2. Quản lý tài nguyên nước

                • 1. Yêu cầu quản lý

                • 2. Giáo dục trong cộng đồng

                • 3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước

                • I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam

                  • a) Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia

                  • b) Các thể chế chính trong quản lý nguồn nước

                  • c) Các tiêu chuẩn về chất lượng nước

                  • I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

                  • CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

                    • II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

                      • II.1.1. Hệ thống sông ngòi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan