Giáo trình - Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp - p3 pdf

38 383 0
Giáo trình - Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp - p3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

80 3 Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp x phục vụ trồng rừng Nh đã nêu ở các phần trên có thể thấy hiện hệ thống đánh giá lâm nghiệp và điều tra phân chia lập địa ở Việt Nam là khá đa dạng, tuỳ thuộc vào mức độ, phạm vi và đối tợng đánh giá. Tuy nhiên cho đến nay, cha có sự thống nhất về tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất lâm nghiệp ở cấp xã phục vụ cho trồng rừng trên phạm vi toàn quốc. Với diện tích đất trống đồi núi trọc lớn, khoảng 7,3 triệu hecta, thì sự thành công của hoạt động trồng rừng phải đợc dựa trên các cơ sở khoa học. Nguyên tắc Đất nào cây ấy chính là cơ sở khoa học quan trọng trong việc lập quy hoạch và phát triển lâm nghiệp. Nhằm đạt đợc mục tiêu này, chúng tôi đã tiến hành xem xét các hệ thống đánh giá đất hiện tại và xây dựng bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất cấp xã phục vụ trồng rừng. Phần này đề cập đến quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất, quá trình, kết quả thử nhiệm và các đề xuất sau khi thử nghiệm. Ngoài ra việc ứng dụng tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng để đánh giá đất lâm nghiệp không có rừng ở hai xã Thanh Luận và Hà Tam cũng sẽ đợc trình bày và thảo luận. Quá trình xây dựng TC & CT đánh giá đất đai đợc thực hiện theo 4 bớc: Đề xuất các TC & CT đánh giá đất đai; Thử nghiệm, đánh giá trên hiện trờng các TC & CT đề xuất; Hoàn thiện TC & CT đánh giá đất đai sau khi thử nghiệm; và áp dụng TC & CT đã hoàn thiện cho đánh giá đất đai 3.1 Đề xuất tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai Đặc điểm đất đai là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đến sinh trởng và phát triển của rừng. Chính vì vậy việc chọn loài cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc Đất nào cây ấy. Việc đánh giá đất đai tập trung vào việc xác định tiềm năng của đất và độ thích hợp cây trồng. Đây là những cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quy hoạch, nhà quản lý và các chủ sở hữu đất xem xét để lựa chọn phơng án sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá đất đai dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí và hàng loại các chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai đợc đề xuất trên các nguyên tắc sau: 81 Tiêu chuẩn: Những qui định cơ bản làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai và độ thích hợp của cây trồng; Tiêu chí: Các nhân tố cụ thể và mối quan hệ giữa chúng đảm bảo tuân thủ và phù hợp của các tiêu chuẩn; Chỉ tiêu: Những thông số về chất hoặc về lợng có thể đo đếm đợc để đánh giá mức độ đạt đợc của các tiêu chuẩn. Đồng thời các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai phải: Phản ánh đặc điểm độ phì của đất và điều kiện kinh tế- xã hội liên quan đến việc đánh giá đất đai; Có thể thu thập và xác định đợc; Đơn giản và dễ áp dụng. Trên cơ sở này 2 tiêu chuẩn cho đánh giá đất đai đợc đề xuất là (i) Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên và (ii) Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội. 3.1.1 Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên đề xuất gồm 7 tiêu chí là: (i) Loại đất, (ii) Chất hữu cơ ; (iii) Độ dốc ; (iv) độ dày tầng đất ; (v) Thực bì chỉ thị ; (vi) Lợng ma và (vii) độ cao với tổng số chỉ tiêu định lợng là 26. Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đợc nêu ở dới đây. Tiêu chí, Chỉ tiêu: 1. Tiêu chí 1 - Loại đất Loại đất là một trong yếu tố quan trọng ảnh hởng trực tiếp đến sinh trởng của cây trồng và mức độ thích hợp đối với loài cây lựa chọn gây trồng. Loại đất đợc xác định thông qua TPCG. 1.1. Đất có TPCG nặng (Fs, Fk, Ff) 1.2. Đất có TPCG trung bình (Fa, Fp) 1.3. Đất có TPCG nhẹ (Fq) 2. Tiêu chí 2 - Chất hữu cơ Là một trong những yếu tố quyết định độ phì của đất rừng. Xác định chất hữu cơ trong đất dựa vào màu sắc và độ dày của tầng mùn. 2.1. Tầng mùn dày trên 5cm, màu đen sẫm 2.2. Tầng mùn dày từ 2 -5cm, màu đen 2.3. Tầng mùn dày dới 2cm, màu xám nhạt 82 3. Tiêu chí 3 - Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất quyết định sự phát triển của hệ rễ và là nơi cung cấp dinh dỡng và nớc cho cây trồng. Xác định độ dày tầng đất qua 4 cấp đề xuất: 3.1. Độ dày tầng đất trên 100 cm. 3.2. Độ dày tầng đất trên từ 50-100cm. 3.3. Độ dày tầng đất trên từ 30-50cm. 3.4. Độ dày tầng đất trên dới 30cm. 4. Tiêu chí 4 - Độ dốc Độ dốc là yếu tố ảnh hởng tới sinh trởng và điều kiện gây trồng, mức độ xói mòn của đất. Độ dốc đợc xác định thông qua 4 cấp: 4.1. Độ dốc dới 15 O 4.2. Độ dốc dới từ 15- 25 O . 4.3. Độ dốc dới từ 25-35 O 4.4. Độ dốc dới trên 35 O 5. Tiêu chí 5 - Thực bì chỉ thị Là nhân tố phản ánh độ phì hiện tại của đất và mức độ thoái hóa của đất và tiềm năng tái sinh của rừng. Thực bì chỉ thị phân ra 3 trạng thái: 5.1. Trạng thái Ic: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao ttrên 1m đạt trên 1000cây/ha. 5.2. Trạng thái Ib: Mật độ cây gỗ tái sinh với chiều cao trên 1m dới 1000cây/ha, chủ yếu cây bụi thảm tơi. 5.3. Trạng thái Ia: Trảng cỏ xen cây bụi rải rác. 6. Tiêu chí 6 - Lợng ma bình quân năm ảnh hởng trực tiếp tới chế độ nớc của đất và sinh trởng cây trồng, tiềm năng xói mòn. Lợng ma chia thành 5 cấp: 6.1. Lợng ma trên 2500mm. 6.2. Lợng ma từ 2000 2500mm. 6.3. Lợng ma từ 1500 2000mm. 6.4. Lợng ma từ 1000 1500mm. 6.5. Lợng ma dới 1000mm. 7. Tiêu chí 7 - Độ cao tuyệt đối Là nhân tố liên quan đến chế độ nhiệt ẩm và phân bố cây trồng. Độ cao dự kiến chia ra 4 cấp: 83 7.1. Độ cao trên 1000m. 7.2. Độ cao trên từ 700 1000m. 7.3. Độ cao trên từ 300 700m. 7.4. Độ cao trên dới 300m. 3.1.2 Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế xã hội Điều kiện KTXH có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá đất đai và phản ánh mức độ thuận lợi hay khó khăn đối với công tác phát triển trồng rừng ở địa phơng. Tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội đề xuất gồm 4 tiêu chí là: (i) Điều kiện giao thông và thị trờng: (ii) Mật độ dân số ; (iii) Thu nhập bình quân (iv) Nhu cầu địa phơng. Tuy nhiên đối với tiêu chuẩn về điều kiện kinh tế - xã hội rất khó có thể đa ra chỉ tiêu định lợng cụ thể mà mới đợc đề cập theo định tính. Do vậy các tiêu chí và chỉ tiêu về kinh tế xã hội sẽ đợc thử nghiệm thông qua việc điều tra đánh giá theo phơng pháp Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA). Chi tiết về các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế - xã hội nh trình bày dới đây. Tiêu chí, Chỉ tiêu: 1. Tiêu chí 1 - Giao thông và thị trờng 1.1. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đờng chính dới 5km) và thị trờng tốt (Cách nơi tiêu thụ, chế biến dới 50km). 1.2. Điều kiện giao thông trung bình (khu vực trồng rừng cách đờng chính dới 5 10 km) và thị trờng trung bình (cách nơi tiêu thụ, chế biến dới 50 100 km). 1.3. Điều kiện giao thông (khu vực trồng rừng cách đờng chính dới 5 10 km) và thị trờng trung kém (cách nơi tiêu thụ, chế biến dới trên 100 km). 2. Tiêu chí 2 - Mật độ dân số 2.1. Mật độ dân số cao (trên 200 ngời/km 2 ). 2.2. Mật độ dân số trung bình (từ 100 - 200 ngời/km 2 ). 2.3. Mật độ dân số thấp (dới 100 ngời/km 2 ). 3. Tiêu chí 3 - Thu nhập bình quân ngời năm 3.1. Thu nhập bình quân cao. 3.2. Thu nhập bình quân trung bình. 3.3. Thu nhập bình quân thấp. 4. Tiêu chí 4 - Nhu cầu địa phơng: Đánh giá 84 3.2 Thử nghiệm tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai 3.2.1 Mục tiêu, nội dung, đối tợng và phơng pháp thử nghiệm Mục tiêu Để có cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng, việc thử nghiệm bộ tiêu chí và các chỉ tiêu đề xuất có hai mục tiêu: Đánh giá tính khả thi của bộ tiêu chí và chỉ tiêu đề xuất cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Điều chỉnh và hoàn thiện bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nội dung Nhằm đạt đợc mục tiêu trên, việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng tập trung vào các nội dung dới đây: Đánh giá sự phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với các văn bản pháp quy về sản xuất lâm nghiệp. Đánh giá mức độ liên quan của các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá mức độ liên quan của các tiêu chí và chỉ tiêu đến mục tiêu đánh giá đất lâm nghiệp. Đánh giá khả năng định lợng của các tiêu chí và các chỉ tiêu. Đánh giá khả năng điều tra, đo đếm và đoán đọc các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá áp khả năng áp dụng thực tế các tiêu chí và chỉ tiêu tại hiện trờng. Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chí và chỉ tiêu với ngời sử dụng. Đối tợng Quá trình thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất phục vụ trồng rừng đợc tiến hành trên đất lâm nghiệp không có rừng (đất trống đồi núi trọc) tại xã Thanh Luận huyện Sơn Động, Bắc Giang và xã Hà Tam huyện An Khê, Gia Lai. Phơng pháp Việc thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đợc thực hiện trên hiện trờng tại các điểm lựa chọn thử nghiệm. Quá trình thử nghiệm, đánh giá và hoàn thiện tiêu chí và chỉ tiêu đợc mô tả ở Hình 5. 85 Hình 5. Sơ đồ các bớc thử nghiệm TC & CT đánh giá đất Sử dụng phơng pháp điều tra và đánh giá ngoài hiện trờng nhằm đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. Trên các đối tợng thử nghiệm, lập các tuyến điều tra qua các kiểu địa hình, loại đất, trạng thái thực bì, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Trên tuyến các điều tra lập các ô tiêu chuẩn để đo đếm và đánh mức độ liên quan và tính khả thi của các chỉ tiêu cụ thể cho từng từng chí. Phơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) đợc sử dụng để đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế xã hội. Các thông tin liên quan nh điều kiện giao thông, thị trờng, dân số, đời sống, các nhu cầu vè sử dụng đất, v.v. 3.2.2 Thử nghiệm và đánh giá TC & CT đánh giá đất đai Địa điểm lựa chọn để thử nghiệm các tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất phục vụ trồng rừng là xã Thanh Luận, huyện Sơn Động tỉnh Bắc giang và xã Hà Tam, huyện An Khê tỉnh Gia Lai. Từng tiêu chí và chỉ tiêu đợc kiểm nghiệm và đánh giá trên hiện trờng nhằm khẳng định tính khả thi của chúng theo phơng pháp đánh giá thống nhất. Các kết quả về đánh giá và các bổ sung cho các tiêu chí và chỉ tiêu về tiêu chuẩn điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đợc tổng hợp dới đây. Tiêu chuẩn về điều kiện tự nhiên Tiêu chuẩn về điều kiện kinh KTXH Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện KTXH Thử nghiệm đánh giá tại hiện trờng và hoàn thiện 86 a. Đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên 1. Tiêu chí 1 - Loại đất Các chỉ tiêu đề xuất là hợp lý có thể dựa vào bản đồ thổ nhỡng theo nh hệ thống phân loại theo phát sinh đã đợc sử dụng phổ biến ở Việt Nam để xác định. Các chỉ tiêu đều có thể xác định tơng đối dễ dàng ngoài hiện trờng và loại đất xác định ngoài hiện trờng cơ bản đều phù hợp với bản đồ thổ nhỡng. Các loại đất khác nhau đều phản ánh tiềm năng sản xuất khác nhau. 2. Tiêu chí 2 - Chất hữu cơ ở cả 2 địa điểm thử nghiệm thì hầu hết ở các điểm đánh giá, tiêu chí này rất khó xác định đợc để phân chia tầng mùn theo chỉ tiêu đề xuất. Hơn nữa tính chất đất đợc phản ánh khá rõ nét qua thảm thực vật. Do vậy không nên đa tiêu chí này vào trong việc đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã vì rất khó xác định trên thực địa (đất trống đồi núi trọc). 3. Tiêu chí 3- Độ dày tầng đất Độ dày tầng đất có thể xác định đợc ở ngoài thực địa, nhng nếu xác định theo 4 cấp đề xuất thì cần nhiều công sức và tốn kém do cấp độ dày nhỏ hơn 30cm không thể hiện trên bản đồ thổ nhỡng. Độ dày tầng đất đã đợc mô tả trên bản đồ thổ nhỡng với 3 cấp độ dày là trên 100cm, từ 50 100cm và dới 50cm. Do vậy để đỡ tốn kém nên phân cấp độ dày theo 3 cấp trên và chỉ mang ý nghĩa thẩm định độ chính xác của bản đồ phân cấp độ dày. Trên thực tiễn có một số loại đất bị xói mòn và thoái hóa mạnh nên rất khó xác định độ dày tầng đất. Vì vậy cần thiết bổ sung thêm 1 chỉ tiêu là: Đất xói mòn trơ sỏi đá. 4. Tiêu chí 4 - Độ dốc Các chỉ tiêu đề xuất là rất phù hợp và hoàn toàn phản ánh thực tế điều kiện địa hình. Các chỉ tiêu cụ thể của tiêu chí này đợc xác định một cách rõ ràng trên bản đồ cũng nh ngoài thực địa. Tiêu chí này có liên quan với tiêu chí độ cao và độ dày tầng đất. 87 5. Tiêu chí 5 - Thực vật chỉ thị Phân chia thảm thực vật theo trạng thái đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp (đất không có rừng đợc phân chia ra các trạng thái Ia, Ib và Ic) và có thể thực hiện đợc trên hiện trờng một cách chính xác và khá dễ dàng. Ngoài việc phân chia đất không có rừng thành 3 trạng thái Ia, Ib và Ic, để phù hợp với văn bản pháp qui về lâm nghiệp cần phải phân chia trạng thái Ib thành cấp nhỏ hơn. Tiêu chí này nên đổi tên thành Trạng thái thực vật. 6. Tiêu chí 6 - Lợng ma bình quân năm Lợng ma hoàn toàn xác định đợc dựa trên tài liệu khí tợng. Trong một vùng hẹp (phạm vi xã hoặc huyện) thì lợng ma là tơng đối đồng nhất. Để đơn giản và dễ áp dụng hơn tiêu chí này nên phân thành 4 cấp lợng ma nh sau: Cấp 1: Lợng m trên 2000 mm/năm; Cấp 2: Lợng ma từ 1500 2000mm/năm; Cấp 3: Lợng ma từ 1000 1500mm/năm; Cấp 4: Lợng ma dới 1000mm/năm. 7. Tiêu chí 7 - Độ cao tuyệt đối Việc xác định độ cao khá đơn giản và đảm bảo độ chính xác, có thể xác định ở trên bản đồ và tại hiện trờng. Tuy nhiên do điều kiện địa hình phức tạp, nhiều vùng đất lâm nghiệp phân ở các đai khá cao. Vì vậy để đảm bảo tính đại diện nên phân chia độ cao theo các cấp của Viện Điều tra Quy hoạch rừng là hợp lý. Với dạng địa hình cao nguyên và bán bình nguyên nên xếp vào cấp độ cao 1 (gồm độ cao dới 300m hoặc cao nguyên hoặc bán bình nguyên) vì thuận lợi trong sản xuất lâm nghiệp. b. Đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện kinh tế x hội 1. Tiêu chí 1 - Giao thông và thị trờng Điều kiện giao thông và thị trờng có thể đánh giá đợc theo các chỉ tiêu đề xuất. Tuy nhiên so với thực tiễn các chỉ tiêu đa ra đánh giá là cha phù hợp. 88 2. Tiêu chí 2 Mật độ dân số Mật độ dân số của một xã hoặc khu vực có thể xác định đợc. Tuy nhiên yếu tố này nên dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia đã ban hành để đánh giá. 3. Tiêu chí 3 Thu nhập bình quân ngời năm Thu nhập có thể đánh giá đợc thông qua phỏng vấn nhng con số này không hoàn toàn chính xác. Hiện nay phân cấp thu nhập ở các vùng khác nhau là rất khác nhau trên phạm vi toàn quốc. Nên sử dụng chỉ tiêu về tỷ lệ đói nghèo vì đã đợc áp dụng trong phạm vi toàn quốc làm căn cứ đánh giá. 4. Tiêu chí 4 Nhu cầu địa phơng Nhu cầu địa phơng mà đặc biệt là nhu cầu về sử dụng đất là yếu tố khó xác định. Do vậy không nhất thiết phải đa thêm tiêu chí này. Kết quả thử nghiệm và đánh giá các tiêu chí và chỉ tiêu về đánh giá đất đai phục vụ trồng rừng rừng đã đề xuất có thể đa ra một số đánh giá chung nh sau: Các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên cho đánh giá đất lâm nghiệp không có rừng cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên để đơn giản và dễ áp dụng thì chỉ nên để 6 tiêu chí (bỏ tiêu chí chất hữu cơ) thay vì 7 tiêu chí nh đã đề xuất, đó là: Thành phần cơ giới đất, độ dày tầng đất, độ dốc, trạng thái thực vật, độ cao và lợng ma. Các chỉ tiêu để đánh giá từng tiêu chí về điều kiện tự nhiên đợc lợng hoá một cách cụ thể. Các chỉ tiêu này phản ánh đợc điều kiện thực tế và hoàn toàn xác định đợc một cách chính xác ngoài hiện trờng. Tuy nhiên sẽ có một số điều chỉnh để phù hợp với thực tế và tính đại diện cho các vùng khác nhau. Tiêu chí về điều kiện tự kinh tế xã hội là yếu tố rất nhạy cảm và rất khó để đa ra các chỉ tiêu cụ thể. Tuy nhiên có thể dùng phơng pháp PRA và RRA để đánh giá điều kiện kinh tế xã hội. Trong quá trình đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, các tiêu chí về phân chia các xã theo điều kiện khó khăn của ủy ban Dân tộc Miền núi cũng đợc xem xét và đợc đánh giá là rất phù hợp. Do vậy các tiêu chí này đợc đề xuất sử dụng trong đánh giá điều kiện kinh tế xã hội. 89 3.3 Hoàn thiện tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất đai Từ các kết quả thử nghiệm và qua nhiều cuộc hội thảo, bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất lâm nghiệp không có rừng phục vụ trồng rừng đợc tổng hợp và đợc đề xuất gồm 6 tiêu chí và 25 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên; 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội. 3.3.1 Tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên Cơ sở việc lựa chọn tiêu chí về điều kiện tự nhiên là xem xét các yếu tố quan trọng nhất ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động trồng rừng và sinh trởng của cây rừng, đồng thời có khả năng xác định đợc trên thực tế. Dới đây mô tả chi tiết các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. Tiêu chí 1: Thành phần cơ giới đất (TPCG) Ký hiệu là T Xác định và phân loại đất theo thành phần cơ giới của đấ, thờng đợc gọi tên là đất cát (cát pha, cát rời), đất thịt (thịt nhẹ, trung bình, thịt nặng), đất sét (sét nhẹ, trung bình, sét nặng). Các chỉ tiêu về TPCG đất gồm: TPCG trung bình (T1) : Từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. TPCG hơi nặng (T2) : Từ thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình. TPCG nhẹ (T3): Cát pha. TPCG rất nặng hoặc rất nhẹ (T4): Sét nặng hoặc cát rời. Tiêu chí 2: Độ dày tầng đất Ký hiệu là D Độ dày tầng đất là độ dày của tầng A và B. Độ dày đợc tính khi đất có cả đá lẫn, kết von nhng tỷ lệ này không quá 50% trên mặt cắt phẫu diện. Có 4 chỉ tiêu cụ thể để xác định độ dày tầng đất, đó là: Độ dày tầng đất trên 100cm (D1). Độ dày tầng đất từ 50 đến 100cm (D2). Độ dày tầng đất dới 50cm (D3). Trơ sỏi đá (D4). Tiêu chí 3: Độ dốc Ký hiệu là G Trong hoạt động lâm nghiệp độ dốc có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt với cấp độ dốc dới 15 0 đợc coi là điều kiện rất tốt, rất thuận lợi cho trồng rừng, độ dốc trên 35 0 là không thuận lợi. Độ dốc đợc phân ra các 4 cấp sau : Độ dốc dới 15 O (G1). Độ dốc từ 15 đến 25 O (G2). Độ dốc từ 25 đến 35 O (G3). Độ dốc trên 35 O (G4). [...]... 35 >100 5 0-1 00 2000 150 0-2 000 100 0-1 500 100 5 0-1 00 100 5 0-1 00... 25 - 35 50 - 100 Ia 700 - 1000 1000 - 1500 Thấp 30 T1G3D2Ib1H2R3 1 12.1 Trung bình (Fa) 25 - 35 50 - 100 Ib1 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 31 T1G3D2Ib2H3R3 1 5.0 Trung bình (Fa) 25 - 35 50 - 100 Ib2 700 - 1000 1000 - 1500 Trung bình 32 T1G3D2IcH3R3 3 75.3 Trung bình (Fa) 25 - 35 50 - 100 Ic 700 - 1000 1000 - 1500 Trung bình 33 T1G3D3IaH3R3 2 77.9 Trung bình (Fa) 25 - 35 < 50 Ia 700 - 1000 1000 -. .. 700 - 1000 1000 - 1500 Trung bình 20 T1G2D2Ib1H2R3 6 173.8 Trung bình (Fa) 15 - 25 50 - 100 Ib1 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 21 T1G2D2Ib1H3R3 1 32.7 Trung bình (Fa) 15 - 25 50 - 100 Ib1 700 - 1000 1000 - 1500 Trung bình 22 T1G2D2Ib2H2R3 8 216.8 Trung bình (Fa) 15 - 25 50 - 100 Ib2 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 23 T1G2D2Ib2H3R3 3 54.6 Trung bình (Fa) 15 - 25 50 - 100 Ib2 700 - 1000 1000 - 1500... cây trồng Sơ đồ quá trình đánh giá đất đợc mô tả ở Hình 6 Hình 6 Sơ đồ quá trình đánh giá đất đai Bản đồ địa hình Bản đồ thổ nhỡng Thu thập tài liệu liên quan Xác định ĐVĐĐ Bản đồ hiện trạng rừng Tài liệu liên quan khác Tiêu chí đánh giá đất Tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên Tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện KTXH Đánh giá điều kiện KTXH Đánh giá tiềm năng của đất Đánh giá tại hiện trờng Hoàn... (Fa) 15 - 25 50 - 100 Ic 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 25 T1G2D3IaH2R3 1 2.4 Trung bình (Fa) 15 - 25 < 50 Ia 300 - 700 1000 - 1500 Thấp 26 T1G2D3Ib1H2R3 1 16.4 Trung bình (Fa) 15 - 25 < 50 Ib1 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 27 T1G2D3Ib2H2R3 1 8.5 Trung bình (Fa) 15 - 25 < 50 Ib2 300 - 700 1000 - 1500 Trung bình 28 T1G3D2IaH2R3 3 18.4 Trung bình (Fa) 25 - 35 50 - 100 Ia 300 - 700 1000 - 1500 Trung... giá tại hiện trờng Hoàn thiện ĐVĐĐ Đề xuất cơ cấu cây trồng Đánh giá độ thích hợp 93 a Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất Đánh giá TNSX của đất là việc xác định khả năng sử dụng đất cho các mục tiêu chính dựa trên các yếu tố hạn chế hoặc thuận lợi trong quá trình sử dụng đất Đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đợc tiến hành qua việc đánh giá các tiêu chí, các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên của ĐVĐĐ... (Fq) 15 - 25 < 15 50 - 100 50 - 100 Ib2 Ic < 300 < 300 1500 - 2000 1500 - 2000 Trung bình Trung bình 10 T3G3D2IcH1R2 2 42.6 Nhẹ (Fq) 25 - 35 50 - 100 Ic < 300 1500 - 2000 Trung bình 11 T2G2D2Ib1H1R2 7 30.8 Nặng (Fs) 15 - 25 50 - 100 Ib1 < 300 1500 - 2000 Trung bình 12 T2G3D2Ib1H1R2 3 5.1 Nặng (Fs) 25 - 35 50 - 100 Ib1 < 300 1500 - 2000 Trung bình 13 T2G2D2IaH1R2 12 65.5 Nặng (Fs) 15 - 25 50 - 100 Ia... 16.2 Nặng (Fs) 15 - 25 50 - 100 Ic 300 - 700 1500 - 2000 Trung bình 34 35 T2G2D3Ib1H2R2 T2G2D3Ib2H2R2 1 1 10.0 10.5 Nặng (Fs) Nặng (Fs) 15 - 25 15 - 25 < 50 < 50 Ib1 Ib1 300 - 700 300 - 700 1500 - 2000 1500 - 2000 Trung bình Trung bình 36 TeG2D3Ib1H1R2 1 8.2 Nặng (Fs) 15 - 25 < 50 Ib1 < 300 1500 - 2000 Trung bình 37 T2G3D2Ib2H2R2 1 8.1 Nặng (Fs) 25 - 25 50 - 100 Ib2 300 - 700 1500 - 2000 Trung bình... (mm) TPCG đất Độ dốc (O) Độ dày tầng đất (cm) Độ cao (m) Trạng thái thực vật Lợng ma năm (mm) Phân cấp thích hợp theo các yếu tố N S1 S2 S3 T1 T2 T3 T4 35 >100 5 0-1 00 2000 150 0-2 000 100 0-1 500 100 5 0-1 00 2000 150 0-2 000 100 0-1 500 . 3 Xây dựng tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá đất lâm nghiệp cấp x phục vụ trồng rừng Nh đã nêu ở các phần trên có thể thấy hiện hệ thống đánh giá lâm nghiệp và điều tra phân chia lập địa. mục tiêu đánh giá đất lâm nghiệp. Đánh giá khả năng định lợng của các tiêu chí và các chỉ tiêu. Đánh giá khả năng điều tra, đo đếm và đoán đọc các tiêu chí và chỉ tiêu. Đánh giá áp khả. điều kiện KTXH Đánh giá tại hiện trờng Hoàn thiện ĐVĐĐ Đánh giá tiềm năng của đất Đánh giá độ thích hợp Đánh giá điều kiện KTXH Đề xuất cơ cấu cây trồng 94 a. Đánh giá tiềm năng

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan