Luận văn : NGHIÊN CỨU SUGARCANE YELLOW LEAF VIRUS GÂY BỆNH VÀNG GÂN LÁ TRÊN MÍA (YLS) BẰNG KÍNH HIỂN VI HUỲNH QUANG VÀ KỸ THUẬT RT-PCR part 3 docx

25 246 0
Luận văn : NGHIÊN CỨU SUGARCANE YELLOW LEAF VIRUS GÂY BỆNH VÀNG GÂN LÁ TRÊN MÍA (YLS) BẰNG KÍNH HIỂN VI HUỲNH QUANG VÀ KỸ THUẬT RT-PCR part 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

40 Trong giai đoạn đẻ nhánh tỷ lệ nhiễm chỉ 32,89% nhƣng tới giai đoạn thu hoạch tỷ lệ này tăng lên tới 77,5%. Tuy nhiên, điều này không chứng tỏ rằng tỷ lệ nhiễm virus của cây ở giai đoạn đẻ nhánh là thấp. Trong quá trình điều tra cho thấy mía thƣờng đƣợc tái sinh từ gốc của vụ trƣớc. Do đó, virus sẽ đƣợc truyền từ gốc mía sang cây con. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn đẻ nhánh thấp có thể là do giai đoạn này sự biểu hiện triệu chứng thấp. Kết quả chúng tôi thu đƣợc phù hợp với kết quả của Comstock và cộng sự (2003), Parmessur và cộng sự (2002) và Schenck (2001) cho rằng triệu chứng vàng gân lá biểu hiện rõ ràng và nhiều nhất ở giai đoạn cây trƣởng thành. 4.2.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh theo địa phƣơng Tỷ lệ nhiễm bệnh theo địa phƣơng đƣợc trình bày ở Bảng 4.1 và biểu đồ 4.2. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng vàng gân lá ở các vùng có sự khác biệt lớn (P<<0,05). Qua Bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nhiễm bệnh vàng gân lá cao nhất ở cánh đồng Mỹ Thạnh Tây, Đức Huệ, Long An (77,5%). Sau đó là Tân An, Thủ Dầu Một (75%), An Phú (58,33%), Phú Lý, Vĩnh Cửu, Đồng Nai (35,56%), tập đoàn giống gốc tại Trung tâm Nghiên cứu Mía đƣờng An Phú (29,03%), giống mới nhập từ Thái Lan (25,00%). Giống Thái Lan mới nhập có biểu hiện triệu chứng thấp là do giống này đã đƣợc kiểm dịch nghiêm ngặt và đƣợc trồng xung quanh nhà kính, cách biệt với các giống khác và đƣợc chăm sóc tốt. Tập đoàn giống gốc tại Trung tâm Nghiên cứu Mía đƣờng An Phú biểu hiện triệu chứng thấp do giống ở đây đƣợc chăm sóc tốt. Mặt khác, mía tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh nên triệu chứng cũng biểu hiện thấp. Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh vàng gân lá theo địa phƣơng Nguồn gốc Không có triệu chứng (cây) Có triệu chứng (cây) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Thái Lan 21 7 25,00 An Phú 5 7 58,33 Giống gốc 22 9 29,03 Tân An 4 8 66,67 Mỹ Thạnh 9 31 77,50 Phú Lý 29 16 35,56 41 Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các địa phƣơng 25.00 58.33 29.03 66.67 77.50 35.56 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 Thái Lan An Phú Giống gốc Tân An Mỹ Thạnh Phú Lý Vùng Tỷ lệ (%) Ở Phú Lý tỷ lệ có triệu chứng vàng gân lá cao hơn ở giống Thái Lan và tập đoàn giống gốc tại Trung tâm Nghiên cứu Mía đƣờng An Phú mặc dù chúng cùng giai đoạn sinh trƣởng. Điều này có thể giải thích là do ở Phú Lý điều kiện chăm sóc không tốt. Hơn nữa, mía ở đây đƣợc tái sinh từ gốc của các vụ trƣớc nên nguy cơ truyền virus từ gốc sang cây con là rất cao. Điều này cũng làm cho tỷ lệ vàng gân lá ở đây cao hơn. Mặt khác, đất ở đây khô cứng có thể làm cây bị stress nên tỷ lệ vàng gân lá biểu hiện cao. Tỷ lệ triệu chứng vàng gân lá ở các mẫu từ Mỹ Thạnh Tây cao nhất là do mía ở đây đang trong giai đoạn thu hoạch. Đây là giai đoạn mà triệu chứng vàng gân lá biểu hiện cao nhất. Tỷ lệ vàng gân lá ở An Phú và Tân An cao cũng đƣợc giải thích tƣơng tự ở Mỹ Thạnh Tây. Trung tâm Nghiên cứu Mía đƣờng An Phú là nơi tạo giống và cung cấp giống cho nhiều vùng sản xuất mía đƣờng khác trong cả nƣớc. Tuy nhiên, tập đoàn giống gốc tại đây đã xuất hiện triệu chứng vàng gân lá điều đó đồng nghĩa với việc đây có thể là nơi truyền bệnh sang các vùng khác qua con đƣờng giống. Qua điều tra cho thấy giống mới nhập từ Thái Lan mặc dù đã qua kiểm soát chặt chẽ song vẫn có sự hiện diện của triệu chứng vàng gân lá. Ở đây chúng tôi không thể khẳng định triệu chứng vàng gân lá trên tập đoàn giống này là do nhiễm virus 42 trƣớc khi nhập nội hay sau khi trồng tại Trung tâm Nghiên cứu Mía đƣờng An Phú bởi vì giống này đƣợc nhập không có sự kiểm soát ScYLV. 4.2.3 Tỷ lệ nhiễm bệnh theo nguồn gốc giống Tỷ lệ nhiễm bệnh theo giống đƣợc trình bày ở Bảng 4.3 và biểu đồ 4.3. Tỷ lệ biểu hiện triệu chứng giữa các giống có sự khác biệt lớn (P<<0,05). Toàn bộ mẫu lấy từ giống R570 đƣợc nhập từ Pháp và giống Việt Nam gốc Mỹ DLM 24 đều có triệu chứng vàng gân lá (100%). Trong khi đó mẫu lấy từ giống RB 72454 nhập từ Braxin thì không có biểu hiện triệu chứng. Ngoài ra các giống khác đều có biểu hiện triệu chứng vàng gân lá. Trên các giống R570 và DLM 24 tỷ lệ nhiễm cao có thể là do các giống này mẫn cảm với ScYLV. Giống Thái Lan tỷ lệ nhiễm là 42,55%, trong số này tỷ lệ nhiễm rơi vào các giống nhập năm 1992, giống này đã đƣợc sản xuất đại trà trên các cánh đồng mía thƣơng mại ở nƣớc ta. Trong các giống mới nhập nội tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với giống đang sản xuất đại trà (Bảng 4.2). Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh theo giống Nguồn gốc Không có triệu chứng (cây) Có triệu chứng (cây) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Thái Lan 27 20 42,55 Ấn Độ 1 1 50,00 Việt Nam 6 22 78,57 Braxin 1 0 0,00 Cuba 35 12 25,53 Pháp 0 2 100,00 Australia 4 0 0,00 Hawaii 9 6 40,00 gốc Mỹ 0 1 100,00 Đài Loan 8 13 61,90 43 Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nhiễm bệnh theo nguồn gốc giống 42,55 50,00 78,57 0,00 25,53 100,00 0,00 40,00 100,00 61,90 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 Thái Lan Ấn Độ Việt Nam Braxin Cuba Pháp Australia Hawaii gốc Mỹ Đài Loan Nguồn gốc Tỷ lệ (%) Trên giống Comus nhập từ Australia chúng tôi không ghi nhận thấy triệu chứng vàng gân lá. Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Hà Đình Tuấn (2004). Có thể là do trên giống này có khả năng kháng lại ScYLV nên mặc dù giống này đƣợc trồng cạnh cánh đồng giống R570 (100% vàng gân lá) mà giống này vẫn không có biểu hiện triệu chứng. 4.3 Quan sát mạch dẫn bằng kính hiển vi huỳnh quang Chúng tôi tiến hành kiểm tra trên 150 mẫu gân lá bằng kính hiển vi huỳnh quang. Kết quả cho thấy chỉ những mẫu nào có biểu hiện triệu chứng của bệnh vàng gân lá thì bó mạch libe mới có khả năng tự phát huỳnh quang khi bị kích thích bởi ánh sáng xanh ở bƣớc sóng 510nm (Hình 4.5). Sự tự phát huỳnh quang của mạch libe có liên quan đến triệu chứng vàng gân lá (P = 0,379>0,05). Đối với những mẫu không có triệu chứng thì bó mạch libe không có sự tự phát huỳnh quang và không có khác biệt khi quan sát bởi kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi quang học (Hình 4.5 và 4.6). Những hợp chất phenol có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu diệt ký sinh gây bệnh của cây trồng. Phenol có vai trò tham gia vào quá trình suberin và lignin hóa để hình thành các mô cơ giới là một trong những nhân tố cản trở sự phát triển của ký sinh (Trần Kim Đồng và cộng sự, 1991). Sự phát huỳnh quang trên các bó mạch libe có thể là do sự tích tụ các hợp chất phenol trong các bó mạch khi bị virus tấn công. Sự phát huỳnh quang trong những bó 44 mạch libe cũng chứng tỏ rằng có sự rối loạn trong quá trình biến dƣỡng dẫn tới sự tích lũy hợp chất phenol (Vega, 1997). Tuy nhiên, hợp chất phenol bao gồm lignan, lignin, tanin, … để khẳng định hợp chất phenol nào có khả năng phát huỳnh quang thì cần phải nghiên cứu thêm. Đối với những lá có phản ứng chết sự tích tụ hợp chất phenol vẫn xảy ra. Tuy nhiên, khi quan sát chúng dƣới kính hiển vi huỳnh quang chúng tôi nhận thấy xung quanh bó mạch và vách các tế bào đều phát huỳnh quang nhƣng trong bó mạch libe không có sự phát huỳnh quang (Hình 4.7) Hình 4.5 Các bó mạch của gân lá đƣợc kiểm tra bởi kính hiển vi huỳnh quang B A 45 (A) Cây mía có triệu chứng vàng gân lá bó mạch libe có chất phát huỳnh quang màu vàng xanh. (B) Cây mía bình thƣờng mạch libe bình thƣờng. Độ phóng đại 200X. (Hình chụp tại Trung tâm Công nghệ và Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 01/08/2006). Hình 4.6. Các bó mạch gân lá đƣợc quan sát bằng kính hiển vi quang học (100X) (Hình chụp tại Trung tâm Công nghệ và Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 01/08/2006). Hình 4.7. Sự phát huỳnh quang của tế bào do có phản ứng chết (200X) (Hình chụp tại Trung tâm Công nghệ và Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 01/08/2006). Sự tự phát huỳnh quang cũng xảy ra tƣơng tự đối với các virus khác chỉ tồn tại trong mạch libe nhƣ luteovirus, closterovirus và mycoplasma (Vega, 1997). Sự tự phát huỳnh quang xảy ra không giúp chúng tôi khẳng định chính xác rằng có sự hiện diện 46 của ScYLV, nhƣng kết quả này bƣớc đầu giúp chẩn đoán có sự hiện diện của ScYLV, giúp chúng tôi khẳng định đƣợc các mẫu trên có sự tấn công của virus. Để khẳng định chính xác sự hiện diện của ScYLV cần có những chẩn đoán về mặt phân tử bằng các kỹ thuật công nghệ sinh học nhƣ RT-PCR, ELISA, kính hiển vi điện tử, … Có thể sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để chẩn đoán sự tấn công của ScYLV. 4.4 Kết quả RT-PCR dựa theo qui trình của M. Irey Chúng tôi tiến hành thay đổi qui trình do M. Irey cung cấp cho phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm. Kết quả thu đƣợc ở Hình 4.8 cho thấy khi thực hiện theo qui trình chỉnh sửa chúng tôi vẫn thu đƣợc sản phẩm mong muốn (352 bp) và đây là sản phẩm duy nhất. Điều này cho thấy qui trình phản ứng RT-PCR do chúng tôi chỉnh sửa có thể sử dụng để phát hiện ScYLV. Hai primer YLS111 và YLS462 đƣợc thiết kế bởi M. Irey để khuếch đại protein vỏ của virus vàng gân lá (ScYLV) không những cho phép phát hiện ScYLV ở các nƣớc khác (Florida, Hawaii, Brazil, Colombia, Taiwan, Mauritius và Mexico) mà còn có thể phát hiện đƣợc ScYLV xuất hiện tại Việt Nam. Hình 4.8. Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR (M: thang chuẩn kích thƣớc1kb, 1: sản phẩm PCR). 4.5 Kết Quả RT-PCR Sau khi ổn định qui trình cho phù hợp với phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành kiển tra đối với 9 mẫu đại diện. Kết quả ở Hình 4.9 cho thấy có 4 mẫu đƣợc kiểm tra bằng kỹ thuật RT-PCR cho kết quả dƣơng tính với cặp mồi YLS111 và YLS462. Các giống K84-200, ROC16, R570, DLM24 đều cho kết quả RT-PCR dƣơng tính. Đồng thời các mẫu này cũng đều có biểu hiện rõ ràng của bệnh vàng gân lá do ScYLV. Các giống Comus, ROC26, C2217, Ja6420, RB72454 không có biểu hiện triệu chứng vàng gân lá và âm tính với phản ứng RT-PCR. Điều này chứng tỏ rằng các 352bp M 1 47 triệu chứng vàng gân lá đã nêu ở mục 4.1 là các triệu chứng đặc trƣng cho bệnh vàng gân lá do ScYLV gây ra. Hình 4.9. Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR (Giếng 1: K84-200; giếng 2: R570; giếng 3: Comus; giếng 4: RB72454; giếng 5: ROC16; giếng 6: ROC26; giếng 7: C2217; giếng 8: DLM24; giếng 9: Ja6420; M: thang chuẩn kích thƣớc 1kb). Các giống âm tính có thể mang đặc tính kháng với ScYLV hoặc có thể là chƣa nhiễm với ScYLV tại thời điểm đƣợc kiểm tra. Khả năng các giống này chƣa nhiễm là rất thấp vì các giống này đƣợc trồng cạnh các giống đang nhiễm nên chúng dễ dàng bị nhiễm. Song khi đƣợc kiểm tra kết quả đều âm tính với các mẫu này. Điều này cho thấy có thể giả thiết các giống này mang đặc tính kháng là nhiều hơn. Kết quả RT-PCR này cũng là một trong những bằng chứng đầu tiên về mặt phân tử chứng tỏ ScYLV đã hiện diện tại Việt Nam. 352 bp 1 2 3 4 5 M 6 7 8 9 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Tỷ lệ nhiễm bệnh vàng gân lá theo giai đoạn sinh trƣởng: Đẻ nhánh 32,89% Đầu vƣơn lóng 35,00% Giữa vƣơn lóng 66,67% Thu hoạch 77,50% Tỷ lệ nhiễm bệnh vàng gân lá theo nguồn gốc giống: Thái Lan 42,55% Ấn Độ 50,00% Việt Nam 78,57% Braxin 0,00% Cuba 25,53% Pháp 100,00% Australia 0,00% Hawaii 40,00% Việt Nam gốc Mỹ 100,00% Đài Loan 61,90% Tỷ lệ nhiễm bệnh vàng gân lá theo địa phƣơng: Giống mới nhập từ Thái Lan 25,00% An Phú 58,33% Tập đoàn giống gốc 29,03% Tân An 66,67% Mỹ Thạnh 77,50% Phú Lý 35,56% Kính hiển vi huỳnh quang có thể phát hiện những bó mạch libe bị tấn công bởi virus khi chúng bị kích thích bởi ánh sáng xanh (blue) ở bƣớc sóng 510nm. Có thể sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để chẩn đoán sự nhiễm của virus. Qui trình RT-PCR chúng tôi thực hiện là qui trình có thể đƣợc sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của virus ScYLV. 49 Kết quả RT-PCR cho thấy các giống K84-200, ROC16, R570, DLM24 đều nhiễm với ScYLV. Các giống Comus, ROC26, C2217, Ja6420, RB72454 không phát hiện có nhiễm virus. Đây là bằng chứng đầu tiên về mặt phân tử chứng tỏ đã có sự hiện diện tại Việt Nam. 5.2 Đề nghị Đánh giá sự hiện diện của ScYLV ở diện rộng hơn bằng các kỹ thuật RT-PCR TBIA hoặc ELISA. Áp dụng qui trình RT-PCR chúng tôi thực hiện để chẩn đoán ScYLV. Nghiên cứu về hợp chất phenol có khả năng phát huỳnh quang tích tụ trong bó mạch libe của cây khi bị virus tấn công. Nghiên cứu sâu hơn về các giống chƣa phát hiện bệnh để tìm tính kháng. Giải trình tự sản phẩm RT-PCR để khẳng định và so sánh trình tự gene của ScYLV ở Việt Nam với nƣớc khác. [...]... My55-14 My55-14 My55-14 My55-14 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 H39 -36 33 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 8 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba... LA36 VN84-422 LA37 VN84-422 LA38 VN84-422 LA39 VN84-422 LA40 VN84-422 DN1 My55-14 DN2 My55-14 DN3 My55-14 DN4 My55-14 DN5 My55-14 DN6 My55-14 DN7 My55-14 DN8 My55-14 DN9 My55-14 DN10 My55-14 DN11 My55-14 DN12 My55-14 DN 13 My55-14 DN14 My55-14 DN15 My55-14 DN16 H39 -36 33 DN17 H39 -36 33 DN18 H39 -36 33 DN19 H39 -36 33 DN20 H39 -36 33 DN21 H39 -36 33 DN22 H39 -36 33 DN 23 H39 -36 33 DN24 H39 -36 33 DN25 H39 -36 33 DN26 H39 -36 33. .. H39 -36 33 DN22 H39 -36 33 DN 23 H39 -36 33 DN24 H39 -36 33 DN25 H39 -36 33 DN26 H39 -36 33 DN27 H39 -36 33 DN28 H39 -36 33 DN29 H39 -36 33 DN30 H39 -36 33 DN31 ROC16 DN32 ROC16 DN 33 ROC16 DN34 ROC16 DN35 ROC16 DN36 ROC16 DN37 ROC16 + + + + + + + + + + + + + + + + + - + + + + + + + + + + + + + + + + + 4 Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba Cuba... Victoria K J I, 2006 Studies on the Sugarcane yellow leaf virus (SCYLV) in Colombia VIIIth ISSCT Pathology Workshop Petit-Bourg, Guadeloupe (FWI) 23 - 27 January 2006 Programme and Abstracts 14 Kathryn S Braithwaite, 20 03 New virus and virus – like diseases of sugarcane – an overview Sugarcane pathology Volume II: virus and phytoplasma diseases Sugarcane Pathology: Virus and Phytoplasma Diseases v 2... Britain 37 Vega J., Scagliusi S M M., Ulian E C, 1997 Sugarcane yellow leaf disease in Brazil: evidence of the association with a luteovirus Plant Disease Vol 81No 1 p21 - 26 38 Viswanathan R and Balamuralikrishnan M, 2004 Detection of sugarcane yellow leaf virus, the causal agent of yellow leaf syndrome in sugarcane by DAS-ELISA Archives of Phytopathology and Plant Protection Volume 37 , Number 3 / August... nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh Đẻ nhánh DN29 DN30 DN31 DN32 DN 33 DN34 DN35 DN36 DN37 DN38 DN39 DN40 DN41 DN42 DN 43 DN44 DN45 H39 -36 33 H39 -36 33 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 ROC16 + + + + + + + + - + + + + + + + + - Hawaii Hawaii Đài... serology of a luteovirus associated with yellow leaf syndrome of sugarcane Phytopathology 9 0: p120-124 34 Schenck S., Lehrer A.T., Wu K.K., 2001 Yellow Leaf Syndrome Hawaii Agriculture Research Center, Pathology Report 68 February 2001 http://www.hawaiiag.org/harc/path68.pdf 35 Schenck Susan, 2001 Sugarcane yellow leaf syndrome: History and current concepts Sugarcane pathology Volume II: virus and phytoplasma... spatial distribution of yellow leaf and sugarcane aphid infestations VIIIth ISSCT Pathology Workshop Petit-Bourg, Guadeloupe (FWI) 23 - 27 January 2006 Programme and Abstracts 29 Moonan F., Molina J., and Mirkov T E., 2000 Sugarcane yellow leaf virus: An emerging virus that has evolved by recombination between luteoviral and poleroviral ancestors Virology 26 9: p156-171 Academic Press 30 Parmessur Y., Aljanabi... Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Thái Lan Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Vi t Nam Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Giữa vƣơn lóng Thu hoạch... lóng Triệu chứng (YLS) RTPCR + + + + + + + + + + - 1 VSX7 VN84422 VSX8 K84-200 VSX9 RB72454 VSX10 K8865 VSX11 My55-14 VSX12 K8865 G1 C876 G2 C2217 G3 C8651 G4 C8756 G5 C14148 G6 C14262 G7 C17272 G8 C18768 G9 C20859 G10 C 236 51 G11 C288 63 G12 C290 73 G 13 C3 236 8 G14 C 334 64 G15 C37472 G16 C6 934 7 G17 C81967 G18 C6675 G19 C306275 G20 My645 G21 My 536 9 G22 MY5464 G 23 MY5465 G24 My5715 G25 My 531 74 G26 My54129 . DN 23 H39 -36 33 - - Hawaii Đẻ nhánh DN24 H39 -36 33 + + Hawaii Đẻ nhánh DN25 H39 -36 33 - - Hawaii Đẻ nhánh DN26 H39 -36 33 + + Hawaii Đẻ nhánh DN27 H39 -36 33 . DN18 H39 -36 33 - - Hawaii Đẻ nhánh DN19 H39 -36 33 - - Hawaii Đẻ nhánh DN20 H39 -36 33 - - Hawaii Đẻ nhánh DN21 H39 -36 33 + + Hawaii Đẻ nhánh DN22 H39 -36 33 -. (100% vàng gân lá) mà giống này vẫn không có biểu hiện triệu chứng. 4 .3 Quan sát mạch dẫn bằng kính hiển vi huỳnh quang Chúng tôi tiến hành kiểm tra trên 150 mẫu gân lá bằng kính hiển vi huỳnh

Ngày đăng: 28/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan