Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” ppt

55 441 0
Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Luận văn Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 1 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành tất yếu khách quan thì hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp trong từng quốc gia nói riêng là vấn đề mấu chốt để đưa nền kinh tế quốc gia đó hội nhập với nền kinh tế thế giới. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế một cách trôi chảy thì hoạt động thanh toán đóng vai trò quan trọng. Ngày nay, các ngân hàng thương mại đã tiến hành cung cấp cho các khách hàng của mình dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, linh hoạt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế. Thông qua việc cung cấp các hoạt động thanh toán quốc tế với chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng thương mại có thể khẳng định được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, tăng thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế và có thể phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại, trong thời gian thực tập tại ngân hàng công thương Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 2 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, em thấy mặc dù hoạt động thanh toán tại ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh vẫn còn có những hạn chế. Ngoài ra, việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ là lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng. Chính vì vậy, việc phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh là hết sức cần thiết, nó không những góp phần phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đó là những lý do để em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm ra giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tại ngân hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2005 đến năm 2007. Bố cục của chuyên đề ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề gồm có ba chương: Chương I: Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 3 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em còn có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, các Cô để nội dung được hoàn chỉnh và phong phú hơn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTQT Thanh toán quốc tế. NHCT BN Ngân hàng công thương Bắc Ninh NHCT Ngân hàng công thương TDCT Tín dụng chứng từ L/C Thư tín dụng NHNT Ngân hàng nhờ thu NHTH Ngân hàng thu hộ NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo STT Số thứ tự ATM Máy rút tiền tự động Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 4 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 5 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I Những vấn đề chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại 1.1. Thanh toán quốc tế. 1.1.1. Khái niệm. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Thanh toán quốc tế phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế hai lĩnh vực này giao thoa với nhau, không có một gianh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực, đó là : Thanh toán trong ngoại thương và Thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Thanh toán phi ngoại thương là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho nước ngoài, nghĩa là thanh toán các hoạt động không mang tính thương mại. Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 6 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế. 1.1.2.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế. Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong bối cảnh đó, thanh toán quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được nhanh chóng, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp. 1.1.2.2. Thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng thương mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa hai bên mua bán. Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 7 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Với vai trò thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, khách hàng không đủ năng lực về vốn sẽ cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng một cách chủ động và tích cực. Nhìn chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại dịch vụ kỹ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho các khách hàng thực hiện hoạt động thương mại quốc tế. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới. 1.1.3. Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế. Phương tiện thanh toán quốc tế thể hiện bằng các chứng từ tài chính được sử dụng trong việc chi trả tiền lẫn cho nhau. Hiện nay, các phương tiện thanh toán đang được sử dụng chủ yếu bao gồm: Tiền mặt, hối phiếu, kỳ phiếu, séc và thẻ ngân hàng. Trong thanh toán quốc tế, các phương tiện được sử dụng chủ yếu bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu và séc. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ nào còn phụ thuộc vào đặc điểm của giao dịch thương mại, phương thức thanh toán, thảo thuận giữa người mua, người bán và pháp luật của từng nước. 1.1.3.1. Hối phiếu. Là tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này, khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người cầm phiếu. Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 8 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.3.2. Kỳ phiếu. Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu. Về quy tắc lưu thông thì hối phiếu và kỳ phiếu là giống nhau. Ta có thể coi kỳ phiếu như là một hối phiếu đã được chấp nhận bởi người trả tiền. Các điều mà luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu. 1.1.3.3. Séc – Cheque Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc. Séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán và được sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển cao. Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu như phổ biến trong giao dịch nội địa của tất cả các nước. Séc cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế về hàng hoá, cung ứng lao vụ, du lịch và về các chi trả phi mậu dịch khác. 1.1.3.4. Thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. 1.1.4. Các phương thức dùng trong thanh toán quốc tế. Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 9 10 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Hiện nay trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ghi sổ. Mỗi phương thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm. Do đó các bên cần phải bàn bạc thống nhất và ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương phương thức thanh toán được áp dụng. 1.1.4.1. Phương thức ghi sổ. Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu khi xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho người nhập khẩu, theo dõi vào một cuốn sổ ghi riêng và việc thanh toán các khoản nợ này sẽ được thực hiện sau một thời kỳ nhất định. Phương thức ghi sổ có các đặc điểm: - Không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán là nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh quyết toán. - Hai bên mua bán phải thực sự tin tưởng lẫn nhau. - Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng thay cho một loạt các chuyến hàng thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định. - Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền ngay. Hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nước Anh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì giữa các nước này có sự Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 10 [...]... chuyển thành chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh Tại quyết định số 12/NHCT của Tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt Nam, ngày 08 tháng 02 năm 1991 thành lập chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chi nhánh ngân hàng Công thương thành... quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh 2.2.1 Giới thiệu khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian gần đây, hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển, như việc đào tạo cán bộ chuyên gia thanh toán quốc tế, đầu tư... từ 2.2.3.2 Kết quả hoạt động thanh toán bằng phương thức nhờ thu Thanh toán theo phương thức nhờ thu chi m một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh, do vậy doanh thu từ hoạt động này cũng chi m tỷ lệ không lớn trong tổng doanh thu thanh toán của ngân hàng, chỉ chi m khoảng 4% trong tổng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng, được thể hiện... mô hoạt động của ngân hàng, chi n lược kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng, trình độ các thanh toán viên, qua việc phân tích các nhân tố này sẽ tìm ra giải pháp nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng - Quy mô hoạt động của ngân hàng: nếu ngân hàng có quy mô hoạt động lớn, có uy tín trên thị trường sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. .. tập tốt nghiệp Chi n lược kinh doanh của ngân hàng: Việc ngân hàng lựa chọn chi n lược kinh doanh như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Nếu ngân hàng chỉ lựa chọn chi n lược nhằm hướng vào việc phục vụ các hoạt động thanh toán trong nước thì cũng gây khó khăn trong việc tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế Còn nếu ngân hàng chú trọng đến phát triển các dịch... hàng công thương chi nhánh Bắc Ninh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh là một chi nhánh của ngân hàng công thương Việt Nam Sau khi thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, từ một chi nhánh ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Bắc. .. lớn cho công nghệ thanh toán hiện đại, tổ chức lại mạng lưới thanh toán quốc tế trong hệ thống đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Chính vì Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 31 31 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp vậy, dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng công thương Bắc Ninh đã thu được những kết quả rõ rệt Hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng công thương Bắc Ninh... dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng này, do vậy hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng sẽ phát triển hơn Ngược lại, nếu một ngân hàng có quy mô nhỏ bé, khách hàng ít biết đến thì sẽ rất khó tạo niềm tin cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng nước ngoài, điều này sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Nguyễn Hải Tân Lớp: TTQTC_K7 17 17 Chuyên đề thực... phương thức thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh Đơn vị: % STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 1 2 3 2007 Phương thức chuyển tiền 2,4 2,4 2,41 Phương thức nhờ thu 4,03 4,05 4,06 Phương thức tín dụng chứng từ 93,57 93,55 93,53 Nguồn: Ngân hàng công thương Bắc Ninh 2.2.2 Thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền 2.2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương... lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề Chi nhánh ngân hàng công thương Bắc Ninh có các chức năng sau: - Sử dụng có hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân hàng Công thương - Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh - Thực hiện các nghĩa vụ về tổ chức theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Công thương . thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nhằm tìm ra giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Bắc Ninh. Đối. chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh. Chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Bắc Ninh là chi nhánh trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động. những lý do để em lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Mục đích

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan