Luận văn : KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG SUẤT 10 KVA SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU KHÍ BIOGAS Ủ TỪ PHÂN HEO part 4 pps

10 507 0
Luận văn : KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG SUẤT 10 KVA SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU KHÍ BIOGAS Ủ TỪ PHÂN HEO part 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

23  Thí nghiệm được ghi nhận 10 lần lặp lại ở 10 thời điểm khác nhau với khoảng cách 7 ngày.  Tiến hành: Dùng ống dẫn gas từ túi trữ vào động cơ, khởi động máy, điều chỉnh bướm gas để máy hoạt động với công suất nhỏ, không tải từ máy ra ngoài các thiết bị điện. - Dùng đồng hồ đo và ghi nhận hiệu điện thế giữa 2 đầu ra của máy. - Cho đầu dò của máy đo khí xả vào ống bô của máy để đo nồng độ các loại khí xả. Thời gian một lần đo là 30 giây. Ghi nhận kết quả đo được, thời gian máy chạy hết lượng gas trong túi. 3.3.1.2. Bƣớc 2: Khảo sát nồng độ các loại khí thải, hiệu điện thế ở 2 đầu ra của máy phát điện khi hoạt động ở chế độ không tải có công suất trung bình. Cách tiến hành thực hiện các giai đoạn như ở bước 1 nhưng thay vào đó máy phát điện được điều chỉnh ở chế độ không tải với công suất trung bình. 3.3.1.3. Bƣớc 3: Khảo sát nồng độ các loại khí xả, hiệu điện thế ở 2 đầu ra của máy phát điện khi hoạt động ở chế độ không tải có công suất cao. Cách tiến hành thực hiện các giai đoạn như ở bước 1 nhưng thay vào đó máy phát điện được điều chỉnh ở chế độ không tải với công suất cao. 3.3.2. Giai đoạn 2  Chuẩn bị Dùng ống dẫn nối gas vào động cơ của máy phát điện. Nối dây tải điện từ máy phát điện ra các thiết bị gồm: 7 bóng đèn tròn công suất 500 W, 1 bàn ủi công suất 1000 W, 6 bóng đèn tròn công suất 300 W, 2 bóng đèn tròn công suất 100 W. Khởi động máy, lần lượt điều chỉnh bướm gas để máy hoạt động ở các chế độ công suất nhỏ, vừa và cao. - Công suất nhỏ: tương ứng tải 3 kW (lần lượt mở 6 bóng tròn có công suất 500 W). - Công suất trung bình: tương ứng tải 5 kW (lần lượt mở tiếp 1 bàn ủi, 2 bóng đèn có công suất 500 W). - Công suất cao: tương ứng tải 7,5 kW (lần lượt mở tiếp các bóng đèn còn lại.)  Khảo sát được tiến hành tại Hóc Môn dùng nhiên liệu biogas ở chế độ có tải. 3.3.2.1. Bƣớc 1: Khảo sát khả năng tải, nồng độ các loại khí thải của máy khi máy hoạt động ở chế độ có tải công suất nhỏ. 24  Thí nghiệm được ghi nhận 10 lần lặp lại ở 10 thời điểm khác nhau với khoảng cách 7 ngày.  Tiến hành: Dùng ống dẫn gas vào động cơ. Nối dây tải điện từ máy ra các thiết bị gồm 6 bóng đèn có công suất 500 W, khởi động máy, điều chỉnh bướm gas sao cho máy hoạt động ở mức thấp. Bật công tắc phát điện sau đó mở lần lượt 6 bóng đèn. Dùng đồng hồ đo và ghi nhận hiệu điện thế, cường độ dòng điện do máy phát ra. Đặt đầu dò của máy đo khí xả vào ống bô của máy để đo nồng độ các loại khí xả. Thời gian đo mỗi lần là 30 giây sau đó rút đầu dò ra. Ghi nhận kết quả, thời gian để máy chạy hết lượng gas trong túi. 3.3.2.2. Bƣớc 2: Khảo sát khả năng tải, nồng độ các loại khí thải của máy khi máy hoạt động ở chế độ có tải công suất trung bình. Cách tiến hành thực hiện các giai đoạn như ở bước 1 nhưng thay vào đó máy phát điện, các thiết bị tải được điều chỉnh ở mức độ trung bình. 3.3.2.3. Bƣớc 3: Khảo sát khả năng tải, nồng độ các loại khí thải của máy khi máy hoạt động ở chế độ có tải công suất cao. Cách tiến hành thực hiện các giai đoạn như ở bước 1 nhưng thay vào đó máy phát điện, các thiết bị tải được điều chỉnh ở mức độ cao. 3.3.3. Giai đoạn 3 Chạy máy phát điện bằng nhiên liệu xăng tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Các bước chuẩn bị, chỉ tiêu, bố trí, tiến hành thí nghiệm giống như phần giai đoạn 1 và 2 nhưng thay nhiên liệu sử dụng là xăng. 25 Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qua thời gian tiến hành vận hành máy phát điện bằng nhiên liệu xăng hoặc biogas cùng với việc đo đạc và xử lý số liệu chúng tôi thu được những kết quả sau. 4.1. Ảnh hƣởng của tốc độ vận hành máy và lƣợng nhiên liệu lên nồng độ khí thải, hiệu điện thế và lƣợng nhiên liệu tiêu thụ ở chế độ không tải Kết quả khảo sát được trình bày theo giá trị trung bình ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của tốc độ vận hành máy và nhiên liệu lên nồng độ khí thải, hiệu điện thế và lƣợng nhiên liệu tiêu thụ ở chế độ không tải Tốc độ Nhiên liệu Thấp (n = 10) Trung bình (n = 10) Cao (n = 10) Nhiên liệu tiêu thụ Xăng (lít/giờ) 4,05 0,05 4,54 0,04 6,54 0,03 Gas (m 3 /giờ) 3,52 0,04 5,04 0,05 5,98 0,04 Volt Xăng 99,7 1,1 224,5 1,6 377 4,67 Gas 94,9 3,61 166,6 2,3 287,4 6,6 CO (% thể tích) Xăng 6,609 0,01 6,61 0,01 8,84 0,02 Gas 0,08 0,00 0,09 0,00 0,1 0,00 HC (ppm) Xăng 225,4 0,23 554,1 5,82 824,8 3,74 Gas 474 2,06 379 3,0 192 3,11 NO x (ppm) Xăng 11,9 0,07 13,7 0,05 10,75 0,01 Gas 28,57 0,13 26,28 0,08 22,42 0,10 CO 2 (% thể tích) Xăng 5,48 0,09 7,91 0,09 8,88 0,13 Gas 6 0,07 7,1 0,04 9,3 0,08 O 2 (% thể tích) Xăng 9,05 0,04 1,19 0,03 0,07 0,18 Gas 12,41 0,07 20,69 0,01 7,52 0,06 Xăng 0,81 0,00 0,93 0,00 0,73 0,01 Gas 1,94 0,01 1,78 0,05 1,53 0,01 Hàm lượng khí thải cho phép theo tiêu chuẩn Euro 1 và 2 của chỉ tiêu HC, NO x và CO được trình bày ở bảng 4.2. 26 Bảng 4.2. Bảng tiêu chuẩn khí thải Euro 1 và Euro 2 đối với động cơ xăng [8] Kết quả bảng 4.1. cho thấy khi chạy máy ở tốc độ càng cao thì lượng nhiên liệu tiêu thụ càng nhiều vì khi đó bướm gas được mở rộng làm hoà khí giữa nhiên liệu và không khí nhiều hơn. Tốc độ đốt cháy nhiên liệu nhanh hơn nhằm sinh công nhiều hơn để tăng số vòng quay của máy. Kết quả mức tiêu thụ nhiên liệu tăng theo bướm gas mở rộng được cho thấy ở cả hai loại nhiên liệu chạy bằng xăng hoặc biogas. Ở điều chỉnh bướm gas có công suất thấp đã cho thấy lượng nhiên liệu tiêu thụ bằng xăng là 4,05 lít/giờ; trong lúc đó bằng biogas chỉ là 3,52 m 3 /giờ. Do đó 1,15 lít xăng tiêu thụ tương đương với 1 m 3 gas. Trong lúc đó theo những ghi nhận trước khi đốt 0,9 lít dầu tương đương với 1 m 3 mêtan và 1,15 lít xăng tương đương với 1 m 3 mêtan. Như vậy so với xăng lượng gas sinh học có mức tiêu thụ nhiên liệu ở công suất thấp của chế độ không tải là thấp hơn nhiều so với các ghi nhận trước đây. Tỉ lệ này cao lên ở mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 1 m 3 gas tương đương với 0,9 lít xăng và thấp xuống ở mức tiêu thụ nhiên liệu cao là 1 m 3 gas tương đương với 1,09 lít xăng. Diển biến sai khác này có thể được giải thích như sau: Về nguyên tắc, xăng phải được chuyển từ dạng lỏng sang dạng hơi trước khi được đốt cháy trong pítton, nên khi vận hành máy ở tốc độ thấp sự hòa khí của xăng cao hơn gas, do phải chuyển xăng từ dạng lỏng sang dạng hơi vì thế đã có một phần xăng không được đốt cháy hoàn toàn đã thoát ra ngoài làm nhiên liệu tiêu tốn nhiều hơn. Trong lúc đó, khi vận hành máy ở tốc độ trung bình sự hòa khí của xăng đủ để chạy máy, đồng thời do ban đầu hòa khí của gas thấp nên khi tăng tốc độ lượng gas được máy hút vào tăng nhanh chóng để tăng độ đậm cho hòa khí đảm bảo cho máy hoạt động. Do đó khi chuyển tốc độ máy từ thấp sang trung bình thì lượng gas tiêu thụ tăng nhiều so với xăng. Ngược lại, khi vận hành máy ở tốc độ cao sự hòa khí giữa gas đã ổn định trong khi sự hòa khí của xăng vẫn còn phải chuyển nhiên liệu từ thể lỏng sang thể khí nên lượng xăng tiêu thụ phải nhiều hơn. Kết quả khảo sát so sánh ảnh hưởng của nhiên liệu xăng hoặc biogas lên nồng độ khí thải được trình bày ở bảng 4.1. và hình 4.1. Tiêu chuẩn HC (%V) NO x (%V) CO (%V) Euro 1 1,13 0,14 3,16 Euro 2 0,5 0,19 2,2 27 Biểu đồ so sánh nồng độ HC và NO x khi vận hành máy ở chế độ không tải 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 HC NOx HC NOx Khí thải xăng Khí thải biogas Khí thải Nồng độ (ppm) Thấp Trung bình Cao Hình 4.1. Biểu đồ so sánh lƣợng khí HC, NO 2 thải ra của máy sử dụng xăng hoặc biogas ở chế độ không tải Biểu đồ so sánh khí CO, CO 2 , O 2 , λ khi vận hành máy ở chế độ không tải 0 2 4 6 8 10 12 14 CO CO2 O2 λ CO CO2 O2 λ Khí thải xăng Khí thải biogas Khí thải Nồng độ (% thể tích) Thấp Trung bình Cao Hình 4.2. Biểu đồ lƣợng khí CO, CO 2 , O 2 và thải ra của máy sử dụng xăng hoặc biogas ở chế độ không tải Dựa vào bảng 4.1.; hình 4.1. và hình 4.2. cho thấy trong cả hai trường hợp vận hành máy bằng nhiên liệu biogas hoặc xăng hàm lượng CO trong khí thải đều tăng khi tăng tốc độ vận hành máy từ tốc độ thấp sang trung bình, và giảm ở mức tốc độ cao. Khi sử dụng nhiên liệu là biogas kết quả đo nồng độ CO khi vận hành máy ở 3 mức 28 lần lượt là 0,08 %; 0,09 % và 0,1 % đối với xăng là 6,05 %; 6,61 % và 8,84 % vì khi vận hành máy ở tốc độ cao lượng nhiên liệu đi vào piston nhiều nên một phần đã không được đốt cháy hoàn toàn làm gia tăng lượng CO. Hơn nữa lượng nhiên liệu đốt cháy không hoàn toàn đã sinh ra lượng HC cao trong khí xả khi chạy máy bằng nhiên liệu xăng so với nhiên liệu biogas. Mức khí xả có hàm lượng HC tăng dần khi tăng tốc độ vận hành máy sử dụng nhiên liệu xăng. Điều này có lẽ do trong thành phần của xăng còn có một lượng hydrocacbon làm nhiệm vụ chống kích nổ. Những chất này không bị đốt cháy nhiều khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải làm nồng độ HC của máy chạy bằng nhiên liệu xăng có giá trị cao hơn so với nhiên liệu biogas. Quan sát này thấy rõ nhất trong hai trường hợp trung bình và cao. Ở nhiên liệu xăng là 554,1 ppm và 824,8 ppm, đối với nhiên liệu biogas là 379 ppm và 192ppm. Riêng ở tốc độ thấp thì dư lượng HC ở biogas là 474 ppm cao gấp 2 lần so với nhiên liệu xăng là 225,4. Điều này có thể do hàm lượng HC trong máy chạy nhiên liệu biogas chưa bị đốt hết vì thế làm một phần HC thất thoát ra ngoài. Tuy nhiên nồng độ CO 2 vẫn tăng khi tăng tốc độ chạy máy vì nhiên liệu bị đốt cháy nhiều hơn khi chạy ở tốc độ cao để sinh công để tăng số vòng quay của máy đồng thời dư lượng O 2 giảm xuống. Hàm lượng NO x giảm dần khi tăng tốc độ chạy máy nhưng không đáng kể. Dư lượng NO x khi chạy bằng biogas cao hơn lần lượt là 28,57 ppm; 26,28 ppm và 22,42 ppm so với khi chạy xăng là 11,9 ppm; 13,7 ppm và 10,75 ppm ở cùng một tốc độ bởi vì trong biogas vẫn còn tồn tại một lượng NH 3 và N 2 khi cháy sẽ chuyển hóa thành NO x . Tuy nhiên, giá trị NO x giảm dần khi tăng tốc độ chạy máy vì khi đó lượng NH 3 , N 2 chưa bị đốt cháy hết có lẽ do hàm lượng CO 2 sinh ra từ phản ứng cháy của mêtan đã làm tắt sự đốt cháy nhiên liệu. Đối với máy chạy nhiên biogas thì dư lượng không khí ( ) luôn luôn giảm với tỷ số đáng kể ở 3 trường hợp tốc độ thấp, trung bình và cao lần lượt là 1,94; 1,79 và 1,53. Trong khi đó dư lượng không khí ( ) trong động cơ chạy bằng xăng thì dao động hầu như không đáng kể lần lượt là 0,81; 0,93 và 0,73. Điều này có thể là do bộ chế hoà khí chỉ phù hợp cho động cơ chạy nhiên liệu xăng và được trộn theo tỷ lệ nhất định giữa xăng và không khí, nên khi máy vận hành thì dư lượng không khí ( ) không có sự thay đổi so với động cơ chạy nhiên liệu biogas. Hơn nữa, tỷ lệ trộn giữa thành phần khí trong biogas và không khí thay đổi do đó dư lượng không khí ( ) luôn thay đổi. 29 Đối với tốc độ vận hành máy cao thì dư lượng không khí ( ) thấp nhất, điều này có lẽ do hỗn hợp được trộn quá đậm có nghĩa là lúc này lượng biogas nhiều hơn không khí nên lượng không khí được sử dụng hết vì thế dư lượng không khí ( ) ra ít. Ở mức thấp thì hòa khí được trộn loãng, có nghĩa lượng biogas ít hơn không khí nên lượng không khí chưa được sử dụng hết vì thế dư lượng không khí ( ) thải ra cao. 4.2. Ảnh hƣởng của tốc độ vận hành máy và nhiên liệu lên nồng độ khí thải, hiệu điện thế và lƣợng nhiên liệu tiêu thụ ở chế độ có tải. Kết quả khảo sát được trình bày theo giá trị trung bình ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của tốc độ vận hành máy và nhiên liệu lên nồng độ khí thải, hiệu điện thế và lƣợng nhiên liệu tiêu thụ ở chế độ có tải Tốc độ Nhiên liệu Thấp (n = 10) Trung bình (n = 10) Cao (n = 10) Nhiên liệu tiêu thụ Xăng (lít/giờ) 5,03 0,06 6,54 0,05 8,46 0,05 Gas (m 3 /giờ) 6,1 0,05 9,53 0,04 12,07 0,05 Volt (V) Xăng 215,2 0,33 218,7 0,86 238 0,94 Gas 209,4 10,1 210,6 0,34 214,2 0,42 Ampe (A) Xăng 8,61 0,04 15,56 0,05 29,06 0,07 Gas 8,66 0,05 15,91 0,03 30,42 0,03 Công suất lý thuyết (W) Xăng 3000 5000 7500 Gas 3000 5000 7500 Công suất thực tế (W) Xăng 1853 10,5 3403,3 20 6794,4 36,1 Gas 1811 88,1 3350,6 8,8 6668 13,3 CO (% thể tích) Xăng 7,61 0,07 8,07 0,02 9,05 0,09 Gas 1,11 0,013 1,48 0,05 2,98 0,01 HC (ppm) Xăng 555 4,16 424 0,92 369,7 5,66 Gas 215,5 2,48 234,6 1,86 375,8 1,84 NO x (ppm) Xăng 14,2 0,116 12,6 0,12 10,97 0,13 Gas 15,28 0,06 14,81 0,06 13,58 0,01 CO 2 (% thể tích) Xăng 7,96 0,09 8,49 0,1 7,06 0,05 Gas 12,17 0,08 13,46 0,13 11,14 0,05 O 2 (% thể tích) Xăng 7,11 0,09 0,98 0,13 0,70 0,02 30 Gas 1,74 0,09 1,52 0,11 1,19 0,01 Xăng 0,96 0,01 0,86 0,01 0,75 0,01 Gas 1,04 0,01 1,01 0,00 0,93 0,00 Dựa vào bảng kết quả cho thấy ở cả 3 mức tốc độ nhỏ, trung bình và cao thì công suất của máy khi chạy bằng nhiên liệu xăng luôn luôn cao hơn biogas mặc dù độ chênh lệch về công suất máy không cao tương ứng là 42 W; 52,7 W và 126,4 W. Điều này hoàn toàn hợp lý vì hoà khí tạo thành giữa không khí với xăng có độ đậm đặc cao hơn hoà khí giữa không khí và biogas nên khi cháy sẽ sinh công nhiều hơn dẫn đến công suất phát điện cũng cao hơn. Muốn cho động cơ sử dụng nhiên liệu biogas đạt công suất cao ứng với mỗi tốc độ thì ta phải điều chỉnh bướm gió để tăng đậm đặc hoà khí của biogas. Ở tốc độ thấp, dao động về giá trị volt và ampe của dòng điện phát ra khi chạy máy bằng nhiên liệu biogas lần lượt là 10,1 V và 0,05 A lớn hơn nhiều so với chạy xăng là 0,33 V và 0,04 A làm cho giá trị công suất thực tế của máy không ổn định. Ở máy vận hành dùng nhiên liệu biogas là 88,1 W, trong khi đó đối với xăng là 10,5 W. Tuy nhiên, khi chạy máy ở mức tốc độ trung bình và cao với nhiên liệu là biogas thì dao động về giá trị công suất thực tế là 8,8 W và 13,3 W còn ở xăng là 20 W và 36,1 W. Từ đó cho thấy độ ổn định của dòng điện khi chạy bằng nhiên liệu biogas cao hơn so với chạy xăng. Điều này sẽ làm tăng tuổi thọ của các thiết bị điện. Khi máy chạy ở tốc độ nhỏ, trung bình và cao thì 1 lít xăng tạo ra được lần lượt là 370,6 W; 507 W và 799 W điện trong khi đó 1 m 3 biogas chỉ có thể tạo ra lần lượt là 302 W; 351,6 W và 552,4 W điện. Như vậy, cùng một lượng nhiên liệu xăng hoặc gas nhất định thì tốc độ vận hành máy càng cao sẽ sản xuất ra nhiều điện năng hơn. Theo bảng 4.2. nếu vận hành máy ở tốc độ thấp để tạo ra 1 kW điện ta cần 2,7 lít xăng hay 3,31 m 3 gas; trong khi ở tốc độ trung bình là 1,76 lít xăng và 2,8 m 3 gas; ở tốc độ cao là 1,25 lít xăng và 1,81 m 3 gas. Như vậy, với tốc độ máy chạy càng cao thì lượng nhiên liệu cần để sản xuất ra 1 kW điện càng giảm. 31 Biểu đồ so sánh nồng độ CO, CO 2 , O 2 , λ khi vận hành máy ở chế độ có tải 0 2 4 6 8 10 12 14 16 CO CO2 O2 λ CO CO2 O2 λ Khí thải xăng Khí thải biogas Khí thải Nồng độ (% thể tích) Thấp Trung bình Cao Hình 4.3. Biểu đồ so sánh lƣợng khí CO, CO 2 , O 2 , thải ra của máy bằng xăng hoặc biogas ở chế độ có tải Biểu đồ so sánh lượng khí HC và NO x khi vận hành máy ở chế độ có tải 0 100 200 300 400 500 600 HC NOx HC NOx Khí thải xăng Khí thải biogas Khí thải Nồng độ (ppm) Thấp Trung bình Cao Hình 4.4. Biểu đồ lƣợng khí HC, NO 2 thải ra của máy sử dụng xăng hoặc biogas ở chế độ có tải Lượng CO trong thành phần khí xả khi chạy máy bằng nhiên liệu biogas ở cả 3 mức tốc độ luôn có giá trị tăng dần tương ứng là 1,11 % ; 1,48 % và 2,98 % nhưng nhỏ hơn 3,16 % đạt yêu cầu về khí thải theo tiêu chuẩn Euro 1. Trong khi chạy bằng xăng giá trị nồng độ của CO rất cao 8,54 %. Nồng độ HC trong khí xả ở 3 tốc độ trong trường hợp sử dụng xăng tốc độ thấp, trung bình và cao lần lượt là 555 ppm; 424 ppm và 369,7 ppm còn ở biogas là 215,5 32 ppm; 234,6 ppm và 375,8 ppm thấp hơn 1130 ppm trong tiêu chuẩn Euro 1. Tuy nhiên, nồng độ HC trong sử dụng nhiên liệu biogas có giá trị tăng dần còn ở xăng lại giảm dần. Điều này có lẽ khi máy vận hành ở chế độ có tải với tốc độ càng cao thì nhiệt đốt cháy nhiên liệu trong xylanh càng cao, có khả năng đốt cháy 1 phần HC làm giá trị HC giảm xuống. Trong khi đó, ở mức tải cao thì biogas được hút vào nhiều nên không đốt cháy kịp sẽ thoát ra ngoài làm nồng độ HC tăng lên. Nồng độ NO x trong khí xả ở 3 tốc độ khi vận hành máy sử dụng nhiên liệu xăng là 14,2 ppm; 12,6 ppm và 10,37 ppm trong khi ở gas là 15,28 ppm; 14,81 ppm và 13,58 ppm thấp hơn 190 trong tiêu chuẩn Euro 1. Tuy nhiên, nồng độ NO x khi vận hành máy bằng nhiên liệu biogas cao hơn xăng vì hỗn hợp khí khi bốc cháy sẽ tốt hơn xăng. Chính vì vậy nhiệt lượng của hỗn hợp cháy cao hơn, lượng NO x sinh ra nhiều hơn. Trong khí xả của máy sử dụng xăng đã có hàm lượng CO 2 khi vận hành máy ở tốc độ thấp là 7,96 %, tăng lên ở tốc độ trung bình 8,49 % và giảm ở tốc độ cao 7,06 % thấp hơn khi vận hành máy bằng nhiên liệu biogas, có hàm lượng CO 2 ở các mức độ thấp, trung bình và cao là 12,17 %; 13,46 % và 11,14 % nguyên nhân là do trong biogas đã có sẵn một lượng CO 2 cùng với lượng CO 2 sinh ra khi đốt cháy mêtan. Khi máy hoạt động ở chế độ cao thì lượng CO 2 đột ngột giảm vì khi đó hòa khí nhiên liệu đậm, oxy không đủ để đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, do đó lượng CO 2 giảm còn CO tăng lên. Lượng oxy trong thành phần khí xả giảm dần khi tăng tốc độ chạy máy ở cả hai trường hợp vận hành máy bằng nhiên liệu xăng là 7,11 %; 0,98 % và 0,7 %, ở biogas là 1,74 %; 1,52 % và 1,19 % nguyên nhân là do khi chạy máy ở tốc độ cao thì hòa khí giữa nhiên liệu và không khí được hòa trộn đậm đặc hơn. Lượng oxy chủ yếu từ không khí để đốt cháy hàm lượng hòa khí này phải cần nhiều hơn do đó nồng độ oxy trong thành phần khí xả ngày càng giảm đi khi ta tăng tốc độ chạy máy. . dẫn nối gas vào động cơ của máy phát điện. Nối dây tải điện từ máy phát điện ra các thiết bị gồm: 7 bóng đèn tròn công suất 500 W, 1 bàn ủi công suất 100 0 W, 6 bóng đèn tròn công suất 300 W, 2. vào đó máy phát điện được điều chỉnh ở chế độ không tải với công suất trung bình. 3.3.1.3. Bƣớc 3: Khảo sát nồng độ các loại khí xả, hiệu điện thế ở 2 đầu ra của máy phát điện khi hoạt động.  Khảo sát được tiến hành tại Hóc Môn dùng nhiên liệu biogas ở chế độ có tải. 3.3.2.1. Bƣớc 1: Khảo sát khả năng tải, nồng độ các loại khí thải của máy khi máy hoạt động ở chế độ có tải công

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan