Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bà Rịa vũng Tàu môn hóa học lớp 9 năm 2008 doc

1 950 4
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bà Rịa vũng Tàu môn hóa học lớp 9 năm 2008 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Năm học 2007 – 2008 Ngày thi 05 tháng 03 năm 2008 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Bài I: (5 đim) Câu 1: Có hỗn hợp gồm các chất rắn Na 2 CO 3 , NaCl, CaCl 2 , NaHCO 3 . Làm thế nào để thu được NaCl tinh khiết ? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Câu 2: Một số dụng cụ (hoặc chi tiết máy) không thể sơn hoặc tráng men để bảo vệ kim loại. Nêu ngắn gọn qui trình được thực hiện để bảo vệ kim loại đối với những dụng cụ này. Bài II: (5 đim) Câu 1: Viết phương trình phản ứng để chứng minh: Metan, benzen đều có thể cho phản ứng thế ; etilen, axetilen, benzen đều có thể cho phản ứng cộng. Câu 2: Một hidrocacbon (công thức C n H 2n+2 ) ở thể khí có thể tích 224ml (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng hidrocacbon này, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch Ca(OH) 2 0,02M tạo ra 1g kết tủa. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon. Bài III: (5 đim) Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 8,68g hỗn hợp (Fe, Mg, Zn) trong dung dịch HCl, thu được 3,584 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì được bao nhiêu gam muối khan ? Câu 2: Để tác dụng vừa đủ 8,4g hỗn hợp 3 oxit (CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 ), người ta cho từ từ V lít (đktc) hỗn hợp khí (gồm CO, H 2 ) đi qua ống đựng hỗn hợp oxit nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn . Kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp gồm khí và hơi nặng hơn hỗn hợp khí ban đầu 0,16g và a gam chất rắn . Tính giá trị của V và a . Cho biết Al 2 O 3 không tham gia phản ứng . Bài IV: (5 đim) Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO 3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau. 1) Xác định kim loại R. 2) Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO 4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO 3 , thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO 3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ? Cho: C = 12 H = 1 O = 16 N = 14 Cl = 35,5 Fe = 56 Mg = 24 Zn = 65 Cu = 64 Al = 27 Cd = 112 Ag = 108 Ca = 40 Ba = 137 Ghi chú: Thí sinh được dùng Bảng Tuần Hoàn các nguyên tố hóa học - Hết – . VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Năm học 2007 – 2008 Ngày thi 05 tháng 03 năm 2008 Môn thi: HOÁ HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Bài I: (5 đim). đối với những dụng cụ này. Bài II: (5 đim) Câu 1: Viết phương trình phản ứng để chứng minh: Metan, benzen đều có thể cho phản ứng thế ; etilen, axetilen, benzen đều có thể cho phản ứng cộng II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau. 1)

Ngày đăng: 28/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan