VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ - NAM ĐỊNH docx

3 557 6
VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ - NAM ĐỊNH docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ - NAM ĐỊNH Tên Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Quyết định thành lập Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg ngày 02 tháng 1 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia. Địa điểm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm phía Đông - Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh (Cồn Mơ). Toạ độ địa lý Từ 20 0 10' đến 20 0 15' vĩ độ Bắc và từ 106 0 20' đến 106 0 32' kinh độ Đông. Diện tích 7.100 ha Phân khu vực bảo vệ nghiêm ngặt 5.380 ha Phục hồi sinh thái 1.704 ha Dịch vụ hành chính 26 ha (trong đó có 10 ha ở vùng đệm) Vùng đệm Cơ cấu tổ chức Trực thuộc UBND tỉnh Nam Định bao gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc, Phòng kinh tế tổng hợp; Phòng quản lý tài nguyên và môi trường; Phòng khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ - Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng cửa Sông Hồng, các loài động, thực vật đặc trưng của hệ sinh thái đất ngập nước, đặc biệt là các loài thuỷ sinh và chim di trú, chim nước. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu: VQG Xuân Thuỷ thuộc địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển. VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K= 1,5 – 2,00), mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình <18 0 C, mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất >25 0 C. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm. - Chế độ nhiệt : Nhiệt độ trung bình năm 24 0 C; Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 16,3 – 20,9 0 C; Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,8 0 C; Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,1 0 C - Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 1.715 mm; Năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2754 mm; Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm. - Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 84%; Độ bốc hơi trung bình năm là 817,4 mm; Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 – 126 mm/tháng; Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7. - Chế độ gió: Mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc; Mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam. * Thuỷ văn: VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp, ngoài ra còn các lạch sông thoát nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hưưóng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây Bắc. Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít, đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG. Ngoài sông Trà, sông Vọp còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh lạch này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển. Những kết quả hoạt động chủ yếu 1. Công tác quản lý và bảo vệ rừng: Thực hiện hoạt động tuần tra rừng định kỳ và tuần tra đột xuất. Tuyên truyền về QLBVR cho cộng đồng vùng đệm với hình thức hội thảo, tập huấn, phát tờ rơi, pa nô, áp phích, thông tin đại chúng… 2. Công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học: Đa dạng sinh học trong VQG có 16 loài động vật đặc hữu và quý hiếm. Thực hiện điều tra và xây dựng được nguồn mẫu vật về đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Một số chương trình bảo tồn và phát triển đã thực hiện tại vườn: Dự án bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD); Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng địa phương và phát triển cộng đồng (WAP); Dự án bảo tồn các loài chim tại VQG ( Bird life)… Và các dự án khác v.v…. 3. Hoạt động du lịch sinh thái và tuyên truyền giáo dục môi trường: Đã tổ chức hoạt động du lịch tại Vườn và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng do chính cộng đồng triển khai thực hiện. Tài nguyên đa dạng sinh học Tháng 1/1989, UNESCO đã chính thức công nhận Khu bảo tồn Xuân Thuỷ trở thành khu RAMSAR (Công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước) thứ 50 của thế giới, đây là khu đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha. Nguồn lợi thuỷ sản phong phú (gần 500 loài thuỷ sinh, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cua Bể, tôm he, cá tráp, rong câu chỉ vàng ). Ở Xuân Thuỷ đã ghi nhận gần 200 loài chim, trong đó có 100 loài chim di trú, 50 loài chim nước. Đa dạng sinh học trong VQG có 16 loài động vật đặc hữu và quý hiếm. Nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới, hiện chỉ có thể dễ dàng phát hiện ở nơi đây như: Cò thìa (Platalea minor). Mòng bể (Larus ichthyaetus), Rẽ mỏ thìa (Tringa orchropus), cò trắng bắc (Egretta eulophotes), Cò trắng Trung Quốc (Egrettaeulophotes), Te vàng (Vanelluscinereus)…… . VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ - NAM ĐỊNH Tên Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Quyết định thành lập Quyết định số 01/2003/QĐ - TTg ngày 02 tháng 1 năm 2003 của Thủ tướng. việc chuyển hạng Khu BTTN đất ngập nước Xuân Thuỷ thành Vườn quốc gia. Địa điểm Vườn quốc gia Xuân Thuỷ nằm phía Đông - Nam huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, bao gồm phần bãi trong của Cồn Ngạn, Cồn. có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước) thứ 50 của thế giới, đây là khu đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam. Vườn quốc gia Xuân Thuỷ hiện đang lưu

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan