Loạn dưỡng cơ tiến triển (Progressive muscular dystrophies) docx

23 503 0
Loạn dưỡng cơ tiến triển (Progressive muscular dystrophies) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Loạn dưỡng cơ tiến triển (Progressive muscular dystrophies) 1. Đại cương. 1.1. Định nghĩa: Bệnh loạn dưỡng cơ phải có năm đặc điểm sau: - Là một bệnh cơ được xác định bằng các triệu chứng lâm sàng, tổ chức học và điện cơ đồ (EMG). Không có rối loạn cảm giác và mất chi phối thần kinh trừ khi có một bệnh khác kết hợp. - Tất cả các triệu chứng là hậu quả của sự yếu các cơ của đầu và chi (tim và các cơ quan nội tạng cũng bị tổn thương). - Các triệu chứng trên tiến triển ngày một nặng dần. - Những biến đổi tổ chức học cho thấy sự thoái hoá và sự tái tạo của cơ, nhưng không có triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hoá. - Được coi là bệnh di truyền mặc dù trong phả hệ có thể không tìm thấy người bị bệnh. Định nghĩa này đòi hỏi một số điều kiện như: một số bệnh cơ gia đình biểu hiện bằng các triệu chứng yếu chi, nhưng không được gọi là loạn dưỡng như bệnh myoglobin niệu tái phát gia đình (bệnh cơ do chuyển hoá), hay bệnh liệt chu kỳ gia đình, có từng đợt yếu cơ cũng không được gọi là bệnh liệt cơ tiến triển. Các hội chứng tăng trương lực cơ bẩm sinh được gọi là loạn dưỡng cơ tăng trương lực chỉ khi có yếu chi. 1.2. Phân loại: Phân loại loạn dưỡng cơ hiện đại có từ 3 thập kỷ trước đây, là sự kết hợp giữa lâm sàng, di truyền học phân tử và hoá sinh. Phân loại này do John Walton và cộng sự đưa ra bảng phân loại dựa trên các đặc điểm lâm sàng và di truyền học: - Loạn dưỡng cơ Duchenne. - Loạn dưỡng cơ mặt – vai – cánh tay. - Loạn dưỡng cơ tăng trương lực cơ. Mỗi loại trên khác nhau về tuổi khởi phát, sự phân bố yếu các cơ, tốc độ tiến triển, có hay không phì đại cơ cẳng chân, hoặc tăng hay giảm nồng độ các men của cơ tương và kiểu di truyền. Bảng 1: Các đặc điểm chính của 3 thể: Đặc điểm Duchenne Các thể mặt – vai – cánh tay Tăng trương lực Tuổi khởi phát Trẻ em Thanh niên Thanh niên Giới Nam Cả hai Cả hai Giả phì đsại Thường gặp Không Không Khởi phát Dai chậu Đai vai Cơ ngọn chi Yếu mặt ít gặp Luôn có Thường gặp Tốc độ tiến triển Tương đối nhanh Chậm Chậm Co cứng, dị dạng Thường gặp Hiếm Hiếm Rối loạn tim mạch Muộn Không Rối loạn dẫn truyền Di truyền Lặn, NST X Trội Trội Tính diễn đạt Đầy đủ Biến đổi Biến đổi Tính không đồng nhất về di truyền Thuộc alen Duchenne và Becker Không Yếu gốc chi Ghi điện cơ và sinh thiết cơ đã trở thành một xét nghiệm thường quy. Ngày nay, người ta có thể phân tích DNA trong tế bào bạch cầu. Có thể nghiên cứu điện di và hoá tổ chức của loạn dưỡng cơ trong hội chứng chi - đai vai hay chi - đai hông. Các xét nghiệm điện tim và men creatininkinaza (CK) huyết thanh trong tất cả các bệnh nhân nghỉ mắc bệnh cơ. 2. Lâm sàng. 2.1. Loạn dưỡng cơ liên quan NST X (X linked dystrophies): 2.1.1. Định nghĩa: Các thể loạn dưỡng cơ Duchenne và chi - đai (Becker) được xác định bởi các đặc điểm nêu trên. Tuy nhiên các loạn dưỡng cơ này cũng có thể được định nghĩa theo thuật ngữ phân tử. Hai bệnh trên là kết quả của sự đột biến gen giành cho dystrophin (sản phẩm gen được lấy ra từ quá trình tạo chuỗi DNA được gọi là dystrophin) tại vị trí Xp21. Mặc dù các bệnh có liên quan đến vị trí Dp21 có thể khác các bệnh Duchenne và chi – đai; không thể chẩn đoán được hai bệnh này nếu không tìm thấy sự bất thường của gen và sản phẩm gen. Vì vậy các bệnh này là các bệnh dystrophin. Các bệnh không dystrophin liên quan đến cùng vị trí có thể được gọi là các bệnh cơ Xp21. 2.1.2. Dịch tễ: Tỷ lệ mới mắc của loạn dưỡng cơ Duchene khoảng 1/3.500 trẻ em nam, không có sự khác nhau về địa lý và chủng tộc trong bệnh này. Khoảng 1/3 số trường hợp bệnh nhân do các đột biến mới gây nên. Số còn lại mang tính di truyền rõ rệt. Do tuổi thọ của bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne thấp, nên tỷ lệ hiện mắc khoảng 1/18.000 nam giới. Loạn dưỡng cơ Becker ít gặp hơn, khoảng 1/20.000. 2.1.3. Loạn dưỡng cơ Duchenne: Loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh di truyền lặn liên quan với NST X. Phụ nữ mang gen bệnh được gọi là người mang không có triệu chứng lâm sàng, nhưng cũng có người biểu hiện lâm sàng như yếu chi, phì đại bắp chân và nồng độ men CK tăng cao trong máu. Có thể phát hiện bệnh khi mới sinh bằng định lượng men CK trong huyết thanh. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhi thường xuất hiện lúc 3 – 5 tuổi; Trẻ thường chậm biết đi và không chạy được một cách bình thường, trẻ có nhiều cử động nhưng tiến về phía trước thì rất khó, vì trẻ không nâng đầu gối lên một cách thích hợp được; dáng đi lạch bạch và đi nhón chân xuất hiện sớm. Dần dần bệnh nhân đi lại, trèo cầu thang và đứng dậy khi đang ngồi ghế đều khó khăn, cột sống ưỡn quá mức để giữ thăng bằng. Trẻ thường dễ bị ngã khi xô đẩy, chen lấn, sau đó khó dậy được. Để ngồi và đứng dậy được, trẻ thường dùng thao tác đặc trưng (dấu hiệu Gowers): trẻ lăn cuộn mình để quỳ, vươn cẳng tay chống xuống đất để nâng mông lên và làm chân duỗi thẳng, sau đó chuyển tay về đầu gối và đẩy nâng người lên (thao tác trèo trên thân mình). Triệu chứng này có thể gặp trong những bệnh khác như yếu thân và gốc chi (bệnh teo cơ do tủy sống). Giai đoạn sau, phản xạ gối có thể mất nhưng vẫn còn phản xạ gót, điều này chứng minh do sự yếu cơ gốc chi. Giai đoạn tiến triển, tay và bàn tay cũng bị ảnh hưởng. Có thể gặp yếu cơ bám da mặt nhẹ, nhưng nói, nuốt và vận động nhãn cầu vẫn bình thường. Co cứng cơ chậu, đùi và cơ chày làm hạn chế động tác gấp khớp háng, co cứng gân gót góp phần tạo nên dáng đi nhóm chân. Vào tuổi 9 – 12, trẻ không đi được nữa và phải ngồi xe đẩy, cột sống bị vẹo, co cứng khuỷu tay và đầu gối làm trẻ bị tàn tật nặng nề. Khoảng 20 tuổi cơ hô hấp bị yếu, nên dễ viêm phổi và suy hô hấp. Các triệu chứng lâm sàng khác như rối loạn tim mạch, trên điện tim thấy biên độ QRS tăng ở VI, Q sâu và hẹp ở các đạo trình trước ngực trái, có thể có triệu chứng suy tim ứ huyết. Đôi khi gặp dãn dạ dày cấp. Một số trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ dần dần đi đến tàn tật và tử vong. Giải phẫu bệnh không có tổn thương đặc hiệu. 2.1.4. Loạn dưỡng cơ Becker: Thể bệnh này giống loạn dưỡng cơ Duchenne ở một số đặc điểm chủ yếu sau: Liên quan đến NST X, phì đại bắp chân, yếu các cơ gốc chi là chính và nồng độ men CK huyết thanh tăng cao. Điện cơ và sinh thiết cơ giống nhau. Hai điểm khác là khởi phát thường sau 12 tuổi và tiến triển chậm hơn, còn đi được sau 20 tuổi. 2.1.5. Chẩn đoán: Chẩn đoán lâm sàng loạn dưỡng cơ Duchenne các thể điển hình thường không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã nêu trên. Những thể không điển hình thường nhầm với teo cơ do tủy sống; teo cơ do tuỷ sống thường có co cứng cơ cục bộ và sự mất chi phối thần kinh trên điện cơ; trong một số ít trường hợp cần phân tích gen để chẩn đoán loạn dưỡng cơ. Men CK tăng cao trong huyết thanh trên 20 lần, lâm sàng không có bệnh nào đạt tới giá trị này. Chú ý những đứa trẻ bị nhiễm trùng được xét nghiệm máu thường quy nếu thấy men CK huyết thanh tăng cao cần phải nghi ngờ một bệnh cơ. Theo quan điểm của di truyền học phân tử: gen đối với hai loại bệnh Duchenne và Becker đều giống nhau, đây là quá trình nhân dòng theo vị trí. Sản phẩm gen được lấy ra từ quá trình tạo chuỗi DNA được gọi là dystrophin. Một protein của khung tế bào nằm ở trong hoặc gần màng bào tương, các protein này có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sự thống nhất của sợi cơ. Nếu không có dystrophin như trong bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne hoặc dystrophin bất thường trong bệnh loạn dưỡng cơ Becker, màng sợi cơ vân trở nên không ổn định khi co và duỗi, dòng canxi vào tế bào quá mức gây hoại tử tế bào cơ. Những phát hiện này đã được dùng trong chẩn đoán loạn dưỡng cơ Duchenne và Becker, đồng thời đưa ra những [...]... 2.5 Loạn dưỡng cơ tăng trương lực: 2.5.1 Định nghĩa: Loạn dưỡng cơ tăng trương lực là một bệnh biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan, di truyền trội, bao gồm: loạn dưỡng cơ có sự phân bố duy nhất, tăng trương lực, tổn thương ở tim, đục thuỷ tinh thể và rối loạn nội tiết 2.5.2 Dịch tễ học: Loạn dưỡng cơ tăng trương lực có thời gian sống kéo dài và biểu hiện ngoại hình của gen bệnh là 100%, vì vậy loạn dưỡng. .. được xác định như loạn dưỡng cơ Becker, bệnh ti lạp thể, viêm đa cơ, viêm cơ thể vùi hoặc các bệnh cơ khác Loạn dưỡng cơ chi - đai có thể được xác định nghĩa như sau: là một chẩn đoán loại trừ bao gồm các hội chứng bệnh cơ yếu cơ gốc chi và thường tiến triển chậm, các hội chứng đã được vẽ bàn đồ gen bằng phương pháp nhân dòng theo vị trí 2.6.2 Triệu chứng lâm sàng: Bệnh loạn dưỡng cơ chi - đai không... loạn dưỡng cơ tăng trương lực Loạn dưỡng cơ tăng trương lực bẩm sinh có thể nhầm với các nguyên nhân gây thiểu năng trí tụê (chậm phát triển tâm thần) Một bệnh khác với tên gọi là bệnh loạn dưỡng cơ tăng trương lực týp 2, giống với loạn dưỡng cơ tăng trương lực về đặc điểm di truyền trội, tăng trương lực và đục thuỷ tinh thể, nhưng lại có những điểm khác biệt là yếu cơ gốc chi và phì đại bắp chân Loạn. .. đoán: - Dựa vào lâm sàng đã nêu trên - Sinh thiết cơ và điện cơ có biến đổi Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: - Teo cơ do tuỷ sống: có sự phân bố yếu cơ giống loạn dưỡng cơ mặt – vai – cánh tay, nhưng sự khác nhau cơ bản dựa vào sinh thiết cơ và điện cơ - Viêm đa cơ: thấy các tế bào viêm trong tiêu bản sinh thiết cơ - Teo cơ vai – mác: không có teo cơ mặt 2.4.6 Điều trị: Hiện nay chỉ là điều trị... đến Xp21 Vì vậy, bệnh này cũng được coi như một bệnh dystrophin 2.3 Loạn dưỡng cơ Emery – Dreifurs: Bệnh này có đủ các triệu chứng lâm sàng của một bệnh loạn dưỡng cơ như yếu cơ nổi bật ở mặt ngoài cánh tay, cơ nhị đầu, cơ tam đầu hơn các cơ đai vai Các cơ mác ở cẳng chân cũng bị yếu, sự co cứng cơ có khi gặp trước khi yếu cơ, co cứng cơ thường ở khuỷu, đầu gối, mắt cá chân, ngón tay, cột sống Vì vậy... gợi ý là sự di truyền lặn Các bệnh loạn dưỡng cơ ngọn chi được xác định bằng các triệu chứng lâm sàng như teo cơ ở bàn tay, bàn chân trước khi teo cơ gốc chi Là những bệnh di truyền với đặc điểm của bệnh cơ nhưng tiến triển chậm Sự phân biệt các bệnh thần kinh di truyền dựa vào các đặc điểm chẩn đoán điện và không có rỗi loạn cảm giác của bệnh cơ Giữa các loạn dưỡng cơ ngọn chi có sự không đồng nhất... trí 5q22.3 – 31.3 Loạn dưỡng cơ nặng ở trẻ em do di truyền lặn ở vị trí 13q12 2.7 Các loạn dưỡng cơ bẩm sinh: Đây là những bệnh duy nhất được gọi là loạn dưỡng mà không tiến triển rõ ràng Tên gọi này được xuất phát từ những biến đổi về tổ chức học ở cơ Trong loạn dưỡng cơ bẩm sinh Fukuyama, các triệu chứng thần kinh cơ xuất hiện ngay sau khi sinh như khó nuốt, yếu vận động chi, đồng thời có các bất thường... như cánh gà, phản xạ gân cơ tứ đầu thường mất trước phản xạ gót, các cơ mặt ít khi bị teo, bệnh tiến triển chậm Điện cơ và sinh thiết cơ có biến đổi kiểu bệnh cơ Nồng độ men CK huyết thanh tăng nhẹ Một hội chứng chi - đai khác là loạn dưỡng cơ di truyền lặn ở trẻ em, mức độ nặng có thể giống loạn dưỡng cơ Duchenne, nhưng không có giả phì đại và nồng độ men cao, hơn nữa lại khác về kiểu di truyền Bệnh... loạn dưỡng cơ này có sự phân bố yếu cơ khác các loạn dưỡng cơ khác, các cơ ở đầu và mặt đều bị teo và yếu, sụp mi, đôi khi vận động nhãn cầu bị hạn chế Nói khó và nuốt khó cũng có thể gặp Các cơ thái dương teo nhỏ, vì vậy bệnh nhân có khuôn mặt rất đặc trưng: mặt dài, gầy và sụp mi; ở nam giới hói phía trước càng làm cho khuôn mặt có hình dạng đặc biệt Các cơ ức đòn chũm teo nhỏ và yếu Ở chi, các cơ. .. lâm sàng như rối loạn nhân cách nhẹ, tính tình khác thường… 2.5.4 Cận lâm sàng: Điện cơ biểu hiện bằng chứng của bệnh cơ và sự tạo hình sáp, yếu mỏi cơ đặc trưng sau khi phóng xung của tăng trương lực cơ Sinh thiết cơ có biến đổi nhẹ nhưng không đặc hiệu Nồng độ men CK có thể bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng không đến mức tăng cao như bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne hoặc viêm đa cơ Rối loạn điện tim và . học: - Loạn dưỡng cơ Duchenne. - Loạn dưỡng cơ mặt – vai – cánh tay. - Loạn dưỡng cơ tăng trương lực cơ. Mỗi loại trên khác nhau về tuổi khởi phát, sự phân bố yếu các cơ, tốc độ tiến triển, . Loạn dưỡng cơ tiến triển (Progressive muscular dystrophies) 1. Đại cương. 1.1. Định nghĩa: Bệnh loạn dưỡng cơ phải có năm đặc điểm sau: - Là một bệnh cơ được xác định. của bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne thấp, nên tỷ lệ hiện mắc khoảng 1/18.000 nam giới. Loạn dưỡng cơ Becker ít gặp hơn, khoảng 1/20.000. 2.1.3. Loạn dưỡng cơ Duchenne: Loạn dưỡng cơ Duchenne

Ngày đăng: 28/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan