TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx

74 799 6
TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM I. Khái niệm chung về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm 1/ Những vấn đề chung về bảo hiểm. - Bảo hiểm là gì ? Theo cách hiểu thông thường bảo hiểm là sự bảo vệ hay bảo đảm an toàn cho con người và cho xã hội trước hiểm hoạ, biến cố bất ngờ gây ra; - Vì sao phải có bảo hiểm? “Rủi ro là cơ sở của hoạt động bảo hiểm, là nguồn gốc phát sinh các hoạt động bảo hiểm”. -Tại sao trong xã hội hiện đại, bảo hiểm càng được mọi người quan tâm và loại hình bảo hiểm càng phát triển ? Trong cuộc sống mỗi con người, gia đình và xã hội từ xưa đến nay cũng luôn phải đối mặt với yếu tố không thuận lợi, ngoài ý muốn đó là hiểm hoạ, rủi ro. Nguyên nhân gây ra những rủi ro là yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và yếu tố xã hội khác. Suốt trong lịch sử của mình, loài người đã phải chịu đựng và chứng kiến biết bao hiểm hoạ, nào là động đất, núi lửa, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh, chiến tranh, tai nạn giao thông, hoả hoạn, phóng xạ, ô nhiễm Rủi ro, hiểm hoạ xảy ra thường bất ngờ không biết trước về thời gian, địa điểm, quy mô, mức độ thiệt hại. Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không thể loại trừ yếu tố bất lợi có tính khách quan đó. Dù muốn hay không, nhiều hiểm hoạ rủi ro đã, đang và sẽ còn xuất hiện chi phối đến cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình, DN và toàn xã hội. Chính sự tồn tại của rủi ro là nguồn gốc phát sinh tồn tại của bảo hiểm). Đứng trước thực trạng đó, con người luôn có những hành động tích cực, chủ động bằng tất cả khả năng của mình để ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục nhằm giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại về người và của để sớm phục hồi lại quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống. Các biện pháp phổ biến được con người sử dụng là: -Biện pháp phòng ngừa: là biện pháp do con người sử dụng do nhận thức được quy luật của tự nhiên như đắp đê chống lũ, trồng rừng phòng hộ, xây dựng các trạm phòng cháy, xây dựng hệ thống dự báo thời tiết, hệ thống biển báo an toàn giao thông … -Biện pháp cứu trợ: biện pháp này được thực hiện khi đã có rủi ro xảy ra để khắc phục hậu quả của rủi ro. Biện pháp này có thể do chính quyền nhà nước thực hiện hoặc do các tổ chức, cá nhân thực hiện trên tinh thần nhân đạo và mang tính tự nguyện nhằm giúp đỡ các tổ chức, cá nhân gặp rủi ro khắc phục các hậu quả. -Biện pháp dự trữ - bảo hiểm: đây là biện pháp được con người áp dụng từ xa xưa khi con người chưa biết đến bảo hiểm nhưng họ đã có ý thức được việc làm cần thiết để bảo đảm cho sự sinh 2 tồn như: dự trữ lương thực, vật nuôi trong ngày săn bắn được nhiều để dùng cho những ngày mưa rét không đi săn bắn và hái lượm được. Đó là là những dấu hiệu đầu tiên về hoạt động bảo hiểm mang tính chất tự bảo hiểm. Bảo hiểm thực chất là việc con người phải dành ra một phần sản phẩm hay thu nhập trong kết quả lao động hàng năm của mình để lập ra quỹ dự trữ đủ lớn về vật tư hoặc bằng tiền (quỹ đó gọi là quỹ dự trữ bảo hiểm ) nhằm : 1/-Hỗ trợ tài chính cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất khi hiểm hoạ chưa hoặc đang xảy ra. 2/-Bù đắp và bồi thường kịp thời những thiệt hại và tổn thất về người và tài sản, sau khi xảy ra hiểm hoạ. Có 3 loại quỹ được thành lập và chi dùng cho mục đích nêu trên là : -Quỹ dự trữ nhà nước được lập ra từ ngân sách nhà nước (quỹ dự phòng trong ngân sách, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ dự trữ tài chính ). Quỹ này thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước quản lý, nó được sử dụng để bù đắp những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra trên diện rộng, quy mô lớn, quỹ này không được sử dựng khi rủi ro thiệt hại mang tính cá biệt. Do đó nó không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của từng tổ chức, gia đình, cá nhân. -Quỹ dự phòng riêng của từng tổ chức, cá nhân, gia đình: (Quỹ dự trữ phân tán) Quỹ này do các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân tự lập ra bằng thu nhập của mình, họ tự quản lý, sử dụng nên, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng chủ động đối với những tổn thất vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do quy mô quỹ không lớn, không thể bù đắp cho những tổn thất lớn, không phát huy được tính cộng đồng tương trợ, nó chỉ đóng khung trong từng đơn vị, không cơ động, có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế không cao. -Quỹ bảo hiểm tập trung mang tính cộng đồng : Quỹ này được lập bằng tiền do đông đảo những tổ chức, cá nhân có cùng khả năng gặp những biến cố nào đó đóng góp, tạo lập quỹ theo một chế độ thống nhất và bình đẳng. Nó được sử dụng để phòng ngừa và bù đắp những tổn thất cho người tham gia lập quỹ khi có sự kiện bảo hiểm xuất hiện. Chủ thể đứng ra tổ chức lập, quản quỹ bảo hiểm có thể là cơ quan nhà nước hay một tổ chức, doanh nghiệp họ thực hiện công việc này có thể không vì mục tiêu lợi nhuận hoặc hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưng chúng giống nhau ở chỗ: Phương thức tạo lập và sử dụng quỹ này trên nguyên tắc “lấy số đông bù cho số ít hay cộng đồng hoá trách nhiệm, hay phân tán chia nhỏ rủi ro cho nhiều người cùng gánh chịu” nên nó mang tính kinh tế, tính xã hội cao. Đối với mỗi cá nhân hàng năm chỉ phải chi ra một lượng tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, không ảnh hưởng đến đời sống của mình. Đối với các DN thì phí bảo hiểm là một chi phí xã hội cần thiết nó được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Hình thức dự trữ bảo hiểm này sẽ đáp ứng một cách đầy đủ, linh hoạt nhất đối với mọi nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Nó có khả năng thanh toán nhanh, bù đắp lớn giúp 3 cho người tham gia bảo hiểm khắc phục nhanh chóng những thiệt hại, đảm bảo cho quá trình sản xuất và đời sống phát triển bình thường Dưới góc độ kinh tế tài chính thì bảo hiểm đó là sự bảo đảm về mặt tài chính khi gặp phải những thiệt hại, mất mát do biến cố rủi ro gây ra cho các chủ thể tham gia lập quỹ baỏ hiểm. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì nhu cầu bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống ngày càng cao - các loại bảo hiểm khác nhau đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Người ta ví “không có bảo hiểm như đi trên cầu thang không có tay vịn”. Bảo hiểm là một yếu tố, một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức và không chỉ đơn thuần làm lá chắn bảo vệ cho đối tượng tham gia mà rộng hơn nó đảm bảo cho sự ổn định và phát triển cả nền kinh tế cho cả xã hội. Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu bảo hiểm ngày càng đòi hỏi đa dạng (do rủi ro khách quan là không thể loại trừ, chỉ có thể hạn chế ở mức độ nào đó, thậm chí có nhiều hiểm hoạ rủi ro mới xuất hiện người dân có thu nhập ngày càng cao, nhu cầu cần được bảo vệ một cách chủ động càng lớn từ nhu cầu đó, nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau ra đời- trong đó có loại hình bảo hiểm mang tính kinh doanh. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ngừng phát triển và trở thành một ngành, lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, thu lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh doanh. Hai mục đích đó vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để hoạt động bảo hiểm tồn tại và phát triển. Do tính chất đa dạng của các loại rủi ro xâm hại đến lợi ích của nhiều chủ thể đòi hỏi phải có nhiều loại hình bảo hiểm: - Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm có bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm TNDS; - Căn cứ vào tính chất pháp lý trong bảo hiểm có bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm tự nguyện; * Căn cứ vào tính chất, phương thức và mục đích sử dụng các loại quỹ bảo hiểm tập trung mang tính cộng đồng, người ta chia bảo hiểm thành hai loại bảo hiểm mang tính kinh doanh và bảo hiểm phi kinh doanh: Bảo hiểm không mang tính kinh doanh là loại hình bảo hiểm do nhà nước thực hiện nhằm thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Nó đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước, mục đích của hoạt động bảo hiểm này không đặt ra mục tiêu kinh doanh lấy lợi nhuận. Loại hình bảo hiểm phi kinh doanh ở nước ta hiện nay là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi … Bảo hiểm có tính kinh doanh là hoạt động bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thông qua việc lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân tham gia, sau đó quỹ này được sử dụng để bồi thường, chi trả cho các trường hợp thuộc diện được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm. Nếu so sánh giữa bảo hiểm không mang tính kinh doanh mà điển hình là bảo hiểm xã hội với loại hình kinh doanh bảo hiểm thì giữa chúng có những điểm giống nhau đó là: chúng đều có mục đích giúp ổn định kinh tế, đảm bảo đời sống, khắc phục khó khăn do nguyên nhân khách quan gây ra. 4 Người tham gia đều có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm. Bên cạnh đó, chúng có điểm khác nhau cơ bản sau: Nội dung ph ân biệ t Bảo hiểm xã hội (một loại hình bảo hiểm không mang tính kinh doanh) Kinh doanh bảo hiểm Bản chất Là một chính sách thuộc lĩnh vực đảm bảo xã hội của một nhà nước Là một dịch vụ tài chính xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ, ngoài sự đảm bảo chung của xã hội Đối tượng bảo hiểm Là người lao động, người làm công, ăn lương Con người, tài sản, trách nhiệm dân sự Phạm vi bảo hiểm Trong giới hạn một quốc gia Vượt ra ngoài phạm vi quốc gia(Tái bảo hiểm ). Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm Chủ yếu huy động sự đóng góp của người lao động,người sử dụng lao động và có thể một phần trợ cấp từ ngân sách. Được tạo lập từ sự đóng góp phí của tổ chức, cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm. Mục đích sử dụng quỹ Để trợ cấp cho người lao động khi họ tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động. Chi bồi thường cho những tổ chức, cá nhân tham gia gặp rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Mục tiêu hoạt động Không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người Lao động và của cả cộng đồng. Nhằm mục tiêu kinh doanh lấy lợi nhuận chủ thể QL quỹ BH Do cơ quan nhà nước quản lý theo quy chế chung thống nhất. Doanh nghiệp bảo hiểm Luật điều chỉnh Bộ luật lao động và VBPL về bảo hiểm xã hội khác Luật kinh doanh bảo hiểm 2/ Khái niệm chung về kinh doanh bảo hiểm Tại Điều 3, Luật kinh doanh BH năm 2000: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho ngươì được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Một số khái niệm được sử dụng trong định nghĩa trên được pháp luật giải thích như sau: 5 - Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể là đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. - Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. - Người thụ hưởng bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người. -Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi có sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. - Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên bảo hiểm phải đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn bảo hiểm và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Theo nghĩa rộng kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm tất cả những hoạt động của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bảo hiểm có mục đích sinh lời gồm: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm và hoạt động đại lý bảo hiểm. *Đặc điểm của kinh doanh bảo hiểm: - Chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra lập quỹ bảo hiểm từ nguồn thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, quản lý sử dụng quỹ bảo hiểm để chi trả hoặc bồi thường bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm. Mặc dù kinh doanh bảo hiểm là một quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên để thiết lập được quan hệ hợp đồng bảo hiểm ngoài việc các bên trực tiếp thiết lập quan hệ còn có các chủ thể khác tham gia để giúp cho các bên thiết lập được quan hệ bảo hiểm gốc là đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trong kinh doanh bảo hiểm ngoài mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người mua bảo hiểm còn có các quan hệ bảo hiểm phái sinh là quan hệ kinh doanh tái bảo hiểm. - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thu nhập được tạo ra từ phần chênh lệch giữa số phí thu được với các nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm và số lãi thu được từ hoạt động đầu tư tài chính từ nguồn phí thu được còn nhàn rỗi. - Đối tượng kinh doanh bảo hiểm là sản phẩm đặc biệt một lời cam kết gắn liền với yếu tố rủi ro. Xét về tính chất kinh doanh thì kinh doanh bảo hiểm thuộc loại hình kinh doanh dịch vụ “Dịch vụ tài chính”. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình- là sự bảo đảm về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm và kèm theo các dịch vụ có liên quan. Người tham gia bảo hiểm nộp phí cho nhà bảo hiểm để đổi lấy lời hứa hay cam kết là sẽ trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. - Chu trình kinh doanh bảo hiểm là một chu trình đảo ngược- sản phẩm bảo hiểm được bán ra trước -doanh thu phát sinh, sau đó mới phát sinh chi phí - Đặc điểm này tạo ra tính nhàn rỗi của nguồn 6 vốn bảo hiểm trong những thời gian nhất định, Chủ thể nhận bảo hiểm có thể sử dụng chúng để đầu tư sinh lời nhằm tăng khả năng tài chính cho chi trả bồi thường và tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Bởi vậy, đầu tư tài chính là một hoạt động không thể tách rời với hoat động bảo hiểm. Điều này nó làm cho bảo hiểm có tính phức tạp và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ nhằm bảo đảm lợi ích cho người tham gia. - Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn: Trong thơì gian bảo hiểm, không có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DN bảo hiểm không phải trả tiền hay bồi thường bảo hiểm. Nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm. Do tính bất ngờ của rủi ro bảo hiểm cả không gian, thời gian và quy mô nên DNBH phải xây dựng các quỹ dự phòng để thực hiện cam kết của mình trước bên tham gia bảo hiểm; Quỹ này được sử dụng để tham gia đầu tư tuy nhiên bảo đảm tính thanh khoản cao; Số tiền bồi thường bảo hiểm trong một hợp đồng nếu có thường rất lớn, lớn hơn nhiều lần số phí mà người tham gia bảo hiểm đã đóng. (Do lợi ích các bên có xung đột trực diện thường xảy ra tranh chấp trong thực hiện hợp đồng). Vì thế có thể dẫn đến các trường hợp trục lợi bảo hiểm. DN bảo hiểm muốn bảo đảm và ổn định nguồn tài chính cho việc bù đắp tổn thất trong hoạt động bảo hiểm thì phải thực hiện tốt nguyên tắc lấy số đông bù cho số ít; Trong trường hợp có hợp đồng có giá trị lớn hoặc đối tượng bảo hiểm có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao thì DN bảo hiểm phải thực các biện pháp phân tán rủi ro như đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm; mặt khác để giảm bớt chi phí bồi thường các DNBH phải tăng cường các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tổn thất bảo hiểm. - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bằng luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan; - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều kiện đặt dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. II. Khái niệm chung về pháp luật kinh doanh bảo hiểm. 2.1. Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Bảo hiểm đóng vai trò là công cụ góp phần ổn định các hoạt động kinh tế xã hội đời sống của dân cư, thúc đẩy quá trình tích tụ vốn trong xã hội. Để tránh thất thoát cho tài sản các pháp nhân, thể nhân có thể tham gia bảo hiểm cho tài sản của mình và nếu gặp rủi ro thì thiệt hạn sẽ được bù đắp bằng tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Đồng thời, cũng chính nhờ tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho các pháp nhân, thể nhân có thể duy trì được hoạt động bình thường, ổn định đời sống khi gặp rủi ro. Mặt khác an toàn về tính mạng, sức khoẻ là vấn đề được cá nhân, cộng đồng và Nhà nước quan tâm. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đóng vai trò tích cực trong việc bù đắp vật chất trong các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, nó trở thành một trong những phương tiện bảo vệ con người. 7 Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy người tham gia bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh rủi ro và giảm bớt các hậu quả của rủi ro. Bởi vì, phòng tránh và giảm bớt hậu quả của rủi ro là nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm được pháp luật ghi nhận và thường được các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm ghi thành các điều khoản hợp đồng. Do mối quan hệ ràng buộc như vậy giữa người tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm nên hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vai trò tích cực trong việc bảo đảm an toàn cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bảo hiểm càng chứng minh có vai trò là công cụ động viên, tập trung vốn cho nền kinh tế. Bởi vì, nhiều tổ chức, cá nhân đơn lẻ đóng phí bảo hiểm tạo nên quỹ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và trong thời gian chưa sử dụng, quỹ bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng để tham gia các hình thức đầu tư. Thứ hai, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động đặc thù phức tạp - kinh doanh trên những rủi ro, có xung đột lợi ích trực tiếp, dễ bị lợi dụng, khó quản lý giám sát, cần có pháp luật điều chỉnh để bảo vệ lợi ích của các chủ tthể tham gia trong những điều kiện khả thi. Ngoài ra, trong một số trường hợp bảo hiểm liên quan đến chủ thể thứ ba. Ví dụ: Theo chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới đối với người thứ ba thì người mua phí bảo hiểm là chủ phương tiện tham gia giao thông cơ giới còn người được hưởng tiền bảo hiểm là người thứ ba bị thiệt hại. Do đó việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ phương tiện và doanh nghiệp bảo hiểm là nhằm bảo vệ lợi ích cho người thứ ba. Thứ ba, pháp luật là công cụ bảo đảm cho các hoạt động của các chủ thể tham gia bảo hiểm thương mại phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội Do bản chất và chức năng của nó mà pháp luật đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nếu thiếu sự điều chỉnh của pháp luật thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm không thể tiến hành thuật lợi và nghĩa vụ của các bên tham ra quan hệ bảo hiểm sẽ không được bảo đảm thực hiện trong những trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. 2.2. Khái niệm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Dưới góc độ luật thực định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm là tập hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Các qui phạm pháp luật này có thể phân chia làm hai nhóm sau: Nhóm thứ nhất: Các qui phạm pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trong thị trường bảo hiểm như: doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm… Loại qui phạm pháp luật này chứa ở các loại nguồn như: Luật kinh doanh bảo hiểm, các Luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư 8 Nhóm thứ hai: Các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thu, nộp phí bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Các qui phạm pháp luật loại này chứa chủ yếu ở Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu phân chia theo các quy định trong luật thực định thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm được chia thành các bộ phận sau: * Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các chủ thể kinh doanh bảo hiểm - Doanh nghiệp bảo hiểm - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm - Đại lý bảo hiểm * Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm; Bao gồm tất cả quy định chung về hợp đồng bảo hiểm * Pháp luật về chế độ bảo hiểm cụ thể - PL về bảo hiểm con người - Pl về bảo hiểm tài sản - PL về bảo hiểm trách nhiệm dân sự 2.3. Các nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm. Tại điều 6 Luật kinh doanh bảo hiểm và tại Điều 3 Nghị định 45/2007/NĐ- CP ngày 27 tháng 03 năm 2007 có quy định các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm gồm: Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Kinh doanh bảo hiểm là ngành lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép Thứ hai, tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. Việc đặt ra nguyên tắc này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và lâu dài của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tập quán quốc tế. Tuy nhiên do thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam chưa đáp ứng được hết nhu cầu bảo hiểm của xã hội, pháp luật quy định: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trong những trường hợp: Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được loại sản phẩm bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết 9 hoặc tham gia. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trái với các quy định trên đều bị coi là vô hiệu. Thứ ba, Doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng tài chính phù hợp với quy mô kinh doanh của mình để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Với tính chất là hoạt động kinh doanh rủi ro và mang tính xã hội hoá cao, với vai trò quan trọng của kinh doanh bảo hiểm đối với nền kinh tế và sự ổn định của đời sống xã hội việc bảo đảm khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm là rất quan trọng, bởi nó không chỉ tạo uy tín tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn. Với việc quy định nguyên tắc chung cơ bản này trong Luật kinh doanh bảo hiểm, để trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định như: -Phải ký quỹ tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Số tiền ký quỹ là một phần của vốn điều lệ và nó là một trong các điều kiện để khai trương hoạt động. Các doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng lãi tiền gửi kỳ hạn 1 năm trên số tiền ký quỹ, tiền ký quỹ chỉ được sử dụng khi có ý kiến của Bộ Tài chính bằng văn bản nhằm đáp ứng khả năng thanh toán bị thiếu hụt tạm thời. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động. - Phải thường xuyên trích lập và duy trì đủ khoản dự phòng nghiệp vụ để thực hiện các trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và hoạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng đã được ký kết. Dự phòng nghiệp vụ phải được lập riêng cho từng nghiệp vụ gồm: Dự phòng chi cho các trách nhiệm chưa hoàn thành; Dự phòng bồi thường cho các kiếu nại chưa giải quyết; Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất. - Phải duy trì khả năng thanh toán tối thiểu tương ứng với qui mô hoạt động kinh doanh và không thấp hơn giới hạn khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi tổng các nguồn vốn sau hoặc = mức khả năng thanh toán: Vốn điều lệ đã đóng; quỹ dự trữ bắt buộc; lãi các năm trước chưa sử dụng. Trong trường hợp tái bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần rủi ro của hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp tái bảo hiểm do chính phủ chỉ định. Xuất phát từ sự cần thiết hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ thông qua việc tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài, tạo điều kiện duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Thông qua công cụ tái bảo hiểm bắt buộc, Nhà nước có thể kiểm soát tình hình hoạt động và 10 [...]... hệ kinh doanh bảo hiểm, là công cụ để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm Theo điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. .. hợp đồng bảo hiểm Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm, còn ký kết hợp đồng tái bảo hiểm, hợp đồng đại lý bảo hiểm, hợp đồng môi giới bảo hiểm -Hợp đồng tái bảo hiểm: là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm khác hoặc với doanh nghiệp chuyên kinh doanh tái bảo hiểm, Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm gốc... các doanh nghiệp bảo hiểm việt nam, bảo vệ quyền của người tham gia bảo hiểm CHƯƠNG II PL TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH BẢO HIỂM Các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Đại lý bảo hiểm 1 Doanh nghiệp bảo hiểm 1.1 Khái niệm Theo pháp luật hiện hành thì khái niệm Doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu như sau: Doanh. .. tại doanh nghiệp 1.4 Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: Thứ nhất, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm Trong kinh doanh bảo hiểm, Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm dưới các hỡnh thức sau: Trực tiếp; Thụng qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; Thông qua đấu thầu; Các hỡnh thức khỏc phự hợp với quy định của pháp luật Doanh. .. bằng Luật chuyên ngành (BLHàng hải ; Luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật hợp đồng khác Hợp đồng bảo hiểm được phân thành hợp đồng bảo hiểm hàng hải và hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được điều chỉnh trước hết bằng Bộ luật hàng hải, nếu BLHH không quy định thì áp dụng luật kinh doanh bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm phi hàng hải được điều chỉnh bằng luật kinh doanh bảo hiểm, nếu luật. .. và các nghiềp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ Do sự khác nhau về tính chất, đặc điểm của mỗi loại nghiệp vụ bảo hiểm trên mà Điều 60 khoản 2 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “ Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con... đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm - Doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù... qui định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các qui định khác của pháp luật Xuất phát từ tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được coi là một tổ chức kinh doanh ngành nghề đặc biệt, nên pháp luật phải có những qui định riêng áp dụng cho doanh nghiệp bảo hiểm, đó là Luật kinh doanh bảo hiểm Trong việc tổ chức thành lập và hoạt động của mình doanh nghiệp bảo hiểm phải... người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm Hợp đồng môi giới bảo hiểm: Là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp... đích kinh doanh như: Hợp đồng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, hợp đồng bảo hiểm phương tiện kinh doanh như giàn khoan, tàu thuỷ máy bay… Những hợp đồng bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản công dân… Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm bao giờ cũng thể hiện dưới hình thức văn bản Tại điều 14 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định “hợp đồng bảo hiểm .  TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM I. Khái niệm chung về bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm 1/. nhất. Doanh nghiệp bảo hiểm Luật điều chỉnh Bộ luật lao động và VBPL về bảo hiểm xã hội khác Luật kinh doanh bảo hiểm 2/ Khái niệm chung về kinh doanh bảo hiểm Tại Điều 3, Luật kinh doanh. thể kinh doanh bảo hiểm - Doanh nghiệp bảo hiểm - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm - Đại lý bảo hiểm * Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm; Bao gồm tất cả quy định chung về hợp đồng bảo hiểm * Pháp

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

  • TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM – PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM

  • Nội dung phân biệt

  • Kinh doanh bảo hiểm

    • 2.3. Các nguyên tắc pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan