Những triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh giun, sán, amibe, Trùng roi Giardia potx

8 547 0
Những triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh giun, sán, amibe, Trùng roi Giardia potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh giun, sán, amibe, Trùng roi Giardia 1. Giun kim: Biểu hiện rõ rệt nhất là ngứa hậu môn. Sự ngúa ngáy nầy thường xảy ra ban đêm, khi nằm ngủ đã ấm chỗ và sự ấm nầy khiến con cái ra ở rìa hậu môn để đẻ. Vùng nầy bị viêm, có những chấm đỏ li ti là dấu cắn do giun kim để lại. Hiện tượng ngứa nầy nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tính tình của đứa bé: nó hay quạu quọ, dễ mất ngủ, dễ khóc ban đêm, dễ daais dầm, có khi làm kinh. Ngoài ra, có những rối loạn tiêu hoá: đau bụng, tiêu chảy, biếng ăn. 2. Giun đũa: Trong thời kỳ chu kỳ, khi ấu trùng đến phổi nó có thể gây hội chứng Loeffler: có những cơn ho khan có khi kèm theo khó thở, chiếu X quang thấy hình ảnh thâm nhiễm phổi nhưng không bền, bạch cầu toan tính trong máu tăng cao (20-40%) Lúc giun đũa đã trưởng thành và định vị ở ruột non, nếu ít thì triệu chứng không rõ rệt, bệnh nhân chỉ thấy rối loạn tiêu hoá: đau bụng vặt, mơ hồ, bón hay tiêu chảy, ăn khong tiêu, buồn nôn, nhức đầu, có khi kèm theo nổi mẩn, phù. Một đôi khi bệnh chỉ được phát hiện khi được sự ói ra giun hay khi tình cờ xét nghiệm thấy có trứng trong phân. Trường hợp nhiều giun, có thể đau bụng nhiều, tắc ruột, lủng ruột, viêm ruột thừa, viêm màng bụng, viêm ống mật, ống tuỵ. Ở trẻ em, có thể gây chứng co quắp, kinh phong, trướng bụng. 3. Giun móc: Bệnh giun móc chia ra làm ba thời kỳ: - Thời kỳ xâm nhập: Nơi ấu trùng đi ngang qua da, thường chỉ có những nốt sần đỏ da, to bằng đầu kim gút, ngứa ngáy, tự biến mất sau 3- 4 ngày. - Thời kỳ chu du: Lúc đầu ấu trùng đến phổi, triệu chứng thường kín đáo, không nhận ra. Đương sự ho khan, có cơn, không đờm, khan tiếng, khó phát âm. Chụp X quang không thấy những hình thâm nhiễm vì không có hội chứng Loeffler như trường hợp giun đũa, trừ phi bị nhiễm nặng. - Thời kỳ toàn phát: Đó là lúc giun móc đã trưởng thành và đã định vị ở tá tràng. Biểu hiện bằng những rối loạn tiêu hoá và chứng thiếu máu. - Viêm tá tràng: Với những cơn đau vùng thượng vị làm cho lầm tưởng bị loét dạ dày hay tá tràng nhưng xảy ra bất thường, không tuỳ thuộc giờ ăn, kèm theo cảm giác đói cồn cào, chán ăn, buồn nôn. Hiện tượng viêm nầy không xảy ra ở những lần tái sinh. - Tiêu chảy xen kẽ với tái bón - Thiếu máu: ì giun móc ngoạm niêm mạc ruột để hút máu, nhưng trong lúc hút máu ở miệng thì lại thải ra ở hậu môn và lại tiết ra một chất chống lại sự đông máu thành thử máu cứ rỉ hoài. Chứng thiếu máu này có khi rất trầm trọng: hồng cầu tụt xuống còn 1 triệu tới 2 triệu/mm3 máu (bình thường 4.5- 5.9 triệu/mm3), thể tích huyết cầu còn 20% (bình thường 43%, ở người đàn ông, 39% ở người đàn bà). 4.Giun tóc Trường hợp nhiễm nhẹ thì không có triệu chứng gì cả. Nếu bị nhiễm nặng, thì có những biểu hiện lâm sàng sau dây: - Đau bụng kèm theo tiêu chảy. - Sa trực tràng (trực tràng lòi ra khỏi hậu môn). - Thiếu máu nhưng chứng nầy là do độc tố của giun tóc tiết ra, hơn là vì nó hút máu của vật chủ. 5. Giun lươn: Có ba nhóm dấu hiệu lâm sàng chính: a. Dấu hiệu da (gặp trong 10% trường hợp) Ở chỗ ấu trùng đi ngang qua da, da sần đỏ, ngứa nhưng thường bệnh nhân không để ý nếu bị nhiễm nhẹ, có khi ấu trùng di chuyển dưới da ở vùng bụng, mông, hàng, đùi biểu lộ bằng một đường cong, khucs khuỷu, di động, xuất phát từ hậu môn và tự nhiên biến mất. b. Dấu hiệu phổi: (ít gặp: 3% trường hợp tương ứng, với giao đoạn ấu trùng chu du khi tương đương sự bị nhiễm lần đầu hay bị tái nhiễm: - Ho khan, dằng dai. - Có những cơn suyễn, kiểu dị ứng, tái phát nhiều lần trong ngày, có thể đưa đến chẩn đoán sai lầm. - Chụp X quang thấy những hình ảnh thâm nhiễm không bền. c. Dấu hiệu ruột (thường gặp nhất): - Viêm tá tràng với những cơn đau vùng thượng vị hay hạ sườn phải làm cho có thể lầm tưởng bị loét dạ dàyhay tá tràng nhưng không tuỳ thuộc vào giờ ăn. - Tiêu chảy xảy ra từng đợt lâu 2-3 tuần rồi tự nhiên ngưng, mỗi ngày đi tiêu 15- 20 lần, phân lỏng như nước. Có khi táo bón, buồn nôn. 6. Sán dải heo và sán dải bò: Trong đa số trường hợp, thường chỉ có 1 con sán dải heo hay bò trong ruột người cho nên những sán này cũng có khi được gọi là sán cô độc. Nó không gây triệu chứng rõ rệt, nếu có cũng chỉ là triệu chứng khó chịu trong bụng, ăn không ngon, có khi sụt cân, nhức đầu, buồn nôn. Bệnh nhân chỉ phát hiện khi tìm thấy đốt trong phân hay đốt sán tự động ra ngoài. Ngoài ra, người có thể tình cờ bị ấu trùng của sán dải heo nhiễm (ấu trùng sán dải bò rất ít gặp ở người) Có thể nhiễm theo 2 cách: a. Nuốt trứng có phôi vì ăn nhằm đồ ăn hay tay dơ bị vấy phân. Đó là cách nhiễm thông thường nhất, nhưng số lượng trứng nuốt vào thường không nhiều lắm. b. Tự nhiễm: Bình thường những đốt già chứa đựng trứng theo phân ra ngoài. Nhưng một vài đốt già có thể sau khi tách khỏi sán, được đưa lên dạ dày bởi những phân nhu động của ruột. Dịch vị sẽ làm tan, rã đốt và phóng thích trứng có phôi. Trong trường hợp này, số lượng phôi lan tràn trong cơ thể lên rất cao (cả chục đến cả trăm) gây một sự nhiễm toàn thân nặng. Trong cả 2 trường hợp, phôi xoi lủng thành dạ dày, theo đường huyết vào các cơ quan và biến thành nang ấu trùng (gạo người). Thường thường, nang ấu trùng định vị ở dưới da hay trong thớ thịt tạo nên những cục nổi u sờ thấy đau nếu không quá sâu và bệnh nhân chỉ thấy nhức mỏi, sụt cân, hay mệt. Nhưng bị nhức đầu cáu kỉnh, mất ngủ, làm kinh, có khi bại từng phần, nguy hiểm đến tính mạng. 7. Sán lá nhỏ ở gan: Trong trường hợp nhiễm ít, triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Nhiễm trên 100 sán, triệu chứng mới xuất hiện rõ rệt. Trong giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường có những rối laonj tiêu hoá, tiêu chảy và táo bón bất thường, buồn nôn, biếng ăn, có khi nổi mẩn. Ở những thời kỳ toàn phát, có những triệu chứng chung như thiếu máu, gầy sút, cổ trướng. Ngoài ra, gan đau âm ỉ, nhưng có khi đau dữ dội. Gan to rõ rệt và có thể bị xơ hoá nếu không điều trị kịp thời. 8. Sán lá lớn ở ruột: Ở giai đoạn khởi phát, không có triệu chứng gì cả nếu số lượng sán ít. Nếu nhiều, bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, suy nhược. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân đau bụng, kèm theo tiêu chảy: phân lỏng không thúi. Nếu sán nhiễm nhiều quá và không được điều trị có thể gây tắc ruột. Các độc tố của sán có thể gây chứng phù nề toàn thân và bệnh nhân chết trong tình trạng kiệt sức. 9. Amib gây lỵ: Ở trạng thái cấp, bệnh lỵ amib ở ruột biểu lộ bằng những triệu chứng sau đây: - Tiêu chảy bệnh nhân đi tiêu từ 10 – 15 lần mỗi ngày, số lượng phân mỗi lần ít thôi nhưng có chất nhờn giống như lòng trắng trứng và có những vệt máu lẫn lộn hoặc thành từng tia. - đau mót đại tiện: Làm bệnh nhân có cảm giác cần đi cầu nhưng giả tạo thôi. - Cảm giác buốt mót hậu môn do sự co thắt hậu môn. Nhưng nhiệt độ cũng gần bình thường trái với bệnh lỵ trực trùng do vi trùng giống Shigella gây nên. Nếu không điều trị sớm và đúng mức, amib sẽ vào thành ruột, tạo nên những vết lở ở đó. Những vết lở này có thể lan dầu làm lủng ruột, làm viêm màng bụng hoặc sẽ có biến chứng áp xe gan, rất nguy hiểm đến tính mạng. 10. Trùng roi Giardia Nhiều người mang ký sinh trùng đầy trong mình nhưng không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh biểu lộ rõ rệt: tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có dạng sền sệt, hôi thối. - Đau bụng lờ mờ, thường thường 4,5 giờ sau khi ăn. - Biếng ăn hay buồn nôn. Những triệu chứng trên có thể tự biến mất hay bệnh trở thành mãn tính, kéo dài nhiều năm cới những giai đoạn im lặng xen kẽ với những giai đoạn tiêu chảy thật sự. . Những triệu chứng lâm sàng khi mắc bệnh giun, sán, amibe, Trùng roi Giardia 1. Giun kim: Biểu hiện rõ rệt nhất là ngứa hậu môn. Sự ngúa ngáy nầy thường xảy ra ban đêm, khi nằm. ngủ, làm kinh, có khi bại từng phần, nguy hiểm đến tính mạng. 7. Sán lá nhỏ ở gan: Trong trường hợp nhiễm ít, triệu chứng lâm sàng không rõ rệt. Nhiễm trên 100 sán, triệu chứng mới xuất hiện. biến chứng áp xe gan, rất nguy hiểm đến tính mạng. 10. Trùng roi Giardia Nhiều người mang ký sinh trùng đầy trong mình nhưng không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan